Luận án Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp theo pháp luật doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

- Luận án hệ thống hóa những lý thuyết pháp lý hiện nay ảnh hưởng đến

việc xác định mô hình ĐDTPL của doanh nghiệp. Lý thuyết được tập trung

nghiên cứu gồm:

Các lý thuyết về bản chất pháp lý của doanh nghiệp: lý thuyết giả tưởng

(Fiction Theory), Lý thuyết hiện thực (Realistic Theory); lý thuyết hợp đồng

(Nexus of Contract), Lý thuyết tổ chức (Organic Theory), lý thuyết về đại diện

(Agency Theory) có liên quan đến vấn đề đại diện của doanh nghiệp.

Luận án hệ thống hóa nội dung của các lý thuyết nhằm lý giải cơ sở lý

luận lý giải mô hình ĐDTPL trong quy định của pháp luật doanh nghiệp một số

quốc gia. Từ nền tảng lý luận này, luận án làm rõ mô hình ĐDTPL của doanh

nghiệp hiện tại của Việt Nam gần với cơ sở lý thuyết nào và đánh giá các ưu,

nhược điểm của quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, các nguyên tắc điều chỉnh

quan hệ pháp luật về đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp được làm rõ.

Những lý thuyết và nguyên tắc này là căn cứ để đánh giá mức độ hoàn thiện của

pháp luật doanh nghiệp Việt Nam.6

- Luận án phân tích thực trạng quy định của pháp luật doanh nghiệp Việt

Nam hiện nay về các khía cạnh liên quan đến ĐDTPL của doanh nghiệp như:

điều kiện trở thành người ĐDTPL, thẩm quyền đại diện, quyền và nghĩa vụ của

người đại diện, cơ chế giám sát và trách nhiệm pháp lý của người ĐDTPL. Các

vấn đề trên được phân tích từ các quy định của pháp luật doanh nghiệp là LDN

năm 2014, LDN năm 2020 và có sự liên hệ với quy định trong BLDS năm 2015,

LPS năm 2014 bởi BLDS quy định chung về quan hệ đại diện của pháp nhân và

LPS quy định về cách thức chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp. Các vấn đề này

cũng được nghiên cứu trong sự đối sánh với quy định tương tự trong pháp luật

một số nước trên thế giới. Cụ thể là:

(i) Luận án chỉ ra những điểm hạn chế trong việc xác định thẩm quyền đại

diện, phân định thẩm quyền đại diện trong trường hợp có nhiều người ĐDTPL

dẫn tới sự xung đột thẩm quyền và gây thiệt hại cho người thứ ba.

(ii) Luận án làm rõ quy định của pháp luật về trách nhiệm của người ĐDTPL

của doanh nghiệp và doanh nghiệp đối với bên thứ ba (nhất là trong bối cảnh quy

định của BLDS năm 2015 đã có sự sửa đổi, bổ sung so với BLDS năm 2005)

nhằm đề xuất thay đổi theo hướng bảo vệ tốt hơn cho người thứ ba ngay tình.

(iii) Trên cơ sở phân tích và làm rõ những quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm pháp

lý của người ĐDTPL, luận án chỉ ra những điểm cần bổ sung trong LDN, LPS

nhằm hoàn thiện cơ chế giám sát hoạt động của người ĐDTPL.

- Luận án làm rõ một số vướng mắc từ thực tiễn thực hiện pháp luật liên quan

đến ĐDTPL. Từ đó, kiến nghị một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện

pháp luật, đặc biệt trong bối cảnh LDN năm 2020 mới có hiệu lực thi hành.

pdf 198 trang kiennguyen 19/08/2022 3960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp theo pháp luật doanh nghiệp Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp theo pháp luật doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

Luận án Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp theo pháp luật doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
VIỆN HÀN LÂM 
 KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM 
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI 
NGUYỄN THỊ THANH 
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT 
CỦA DOANH NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP 
VIỆT NAM HIỆN NAY 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC 
Hà Nội, 2021
VIỆN HÀN LÂM 
 KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM 
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI 
NGUYỄN THỊ THANH 
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT 
CỦA DOANH NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP 
VIỆT NAM HIỆN NAY 
Ngành: Luật kinh tế 
Mã số: 9.38.01.07 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC 
Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Hồ Ngọc Hiển 
 2. TS. Nguyễn Văn Cƣơng 
Hà Nội, 2021
 LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các 
kết quả nêu trong luận án là trung thực, đảm bảo độ chuẩn xác. Các số liệu, 
thông tin, tài liệu tham khảo trong luận án có xuất xứ rõ ràng, được trích dẫn 
đầy đủ. 
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình. 
 Tác giả luận án 
 Nguyễn Thị Thanh 
 LỜI CẢM ƠN 
Để hoàn thành luận án này, Tôi đã nhận được sự quan tâm, chỉ dạy và 
giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình. 
Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy giáo hướng dẫn là 
TS. Hồ Ngọc Hiển và TS. Nguyễn Văn Cương đã nhiệt tình chỉ bảo, giúp đỡ 
và động viên tôi trong suốt quá trình học tập cũng như hoàn thiện luận án. 
Tôi xin kính gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Lãnh đạo học viện Khoa học 
xã hội, các thầy cô giáo đã chỉ bảo, góp ý cho Tôi trong việc học tập, nghiên 
cứu và hoàn thiện luận án. 
Tôi xin cảm ơn anh chị em đồng nghiệp tại Khoa Luật Trường Đại học 
Vinh, bạn bè đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong việc tìm kiếm tư liệu, cổ vũ tôi trong 
suốt quá trình học tập. 
Cuối cùng, Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè 
đã hỗ trợ, hết sức tạo điều kiện thuận lợi cho Tôi trong quá trình học tập. 
 TÁC GIẢ LUẬN ÁN 
 Nguyễn Thị Thanh 
 MỤC LỤC 
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ 
LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU ....................................................................... 8 
1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước ............................... 8 
1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu và các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu . 25 
1.3. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và cơ sở lý thuyết 
nghiên cứu. .............................................................................................. 30 
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ............................................................................... 32 
Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ ĐẠI 
DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP ................................ 34 
2.1. Khái niệm đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ...................... 34 
2.2. Bản chất pháp lý của đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ..... 47 
2.3. Vai trò của đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ..................... 57 
2.4. Sự chi phối của các lý thuyết pháp lý tới lựa chọn mô hình đại 
diện theo pháp luật của doanh nghiệp ..................................................... 58 
2.5. Mô hình đại diện theo pháp luật của một số nước trên thế giới ...... 64 
2.6. Các nguyên tắc điều chỉnh quan hệ đại diện theo pháp luật của 
doanh nghiệp ........................................................................................... 71 
TIẾU KẾT CHƢƠNG 2 ............................................................................... 82 
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC 
HIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA 
DOANH NGHIỆP ......................................................................................... 83 
3.1.Thực trạng pháp luật về đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ...... 83 
3.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về đại diện theo pháp luật của 
doanh nghiệp ......................................................................................... 123 
3.3. Đánh giá những ưu điểm và tồn tại trong pháp luật doanh nghiệp 
và thực tiễn thực hiện pháp luật về đại diện theo pháp luật của doanh 
nghiệp .................................................................................................... 137 
 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ............................................................................. 141 
Chƣơng 4: ĐỊNH HƢỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP 
LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ 
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP ..................... 142 
4.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về đại diện của doanh nghiệp ........ 142 
4.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về đại diện theo pháp luật của 
doanh nghiệp ......................................................................................... 148 
4.3. Giải pháp cao hiệu quả thực hiện pháp luật về đại diện theo pháp 
luật của doanh nghiệp ........................................................................... 165 
TIỂU KẾT CHƢƠNG 4 ............................................................................. 174 
KẾT LUẬN .................................................................................................. 175 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 177 
 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 
Bộ luật dân sự: 
Ban kiểm soát: 
Công ty cổ phần: 
Công ty hợp danh: 
Công ty trách nhiệm hữu hạn: 
Đại diện theo pháp luật: 
Đại hội đồng cổ đông 
BLDS 
BKS 
CTCP 
CTHD 
Công ty TNHH 
ĐDTPL 
ĐHĐCĐ 
Hội đồng quản trị: 
Tổng Giám đốc: 
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 
HĐQT 
TGĐ 
GCNĐK 
Hội đồng thành viên: HĐTV 
Luật Doanh nghiệp: 
Luật Phá sản: 
LDN 
LPS 
 1 
MỞ ĐẦU 
1. Tính cấp thiết của đề tài 
Trong đời sống xã hội, doanh nghiệp có vai trò quan trọng đối với sự phát 
triển kinh tế của quốc gia và đời sống của người dân. Để mở rộng kinh doanh và 
phát triển bền vững, các doanh nghiệp cần có chiến lược kinh doanh phù hợp 
cùng với cơ chế quản trị doanh nghiệp có hiệu quả. Cơ chế này trước hết là sự 
phân vai của các chủ thể tham gia vào quá trình ra quyết định và thực thi quyết 
định trong doanh nghiệp mà trước hết là việc xác định đúng vai trò của người đại 
diện. Quy mô doanh nghiệp càng lớn, yêu cầu đó càng cấp thiết và vai trò của 
người ĐDTPL càng trở nên quan trọng hơn vì họ là người thay mặt cho doanh 
nghiệp thực hiện các giao dịch với các đối tác bên ngoài. 
Đại diện là việc một người (người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của 
người khác (người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm 
vi thẩm quyền nhất định (còn gọi là phạm vi đại diện). Đây là chế định pháp luật 
quan trọng đối với các chủ thể mà bản thân không thể tự mình tham gia quan hệ 
dân sự, trong đó có các doanh nghiệp. 
Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là việc người đại diện nhân 
danh và vì lợi ích của doanh nghiệp xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với bên 
thứ ba. Đây là chế định quan trọng đối với quá trình hoạt động của các doanh 
nghiệp. Doanh nghiệp là chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp luật nhưng mọi 
sự tham gia này đều phải thông qua người đại diện (kể từ khi được thành lập cho 
đến khi chấm dứt hoạt động). Chính vì vai trò quan trọng như vậy mà các văn 
bản pháp luật như BLDS và LDN, LPS đều quy định về ĐDTPL của doanh 
nghiệp. Các quy định này hình thành nên một hệ thống các quy phạm pháp luật 
điều chỉnh quan hệ đại diện của doanh nghiệp. Có thể thấy, tuy pháp luật hiện 
nay đã quy định khá nhiều về ĐDTPL của doanh nghiệp nhưng pháp luật hiện 
hành cũng bộc lộ nhiều vấn đề đáng quan tâm: 
Thứ nhất, mô hình ĐDTPL của doanh nghiệp trong pháp luật doanh 
nghiệp Việt Nam chưa hoàn thiện, thể hiện rõ ở việc mô hình đại diện của doanh 
nghiệp chưa được xây dựng theo cơ sở lý thuyết pháp lý thống nhất, 
Thứ hai, pháp luật Việt Nam chưa xác định nguyên tắc pháp lý thống nhất 
chi phối các yếu tố liên quan đến mô hình ĐDTPL như: việc xác định thẩm 
 2 
quyền và phạm vi đại diện của người đại diện trong trường hợp doanh nghiệp có 
nhiều người ĐDTPL chưa rõ ràng, quyền và nghĩa vụ của người đại diện chưa 
được thiết kế đầy đủ, cơ chế giám sát và trách nhiệm pháp lý của người đại diện 
cần được bổ sung hoàn thiện trong yêu cầu minh bạch thông tin và tránh xung 
đột lợi ích trong quản trị doanh nghiệp. Mặt khác, thực tiễn phát sinh những 
trường hợp cần có hướng dẫn pháp lý cần thiết như: xác định những loại giao 
dịch đòi hỏi phải được sự chấp thuận của tất cả các ĐDTPL hay hiệu lực của hợp 
đồng mà doanh nghiệp ký với khách hàng trong trường hợp người đại diện phản 
đối văn bản mà người đồng đại diện khác đã ký kết. Theo quy định của pháp luật 
doanh nghiệp hiện nay, việc xác định thẩm quyền của người ĐDTPL dựa theo 
Điều lệ công ty chưa đảm bảo quyền. lợi ích hợp pháp của bên thứ ba khi nội 
dung các điều luật gây khó khăn cho bên thứ ba khi phải rà soát Điều lệ đối tác 
để đảm bảo hợp đồng không vượt quá phạm vi đại diện. 
Thứ ba, cơ chế kiểm soát và trách nhiệm pháp lý của người ĐDTPL chưa 
được quy định chặt chẽ dẫn tới hệ quả trên thực tế có nhiều trường hợp người 
ĐDTPL lợi dụng sự lỏng lẻo trong quy định kiểm soát nội bộ doanh nghiệp thiết 
lập giao dịch tư lợi cho bản thân. Đồng thời, các quy định của pháp luật chưa 
đầy đủ dẫn tới việc thực hiện pháp luật trên thực tế chưa đạt hiệu quả tối ưu. Ví 
dụ như các vấn đề liên quan tới thẩm quyền giám sát người đại diện của BKS 
trong doanh nghiệp, nghĩa vụ của người đại diện trong giai đoạn doanh nghiệp 
có nguy cơ phá sản 
Những vấn đề trên cho thấy việc nghiên cứu có hệ thống về ĐDTPL góp 
phần hoàn thiện cơ cấu quản trị doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả thực hiện 
pháp luật trên thực tế. Với mong muốn góp phần giải quyết những vấn đề thực 
tiễn kể trên trong điều chỉnh pháp luật, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài: “Đại 
diện theo pháp luật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật doanh 
nghiệp Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án tiến sỹ của mình. 
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 
2.1. Mục đích nghiên cứu 
Mục đích nghiên cứu của đề tài là đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp 
luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về ĐDTPL của doanh nghiệp ở Việt 
Nam hiện nay. 
 3 
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận án có các nhiệm vụ nghiên cứu sau: 
- Hệ thống một số vấn đề lý luận về ĐDTPL của doanh nghiệp bao gồm: 
khái niệm; bản chất; vai trò ĐDTPL của doanh nghiệp; các lý thuyết pháp lý cơ 
bản có liên quan đến ĐDTPL của doanh nghiệp. 
- Tìm hiểu mô hình ĐDTPL của doanh nghiệp ở một số nước trên thế giới 
và sự ảnh hưởng của các lý thuyết pháp lý cơ bản liên quan đến đại diện của 
doanh nghiệp. Lý giải được những điểm giống và khác nhau giữa quy định của 
pháp luật các quốc gia về vấn đề này. 
- Phân tích quy định của pháp luật hiện hành và thực trạng thực hiện pháp 
luật về ĐDTPL của doanh nghiệp ở Việt Nam. Qua đó, chỉ ra những hạn chế, bất 
cập trong quy định pháp luật và thực hiện pháp luật, đánh giá nguyên nhân của 
các hạn chế đó . 
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về 
ĐDTPL của doanh nghiệp trong BLDS, LDN, LPS ... erg Christopher, E. Appel, “Deep Pocket 
Jurisprudence: Where Tort Law Should Draw the Line”, 
https://digitalcommons.law.ou.edu/cgi/viewcontent.cgi?article=1319&context=olr, 
truy cập ngày 25/4/2019 
90 Zhuo Na (2009), “The Agency Model and Corporate Governance in China: In the 
Context of Privately- Owned Enterprises Transformed to Public Corporations”, 
Thesis master of Law, University of Toronto 
91 Wan Fauziah Wan Yusoff, Idris Adamu Alhaji (2012), “Insight of Corporate 
governance Theories”, Journal of Business & Management Malayxia, Vol.1, No. 1, 
2012/10, https://www.semanticscholar.org/paper/Insight-of-Corporate-
Governance-Theories-Yusoff-
Alhaji/7999d6159f887bb7670a11faadeff0b916056cc6?p2df, truy cập ngày 
20/5/2021 
92 Warren A. Seavey(1920), “The Rationale of Agency”, The Yale Law Journal, Vol. 
29, No. 8 (Jun., 1920),  truy cập ngày 
06/07/2018 
93 Wolfram Müller-Freienfels (2011), “Agency Law”, 
https://www.britannica.com/topic/business-law#ref282744, truy cập ngày 
23/5/2019 
94 Yang Yuxuan, “Về cải cách hệ thống đại diện của các công ty Trung Quốc - Từ 
góc độ nghiên cứu so sánh hai hệ thống pháp lý chính”, 
 truy cập ngày 25/4/2019 
 185 
95 All Answers ltd (2021), 'Separate Legal Entity and Limited Liability Differences' 
https://www.lawteacher.net/free-law-essays/business-law/separate-legal-entity-
and-limited-liability-differences-business-law-essay.php?vref=1, truy cập ngày 
19/5/2021 
96 All Answers ltd (2021), 'Lifting of the Corporate Veil', 
https://www.lawteacher.net/free-law-essays/business-law/article-on-lifting-of-the-
law-essays.php?vref=1, truy cập ngày 14/7/2021 
Tài liệu tiếng Pháp 
97 Aurelien Bamde (2017), 'De la distinction entre la capacité, le pouvoir et la 
representation”,https://aurelienbamde.com/2017/07/14/de-la-distinction-entre-la-
capacite-le-pouvoir-et-la-representation/, truy cập ngày 09/9/2018. 
98 Aurélien Bamdé, (2017) “La représentation: droit commun”, 
(https://aurelienbamde.com/2017/07/14/la-representation-droit-commun/), truy cập 
ngày 09/9/2018. 
99 Anthony Bem, “Le pouvoir de représentation d’une SAS par son directeur général 
ou son directeur général délégué, https://www.legavox.fr/blog/maitre-anthony-
bem/pouvoir-representation-directeur-general-directeur-12715.htm (truy cập ngày 
07/08/2018) 
100 Représentation condition et effets, Par coursdedroit dans Droit des contrats le 14 
Janvier 2012 
101 “Représentation condition et effets Par coursdedroit dans Droit des contrats”, 
https://cours-de-droit.net/representation-condition-et-effets-a121603132/, truy cập 
lần cuối ngày 20/5/2021 
Trang Web 
102 
20180104135031421.chn 
103 Bùi An, Tổng Giám đốc lạm quyền trái với quy định, 
https://baovephapluat.vn/kinh-te/kinh-doanh-phap-luat/tong-giam-doc-co-lam-
quyen-lam-trai-quy-dinh-60694.html, truy cập ngày 25/2/2018 
104 Ngọc An, Tổng giám đốc Bia Hà Nội bị “dừng quyền điều hành”, 
https://tuoitre.vn/tong-giam-doc-bia-ha-noi-bi-dung-quyen-dieu-hanh-
 186 
1377604.htm, truy cập ngày 24/2/2018. 
105 Việt Dũng, https://vnexpress.net/phap-luat/18-nam-tu-cho-chu-muu-lua-gan-200-
nguoi-mua-nha-b5-cau-dien-3470694.html, truy cập ngày 24/2/2018 
106 Hoàng Đan, báo Thời đại, 
quoc-hoi-chau-thi-thu-nga-20180416172628432.chn, truy cập ngày 24/2/2018. 
107 .
HDQT-moi-duoc-giu-dau-44732/ 
108 
531739.html, truy cập ngày 12/4/2019 
109 https://www.completeformations.co.uk/companyfaqs/setting_up_a_company/direct
or_and_secretary.html, truy cập ngày 14/3/2020 
Văn bản Luật 
110 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2015, 
111 Luật doanh nghiệp Việt Nam năm 2020 
112 Luật Phá sản Việt Nam năm 2014 
113 Bộ luật Dân sự của Đức năm 1896, sửa đổi bổ sung năm 2013, bản tiếng anh 
(Bürgerliches Gesetzbuch (BGB) https://www.gesetze-im-
internet.de/englisch_bgb/index.html 
114 Bô luật dân sự Pháp năm 1803, sửa đổi bổ sung 01/10/2016, bản tiếng pháp (Code 
civil, https://www.legifrance.gouv.fr/codes/id/LEGITEXT000006070721/#/ , truy 
cập lần cuối 20/72021 
115 Bộ luật dân sự Nga năm 1996, sửa đổi bổ sung năm 2003 (The Civil Code of the 
Russian Federation); 
 truy 
cập lần cuối 20/7/2021 
116 Civil Code of the people’s republic China, English version (Bộ luật dân sự Trung 
Quốc năm 2020, bản tiếng anh); 
419d1e/files/47c16489e186437eab3244495cb47d66.pdf , truy cập lần cuối 
20/7/2021 
 187 
117 Bộ luật Thương mại Pháp năm 1807, sửa đổi bổ sung tháng 9/2020, (Code de 
commerce fracaise) 
https://www.legifrance.gouv.fr/codes/texte_lc/LEGITEXT000005634379/2021-
07-13, truy cập lần cuối ngày 13/7/2021. 
118 Luật Công ty Anh năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2018 (Company Act 2006), 
https://www.legislation.gov.uk/ukpga/2006/46/contents, truy cập lần cuối ngày 
13/7/2021 
119 Luật Công ty cổ phần Đức năm 1965, sửa đổi, bổ sung năm 2017, 
 truy cập lần 
cuối ngày 3/4/2020 
120 Luật Công ty TNHH Đức năm 2008, https://www.gesetze-im-internet.de/gmbhg/ 
121 Luật Thương mại Đức năm 1897, sửa đổi lần cuối tháng 8/2020, 
https://www.buzer.de/gesetz/3486/index.htm 
122 Luật Công ty tiểu bang Delaware – Mỹ, 
(https://delcode.delaware.gov/title8/c001/index.html ) 
123 Luật Công ty Nhật Bản năm 2006, bản dịch tiếng Anh, 
 truy 
cập lần cuối 25/6/2021 
124 Luật Công ty Trung Quốc năm 1993, sửa đổi bổ sung năm 2013, 
125 Luật tái cơ cấu và phá sản Đức năm 2020, https://www.gesetze-im-
internet.de/inso/__15a.html, 
126 Luật mẫu về Công ty Mỹ năm 2016, 
https://www.americanbar.org/content/dam/aba/administrative/business_law/corpla
ws/2016_mbca.authcheckdam.pdf 
 188 
PHỤ LỤC 1 
Án lệ vụ việc giữa Industrial Development Consultants (IDC) v. Cooley 
(1972) 
 Bị đơn, Neville Cooley, và nguyên đơn là Công ty Industrial 
Development Consultants (IDC). Công ty IDC cung cấp dịch vụ xây dựng 
toàn diện bao gồm thiết kế, xây dựng và quản lý dự án cho các doanh 
nghiệp công nghiệp lớn. Từ ngày 5/2/1968 đến ngày 1/8/1969, Neville 
Cooley với tư cách giám đốc điều hành của công ty IDC, đã tham gia đàm 
phán dự án xây dựng bốn kho chứa của Eastern Gas Board song kết quả 
không thành. Vào cuối tháng 5/1969, Phó chủ tịch HĐQT của Eastern Gas 
Board đã thăm dò Ông Cooley với tư cách cá nhân về đề xuất thiết kế và 
xây dựng các kho chứa mới. Lúc đó, Neville Cooley nhận thức được rằng 
nếu anh ta rời khỏi vị trí người đại diện của Công ty IDC thì sẽ có cơ hội tốt 
để giành được hợp đồng giá trị này. Tại cuộc họp đó, Neville Cooley đã tiếp 
thu những thông tin về dự án mà Công ty IDC không thể biết trong bối cảnh 
IDC rất mong muốn có được dự án. Ngày 16/6,/1969, Neville Cooley đã 
được Công ty IDC chấp thuận đơn xin nghỉ việc với lý do không trung thực 
về sức khỏe. Bị đơn làm thủ tục đăng ký vào Sổ đăng ký tên doanh nghiệp 
mới: 'Design Group for Industry' với tư cách là một doanh nghiệp tư vấn và 
quản lý dự án thiết kế đa ngành nghề, cung cấp địa chỉ riêng và ghi rõ ngày 
bắt đầu kinh doanh là ngày 8 tháng 6 năm 1969. Sau đó, doanh nghiệp này 
đã thực hiện dự án của Eastern Gas Board như đã thỏa thuận trước đó. Ngày 
2/12/1969, IDC đã khởi kiện Neville Cooley với lý do HĐQT của IDC đã 
ủy thác cho Ông Cooley đại diện việc giao kết, thực hiện hợp đồng, do đó, 
công ty yêu cầu bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ của bị đơn với tư 
cách là giám đốc điều hành của công ty. Neville Cooley cho rằng ông ấy 
không có nghĩa vụ phải tiết lộ thông tin cuộc gặp với đối tác cho Công ty 
 189 
IDC. 
 Tòa án đã nhận định rằng: Người đại diện trong trường hợp này đã vi 
phạm nguyên tắc công bằng theo đó, giám đốc điều hành không được phép 
đặt mình vào vị trí mà quyền lợi của công ty và lợi ích cá nhân của anh ấy 
mâu thuẫn nhau. Trong thời gian tháng 5, tháng 6 và tháng 7 năm 1969, bị 
đơn là người đại diện của IDC, và theo cơ sở đó, anh ấy đã tiếp cận được 
với các thông tin kinh doanh và không cung cấp thông tin đó dù nguyên đơn 
rất quan tâm. Người đại diện có nghĩa vụ phải chuyển thông tin cho Công ty 
IDC. Khi bắt đầu quá trình giao dịch với HĐQT công ty đối tác, Neville 
Cooley đã hành động có chủ ý trong đó đặt lợi ích cá nhân của anh ấy với tư 
cách là một bên khách hàng ký kết tiềm năng với hội đồng quản trị công ty 
bạn dù lợi ích đó xung đột trực tiếp với nhiệm vụ giám đốc điều hành tại 
thời điểm đó. Do đó buộc anh ta phải chịu trách nhiệm trước các nguyên 
đơn. (Nguồn:  
 190 
PHỤ LỤC 2 
Án lệ vụ Peso Silver Mines v. Cropper (1966 S.C.A 673 ) 
 Đây là một án lệ của Canada do Tòa án Tối cao Canada phán quyết về 
trách nhiệm ủy thác của các giám đốc công ty, ranh giới của xung đột lợi ích 
và xác định thiệt hại có thể xảy ra trong trường hợp sa thải không đúng theo 
quy định. 
Nội dung vụ việc: Cropper là giám đốc điều hành của Peso, là doanh nghiệp 
khai thác khoảng sản. Một người khai thác mỏ là Dickson đã đưa ra đề nghị 
Peso mua một số mỏ khai thác khoảng sản, một trong số đó tiếp giáp với mỏ 
của Peso. Đề nghị này đã được HĐQT của Peso xem xét và từ chối do liên 
quan đến khó khăn về tài chính. Một thời gian ngắn sau khi Peso từ chối lời 
đề nghị, Tiến sĩ A – một nhà địa chất, đã tiếp cận Cropper với đề nghị thành 
lập một nhóm để mua mỏ khai thác khoáng sản. Cropper và ba người khác 
chấp nhận các yêu cầu này và mỗi người góp một số tiền bằng nhau để thực 
hiện việc mua mó khoáng sản thông qua một công ty mới được thành lập: 
Cross Bow. Sau đó, công ty Peso bán phần lớn cổ phần cho Công ty Charter 
và tái cơ cấu HĐQT theo hướng bổ nhiệm một số giám đốc mới. Tại một 
cuộc họp của HĐQT mới, Cropper thông báo về mối liên hệ của mình đối 
với Cross Bow và từ chối tuân theo yêu cầu của Chủ tịch HĐQT Peso về việc 
phải nhượng lại phần quyền tài sản đối với mỏ khoáng sản trong Cross Bow 
với giá gốc. Peso đã hủy bỏ việc bổ nhiệm Phó chủ tịch điều hành đối với 
Cropper và yêu cầu Cropper từ chức. Peso đã khởi kiện yêu cầu Cropper 
chuyển giao cổ phần trong Cross Bow cho Peso hoặc chuyển số tiền thu được 
từ việc đầu tư mở khoáng sản. Croppe yêu cầu bồi thường thiệt hại do bị sa 
thải trái pháp luật. 
 191 
Tòa án cho rằng: · “Khi Dickson đưa ra đề nghị với Cropper, nhiệm vụ của 
Cropper với tư cách là giám đốc là phải tham gia vào quyết định của HĐQT 
về việc nên chấp nhận hay từ chối đề nghị đó . Tại thời điểm đó, Cropper là 
người đại diện của Peso. Có những bằng chứng khẳng định rằng anh ấy và 
các thành viên khác đã hành động một cách thiện chí, chỉ vì lợi ích của Peso 
và với lý do kinh doanh hợp lý (lý do tài chính) khi từ chối đề nghị. Không 
có bằng chứng về việc Tiến sĩ A có đề nghị dành cho Cropper đi kèm với bất 
kỳ thông tin bí mật nào mà Cropper có được với tư cách là giám đốc Peso. 
Tiến sĩ A tiếp cận Cropper với tư cách là một cá nhân, như một nhà đầu tư 
đồng hành. Một thỏa thuận được thực hiện như một vấn đề cá nhân không 
làm phát sinh cơ hội doanh nghiệp. Ở đây không có sự xung đột lợi ích khi 
Peso đã từ chối cơ hội kinh doanh đó. Do đó, yêu cầu của Peso không được 
chấp nhận. Cropper được bồi thường thiệt hại do việc bị sa thải trái pháp luật. 
(Nguồn: https://canliiconnects.org/en/summaries/32703) 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_dai_dien_theo_phap_luat_cua_doanh_nghiep_theo_phap_l.pdf
  • jpgkl_thanh1.jpg
  • jpgkl_thanh2.jpg
  • pdfTT Eng NguyenThiThanh.pdf
  • pdfTT NguyenThiThanh.pdf
  • pdfTrichyeu_NguyenThiThanh.pdf