Luận án Phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay
Nhận thức rõ vai trò quan trọng của nhân tố con người trong phát triển đất
nước, các quốc gia trên thế giới trong thời gian qua đều có chương trình mang tính
chất chiến lược về đầu tư và phát triển con người, coi con người vừa là mục tiêu,
vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội, đặt con người vào trung tâm của sự phát
triển kinh tế - xã hội. Có thể nói, để phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước
trong thời đại ngày nay, con người là nhân tố quan trọng nhất và là yếu tố chủ đạo
quyết định các nguồn lực khác. Bất cứ quốc gia, dân tộc nào muốn phát triển nhanh,
bền vững cũng đều phải tính đến vấn đề nhân tố con người và phát huy nhân tố con
người. Sự thành bại của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi nước là tùy
thuộc vào những giải pháp về đào tạo, sử dụng và phát huy nhân tố con người.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Nhân dân cách mạng (NDCM)
Lào và Nhà nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND Lào) luôn quan tâm
đến vấn đề xây dựng con người, coi nhân tố con người như mục tiêu, động lực chủ
yếu của sự phát triển. Hiện nay, CHDCND Lào đang ở trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa (XHCN), chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Vì thế, việc đào tạo
con người Lào phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất,
năng lực sáng tạo càng trở nên cấp thiết. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ X của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã nhấn mạnh: “Nâng cao trình độ lực
lượng sản xuất và xây dựng kinh tế tri thức, trong đó coi con người là đối tượng và
là trung tâm của sự phát triển ” [129, tr.44].
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH KHAMPHETH SENGSOULATTANA PHÁT HUY NHÂN TỐ CON NGƯỜI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ Mã số: 9229002 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS. VŨ HỒNG SƠN 2. TS. LÊ HỒNG PHONG HÀ NỘI - 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi xinn cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu được đưa ra trong luận án đều trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả KHAM PHETH SENGSOULATTANA MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 6 1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến những vấn đề lý luận chung về nhân tố con người 6 1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến thực trạng phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch 15 1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến giải pháp phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch 22 1.4. Những giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu 27 Chương 2: PHÁT HUY NHÂN TỐ CON NGƯỜI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY- MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 31 2.1. Quan niệm về nhân tố con người và nội dung phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 31 2.2. Vai trò của phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 46 2.3. Những nhân tố cơ bản tác động đến việc phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 57 Chương 3: PHÁT HUY NHÂN TỐ CON NGƯỜI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN 73 3.1. Khái quát chung về phát triển kinh tế du lịch ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 73 3.2. Một số thành tựu cơ bản về phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay và nguyên nhân 79 3.3. Một số hạn chế cơ bản về phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay và nguyên nhân 100 Chương 4: MỘT SỐ NHÓM GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT HUY HIỆU QUẢ NHÂN TỐ CON NGƯỜI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO THỜI GIAN TỚI 113 4.1. Nhóm giải pháp về nâng cao nhận thức của hệ thống chính trị và toàn xã hội về phát huy hiệu quả nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào thời gian tới 113 4.2. Nhóm giải pháp về nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào thời gian tới 121 4.3. Nhóm giải pháp về tạo môi trường gia tăng động lực nhằm phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào thời gian tới 129 4.4. Nhóm giải pháp về sử dụng hiệu quả, hợp lý nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào thời gian tới 145 4.5. Nhóm giải pháp về nâng cao ý thức tự rèn luyện, học tập, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào thời gian tới 152 KẾT LUẬN 157 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 159 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 160 PHỤ LỤC 173 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AEC : Association of Southeast Asian Nations Economic Community Cộng đồng kinh tế ASEAN ASEAN : Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 3T : Transport- elecommucation-Tourism Giao thông-Viễn thông-Du lịch CHDCND : Cộng hòa Dân chủ Nhân dân CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa DCT : Dual-Cooperative Training Đào tạo hợp tác kép ECTT : European Council on Tourism and Trade Hội đồng Du lịch và Thương mại Châu Âu IVET : Integrated Vocational Education and Training Giáo dục và đào tạo nghề tổng hợp LNCCI : Lao National Chamber of Commerce and Industry Phòng Thương mại và Công nghiệp Quốc gia Lào NDCM : Nhân dân cách mạng NQF : National Qualification Framework Khung trình độ quốc gia TVET : The national technical vocational education and training Giáo dục và đào tạo kỹ năng nghề quốc gia UNESCO : Tổ Chức Giáo Dục, Khoa Học Và Văn Hóa Liên Hiệp Quốc WTO : Tổ chức Thương mại thế giới XHCN : Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC CÁC BẢNG Tên bảng Trang Bảng 2.1: Thực trạng hội nhập quốc tế của nước CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay 56 Bảng 2.2: Các lễ hội truyền thống của nước CHDCND Lào 66 Bảng 3.1: Công tác bồi dưỡng đội ngũ giảng viên du lịch tại CHDCND Lào trong giai đoạn 2011 đến nay 83 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Tên biểu đồ Nội dung biểu đồ Trang Biểu đồ 2.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước CHDCND Lào từ năm 1996 đến năm 2020 58 Biểu đồ 3.1 Doanh thu của ngành kinh tế du lịch từ năm 2011 đến năm 2020 của nước CHDCND Lào 76 Biểu đồ 3.2 Số khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, khu vui chơi nhằm đáp ứng sự phát triển KTDL ở nước CHDCND Lào từ năm 2011 đến năm 2020 77 Biểu đồ 3.3 Đào tạo sinh viên tại các trường dạy nghề của CHDCND Lào từ năm 2011 đến 2018 80 Biểu đồ 3.4 Thực tiễn triển khai đào tạo cán bộ trong lĩnh vực du lịch của nước CHDCND Lào giai đoạn 2016 đến 2020 81 Biểu đồ 3.5 Công tác bồi dưỡng nhân tố con người trong các lĩnh vực ở nước CHDCND Lào từ năm 2011 đến năm 2018 82 Biểu đồ 3.6 Công tác bồi dưỡng nhân sự ngành du lịch của Bộ thông tin, văn hóa và du lịch giai đoạn 2016-2020 86 Biểu đồ 3.7 Công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý du lịch của Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch từ năm 2016 đến năm 2020 86 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nhận thức rõ vai trò quan trọng của nhân tố con người trong phát triển đất nước, các quốc gia trên thế giới trong thời gian qua đều có chương trình mang tính chất chiến lược về đầu tư và phát triển con người, coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội, đặt con người vào trung tâm của sự phát triển kinh tế - xã hội. Có thể nói, để phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước trong thời đại ngày nay, con người là nhân tố quan trọng nhất và là yếu tố chủ đạo quyết định các nguồn lực khác. Bất cứ quốc gia, dân tộc nào muốn phát triển nhanh, bền vững cũng đều phải tính đến vấn đề nhân tố con người và phát huy nhân tố con người. Sự thành bại của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi nước là tùy thuộc vào những giải pháp về đào tạo, sử dụng và phát huy nhân tố con người. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Nhân dân cách mạng (NDCM) Lào và Nhà nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND Lào) luôn quan tâm đến vấn đề xây dựng con người, coi nhân tố con người như mục tiêu, động lực chủ yếu của sự phát triển. Hiện nay, CHDCND Lào đang ở trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Vì thế, việc đào tạo con người Lào phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo càng trở nên cấp thiết. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã nhấn mạnh: “Nâng cao trình độ lực lượng sản xuất và xây dựng kinh tế tri thức, trong đó coi con người là đối tượng và là trung tâm của sự phát triển” [129, tr.44]. Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới từ Đại hội IV năm 1986 đến nay, nhất là trong hai nhiệm kỳ Đại hội IX và X, nền kinh tế của CHDCND Lào đã từng bước đi vào ổn định, phát triển hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, nhờ đó cuộc sống của đại đa số nhân dân được nâng lên cả về vật chất lẫn tinh thần. Đặc biệt, kinh tế du lịch đã góp phần rất lớn trong việc phát triển kinh tế của đất nước Lào nhờ việc thúc đẩy phát triển các khu nghỉ dưỡng, ẩm thực, vui chơi giải trí, xây dựng kết cấu hạ tầng và thúc đẩy đô thị hóa, cũng như xóa đói giảm nghèo tại các vùng du lịch có người dân tộc thiểu số sinh sống. Đóng góp vào thành công này có nhiều yếu tố, trong đó việc chú trọng phát huy nhân tố con người có vai trò 2 quan trọng, giữ vị trí trung tâm giúp nước CHDCND Lào tận dụng được các ưu thế, cũng như thúc đẩy thu hút khách du lịch nước ngoài, qua đó giúp tăng trưởng kinh tế du lịch bền vững. Tuy vậy, mặc dù đất nước Lào có tiềm năng về phát triển du lịch nhưng việc phát huy nhân tố con người, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ ngành du lịch vẫn chưa được thực hiện một cách có hiệu quả cao. Nguồn nhân lực hoạt động trong ngành du lịch của Lào tuy đông, nhưng trình độ chuyên môn chưa cao, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách du lịch, đặc biệt là du khách quốc tế. Nhiều đơn vị lữ hành trong nước vẫn không cạnh tranh được các công ty du lịch đa quốc gia hoặc công ty du lịch có vốn đầu tư nước ngoài, về cả trình độ chuyên môn lẫn năng lực cạnh tranh. Tỉ lệ nhân lực du lịch được đào tạo bài bản trong thời gian qua mặc dù có tăng lên, nhưng nhân lực chưa được đào tạo bài bản vẫn còn cao. Bên cạnh đó, tính cân đối trong nhân lực chưa phù hợp, thể hiện qua việc còn có sự mất cân đối trong cơ cấu nhân lực theo ngành nghề, lĩnh vực, cấp độ chuyên môn nghiệp vụ, mất cân đối về quy mô, số lượng và chất lượng nhân lực du lịch giữa các địa phương, vùng miền. Đồng thời, vấn đề xây dựng quy hoạch khai thác tài nguyên du lịch còn chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế, chẳng hạn như nhiều khu du lịch đưa vào khai thác không hiệu quả, nhiều nơi có tiềm năng du lịch nhưng chưa được đầu tư khai thác, việc khai thác tài nguyên du lịch còn cẩu thả và thiếu sự quản lý của cơ quan chính quyền; do vậy, dẫn đến tình trạng các tài nguyên du lịch bị suy kiệt, không phát huy được tiềm năng vốn có. Mặt khác, những vấn đề về đạo đức nghề nghiệp, tính chuyên nghiệp và tính nhạy cảm của người làm du lịch vẫn còn nhiều bất cập. Việc tiếp cận với cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư của các cơ sở đào tạo, đơn vị sử dụng lao động và bản thân người lao động còn hạn chế; từ đó, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực du lịch nói chung, cũng như phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở CHDCND Lào nói riêng. Đặc biệt, hiện nay dịch bệnh Covid-19 đang ảnh hưởng lớn đến ngành kinh tế du lịch của tất cả các nước trên thế giới, và cũng đang tác động mạnh đến việc thu hút khách du lịch nước ngoài trong các hoạt động của ngành du lịch của CHDCND Lào, Chính phủ Lào và các bộ ngành liên quan thời gian qua đã hợp tác chặt chẽ với các nước ASEAN và các đối tác 3 trong việc thực hiện chiến lược phục hồi phát triển du lịch trong thời gian tới. Điều này đặt ra đòi hỏi cấp bách cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch với các ngành liên quan trong việc tổng kết, đánh giá, đưa ra được giải pháp phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch nhằm phục hồi kinh tế du lịch và phát triển ngành du lịch ... ng tâm Thống kê Quốc gia Lào (2020), “Công tác bồi dưỡng trong các lĩnh vực kinh tế”, https://laosis.lsb.gov.la/tblInfo/TblInfoList.do, truy cập ngày 03 tháng 10 năm 2020. 144. ສູນສະຖິຕິແຫ່ງຊາດລາວ (ປີ2020), “ການສຶກສາວິຊາຊີບ, 173 ການສຶກສາຊັ້ນສູງ ແລະ ສູງກວ່າ ແຫ່ງຊາ, ເຂົ້າເຖິງວັນທີ 3/10/2020. Trung tâm Thống kê Quốc gia Lào (2020), “Giáo dục Nghề nghiệp, Giáo dục Đại học và Đại học Quốc gia”, https://laosis.lsb.gov.la/tblInfo/TblInfoList.do, truy cập ngày 03 tháng 10 năm 2020. 145. ສະຖາບັນວິທະຍາສາດສັງຄົມແຫ່ງຊາດລາວ (2011), ການທົບທວນຄືນ 25 ປີແຫ່ງການປ່ຽນແປງ ໃໝ່ ຂອງສປປລາວ (1986-2010), ນະຄອນຫຼວງວຽງຈັນ. Viện Khoa học xã hội Quốc gia Lào (2011), Tổng kết 25 năm đổi mới của nước CHDCND Lào (1986-2010), Nxb Quốc gia, Viêng Chăn. 174 PHỤ LỤC Phụ lục 1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước CHDCND Lào từ năm 1996 đến năm 2020 TT Giai đoạn Tốc độ tăng trưởng kinh tế 1 1996-2000 6.2 2 2001-2005 6.2 3 2005-2010 7.6 4 2010-2015 7.8 5 2016-2018 7 6 2018-2020 6.7 Nguồn: [130, tr.284-285]. Phụ lục 2 Số khách du lịch đến, doanh thu từ du lịch và trung bình độ dài của khách du lịch tại nước CHDCND Lào từ năm 2011 đến năm 2020 TT Năm Số khách du lịch % Tăng trưởng TB ngày ở của khách quốc tế TB ngày ở của khách nội địa TB ngày lưu trú của du khách Doanh thu du lịch 1 2011 2723564 8 7 2 4.5 406.1843 2 2012 3330072 22.3 7.2 2 4.6 506.0226 3 2013 3779490 13 8.4 2 5.2 595.9091 4 2014 4158719 10 7.9 2 4.9 641.6365 5 2015 4684429 13 7.5 2 4.8 725.3657 6 2016 4239049 -10 7.5 2 4.8 724.192 7 2017 3868838 -8.7 8.3 2 5.2 648.067 8 2018 4186432 8.2 7.9 2 5 811.0107 9 2019 4791065 14.4 7.9 2 5 934.7104 10 2020 886.447 -81.5 7.9 2 5 213.367 Nguồn: [71, tr.5]. 175 Phụ lục 3 Phụ lục số khách du lịch theo Khu vực đến nước CHDCND Lào từ năm 2013 đến năm 2020 TT Vùng 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 1 ASEAN 3.041233 3.224080 3.588538 3.083383 2.747096 2.886844 3.198829 555519 2 Châu Á- TBD 431,88 630,36 778,94 836,28 884,88 1.055415 1.317478 226297 3 Châu Âu 212,57 209,33 217,31 221,91 161,19 165,81 182,47 70459 4 Mỹ 85,899 86,027 88,987 86,211 64,227 69,101 82,652 30176 5 Châu Phi - Trung Đông 7,914 8,920 10,655 11,263 11,446 9,264 9,641 3996 6 Tổng 3.781503 4.158719 4.684429 4.239047 3.868838 4.186432 4.791065 886447 Nguồn: [71, tr.9]. Phụ lục 4 10 Thị trường du lịch lớn nhất của CHDCND Lào và sự biến động do sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 trong năm 2020 TT Nước 2018 2019 2020 Biến động % 1 Thái Lan 1.929934 2.160300 350,103 -84 2 Trung Quốc 805,833 1.022727 138,466 -86 3 Hàn Quốc 174,405 203,191 40,210 -80 4 Việt Nam 867,585 924,875 186,180 -80 5 Mỹ 49,178 61,184 18,116 -70 6 Pháp 39,315 44,416 8,632 -66 7 Nhật 38,985 41,736 11,085 -73 8 VQ Anh 26,801 31,976 11,592 -64 9 Đức 22,915 25,346 8,632 -66 10 Úc 19,607 24,750 7,271 -71 Nguồn: [71, tr.12]. 176 Phụ lục 5 Số du khách xuất cảnh ở các địa điểm xuất cảnh trong các tỉnh của nước CHDCND Lào từ năm 2014 đến năm 2020 Nơi xuất cảnh 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 % Attapeu 1727 7497 5249 5569 4322 3842 1648 -57.1 Bokeo 26558 34576 54223 43222 83887 65602 20904 -68.1 Bolikhamsay 93157 102043 105683 103780 118121 86243 30367 -64.8 Champasak 107131 157069 216080 260246 261998 217821 74552 -65.8 Huaphanh 3737 3957 5617 2293 5632 3710 1422 -61.7 Khammouane 438942 495225 495540 393197 92312 68488 23406 -65.8 Luangnamtha 129883 162989 130575 113235 145205 106106 24451 -77.0 Luangprabang 1960 1998 1890 1801 8873 7878 1368 -82.6 Phongsaly 1906 3967 4756 4721 30536 32682 8767 - 73.2 Sravanh 0 0 0 11384 9964 11506 3497 69.7 Savannakhet 846053 347932 329345 389178 604589 381415 133122 -65.1 Vientiane Capital 1534970 1570894 1543693 1535634 1635403 1331654 311.563 -76.6 Xayabouli 121991 170153 159343 174752 197276 366915 68874 -81.2 Xiengkhouang 11687 8225 6821 10140 8752 6568 2969 -54.8 Tổng số 3.319702 3.066525 3.058815 3.049152 3.206870 2.690430 706.904 -73.7 Nguồn: [71, tr.22]. 177 Phụ lục 6 Số đại lý du lịch tại nước CHDCND Lào từ năm 2015 đến năm 2020 TT Tỉnh 2015 2016 2017 2018 2019 2020 1 Attapeu 2 3 3 3 3 3 2 Bokeo 17 16 17 15 15 15 3 Bolikhamsay 1 2 4 4 6 6 4 Champasak 29 27 30 32 27 27 5 Huaphanh 1 1 2 2 2 2 6 Khammouane 3 3 5 6 6 5 7 Luangnamtha 5 6 7 7 7 9 8 Luangprabang 57 61 67 78 81 81 9 Oudomxay 4 3 3 3 5 5 10 Phongsaly 0 0 1 3 2 2 11 Sravanh 3 0 2 2 2 2 12 Savannakhet 10 10 11 11 10 10 13 Sekong 0 0 0 0 0 0 14 Vientiane Capital 216 218 238 292 317 327 15 Vientiane Province 9 17 18 25 32 32 16 Xaisomboun 0 0 0 0 0 0 17 Xayabouli 5 7 8 12 16 15 18 Xiengkhouang 6 7 6 8 8 8 Tổng 368 381 422 503 539 549 Nguồn: [71, tr.32]. 178 Phụ lục 7 Số thương hiệu du lịch tại nước CHDCND Lào từ năm 2015 đến năm 2020 TT Tỉnh 2015 2016 2017 2018 2019 2020 1 Attapeu 0 0 0 0 0 0 2 Bokeo 3 1 1 1 1 1 3 Bolikhamsay 0 0 0 0 0 0 4 Champasak 10 7 7 7 7 7 5 Huaphanh 0 0 0 0 0 0 6 Khammouane 1 2 2 1 1 0 7 Luangnamtha 1 1 1 1 1 1 8 Luangprabang 24 23 20 17 16 16 9 Oudomxay 0 0 0 0 0 0 10 Phongsaly 1 1 1 0 0 0 11 Sravanh 0 0 0 0 0 0 12 Savannakhet 0 0 0 0 0 0 13 Sekong 0 0 0 0 0 0 14 Vientiane Capital 9 9 8 3 5 4 15 Vientiane Province 2 2 2 3 3 3 16 Xaisomboun 0 0 0 0 0 0 17 Xayabouli 0 0 0 0 0 0 18 Xiengkhouang 4 5 3 3 2 2 Tổng 55 51 45 36 36 34 Nguồn: [71, tr.32]. 179 Phụ lục 8 Số địa điểm du lịch tính đến năm 2020 tại nước CHDCND Lào TT Tỉnh TN VH LS Tổng HĐ ĐK ĐPT 1 Attapeu 33 18 12 63 19 11 7 2 Bokeo 53 14 10 77 18 40 41 3 Bolikhamsay 100 12 3 115 30 47 7 4 Champasak 127 55 35 217 217 13 16 5 Huaphanh 43 28 62 133 15 83 4 6 Khammouane 143 33 31 207 28 157 120 7 Luangnamtha 55 47 7 109 62 68 15 8 Luangprabang 114 77 33 224 24 90 25 9 Oudomxay 54 40 12 106 30 58 46 10 Phongsaly 27 74 4 105 80 69 7 11 Sravanh 50 38 6 94 33 90 16 12 Savannakhet 74 32 11 117 112 24 60 13 Sekong 19 6 9 34 5 17 14 14 Vientiane Capital 45 24 15 84 19 11 21 15 Vientiane Province 171 25 4 200 44 168 165 16 Xaisomboun 57 5 10 72 4 35 8 17 Xayabouli 70 19 7 96 49 5 13 18 Xiengkhouang 79 44 23 146 20 54 2 Tổng 1314 591 294 2199 809 1040 587 Nguồn: [71, tr.32]. 180 Phụ lục 9 Doanh thu từ du lịch và các ngành xuất khẩu từ năm 2015 đến năm 2020 TT Ngành 2020 2019 2018 2017 2016 2015 DT Hạng DT Hạng DT Hạng DT Hạng DT Hạng DT Hạng 1 Du lịch 213.3 5 9.347 4 8.110 4 6.480 4 7.241 4 7.253 3 2 May mặc 192.5 6 2.135 6 1.939 6 1.832 6 8.88 6 1.993 6 3 Điện lực 1976.4 1 1.3268 3 1.4084 3 1.2803 3 9.407 3 4.955 4 4 Gỗ 27.2 8 589 8 1.845 7 486 8 390 7 1.446 7 5 Càfe 90.7 7 694 7 1.026 8 1.051 7 599 8 547 8 6 Nông nghiệp 1186.2 4 9.210 5 5.864 5 5.825 5 5.842 5 3.198 5 7 Khoáng sản 1314.4 3 1.4380 2 1.4394 2 1.3905 1 1.3140 1 1.2924 1 8 Thủ công 4.6 9 543 9 180 9 32 9 097 9 21 9 9 Các ngành khác 1375.7 2 1.7817 1 1.4769 1 1.2950 2 1.3121 2 9.172 2 Nguồn: [71, tr.33]. Phụ lục 10 Số khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, khu vui chơi nhằm đáp ứng sự phát triển KTDL ở nước CHDCND Lào từ năm 2011 đến năm 2020 TT Năm Loại hình Tổng Khách sạn Nhà nghỉ Nhà hàng Khu vui chơi 1 2011 435 1491 1380 283 3589 2 2012 468 1562 1276 220 3526 3 2013 491 1868 1744 168 4271 4 2014 515 1911 1269 164 3859 5 2015 542 1907 1664 164 4277 6 2016 545 2452 2969 365 6331 7 2017 569 2165 2360 249 5343 8 2018 670 2432 2646 305 6053 9 2019 637 2283 2679 246 5845 10 2020 695 2542 2515 256 6008 Nguồn: [71, tr.28]. 181 Phụ lục 11 Số trường, số sinh viên và giáo viên tại các trường trung cấp nghề tại nước CHDCND Lào từ năm 2011 đến năm 2019 2019 2018 2017 2016 2015 2014 2013 2012 2011 Trường 45 45 45 45 45 47 47 48 39 Sinh viên 20131 19849 19936 18414 22214 19118 16481 15867 18859 Giáo viên 1204 1121 500 368 551 374 285 482 884 Nguồn: [144]. Phụ lục 12 Bồi dưỡng nguồn nhân lực trong các lĩnh vực tại nước CHDCND Lào từ năm 2011 đến năm 2019 Năm Du lịch - Dịch vụ Công nghiệp Nông nghiệp 2011 Tổng 16118 16993 11879 Nữ 10913 11545 9273 2012 Tổng 18370 18774 13342 Nữ 8843 10621 7483 2013 Tổng 15000 14000 10000 Nữ 7000 8000 4000 2014 Tổng 17000 8000 13000 Nữ 8000 3000 4000 2015 Tổng 20395 9381 14536 Nữ 10818 3421 7545 2016 Tổng 22167 9799 16465 Nữ 11886 3872 8685 2017 Tổng 44326 18910 20582 Nữ 24330 5562 7824 2018 Tổng 45082 27649 32820 Nữ 26989 6897 11812 2019 Tổng 37374 19332 19063 Nữ 20791 4609 8309 Nguồn: [143]. 182 Phụ lục 13 Dự án quy hoạch xây dựng tổ chức kỹ thuật trong các cơ sở giáo dục thuộc Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch từ năm 2016-2020 TT Năm Viện NTQG Cao đẳng LPB Trường Vichitsin Savannakhet Trường Vichitsin Viêng Chăn Trường Vichitsin Viêng Chăn 1 2016 Tổng 70 60 40 40 100 TC 0 40 40 40 100 CĐ 20 20 0 0 0 ĐH 50 0 0 0 0 2 2017 Tổng 70 70 40 40 100 TC 0 40 40 40 100 CĐ 20 30 0 0 0 ĐH 50 0 0 0 0 3 2018 Tổng 70 70 40 40 100 TC 0 40 40 40 100 CĐ 20 30 0 0 0 ĐH 50 0 0 0 0 4 2019 Tổng 70 70 40 40 150 TC 0 40 40 40 100 CĐ 20 30 0 0 0 ĐH 50 0 0 0 50 5 2020 Tổng 70 70 40 40 150 TC 0 40 40 40 100 CĐ 20 30 0 0 0 ĐH 50 0 0 0 50 Nguồn: [124, tr.133]. 183 Phụ lục 14 Nội dung công tác bồi dưỡng nhân sự ngành du lịch của Bộ thông tin, văn hóa và du lịch giai đoạn 2016-2020 TT ND Bồi dưỡng Tổng 2016 2017 2018 2019 2020 L N L N L N L N L N L N 1 Truyền thông du lịch 10 500 2 100 2 100 2 100 2 100 2 100 2 Kinh tế du lịch 10 500 2 100 2 100 2 100 2 100 2 100 3 Đào tạo nhân sự 85 4250 17 850 17 850 17 850 17 850 17 850 4 Tiếng Anh 10 300 2 60 2 60 2 60 2 60 2 60 5 Tiếp thị du lịch 15 300 3 60 3 60 3 60 3 60 3 60 6 Dịch vụ và an toàn thực phẩm 50 1000 10 200 10 200 10 200 10 200 10 200 7 Nhân cách và kỹ năng giao tiếp 10 300 2 60 2 60 2 60 2 60 2 60 8 Nghi thức và trang trí 10 300 2 60 2 60 2 60 2 60 2 60 9 Hội thảo trong và ngoài nước 10 500 2 100 2 100 2 100 2 100 2 100 Nguồn: [124, tr.139]. 184 Phụ lục 15 Nội dung công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý du lịch của Bộ thông tin, văn hóa và du lịch giai đoạn 2016-2020 TT Chủ đề đào tạo Tổng 2016 2017 2018 2019 2020 L N L N L N L N L N L N 1 Chính trị - Hành chính 25 1125 5 225 5 225 5 225 5 225 5 225 2 Báo chí 20 900 4 180 4 180 4 180 4 180 4 180 3 Truyền thông 20 900 4 180 4 180 4 180 4 180 4 180 4 Quản lý văn hóa 20 900 4 180 4 180 4 180 4 180 4 180 5 Quản lý du lịch 20 900 4 180 4 180 4 180 4 180 4 180 Nguồn: [124, tr.139]. Phụ lục 16 Kế hoạch dự báo phát triển nhân lực ngành Thông tin, Văn hóa và Du lịch giai đoạn 2016-2020 TT Trình độ Trong nước Ngoài nước Tổng So với 4.508 CB, CC hiện tại 1 Tiến sĩ 0 33 33 0.73 2 Thạc sĩ 68 61 129 2.86 3 Đại học 135 20 155 3.43 4 Cao đẳng 10 0 10 0.22 5 Tổng 213 114 327 7.25 Nguồn: [124, tr.135].
File đính kèm:
- luan_an_phat_huy_nhan_to_con_nguoi_trong_phat_trien_kinh_te.pdf
- khamphet.pdf
- TT-Khamphet.pdf