Luận án Quan hệ Hàn Quốc - Trung Quốc từ năm 1992 đến năm 2012

Hàn Quốc và Trung Quốc là hai quốc gia láng giềng ở khu vực Đông Bắc Á, Hàn Quốc hiện tại là thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (Organisation for Economic Co-operation and Development – OECD), một “cường quốc bậc trung đang lên” đang tìm kiếm vai trò chính trị tương xứng với vị trí kinh tế của mình; còn Trung Quốc - một “cường quốc toàn cầu đang nổi lên ” (đứng đầu thế giới trên nhiều lĩnh vực, Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc) đang có tham vọng trở thành một cực quyền lực chi phối cục diện chính trị toàn cầu. Hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 24 tháng 8 năm 1992, ngay sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt. Và chỉ chưa đầy hai mươi năm kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao quan hệ Hàn Quốc – Trung Quốc đã phát triển rất nhanh và mạnh mẽ, đi từ “đối tác hữu nghị và hợp tác” (1992) lên “đối tác hợp tác trong thế kỷ XXI” (1998) đến “ đối tác hợp tác toàn diện” (2003) và “ đối tác hợp tác chiến lược” (2008). Rõ ràng đây là một cặp quan hệ với nhiều sự khác biệt về hệ tư tưởng. Tuy nhiên, mối quan hệ này đã chứng minh cho thấy đây là một mối quan hệ phát triển nhanh và tương đối toàn diện trong một thời gian ngắn. Cho đến nay, Trung Quốc là nước nhận các khoản đầu tư lớn nhất trong số các nước tiếp nhận đầu tư từ Hàn Quốc; đồng thời cũng đã thay thế Mỹ để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Hàn Quốc; cả hai nước đã và đang tham gia, hợp tác hiệu quả trong nhiều cơ chế đa phương.

Mỗi quốc gia khi phát triển quan hệ đối ngoại đều xuất phát từ lợi ích quốc gia của mình; và việc tăng cường quan hệ với nước này hay nước khác chắc chắn xuất phát từ những toan tính mang tính chiến lược của mỗi nước. Việc Hàn Quốc – một đồng minh của Mỹ, tăng cường phát triển quan hệ với Trung Quốc – vốn là một địch thủ của Mỹ thời Chiến tranh lạnh và hiện vẫn là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Mỹ; và Trung Quốc vốn được coi là Quốc gia bảo trợ cho Cộng hòa Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Triều Tiên. Chú trọng phát triển quan hệ toàn diện với Hàn Quốc là những vấn đề khoa học lý thú cần luận giải. Làm rõ những lợi ích của Hàn Quốc trong phát triển quan hệ toàn diện với Trung Quốc, nhận diện những bước đi và những bước đột phá trong mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Trung Quốc trong vòng 20 năm đầu sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao; phân tích, đánh giá những nhân tố chủ quan, khách quan tác động đến tiến trình quan hệ giữa hai nước, nhận diện những thành tựu, những hạn chế của mối quan hệ, phân tích luận giải những đặc điểm và đánh giá tác động của mối quan hệ đến từng chủ thể, đối với khu vực là những vấn đề khoa học lý thú.

Thực tế là cho đến nay, mặc dù đã có những công trình nghiên cứu về mối quan hệ nhìn từ chủ thế Trung Quốc, từ góc nhìn địa – chiến lược, nhưng chưa có một công trình nào ở Việt Nam nghiên cứu quan hệ Hàn Quốc – Trung Quốc một cách toàn diện, luận giải từ góc nhìn Sử học những vấn đề khoa hoc liên quan đến mối quan hệ giữa hai quốc gia vốn bị coi là đối địch (trong Chiến tranh Triều Tiên). đã phát triển rất nhanh cả về chất và lượng trong một thời gian chưa đầy hai thập niên. Hơn nữa, Hàn Quốc và Trung Quốc hiện đang là những chủ thể quan trọng trong quan hệ quốc tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong hợp tác Đông Á nên việc nghiên cứu mối quan hệ trên còn có tính thực tế cao.

 

docx 187 trang kiennguyen 8340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Quan hệ Hàn Quốc - Trung Quốc từ năm 1992 đến năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Quan hệ Hàn Quốc - Trung Quốc từ năm 1992 đến năm 2012

Luận án Quan hệ Hàn Quốc - Trung Quốc từ năm 1992 đến năm 2012
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
----------***----------
ĐOÀN MINH TRIẾT
QUAN HỆ HÀN QUỐC - TRUNG QUỐC 
TỪ NĂM 1992 ĐẾN NĂM 2012
LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC
HUẾ - NĂM 2021
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
----------***----------
ĐOÀN MINH TRIẾT
QUAN HỆ HÀN QUỐC - TRUNG QUỐC 
TỪ NĂM 1992 ĐẾN NĂM 2012
Ngành: Lịch sử Thế giới
Mã số: 92.29.011
LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: 
PGS.TS NGUYỄN VĂN TẬN
HUẾ - NĂM 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận của luận án chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác. 
Huế, ngày tháng năm 2021
Tác giả
Đoàn Minh Triết
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận án tiến sĩ, tôi đã nhận được sự hỗ trợ quý báu từ nhiều cá nhân, cơ quan và đơn vị.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS Nguyễn Văn Tận, Người hướng dẫn khoa học đã luôn đồng hành, ủng hộ và tận tâm giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài này. Tôi chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, Ban Đào tạo Đại học Huế, Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học và Ban Chủ nhiệm Khoa Lịch sử của Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận án.
Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến quý thầy cô thuộc Khoa Lịch sử và Bộ môn Lịch sử thế giới - Đông phương học của Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế đã luôn quan tâm, động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến quý thầy cô thuộc Khoa Việt Nam học và Tổ Văn hóa - Du lịch của Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế nơi tôi đang công tác đã luôn giúp đỡ và hỗ trợ tôi trong quá trình học tập và công tác tại trường trong suốt những năm qua.
Tôi cũng trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo và cán bộ Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á, Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á, Thông tấn xã Việt Nam và Thư viện Quốc gia Việt Nam đã hỗ trợ tôi trong quá trình tìm kiếm và sưu tầm tư liệu liên quan luận án.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn đến bạn bè, đặc biệt là lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình thân yêu đã luôn quan tâm, động viên và đồng hành bên tôi trong quá trình thực hiện đề tài luận án. Đây chính là nguồn động lực to lớn giúp tôi vượt qua mọi trở ngại để nỗ lực phấn đấu đạt những kết quả nhất định trong học tập, công tác và cuộc sống.
Huế, tháng 4 năm 2021
Tác giả
Đoàn Minh Triết
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
CHỮ 
VIẾT TẮT
TIẾNG ANH
TIẾNG VIỆT
ADIZ
Air Defense Identification Zone
Vùng nhận dạng phòng không
AWA
Asia’s Women Association
Hiệp hội Phụ nữ châu Á
APEC
Asia - Pacific Economic Cooperation
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương
ARF
ASEAN Regional Forum
Diễn đàn khu vực ASEAN
ASEM
The Asia - Europe Meeting
Diễn đàn hợp tác Á - Âu
CJKFTA
China - Japan - South Korea Free Trade Agreement
Hiệp dịnh thương mại tự do Trung Quốc - Hàn Quốc - Nhật Bản
DPRK
Democratic People’s Republic of Korea 
Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên
EPA
Economic Partnership Agreement
Hiệp định đối tác kinh tế
EAC
East Asian Community
Cộng đồng Đông Á
EAFTA
East Asian Free Trade Agreement
Hiệp định mậu dịch tự do Đông Á
EEZ
Exclusive Economic Zone
Vùng đặc quyền kinh tế
EU
European Union
Liên minh châu Âu
EP
European Parliament
Nghị Viện châu Âu
FDI
Foreign Direct Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FIPA
Foreign Investment Promotion Act
Luật khuyến khích đầu tư nước ngoài
FTA
Free Trade Agreement
Hiệp định thương mại tự do
GATT
The General Agreement on Tariffs and Trade
Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch
IDE
The Institute of Developing Economies
Viện các nền kinh tế đang phát triển
CKFTA
China - Korea Free Trade Agreement 
Hiệp định thương mại tự do Trung Quốc - Hàn Quốc
KISC
Korea Investment Service Center
Trung tâm Dịch vụ đầu tư Hàn Quốc
KOTRA
Korea Trade-Investment Promotion Agency
Cơ quan Thúc đẩy đầu tư và mậu dịch Hàn Quốc
KIEP
Korea Institute for International Economic Policy
Viện Chính sách kinh tế đối ngoại Hàn Quốc
KITA
The Korea International Trade Association
Hiệp hội thương mại quốc tế Hàn Quốc
LDP
Liberal Democratic Party
Đảng Dân chủ Tự do
MNC
Multinational Corporation
Công ty đa quốc gia
MOTIE
Ministry of Trade, Industry and Energy
Bộ Thương mại, Công Nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc
NIEs
Newly Industrialized Economies	
Các nền kinh tế mới công nghiệp
NICs
Newly Industrialized Countries
Các nước mới công nghiệp 
OECD
Organisation for Economic Co-operation and Development
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
ODA
Official Development Assistance
Hỗ trợ phát triển chính thức
PRC
The People’s Republic of China
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
PSE
Producer Supports Estimate
Chỉ số ước tính hỗ trợ nhà sản xuất
PTA
Preferential Trade Agreement
Hiệp định thương mại ưu đãi
RCEP
Regional Comprehensive Economic Partnership
Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực
ROC
Republic of China
Đài Loan
ROK
Republic of Korea/ Korea’s Republic
Đại Hàn Dân Quốc/Hàn Quốc
TBCN
Tư bản chủ nghĩa
TNC
Transnational Corporation
Công ty xuyên quốc gia
UNCLOS
United Nations Convention on the Law of the Sea
Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển
 VCES
VEPR’s Chinese Economic Studies Program
Chương trình nghiên cứu kinh tế Trung Quốc trực thuộc VEPR
VEPR
Viet Nam Institute for Economic and Policy Research
Trung tâm nghiên cứu kinh tế chính sách, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội 
WTO
World Trade Organization
Tổ chức Thương mại thế giới
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Kim ngạch thương mại Trung Quốc - Hàn Quốc (1991- 2012),	63
Bảng 3.2 Các ngành đầu tư của Trung Quốc vào Hàn Quốc 	68
Bảng 3.3 Số lượng lưu học sinh hai nước Trung - Hàn giai đoạn (2002 - 2012)	83
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 – Chi tiêu An ninh Quốc phòng hàng năm của Hàn Quốc và Trung Quốc từ 1990 đến 2012	58
Biểu đồ 3.2 – Sự thay đổi về Thương mại hàng hóa của Hàn Quốc và Trung Quốc từ năm 1990 đến 2012	60
Biểu đồ 3.3 – Bốn giai đoạn phát triển của thương mại Hàn Quốc – Trung Quốc trong giai đoạn 1992 – 2012	65
Biểu đồ 3.4 -– Đầu tư FDI của Hàn Quốc vào một số nước trong khu vực và của Trung Quốc vào Hàn Quốc giai đoạn 1992 – 2014	67
Biểu đồ 3.5 – Số lượng các học viện Vua Sejong (Sejonghakdang) trên thế giới và ở Trung Quốc từ năm 1992 đến năm 2014	81
Biểu đồ 3.6 – Số lượng các Viện/ Khóa học của học viện Khổng Tử tại Hàn Quốc giai đoạn từ 1992 đến 2014	83
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hàn Quốc và Trung Quốc là hai quốc gia láng giềng ở khu vực Đông Bắc Á, Hàn Quốc hiện tại là thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (Organisation for Economic Co-operation and Development – OECD), một “cường quốc bậc trung đang lên” đang tìm kiếm vai trò chính trị tương xứng với vị trí kinh tế của mình; còn Trung Quốc - một “cường quốc toàn cầu đang nổi lên ” (đứng đầu thế giới trên nhiều lĩnh vực, Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc) đang có tham vọng trở thành một cực quyền lực chi phối cục diện chính trị toàn cầu. Hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 24 tháng 8 năm 1992, ngay sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt. Và chỉ chưa đầy hai mươi năm kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao quan hệ Hàn Quốc – Trung Quốc đã phát triển rất nhanh và mạnh mẽ, đi từ “đối tác hữu nghị và hợp tác” (1992) lên “đối tác hợp tác trong thế kỷ XXI” (1998) đến “ đối tác hợp tác toàn diện” (2003) và “ đối tác hợp tác chiến lược” (2008). Rõ ràng đây là một cặp quan hệ với nhiều sự khác biệt về hệ tư tưởng. Tuy nhiên, mối quan hệ này đã chứng minh cho thấy đây là một mối quan hệ phát triển nhanh và tương đối toàn diện trong một thời gian ngắn. Cho đến nay, Trung Quốc là nước nhận các khoản đầu tư lớn nhất trong số các nước tiếp nhận đầu tư từ Hàn Quốc; đồng thời cũng đã thay thế Mỹ để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Hàn Quốc; cả hai nước đã và đang tham gia, hợp tác hiệu quả trong nhiều cơ chế đa phương. 
Mỗi quốc gia khi phát triển quan hệ đối ngoại đều xuất phát từ lợi ích quốc gia của mình; và việc tăng cường quan hệ với nước này hay nước khác chắc chắn xuất phát từ những toan tính mang tính chiến lược của mỗi nước. Việc Hàn Quốc – một đồng minh của Mỹ, tăng cường phát triển quan hệ với Trung Quốc – vốn là một địch thủ của Mỹ thời Chiến tranh lạnh và hiện vẫn là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Mỹ; và Trung Quốc vốn được coi là Quốc gia bảo trợ cho Cộng hòa Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Triều Tiên. Chú trọng phát triển quan hệ toàn diện với Hàn Quốc là những vấn đề khoa học lý thú cần luận giải. Làm rõ những lợi ích của Hàn Quốc trong phát triển quan hệ toàn diện với Trung Quốc, nhận diện những bước đi và những bước đột phá trong mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Trung Quốc trong vòng 20 năm đầu sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao; phân tích, đánh giá những nhân tố chủ quan, khách quan tác động đến tiến trình quan hệ giữa hai nước, nhận diện những thành tựu, những hạn chế của mối quan hệ, phân tích luận giải những đặc điểm và đánh giá tác động của mối quan hệ đến từng chủ thể, đối với khu vực là những vấn đề khoa học lý thú. 
Thực tế là cho đến nay, mặc dù đã có những công trình nghiên cứu về mối quan hệ nhìn từ chủ thế Trung Quốc, từ góc nhìn địa – chiến lược, nhưng chưa có một công trình nào ở Việt Nam nghiên cứu quan hệ Hàn Quốc – Trung Quốc một cách toàn diện, luận giải từ góc nhìn Sử học những vấn đề khoa hoc liên quan đến mối quan hệ giữa hai quốc gia vốn bị coi là đối địch (trong Chiến tranh Triều Tiên). đã phát triển rất nhanh cả về chất và lượng trong một thời gian chưa đầy hai thập niên. Hơn nữa, Hàn Quốc và Trung Quốc hiện đang là những chủ thể quan trọng trong quan hệ quốc tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong hợp tác Đông Á nên việc nghiên cứu mối quan hệ trên còn có tính thực tế cao. 
Với nhận thức về tầm quan trọng, ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của vấn đề như trên, chúng tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Quan hệ Hàn Quốc - Trung Quốc từ năm 1992 đến năm 2012” làm đề tài nghiên cứu sinh thuộc ngành Lịch sử thế giới, mã số 92.29.011. 
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu 
Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của những người đi trước, luận án làm rõ quá trình xác lập, vận động, phát triển của mối quan hệ Hàn Quốc - Trung Quốc giai đoạn 1992 - 2012 trên ba lĩnh vực chủ yếu là chính trị - ngoại giao, an ninh - quốc phòng, kinh tế và một vài lĩnh vực khác. Trên cơ sở đó, luận án rút ra những đặc điểm nổi bật, những thành quả, khó khăn, thách thức và đánh giá mối tác động nhiều mặt của mối quan hệ này.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục tiêu nêu trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ cơ bản sau: 
- Phân tích những nhân tố tác động đến quan hệ Hàn Quốc - Trung Quốc giai đoạn 1992 - 2012.
- Trình bày một cách hệ thống quan hệ Hàn Quốc - Trung Quốc trên lĩnh vực chính trị ngoại giao, an ninh quốc phòng, kinh tế và một số lĩnh vực khác giai đoạn 1992 – 2012.
- Phân tích đánh giá những thành tựu, hạn chế, rút ra những đặc điểm của quan ... ịnh vượng chung của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Tám: Hai bên bày tỏ hài lòng về kết quả tích cực trong chuyến thăm Hàn Quốc của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, đồng thời nhất trí cho rằng chuyến thăm này có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển trong tương lai của quan hệ hai nước.
Chủ tịch Hồ Cẩm Đào bày tỏ cảm ơn Tổng thống Roh Moo-hyun về sự đón tiếp trọng thị, thân tình và trọng thị của Chính phủ và nhân dân Hàn Quốc, đồng thời mời Tổng thống Roh Moo-hyun thăm lại Trung Quốc khi thuận tiện. Tổng thống Roh Moo-hyun đã vui vẻ nhận lời. Thời gian cụ thể của chuyến thăm sẽ được hai bên đàm phán thông qua đường ngoại giao.
Ngày 17 tháng 11 năm 2005 tại Seoul (Kết thúc)
(Nguồn: 
truy xuất ngày 28/04/2021)
PHỤ LỤC 6
CHINA – ROK JOIN STATEMENT
Beijing, 28 May 2008
(Link: https://www.fmprc.gov.cn/mfa_eng/wjdt_665385/2649_665393/t469103.shtml
At the invitation of President Hu Jintao of the People's Republic of China, President Lee Myung-bak of the Republic of Korea paid a state visit to China from 27 to 30 May 2008 and was accorded a grand and warm reception by the Chinese Government and people.
During the visit, President Hu Jintao had talks with President Lee Myung-bak. President Lee Myung-bak also met with Premier Wen Jiabao of the State Council and Chairman Jia Qinglin of the Chinese People's Political Consultative Conference.
President Lee Myung-bak expressed deep condolences and sympathy to the great loss of life and property caused by the earthquake in Wenchuan, Sichuan Province and offered to provide necessary help to China's disaster relief effort. President Hu Jintao and other Chinese leaders expressed sincere thanks to the ROK Government and people for their care and timely help such as sending a rescue team. Both sides agreed to strengthen exchanges and cooperation on handling natural disasters such as earthquake, tsunami and typhoon. 
During the talks and meetings, the two sides had an in-depth exchange of views and reached extensive agreement on further developing China-ROK friendly relations and cooperation on regional and international issues of mutual interest. 
I. Further Developing Bilateral Relations
The two sides applauded the rapid growth of their relations since the establishment of diplomatic ties in 1992. They both agreed to raise their comprehensive and cooperative partnership to the level of strategic cooperative partnership and stepup exchanges and cooperation in the diplomatic, security, economic, social, cultural, people-to-people and other areas. 
Both sides believed that dialogue and cooperation in the diplomatic and security areas should be further strengthened and agreed to establish a high-level strategic dialogue mechanism between the two foreign ministries and develop the existing diplomatic security dialogue into a mechanism. 
The two sides decided to increase the exchanges between their leaders, government agencies, parliaments and political parties. 
The Chinese side reiterated that there is only one China in the world and Taiwan is an inalienable part of China. The ROK side expressed its full understanding of and respect for China's position and reaffirmed its position that the Government of the People's Republic of China is the sole legal government representing the whole of China and that it upholds the one China principle.
II. Expanding Economic Cooperation and Trade
The two sides agreed to adjust and enrich the Joint Research Report on China-ROK Mid-to-Long Term Development Plan on Economic Cooperation and Trade issued by the leaders of the two countries in 2005 to reflect the new progress on bilateral economic cooperation and trade which will serve as the basis for further practical cooperation in this field. 
The two sides commended the smooth progress of the joint study on China-ROK FTA by government agencies, industries and academia and agreed to build on past achievements and continue the research to push forward the bilateral FTA for win-win result. 
The two sides welcomed the amendment and issuance of the Treaty on Investment Protection Between China and the ROK and agreed that the Treaty is conducive to protecting and expanding two-way investment and is in line with the development of the mutually beneficial business relations. 
The two sides agreed to work together to gradually achieve balance in the bilateral trade as it develops. The ROK side expressed its readiness to take an active part in China's various trade and investment fairs such as the China Import and Export Fair, China International Small and Medium Enterprises Fair and continue to send to China purchasing and investment groups. China expressed appreciation of this. 
The two sides agreed to the need of strengthening concrete cooperation on mobile communication, actively supporting further capital and technological cooperation between the two countries' communication enterprises and expanding the cooperation on electronics and information communication to areas such as software and radio frequency identification. 
The two sides agreed to strengthen extensive and mutually beneficial energy cooperation such as cooperation on nuclear power, oil reserve, joint development of resources and renewable energy in an effort to achieve concrete results in cooperation on energy conservation.
The two sides agreed to strengthen cooperation on IPR protection, food safety and quality inspection, logistics and labour service. 
The two sides believed that closer financial cooperation is conducive to the development of the financial industry of both countries. They believed that they should learn from each other, share experience, improve their financial systems, promote the reform and opening up of their financial markets and step up coordination and cooperation in international and regional financial institutions. 
The two sides agreed to enhance joint study and survey in areas such as polar science and technology.
Both sides recognized the importance to strengthen environmental cooperation and agreed to enhance exchanges and cooperation on environmental industry, sand storm monitoring and the Yellow Sea environmental protection, etc.
The two sides agreed to actively cooperate in the preparation of the 2010 Shanghai World Expo and the 2012 Yeosu World Expo. 
III. Enhancing People-to-people and Cultural Exchanges
The two sides decided to enlarge the programs of mutual youth visit and step up exchange activities such as home stay and home visit and expand the program of governmental scholarship swapping. 
The two sides agreed to explore ways to streamline visa procedures so as to increase mutual personnel visit. 
China welcomed the setting up of a consulate-general in Wuhan, China by the ROK. 
The two sides believed that the long history of bilateral exchange is an important asset of China-ROK friendly relations. To enhance mutual understanding, both sides should actively support the exchanges on history and culture between their academic institutions. 
IV. Advancing Cooperation on Regional and International Affairs
The Chinese side reiterated its firm support to the improvement of relations and ultimate peaceful reunification between the north and south of the Korean Peninsular through dialogue. The ROK side appreciated China's efforts in maintaining peace and stability on the Korean Peninsular and looked forward to China's continued constructive role.
The ROK side stated its positions on facilitating the settlement of the Korean nuclear issue and expanding exchanges and cooperation in the economic, social and other areas between the north and the south of the Korean Peninsular. China expressed its understanding of the ROK's positions and hoped to see progress in the reconciliation and cooperation between the north and the south of the Korean Peninsular.
Both sides believed that the second phase Action Plan of the September 19 Joint Statement by the Six Party Talks should be fully implemented at an early date under the principle of "action to action". The two sides agreed to work with other parties concerned to look into and formulate the action plan for the next phase in a constructive effort to fully implement the September 19 Joint Statement.
The two sides recognized the importance of China-ROK cooperation to the Six Party Talks and the denuclearization on the Korean Peninsular and agreed to continue their close cooperation for achieving peace and stability on the Korean Peninsular and in Northeast Asia.
The two sides reaffirmed the important role of the United Nations in solving issues of global significance and agreed to continue their close cooperation in UN affairs. The two sides believed that the UN reform should enhance the authority, effectiveness and efficiency of the organization so that its system, based on the consensus of the member states, will be more transparent, democratic and representative. Both sides support the UN Secretary General's efforts to enhance the efficiency and role of the UN.
The two sides believed that cooperation among China, the ROK and Japan is very important to peace, stability and prosperity of Asia. The two sides agreed to work together to maintain the regular meetings among the three countries, such as the talks of their leaders and foreign ministers that take place alternately in the three countries. 
The two sides agreed to work together for the success of the 7th ASEM Summit to be held in Beijing this year. 
The two sides agreed to step up cooperation on issues of mutual interest such as climate change, non-proliferation of WMD, combating international terrorism, financial and economic crime, piracy and high-tech crime. 
V. The two sides welcomed the signing of the Treaty Between the People's Republic of China and the Republic of Korea on the Transfer of Sentenced Persons, the Memorandum of Understanding on Cooperation in the Field of Polar Science and Technology Between the Ministry of Science and Technology of the People's Republic of China and the Ministry of Education, Science and Technology of the Republic of Korea and the Memorandum of Understanding on Mutual Recognition of Higher Education Degrees and Background between the Ministry of Education of the People's Republic of China and the Ministry of Education, Science and Technology of the Republic of Korea.
VI. The two sides expressed satisfaction with the achievements of President Lee Myung-bak's visit to China and believed that this visit is important to the further growth of bilateral relations. 
President Hu Jintao said he looked forward to welcoming President Lee Myung-bak at the opening ceremony of the Beijing Olympic Games. President Lee Myung-bak wished the Beijing Olympic Games a complete success and a grand gathering of human harmony and solidarity. He said he would attend the opening ceremony. 
President Lee Myung-bak expressed thanks to China for the warm hospitality and invited President Hu Jintao to visit the Republic of Korea at an early date. President Hu Jintao thanked him for the invitation and accepted the invitation with pleasure. 

File đính kèm:

  • docxluan_an_quan_he_han_quoc_trung_quoc_tu_nam_1992_den_nam_2012.docx
  • docxBAN TOM TAT - TIENG ANH.docx
  • docxBAN TOM TAT - TIENG VIET.docx
  • docxDONG GOP MOI CUA LUAN AN - TIENG ANH.docx
  • docxDONG GOP MOI CUA LUAN AN - TIENG VIET.docx
  • pdfTOAN VAN LUAN AN.pdf
  • docxTRICH YEU LUAN AN - TIENG ANH + TIENG VIET.docx