Luận án Phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề qua tổ chức học tập trải nghiệm cho sinh viên các ngành kỹ thuật
Bước vào thế kỷ XXI, xu thế toàn cầu hóa, khoa học kỹ thuật phát triển như vũ
bão đặt ra thêm những yêu cầu và thách thức cho nguồn nhân lực, các năng lực cá
nhân cần đáp ứng trở nên đa dạng và phức tạp hơn. Do đó, giáo dục nói chung và đặc
biệt là giáo dục kỹ thuật phải hướng đến việc đào tạo lực lượng lao động có khả năng
thích ứng và giải quyết được công việc với yêu cầu ngày càng cao trong giai đoạn
hiện nay.
Ngày nay, các sản phẩm kỹ thuật không chỉ đa dạng về hình dáng, kích thước mà
còn tích hợp nhiều chức năng, nên sự phức tạp về mặt công nghệ ngày càng cao. Để
tạo ra được những sản phẩm này, không chỉ yêu cầu người lao động nói chung và
những kỹ sư nói riêng giỏi về chuyên môn và có những phẩm chất làm việc tốt mà
còn có những năng lực cốt lõi như sáng tạo, giải quyết vấn đề vấn đề phức tạp, giao
tiếp, hợp tác, phản biện, thương lượng, quản lý, v.v ở mức độ tốt (World Economic
Forum; OECD; Employment and Training Adninistration). Đặc biệt, để làm ra một
sản phẩm kỹ thuật với yêu cầu ngày càng cao, người kỹ sư không thể làm việc một
mình mà phải cùng hợp tác với nhau để đưa ra ý tưởng, giải quyết các vấn đề trong
quá trình thiết kế, chế tạo và vận hành sản phẩm. Vì vậy, năng lực Hợp tác giải quyết
vấn đề (Collaborative problem solving) là một trong những năng lực không thể thiếu
của người lao động nói chung và kỹ sư nói riêng trong thời đại hiện nay (Oliveri, M.
E., và cộng sự, 2017). Tuy nhiên, năng lực này của người lao động Việt Nam nói
chung đang bị thiếu hụt và của sinh viên (SV) các ngành kỹ thuật nói riêng ở mức độ
chưa cao (Đặng Thị Diệu Hiền, 2017). SV hợp tác tốt với những SV khác đã quen biết
từ trước hay trong những tình huống không có mâu thuẫn xảy ra và chỉ giải quyết được
các vấn đề có độ khó trung bình. Đối với những vấn đề khó hay gặp những mâu thuẫn
xảy ra trong quá trình làm việc nhóm, SV chưa giải quyết được mà cần có sự hỗ trợ
của bạn bè hay GV. Vì vậy, việc nghiên cứu phát triển năng lực HTGQVĐ cho SV là
rất cần thiết nhằm góp phần phát triển những năng lực cốt lõi cho người lao động trong
tương lai để cùng nhau thực hiện công việc và giải quyết các vấn đề khó khăn, phức
tạp từ đó góp phần nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề qua tổ chức học tập trải nghiệm cho sinh viên các ngành kỹ thuật
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẶNG THỊ DIỆU HIỀN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ QUA TỔ CHỨC HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM CHO SINH VIÊN CÁC NGÀNH KỸ THUẬT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC Tp. Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẶNG THỊ DIỆU HIỀN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ QUA TỔ CHỨC HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM CHO SINH VIÊN CÁC NGÀNH KỸ THUẬT NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 9140101 Người hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS. DƯƠNG THỊ KIM OANH Người hướng dẫn khoa học 2: PGS.TS. NGUYỄN VŨ BÍCH HIỀN Tp. Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2021 I LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Đặng Thị Diệu Hiền, tác giả của luận án tiến sĩ “Phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề qua tổ chức học tập trải nghiệm cho sinh viên các ngành kỹ thuật”. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không có nội dung nào được sao chép một cách bất hợp pháp từ công trình nghiên cứu của các tác giả khác. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2020 Tác giả luận án Đặng Thị Diệu Hiền II LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành luận án này, tôi xin gởi lời tri ân chân thành và sâu sắc đến: Giảng viên hướng dẫn PGS.TS. Dương Thị Kim Oanh và PGS.TS. Nguyễn Vũ Bích Hiền đã định hướng, động viên, đồng hành, hỗ trợ, góp ý chân thành, sâu sắc và kịp thời không chỉ giúp tôi hoàn thành luận án một cách tốt nhất mà còn giúp tôi trưởng thành hơn trong khoa học sau quá trình học tập và nghiên cứu. Thầy/ Cô và các em sinh viên các tại trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Cần Thơ, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình hỗ trợ tôi trong quá trình thu thập thông tin phục vụ nghiên cứu. Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Sư phạm Kỹ thuật – nơi tôi đang công tác và nghiên cứu cùng gia đình, người thân, đồng nghiệp và bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi về mặt thời gian, hỗ trợ vật chất, chia sẻ công việc, động viên tinh thần giúp đỡ tôi vượt qua trở ngại để hoàn thành nghiên cứu này. Xin chân thành cám ơn! Tác giả luận án Đặng Thị Diệu Hiền III MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................... 3 3. Khách thể nghiên cứu ................................................................................................... 3 4. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................... 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................................... 3 6. Giả thuyết khoa học ...................................................................................................... 3 7. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................................... 4 8. Tiếp cận nghiên cứu ...................................................................................................... 4 9. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 5 10. Đóng góp mới của luận án ............................................................................................ 7 11. Cấu trúc của luận án ...................................................................................................... 8 Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ QUA TỔ CHỨC HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM CHO SINH VIÊN ................................................................................................................ 9 1.1. NGHIÊN CỨU VỀ NĂNG LỰC HỢP TÁC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ................... 9 1.1.1. Nghiên cứu về khái niệm năng lực hợp tác giải quyết vấn đề và cấu trúc của năng lực hợp tác giải quyết vấn đề ...................................................................................... 9 1.1.2. Nghiên cứu về thang đo và phương pháp đánh giá năng lực hợp tác giải quyết vấn đề .............................................................................................................................. 10 1.1.3. Nghiên cứu về quy trình thực hiện hợp tác giải quyết vấn đề .......................... 11 1.2. NGHIÊN CỨU VỀ HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM ..................................................... 13 1.2.1. Nghiên cứu về khái niệm học tập trải nghiệm ................................................... 14 1.2.2. Nghiên cứu về quy trình học tập trải nghiệm và quy trình tổ chức học tập trải nghiệm .............................................................................................................................. 15 1.2.3. Nghiên cứu về phương pháp tổ chức học tập trải nghiệm ................................ 16 1.3. NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ QUA TỔ CHỨC HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM CHO SINH VIÊN .......................... 17 1.3.1. Nghiên cứu về phát triển năng lực hợp tác ........................................................ 18 1.3.2. Nghiên cứu về phát triển năng lực giải quyết vấn đề ........................................ 19 IV 1.3.3. Nghiên cứu về phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề ........................... 22 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................................. 24 Chương 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ QUA TỔ CHỨC HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM CHO SINH VIÊN CÁC NGÀNH KỸ THUẬT ..................................................................................... 25 2.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN ..................................................................................... 25 2.1.1. Năng lực và năng lực hợp tác giải quyết vấn đề ............................................ 25 2.1.2. Học tập trải nghiệm và tổ chức học tập trải nghiệm ...................................... 27 2.1.3. Phát triển và phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề qua tổ chức học tập trải nghiệm ....................................................................................................... 29 2.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN CÁC NGÀNH KỸ THUẬT .............................................................................................................................. 30 2.2.1. Hoạt động học tập gắn liền với nội dung học tập liên quan đến kỹ thuật ........ 31 2.2.2. Hoạt động học tập chủ động, có tính sáng tạo cao, gắn liền với thực hành và giải quyết các tình huống thực tiễn nghề nghiệp .............................................................. 31 2.2.3. Hoạt động học tập đòi hỏi sinh viên có năng lực tự học và tự nghiên cứu ...... 31 2.2.4. Hoạt động học tập gắn với việc giải quyết các tình huống kỹ thuật có tính chất liên môn .............................................................................................................................. 32 2.2.5. Hoạt động học tập đòi hỏi SV phát triển năng lực toàn diện, gồm năng lực chuyên môn và các năng lực cốt lõi .................................................................................. 32 2.3. NĂNG LỰC HỢP TÁC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ................................................... 33 2.3.1. Cấu trúc năng lực hợp tác giải quyết vấn đề ................................................. 33 2.3.2. Thang đo năng lực hợp tác giải quyết vấn đề ................................................ 37 2.4. TỔ CHỨC HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM CHO SINH VIÊN CÁC NGÀNH KỸ THUẬT .............................................................................................................................. 41 2.4.1. Đặc điểm học tập trải nghiệm và mô hình học tập trải nghiệm ..................... 41 2.4.2. Các dạng hoạt động học tập trải nghiệm của sinh viên các ngành kỹ thuật để phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề ......................................................... 44 2.4.3. Các phương pháp tổ chức học tập trải nghiệm để phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề cho sinh viên các ngành kỹ thuật .............................................. 51 V 2.4.4. Quy trình tổ chức học tập trải nghiệm để phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề cho sinh viên các ngành kỹ thuật ..................................................... 62 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................................. 70 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ QUA TỔ CHỨC HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM CHO SINH VIÊN CÁC NGÀNH KỸ THUẬT .............................................................................................. 71 3.1. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ............................................................................ 71 3.1.1. Mục đích và nội dung nghiên cứu ...................................................................... 71 3.1.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 71 3.1.3. Khách thể khảo sát ............................................................................................... 71 3.1.4. Tổ chức nghiên cứu thực trạng phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề qua tổ chức học tập trải nghiệm cho sinh viên các ngành kỹ thuật ................................. 72 3.1.5. Thông tin mẫu khảo sát ....................................................................................... 79 3.1.6. Kết quả phân tích thang đo năng lực hợp tác giải quyết vấn đề của sinh viên các ngành kỹ thuật .............................................................................................................. 81 3.2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC HỢP TÁC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CỦA SINH VIÊN CÁC NGÀNH KỸ THUẬT ................................................................ 83 3.2.1. Nhận thức về năng lực và sự cần thiết phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề của sinh viên các ngành kỹ thuật ........................................................................... 83 3.2.2. Năng lực hợp tác giải quyết vấn đề của sinh viên các ngành kỹ thuật .......... 85 3.2.3. Sự khác biệt giữa các biến học tập với năng lực hợp tác giải quyết vấn đề của sinh viên các ngành kỹ thuật .............................................................................................. 88 3.3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ QUA TỔ CHỨC HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM CHO SINH VIÊN CÁC NGÀNH KỸ THUẬT .............................................................................................................. 91 3.3.1. Nhận thức của ... động, nỗ lực trao đổi, liên kết, tương tác, chia sẻ thông tin và nâng đỡ các thành viên khác trong nhóm để đề xuất các phương án thực hiện tháp 2.2 Chưa đề xuất được hoặc đề xuất các phương án thực hiện tháp còn nhiều sai sót. (đạt dưới 25%) Đề xuất, phân tích và lựa chọn được các phương án thực hiện tháp với độ chính xác từ 25% đến dưới 50% Đề xuất, phân tích và lựa chọn được các phương án thực hiện tháp với độ chính xác từ 50% đến dưới 70% Đề xuất, phân tích và lựa chọn được các phương án thực hiện tháp với độ chính xác từ 70% đến dưới 90% Đề xuất, phân tích và lựa chọn được các phương án thực hiện tháp đạt trên 90%. Phương án đề xuất tối ưu hơn các phương án của các thành viên trong nhóm. 3. Cùng nhau thực hiện GQVĐ 3.1 Hầu như chưa tham gia vào lập kế hoạch và trao đổi, liên kết được với Hiếm khi trao đổi, liên kết với các thành viên khác trong nhóm để lập kế Thỉnh thoảng trao đổi, liên kết, tương tác với các thành viên trong nhóm để lập kế Thường xuyên trao đổi, liên kết, tương tác, chia sẻ thông tin với thành viên khác trong Rất thường xuyên/chủ động, nỗ lực trao đổi, theo dõi liên kết, tương tác, chia sẻ thông tin và nâng đỡ các thành viên khác 83 Tiêu chí Mức độ Kém Yếu Trung bình Khá Tốt Điểm đánh giá các thành viên trong nhóm để thực hiện tháp hoạch và thực hiện tháp. Chỉ trao đổi trong các khâu chính hoạch và thực hiện tháp nhóm để lập kế hoạch và thực hiện tháp trong nhóm để lập kế hoạch và thực hiện tháp 3.2 Xác định được mục tiêu, các nội dung của kế hoạch đạt dưới 25%, chưa có phương án dự phòng. Xác định được mục tiêu, các nội dung của kế hoạch đạt dưới 25% đến 50%, chưa có phương án dự phòng Xác định được mục tiêu, các nội dung cơ bản của kế hoạch đạt từ 50% đến dưới 70%, có phương án dự phòng chính Xác định được mục tiêu, các nội dung chi tiết của kế hoạch đạt từ 70% đến dưới 90%, có các phương án dự phòng Xác định được mục tiêu, các nội dung chi tiết của kế hoạch đạt từ 90% trở lên, kế hoạch mang tính sáng tạo và khả thi cao, có đa dạng phương án dự phòng 3.3 Hoàn thành dưới 25% công việc được giao trong kế hoạch Hoàn thành từ 25% đến 50% công việc được giao trong kế hoạch. Chưa giải quyết được các vấn đề phát sinh Hoàn thành đúng hạn đạt từ 50% đến 70% công việc được giao trong kế hoạch. Giải quyết được các vấn đề phát sinh đơn giản Hoàn thành đúng hạn đạt từ 70% đến 90% công việc được giao trong kế hoạch. Giải quyết được các vấn đề phát sinh khá phức tạp Hoàn thành đúng hạn đạt trên 90% yêu cầu trong kế hoạch. Kiên trì và có trách nhiệm khi thực hiện mặc dù gặp nhiều khó khăn. Giải quyết được các vấn đề phát sinh phức tạp 4. Cùng nhau đánh giá và điều chỉnh 4.1 Không/ hiếm khi theo dõi KH và đánh giá kết quả của nhóm Hiếm khi theo dõi KH và đánh giá và kết quả của nhóm Thỉnh thoảng theo dõi KH và đánh giá kết quả của nhóm Thường xuyên theo dõi KH và đánh giá kết quả của nhóm Luôn đánh theo dõi KH, nhắc nhở động viên, đánh giá và góp ý kết quả của các thành viên trong nhóm 4.2 Không hoặc hiếm khi đánh giá kết quả sự hợp tác và GQVĐ của cá nhân Hiếm khi đánh giá kết quả sự hợp tác và GQVĐ của cá nhân Thỉnh thoảng đánh giá kết quả và đôi khi đánh giá sự hợp tác và GQVĐ của cá nhân Thường xuyên đánh giá từng giai đoạn và toàn bộ sự hợp tác và GQVĐ của cá nhân Luôn đánh giá từng giai đoạn và toàn bộ kết quả liên quan đến sự hợp tác và GQVĐ của cá nhân 4.3 Cương quyết giữ ý kiến của mình, phớt lờ sự góp ý của người khác Tiếp nhận ý kiến, xem xét điều chỉnh nhưng thực hiện qua loa Sẵn lòng tiếp thu những nhận xét, góp ý và thực hiện điều chỉnh nhưng chưa tổng hợp được thông tin. Sẵn lòng tiếp thu những đóng góp, nhận xét, suy nghĩ đa chiều và phân tích các ý kiến, tìm hiểu thêm thông tin để điều chỉnh phù hợp Rất sẵn lòng tiếp thu những đóng góp, nhận xét, suy nghĩ đa chiều và phân tích các ý kiến, tìm hiểu thêm thông tin để điều chỉnh phù hợp Tổng Qui đổi điểm (theo thang 5) = tổng điểm tự đánh giá/10 84 Phụ lục 4.20. Tiêu chí đánh giá năng lực HTGQVĐ của hoạt động học tập theo dự án TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỢP TÁC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ (Hoạt động học tập theo dự án) Họ và tên: MSSV: Lớp: Nhóm: Ngày: Tiêu chí Mức độ Kém Yếu Trung bình Khá Tốt Điểm đánh giá 1. Cùng nhau xác định vấn đề (VĐ) 1.1 Hầu như chưa chưa trao đổi, liên kết được với các thành viên trong nhóm để xác định vấn đề và tên dự án Hiếm khi trao đổi, liên kết với các thành viên khác trong nhóm để thực hiện xác định vấn đề và tên dự án. Chỉ trao đổi khi thật sự cần thiết Thình thoảng trao đổi, liên kết, tương tác với các thành viên trong nhóm để xác định vấn đề và tên dự án Thường xuyên trao đổi, liên kết, tương tác, chia sẻ thông tin với thành viên khác trong nhóm để xác định vấn đề và tên dự án Rất thường xuyên/ chủ động, nỗ lực và rất thường xuyên trao đổi, liên kết, tương tác, chia sẻ thông tin và nâng đỡ các thành viên khác trong nhóm để xác định vấn đề và tên dự án 1.2 Chưa xác định được hoặc không đưa ra ý tưởng nào về vấn đề/ chủ đề dự án (đạt < 25%) Xác định được ý tưởng về vấn đề/ chủ đề dự án, đóng góp khoảng 25% đến dưới 50% Xác định được ý tưởng về vấn đề/ chủ đề dự án, đóng góp khoảng 50% đến dưới 70% Xác định được ý tưởng về vấn đề/ chủ đề dự án, đóng góp khoảng 70% đến dưới 90% Xác định được ý tưởng về vấn đề/ chủ đề dự án có điểm mới từ 90% đến vượt mức mong đợi. Chủ đề dự án hoàn toàn chưa có 2. Cùng nhau đề xuất phương án GQVĐ 2.1 Hầu như chưa chưa trao đổi, liên kết được với các thành viên trong nhóm để đề xuất các phương án thực hiện dự án Hiếm khi trao đổi, liên kết với các thành viên khác trong nhóm để đề xuất các phương án thực hiện dự án Thỉnh thoảng trao đổi, liên kết, tương tác với các thành viên trong nhóm để đề xuất các phương án thực hiện dự án Thường xuyên trao đổi, liên kết, tương tác, chia sẻ thông tin với thành viên khác trong nhóm để đề xuất các phương án thực hiện dự án Rất thường xuyên/ chủ động, nỗ lực trao đổi, liên kết, tương tác, chia sẻ thông tin và nâng đỡ các thành viên khác trong nhóm để đề xuất các phương án thực hiện dự án 2.2 Chưa đề xuất được hoặc đề xuất các phương án thực hiện dự án còn nhiều sai sót. (đạt dưới 25%) Đề xuất, phân tích và lựa chọn được các phương án thực hiện dự án với độ chính xác từ 25% đến dưới 50% Đề xuất, phân tích và lựa chọn được các phương án thực hiện dự án với độ chính xác từ 50% đến dưới 70% Đề xuất, phân tích và lựa chọn được các phương án thực hiện dự án với độ chính xác từ 70% đến dưới 90% Đề xuất, phân tích và lựa chọn được các phương án thực hiện dự án đạt trên 90%. Phương án đề xuất tối ưu hơn các phương án của các thành viên trong nhóm. 3. Cùng nhau thực hiện GQVĐ 3.1 Hầu như chưa tham gia vào lập kế hoạch và trao đổi, liên kết được với các thành viên trong nhóm để thực hiện dự án Hiếm khi trao đổi, liên kết với các thành viên khác trong nhóm để lập kế hoạch và thực hiện dự án. Chỉ trao đổi trong các khâu chính Thỉnh thoảng trao đổi, liên kết, tương tác với các thành viên trong nhóm để lập kế hoạch và thực hiện dự án Thường xuyên trao đổi, liên kết, tương tác, chia sẻ thông tin với thành viên khác trong nhóm để lập kế hoạch và thực hiện dự án Rất thường xuyên/chủ động, nỗ lực trao đổi, theo dõi liên kết, tương tác, chia sẻ thông tin và nâng đỡ các thành viên khác trong nhóm để lập kế hoạch và thực hiện dự án 3.2 Xác định được mục tiêu, các nội dung của kế hoạch đạt dưới 25%, Xác định được mục tiêu, các nội dung của kế hoạch đạt dưới 25% đến 50%, Xác định được mục tiêu, các nội dung cơ bản của kế hoạch đạt từ Xác định được mục tiêu, các nội dung chi tiết của kế hoạch đạt từ 70% đến dưới Xác định được mục tiêu, các nội dung chi tiết của kế hoạch đạt từ 90% trở lên, kế hoạch mang tính sáng 85 Tiêu chí Mức độ Kém Yếu Trung bình Khá Tốt Điểm đánh giá chưa có phương án dự phòng. chưa có phương án dự phòng 50% đến dưới 70%, có phương án dự phòng chính 90%, có các phương án dự phòng tạo và khả thi cao, có đa dạng phương án dự phòng 3.3 Hoàn thành dưới 25% công việc được giao trong kế hoạch Hoàn thành từ 25% đến 50% công việc được giao trong kế hoạch. Chưa giải quyết được các vấn đề phát sinh Hoàn thành đúng hạn đạt từ 50% đến 70% công việc được giao trong kế hoạch. Giải quyết được các vấn đề phát sinh đơn giản Hoàn thành đúng hạn đạt từ 70% đến 90% công việc được giao trong kế hoạch. Giải quyết được các vấn đề phát sinh khá phức tạp Hoàn thành đúng hạn đạt trên 90% yêu cầu trong kế hoạch. Kiên trì và có trách nhiệm khi thực hiện mặc dù gặp nhiều khó khăn. Giải quyết được các vấn đề phát sinh phức tạp 4. Cùng nhau đánh giá và điều chỉnh 4.1 Không/ hiếm khi theo dõi KH và đánh giá kết quả của nhóm Hiếm khi theo dõi KH và đánh giá và kết quả của nhóm Thỉnh thoảng theo dõi KH và đánh giá kết quả của nhóm Thường xuyên theo dõi KH và đánh giá kết quả của nhóm Rất thường xuyên đánh theo dõi KH, nhắc nhở, động viên, đánh giá và góp ý cho nhóm 4.2 Không hoặc hiếm khi đánh giá kết quả sự hợp tác và GQVĐ cá nhân Hiếm khi đánh giá kết quả sự hợp tác và GQVĐ cá nhân Thỉnh thoảng đánh giá kết quả và sự hợp tác và GQVĐ cá nhân Thường xuyên đánh giá từng giai đoạn và toàn bộ sự hợp tác và GQVĐ cá nhân Rất thường xuyên đánh giá từng giai đoạn và toàn bộ kết quả liên quan đến sự hợp tác và GQVĐ của cá nhân 4.3 Cương quyết giữ ý kiến của mình, phớt lờ sự góp ý của người khác Tiếp nhận ý kiến, xem xét điều chỉnh nhưng thực hiện qua loa Sẵn lòng tiếp thu những nhận xét, góp ý và thực hiện điều chỉnh nhưng chưa tổng hợp được thông tin Sẵn lòng tiếp thu những đóng góp, nhận xét, suy nghĩ đa chiều và phân tích, tìm hiểu thêm thông tin để điều chỉnh phù hợp Rất sẵn lòng tiếp thu những đóng góp, nhận xét, suy nghĩ đa chiều và phân tích các ý kiến, tìm hiểu thêm thông tin để điều chỉnh phù hợp Tổng Qui đổi điểm (theo thang 5) = tổng điểm tự đánh giá/10 =
File đính kèm:
- luan_an_phat_trien_nang_luc_hop_tac_giai_quyet_van_de_qua_to.pdf
- Tom tat luan an tieng Anh Dang Hien 30_6_2021.pdf
- Tom tat luan an tieng Viet Dang Hien 30_06_2021.pdf
- Trang thong tin LA tieg Viet Dang Hien 30_06_2021.docx
- Trang thong tin LA tieng Anh Dang Hien 30_06_2021.docx