Luận án Quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo cao đài tại khu vực Đông Nam Bộ

Đạo Cao Đài là một tôn giáo nội sinh độc đáo, ra đời vào năm 1926

tại Tây Ninh và nhanh chóng trở thành một tôn giáo lớn ở Việt Nam (hiện

nay có hơn 2 triệu tín đồ, khoảng 30.000 tín đồ ở nước ngoài chủ yếu là

Hoa Kỳ, Úc, Châu Âu). Đạo Cao Đài phát triển mạnh ở các tỉnh miền Đông

Nam Bộ và một số tỉnh miền Tây Nam Bộ như Tiền Giang, Bến Tre, Long

An Hiện nay, các tỉnh miền Đông Nam Bộ có khoảng 655.967 tín đồ đạo

Cao Đài, 3.774 chức sắc, khoảng 10.922 chức việc với 286 cơ sở thờ tự. Có

thể nói rằng, đạo Cao Đài là tôn giáo có số lượng chức sắc, chức việc

“hùng hậu”.

Sau khi được Nhà nước công nhận là tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín

đồ đạo Cao Đài vui mừng, phấn khởi, tin tưởng vào chính sách tôn giáo của

Đảng và Nhà nước, yên tâm sinh hoạt tôn giáo và tích cực tham gia các

phong trào ở địa phương. Các hệ phái Cao Đài tập trung xây dựng, củng cố

tổ chức Giáo hội mới theo mô hình hai cấp; không sử dụng cơ bút; xây

dựng hiến chương, đường hướng hoạt động gắn bó với dân tộc trên cơ sở

kế thừa truyền thống của đạo và phù hợp với tinh thần đất nước. Là một tôn

giáo nội sinh, đạo Cao Đài được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước

nghiên cứu với nhiều góc độ khác nhau như tôn giáo học, lịch sử, tâm lý.

Qua nghiên cứu về quản lý nhà nước, trong đó có quản lý nhà nước về tôn

giáo, tác giả nhận thấy sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà

nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài tại khu vực Đông Nam Bộ” bởi

những lý do sau:

Một là, quản lý nhà nước về tôn giáo nói chung, đối với hoạt động

của đạo Cao Đài nói riêng góp phần đảm bảo quyền tự do tôn giáo, tạo

điều kiện thuận lợi để đạo Cao Đài phát triển trong giai đoạn hiện nay.

Với chính sách đổi mới, mở cửa và tự do tín ngưỡng, tôn giáo của

Đảng, Nhà nước ta, nhất là sau khi Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo ra đời2

(hiện đã được thay thế bằng Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016), sinh

hoạt của các chức sắc, tín đồ tôn giáo trên cả nước đã dần có những

chuyển biến tích cực, ổn định, đi vào nền nếp, tuân thủ chính sách, pháp

luật. Quản lý xã hội là chức năng cơ bản nhất của nhà nước, trong khi đó

tôn giáo lại là một bộ phận cấu thành xã hội. Việc triển khai, thực hiện các

chức năng của nhà nước là nhằm hướng tới các mục tiêu mong muốn của

nhà nước, đó là những vấn đề nhà nước phải thực hiện trong một thời kỳ,

giai đoạn nhất định để đáp ứng nhu cầu thực tiễn của xã hội.

Quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài trước hết phải

đảm bảo được quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của chức sắc, tín đồ, đảm

bảo cho các hoạt động của đạo Cao Đài được diễn ra bình thường theo quy

định của pháp luật. Tôn giáo thuộc lĩnh vực tinh thần, là nhu cầu của một

bộ phận nhân dân, đang và sẽ cùng tồn tại với sự phát triển của xã hội loài

người, Nhà nước ta luôn khẳng định và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng,

tôn giáo, coi đó là quyền cơ bản của công dân.

pdf 207 trang kiennguyen 20/08/2022 7941
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo cao đài tại khu vực Đông Nam Bộ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo cao đài tại khu vực Đông Nam Bộ

Luận án Quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo cao đài tại khu vực Đông Nam Bộ
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ 
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA 
 TRẦN NGỌC MAI 
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG 
CỦA ĐẠO CAO ĐÀI TẠI KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ QUẢN LÝ CÔNG 
HÀ NỘI, 2021 
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ 
 HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA 
TRẦN NGỌC MAI 
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG 
CỦA ĐẠO CAO ĐÀI TẠI KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ 
 Chuyên ngành: Quản lý công 
 Mã số: 9 34 04 03 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG 
 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 
 1. TS. TRẦN TRỌNG ĐỨC 
 2. PGS, TS. PHAN QUANG THỊNH 
 HÀ NỘI, 2021 
 LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng cá nhân 
tôi. Các thông tin, số liệu được trình bày trong luận án trung thực và có nguồn 
gốc rõ ràng.Việc sử dụng, trích dẫn tư liệu của một số công trình nghiên cứu đã 
công bố khi đưa vào luận án được thực hiện đúng theo quy định. Kết quả nghiên 
cứu khoa học của luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào. 
 Hà Nội, tháng 12 năm 2021 
 TÁC GIẢ 
 Trần Ngọc Mai 
LỜI CẢM ƠN 
Để hoàn thành luận án “Quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao 
Đài tại khu vực Đông Nam Bộ”, nghiên cứu sinh đã nhận được rất nhiều sự quan 
tâm, hướng dẫn, chia sẻ và giúp đỡ của các nhà khoa học, Thầy, Cô giáo, nhà 
quản lý và nhiều tổ chức, cá nhân. 
Với tình cảm trân thành, nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc 
tới Quý Thầy, Cô là giảng viên Học viện Hành chính quốc gia, Khoa Quản lý nhà 
nước về xã hội và đặc biệt là TS. Trần Trọng Đức và PGS, TS. Phan Quang Thịnh, 
những người Thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập 
và nghiên cứu để hoàn thành luận án. 
Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của Ban Giám đốc Học viện 
Hành chính quốc gia, lãnh đạo Ban Quản lý đào tạo Sau đại học, Khoa Quản lý 
nhà nước về xã hội, Vụ Cao Đài - Ban Tôn giáo Chính phủ; Ban Tôn giáo, Ban 
Tôn giáo – Dân tộc tại các địa phương thuộc khu vực Đông Nam Bộ đã tạo mọi 
điều kiện để tác giả hoàn thành luận án. 
Mặc dù luận án đã được triển khai nghiên cứu nghiêm túc và khoa học, bản 
thân nghiên cứu sinh đã có nhiều nỗ lực và cố gắng nhưng sẽ không thể tránh 
được những thiếu sót. Nghiên cứu sinh rất mong nhận được những ý kiến chỉ dẫn, 
đóng góp của Quý Thầy, Cô, các nhà khoa học, nhà quản lý và bạn bè, đồng 
nghiệp để hoàn thiện luận án. 
Tác giả luận án chân thành cảm ơn! 
 Hà Nội, tháng 12 năm 2021 
TÁC GIẢ 
Trần Ngọc Mai 
MỤC LỤC 
 Trang 
MỞ ĐẦU 1 
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 10 
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 10 
1.2. 
Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu và những vấn đề luận 
án cần giải quyết 
24 
CHƯƠNG 2 
CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT 
ĐỘNG CỦA ĐẠO CAO ĐÀI 
29 
2.1. Khái quát về đạo Cao Đài 29 
2.2. Lý luận quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài 39 
2.3. 
Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước đối với 
hoạt động của đạo Cao Đài 
54 
2.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động của tôn giáo 62 
CHƯƠNG 3 
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠO CAO ĐÀI VÀ QUẢN 
LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠO CAO ĐÀI 
TẠI KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ 
74 
3.1. 
Đặc điểm và thực trạng hoạt động của đạo Cao Đài tại khu vực 
Đông Nam Bộ 
74 
3.2. 
Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài 
tại khu vực Đông Nam Bộ 
86 
3.3 Nhận xét, đánh giá 107 
CHƯƠNG 4 
PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP TIẾP TỤC HOÀN THIỆN 
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠO 
CAO ĐÀI TẠI KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ 
115 
4.1. 
Dự báo xu hướng hoạt động của đạo Cao Đài tại khu vực Đông 
Nam Bộ 
115 
4.2. 
Quan điểm, phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với 
hoạt động của đạo Cao Đài tại khu vực Đông Nam Bộ 
120 
4.3. Giải pháp 128 
4.4. Một số kiến nghị 152 
KẾT LUẬN 156 
 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 
DANH MỤC BẢNG 
 Trang 
Bảng 2.1. 
Thống kê số lượng chức sắc, chức việc đạo Cao Đài tại 
Đông Nam Bộ 
35 
Bảng 3.1. 
Thông tin các khóa đào tạo chức sắc, chức việc theo hình 
thức lớp Hạnh đường 
81 
Bảng 3.2. Mô hình quản lý nhà nước về tôn giáo hiện nay 90 
Bảng 3.3. 
Kết quả điều tra xã hội học về các nội dung nội dung liên 
quan quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài 
hiện nay (câu hỏi dành cho cán bộ, công chức) 
92 
Bảng 3.4. 
Đánh giá của chức sắc, tín đồ về một số vấn đề liên quan đến 
quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài (câu hỏi 
dành cho chức sắc, tín đồ đạo Cao Đài) 
103 
Bảng 4.1. 
Kết quả điều tra xã hội học “Dự báo về hoạt động của đạo 
Cao Đài trong thời gian tới” (câu hỏi dành cho chức sắc, tín 
đồ) 
117 
Bảng 4.2. 
Kết quả điều tra xã hội học về sự cần thiết thay đổi cơ cấu 
bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo (câu 
hỏi dành cho cán bộ, công chức) 
133 
Bảng 4.3. 
Kết quả điều tra xã hội học về những nội dung chức sắc, tín 
đồ muốn được tuyên truyền, phổ biến (câu hỏi dành cho 
chức sắc, tín đồ) 
137 
1 
PHẦN MỞ ĐẦU 
1. Tính cấp thiết của đề tài 
Đạo Cao Đài là một tôn giáo nội sinh độc đáo, ra đời vào năm 1926 
tại Tây Ninh và nhanh chóng trở thành một tôn giáo lớn ở Việt Nam (hiện 
nay có hơn 2 triệu tín đồ, khoảng 30.000 tín đồ ở nước ngoài chủ yếu là 
Hoa Kỳ, Úc, Châu Âu). Đạo Cao Đài phát triển mạnh ở các tỉnh miền Đông 
Nam Bộ và một số tỉnh miền Tây Nam Bộ như Tiền Giang, Bến Tre, Long 
An Hiện nay, các tỉnh miền Đông Nam Bộ có khoảng 655.967 tín đồ đạo 
Cao Đài, 3.774 chức sắc, khoảng 10.922 chức việc với 286 cơ sở thờ tự. Có 
thể nói rằng, đạo Cao Đài là tôn giáo có số lượng chức sắc, chức việc 
“hùng hậu”. 
Sau khi được Nhà nước công nhận là tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín 
đồ đạo Cao Đài vui mừng, phấn khởi, tin tưởng vào chính sách tôn giáo của 
Đảng và Nhà nước, yên tâm sinh hoạt tôn giáo và tích cực tham gia các 
phong trào ở địa phương. Các hệ phái Cao Đài tập trung xây dựng, củng cố 
tổ chức Giáo hội mới theo mô hình hai cấp; không sử dụng cơ bút; xây 
dựng hiến chương, đường hướng hoạt động gắn bó với dân tộc trên cơ sở 
kế thừa truyền thống của đạo và phù hợp với tinh thần đất nước. Là một tôn 
giáo nội sinh, đạo Cao Đài được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước 
nghiên cứu với nhiều góc độ khác nhau như tôn giáo học, lịch sử, tâm lý... 
Qua nghiên cứu về quản lý nhà nước, trong đó có quản lý nhà nước về tôn 
giáo, tác giả nhận thấy sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà 
nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài tại khu vực Đông Nam Bộ” bởi 
những lý do sau: 
Một là, quản lý nhà nước về tôn giáo nói chung, đối với hoạt động 
của đạo Cao Đài nói riêng góp phần đảm bảo quyền tự do tôn giáo, tạo 
điều kiện thuận lợi để đạo Cao Đài phát triển trong giai đoạn hiện nay. 
Với chính sách đổi mới, mở cửa và tự do tín ngưỡng, tôn giáo của 
Đảng, Nhà nước ta, nhất là sau khi Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo ra đời 
2 
(hiện đã được thay thế bằng Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016), sinh 
hoạt của các chức sắc, tín đồ tôn giáo trên cả nước đã dần có những 
chuyển biến tích cực, ổn định, đi vào nền nếp, tuân thủ chính sách, pháp 
luật. Quản lý xã hội là chức năng cơ bản nhất của nhà nước, trong khi đó 
tôn giáo lại là một bộ phận cấu thành xã hội. Việc triển khai, thực hiện các 
chức năng của nhà nước là nhằm hướng tới các mục tiêu mong muốn của 
nhà nước, đó là những vấn đề nhà nước phải thực hiện trong một thời kỳ, 
giai đoạn nhất định để đáp ứng nhu cầu thực tiễn của xã hội. 
Quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài trước hết phải 
đảm bảo được quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của chức sắc, tín đồ, đảm 
bảo cho các hoạt động của đạo Cao Đài được diễn ra bình thường theo quy 
định của pháp luật. Tôn giáo thuộc lĩnh vực tinh thần, là nhu cầu của một 
bộ phận nhân dân, đang và sẽ cùng tồn tại với sự phát triển của xã hội loài 
người, Nhà nước ta luôn khẳng định và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, 
tôn giáo, coi đó là quyền cơ bản của công dân. 
Hai là, khu vực Đông Nam Bộ là cái nôi của đạo Cao Đài cả nước, 
với số lượng chức sắc, chức việc và tín đồ lớn. 
Đạo Cao Đài ra đời tại tỉnh Tây Ninh, từ đó phát triển thành nhiều hệ 
phái khác nhau ở các địa phương trong cả nước. Số lượng chức sắc, chức 
việc và tín đồ đạo Cao Đài ở Đông Nam Bộ chiếm khoảng 1/4 của cả nước 
với 11 hệ phái, trong đó Cao Đài Tây Ninh là hệ phái lớn nhất hiện nay 
(đặc biệt, tỉnh Tây Ninh có gần 1/2 dân số toàn tỉnh theo đạo Cao Đài). 
Chính vì có số lượng chức sắc, tín đồ, cơ sở thờ tự đông đảo, nên đạo Cao 
Đài tại khu vực Đông Nam Bộ trở thành một trong những đối tượng quản 
lý rất đặc biệt. 
Ba là, hoạt động của đạo Cao Đài tại Đông Nam Bộ diễn ra đa 
dạng, phong phú và đi vào nề nếp, tuy nhiên vẫn tồn tại những hoạt động vi 
phạm pháp luật về tôn giáo. 
3 
Với tư cách là một hiện tượng thuộc thượng tầng kiến trúc, tôn giáo 
tác động mạnh mẽ, vừa tích cực, vừa tiêu cực đến các lĩnh vực của đời sống 
xã hội. Cũng như các tôn giáo khác, đạo Cao Đài có nhiều hoạt động để 
phát triển tôn giáo như truyền đạo, sinh hoạt tôn giáo theo giáo luật, lễ 
nghi, các hoạt động quản đạo như công cử, bổ nhiệm chức sắc, xây dựng cơ 
sở thờ tự... Có những sinh hoạt tôn giáo thu hút hàng vạn lượt người tham 
gia như Lễ Yến Diêu trì cung, Lễ Thượng Ngươn... Tuy nhiên, trong quá 
trình giúp đỡ các hệ phái Cao Đài xây dựng lại tổ chức, một trong những 
vấn đề đặc biệt khó khăn đó là hoạt động của các nhóm ly khai, chống đối 
giáo hội, có âm mưu thành lập Hội thánh riêng, ngoài ra còn có việc tổ 
chức sinh hoạt tôn giáo, xây, sửa cơ sở thờ tự không đăng ký, hoạt động mê 
tín dị đoan... vi phạm các quy định của pháp luật, thậm chí là hoạt động lợi 
dụng đạo Cao Đài xâm phạm an ninh, trật tự của các đối tượng chống đối. 
Bốn là, quản lý nhà nước về tôn giáo nói chung, quản lý nhà nước 
đối với hoạt động của đạo Cao Đài tại Đông Nam Bộ nói riêng còn một số 
hạn chế nhất định. 
Thực hiện theo tinh thần Thông báo số 34-TB/TW ngày 14/11/1992 
của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam thông báo ý kiến 
của Ban Bí thư về chủ trương công tác đối với đạo Cao Đài, Nghị quyết số 
25-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX 
về công tác tôn giáo, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016, quản lý nhà 
nước đối đạo Cao Đài đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, trong 
thực tiễn, tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khu vực Đông Nam 
Bộ, quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài có những bất cập, 
hạn chế cần được khắc phục. 
Theo Thông báo số 41/TB-TGCP về kết luận Hội nghị tổng kết 15 
năm công tác quản lý nhà nước đối với đạo Cao Đài, quản lý nhà nước đối 
với đạo Cao Đài có một số hạn chế như: việc xây dựng lại tổ chức giáo hội 
thời gian đầu nặng về hành chính, làm cho chức sắc, tín đồ không thỏa 
4 
mãn; sau khi công nhận về tổ chức giáo hội, các cấp chính quyền chưa chủ 
động hướng dẫn, giúp đỡ các Hội thánh hoạt động theo hiến chương, đường 
hướng hành đạo dẫn đến một số Hội thánh lúng túng trong điều hành đạo 
sự; Việc phối hợp và phân cấp quản lý nhà nước chưa thống nhất, cụ thể 
nên còn lúng túng, đôi lúc c ... à 
204 phiếu (trong đó có 75 phiếu được phát ở Tây Ninh, 41 phiếu ở Thành phố Hồ 
Chí Minh, 22 phiếu ở Bình Phước, 22 phiếu ở Đồng Nai, 31 phiếu ở Bà Rịa – 
Vũng Tàu, 13 phiếu ở Bình Dương), kết quả khảo sát như sau: 
Trong ô là kết quả của các phiếu điều tra và tỉ lệ % (ở trong ngoặc đơn) so 
với tổng số phiếu. 
Ví dụ: Kết quả của câu hỏi số 2 “Anh/Chị hiện là:”, đáp án “Cao Đài Tây 
Ninh” ô “chức sắc” có 13 phiếu chọn, chiếm tỉ lệ 6,3% tổng số phiếu. 
2. Quý Ông/Bà hiện là: Chức sắc 
Chức 
việc 
Tín đồ Tổng 
- Cao Đài Tòa thánh Tây Ninh 
13 
(6,3%) 
09 
(4,4%) 
82 
(41,3%) 
104 
(50,9%) 
- Cao Đài Tiên thiên 
01 
(1,9%) 
01 
(0,4%) 
12 
(5,8%) 
17 
(8,3%) 
- Cao Đài Ban chỉnh đạo 
02 
(0,8%) 
02 
(0,8%) 
25 
(12,2%) 
23 
(11,2%) 
- Hệ phái khác (ghi cụ thể): 
07 
(3,4%) 
03 
(1,2%) 
44 
(21,5%) 
54 
(29,6%) 
Tổng: 
26 
(12,7%) 
15 
(7,3%) 
163 
(80%) 
204 
(100%) 
3. Trình độ học vấn hiện nay của Quý Ông/Bà là gì? 
- Lớp 1 đến tốt nghiệp lớp 9 
02 
(0,8%) 
- Lớp 10 đến tốt nghiệp lớp 
12 
82 
(40,7%) 
- Trung cấp 
69 
(33,8%) 
- Đại học, cao đẳng 
48 
(23,5%) 
- Thạc sĩ 
03 
(1,2%) 
- Tiến sĩ 
0 
(0%) 
4. Quý Ông/Bà đã tu học ở đâu? 
- Trong nước 
204 
(100%) 
- Ngoài nước 
0 
(0%) 
- Cả hai 
0 
(0%) 
Mẫu phiếu 02 
5. Quý Ông/Bà có thường xuyên đến cơ quan nhà nước để làm các thủ tục 
liên quan đến tôn giáo không? 
- Thường 
xuyên 
0 
(0%) 
- Không 
thường xuyên 
08 
(3,9%) 
- Ít khi 
20 
(9,8%) 
- Chưa 
từng 
176 
(86,3%) 
6. Đánh giá mức độ hiểu biết về đạo 
Cao Đài của Anh/Chị? 
Tốt Khá 
Trung 
bình 
Chưa rõ 
Không 
biết 
- Giáo lý của đạo Cao Đài 0 
(0%) 
12 
(5,8%) 
174 
(85,4%) 
18 
(8,8%) 
0 
(0%) 
- Giáo luật, hệ thống lễ nghi 0 
(0%) 
12 
(5,8%) 
170 
(83,5%) 
22 
(10,7%) 
0 
(0%) 
- Hệ thống chức sắc, chức việc, mô 
hình tổ chức 
0 
(0%) 
7 
(3,4%) 
98 
(48%) 
99 
(48,6%) 
0 
(0%) 
- Lịch sử của đạo Cao Đài 0 
(0%) 
11 
(5,3%) 
114 
(56%) 
69 
(33,8%) 
10 
(4,9%) 
- Hoạt động đào tạo của đạo Cao Đài 0 
(0%) 
7 
(3,4%) 
32 
(15,6%) 
157 
(77,1%) 
08 
(3,9%) 
- Âm nhạc, kiến trúc, kinh sách, hội 
họa... 
0 
(0%) 
9 
(4,4%) 
145 
(71,2%) 
39 
(19,1%) 
11 
(5,3%) 
7. Quý Ông/Bà cho biết một số đánh giá 
về: 
Tốt khá 
Trung 
bình 
Chưa 
tốt 
- Trình độ, kiến thức pháp luật của công 
chức làm công tác tôn giáo tại địa phương 
101 
(49,6%) 
64 
(31,3%) 
31 
(15,2%) 
08 
(3,9%) 
- Sự am hiểu của công chức làm công tác tôn 
giáo về đạo Cao Đài 
82 
(40,1%) 
97 
(47,9%) 
23 
(11,2%) 
02 
(0,8%) 
- Thái độ làm việc của công chức làm công 
tác tôn giáo 
88 
(43,1%) 
100 
(49,2%) 
12 
(5,8%) 
04 
(1,9%) 
- Cơ sở vật chất, trụ sở làm việc của công 
chức làm công tác tôn giáo 
141 
(69,2%) 
61 
(30%) 
02 
(0,8%) 
0 
(0%) 
- Chất lượng của các buổi tuyên truyền chủ 
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của 
Nhà nước về tôn giáo tại địa phương 
87 
(42,8%) 
50 
(24,5%) 
66 
(32,3%) 
01 
(0,4%) 
8. Quý Ông/Bà có thường xuyên trao đổi, bày tỏ nguyện vọng với công chức 
làm công tác tôn giáo không? 
- Thường 
xuyên 
0 
(0%) 
- Thỉnh 
thoảng 
30 
(14,7%) 
- Ít 
khi 
33 
(16,1%) 
- Chưa 
bao giờ 
141 
(69,2%) 
Mẫu phiếu 02 
9. Quý Ông/Bà có thường xuyên dự cuộc tuyên truyền chủ trương của Đảng, 
pháp luật của Nhà nước về tôn giáo không? 
- Thường 
xuyên 
08 
(3,9%) 
- Thỉnh 
thoảng 
49 
(24%) 
- Ít 
khi 
31 
(15,1%) 
- Chưa bao 
giờ 
116 
(57%) 
10. Theo Quý Ông/Bà, kiến thức, kỹ năng của cán bộ tập huấn, bồi dưỡng 
như thế nào? 
- Tốt 
37 
(18,1%) 
- Khá 
152 
(74,6%) 
- Trung 
bình 
15 
(7,3%) 
- Chưa tốt 
0 
(0%) 
11. Đánh giá nội dung tuyên truyền chủ 
trương của Đảng, chính sách pháp luật 
của Nhà nước về tôn giáo tại địa phương? 
Hấp dẫn 
Bình 
thường 
Không 
hấp 
dẫn 
Chưa 
tuyên 
truyền 
- Các nghị quyết của Đảng về tôn giáo 01 
(0,4%) 
77 
(37,7%) 
07 
(3,4%) 
119 
(58,5) 
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo 02 
(0,8%) 
79 
(38,7%) 
02 
(0,8%) 
121 
(59,7%) 
- Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo 01 
(0,4%) 
52 
(25,4%) 
09 
(4,4%) 
142 
(69,8%) 
- Thủ tục hành chính trên lĩnh vực tôn giáo 0 
(0%) 
11 
(5,3%) 
13 
(6,3%) 
180 
(88,4%) 
- Tình hình chính trị, thời sự trong nước, 
quốc tế 
33 
(16,1%) 
137 
(67,5%) 
02 
(0,8%) 
32 
(15,6%) 
- Công tác đạo sự của đạo Cao Đài 56 
(27,4%) 
117 
(42,8%) 
04 
(1,9%) 
57 
(27,9%) 
12. Đánh giá sự cần thiết phải nâng cao chất lượng việc tuyên truyền chủ 
trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về tôn giáo tại địa 
phương? 
- Rất cần thiết 
179 
(88,1%) 
- Cần thiết 
22 
(10,7%) 
- Không cần 
thiết 
03 
(1,2%) 
Mẫu phiếu 02 
13. Những nội dung Ông/Bà muốn được phổ 
biến trong các buổi tuyên truyền? 
Rất 
cần 
thiết 
Cần 
thiết 
Bình 
thường 
Không 
cần 
thiết 
- Các nghị quyết của Đảng về tôn giáo 12 
(5,8%) 
182 
(89,4%) 
05 
(2,4%) 
05 
(2,4%) 
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo 12 
(5,8%) 
182 
(89,4%) 
05 
(2,4%) 
05 
(2,4%) 
- Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo 17 
(8,3%) 
178 
(87,5%) 
07 
(3,4%) 
02 
(0,8%) 
- Thủ tục hành chính trên lĩnh vực tôn giáo 20 
(9,8%) 
179 
(82,2%) 
03 
(1,2%) 
02 
(0,8%) 
- Tình hình chính trị, thời sự trong nước, quốc 
tế 
20 
(9,8%) 
181 
(89%) 
03 
(1,2%) 
0 
(0%) 
- Công tác đạo sự của đạo Cao Đài 19 
(9,3%) 
182 
(89,4%) 
03 
(1,2%) 
0 
(0%) 
14. Thực tiễn giải quyết yêu cầu, đề nghị, nguyện vọng của đạo Cao Đài tại 
địa phương Ông/Bà hiện nay như thế nào ? 
- Sớm hơn thời gian quy định 07 
(3,4%) 
- Đôi lúc quá hạn 05 
(2,4%) 
- Đúng thời gian quy định 192 
(94,2%) 
- Thường xuyên quá hạn 0 
(0%) 
15. Cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo có thường xuyên đến thăm hỏi 
chức sắc, chức việc, tín đồ đạo Cao Đài tại cơ sở thờ tự không? 
- Thường xuyên 13 
(6,3%) 
- Ít khi 69 
(33,8%) 
- Thỉnh thoảng 122 
(59,1%) 
- Chưa bao giờ 02 
(0,8%) 
16. Đánh giá sự cần thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ công chức làm 
công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của tôn giáo nói chung và đạo 
Cao Đài nói riêng tại địa phương? 
- Rất cần thiết 
100 
(49%) 
- Cần thiết 
101 
(49,8%) 
- Không cần thiết 
03 
(1,2%) 
Mẫu phiếu 02 
17. Phương hướng nâng cao chất lượng đội ngũ 
công chức làm công tác quản lý nhà nước đối với 
hoạt động của tôn giáo nói chung và đạo Cao Đài 
nói riêng tại địa phương? 
Rất cần 
thiết 
Cần 
thiết 
Không 
cần 
thiết 
- Học tập, bồi dưỡng thêm kiến thức chuyên ngành về 
quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo 
117 
(57,3%) 
87 
(42,7%) 
0 
(0%) 
- Nâng cao trình độ lý luận chính trị 113 
(55,3%) 
89 
(43,9%) 
02 
(0,8%) 
- Nâng cao hiểu biết về tôn giáo nói chung, đạo Cao 
Đài nói riêng 
193 
(94,6%) 
11 
(5,4%) 
0 
(0%) 
- Nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học 16 
(7,8%) 
181 
(88,8%) 
07 
(3,4%) 
- Nâng cao kỹ năng giao tiếp 84 
(41,1%) 
120 
(58,9%) 
0 
(0%) 
18. Đánh giá hoạt động của chức sắc, chức việc, tín đồ đạo Cao Đài từ khi 
Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo có hiệu lực? 
- Tốt hơn trước 173 
(84,9%) 
- Vẫn như trước 30 
(14,7%) 
- Không tốt hơn trước 0 
(0%) 
- Chưa đủ thời gian đánh giá 01 
(0,4%) 
19. Ông/Bà thường liên hệ làm việc, bày 
tỏ nguyện vọng có liên quan đến tôn 
giáo với những cơ quan nào sau đây? 
Thường 
xuyên 
Không 
thường xuyên 
Chưa bao 
giờ 
- Ban Tôn giáo 40 (19,6%) 38 (18,6%) 126 (61,8%) 
- Công an 37 (16,6%) 41 (21,6%) 126 (61,8%) 
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 40 (19,6%) 32 (15,6%) 132 (64,8%) 
- Ban Dân vận 0 (0%) 10 (4,9%) 194 (95,1%) 
- Lực lượng Quân sự 02 (0,8%) 07 (3,4%) 195 (95,8%) 
- Ngành Thông tin và Truyền thông 02 (0,8%) 17 (8,3%) 185 (90,9%) 
- Ngành Xây dựng 13 (6,3%) 20 (9,8%) 171 (83,9%) 
- Ngành Văn hóa – Thể thao – Du lịch 08 (3,9%) 31 (15,1%) 165 (81%) 
Mẫu phiếu 02 
20. Đánh giá các hoạt động của đạo Cao Đài tại 
địa phương hiện nay 
Diễn ra 
nhiều 
Diễn ra 
ít 
Không 
có 
- Tổ chức các lễ hội 117 
(57,4%) 
87 
(42,6%) 
0 
(0%) 
- Đối ngoại, giao lưu với các tổ chức tôn giáo ở 
nước ngoài 
40 
(19,6%) 
116 
(56,9%) 
48 
(23,5%) 
- Xây dựng, sửa chữa cơ sở thờ tự 90 
(44,2%) 
77 
(37,7%) 
37 
(18,1%) 
- Hoạt động từ thiện, nhân đạo 152 
(74,6%) 
52 
(25,4%) 
0 
(0%) 
- Đào tạo chức sắc, chức việc, phát triển đạo 79 
(38,7%) 
121 
(59,4%) 
04 
(1,9%) 
- In ấn, xuất bản kinh sách 83 
(40,6%) 
104 
(51,1%) 
17 
(8,3%) 
21. Theo Anh/Chị, mức độ chức sắc, tín đồ nắm bắt quan điểm của Đảng, 
chính sách, pháp luật của Nhà nước như thế nào? 
- Tốt 
21 
(10,3%) 
- Khá 
166 
(81,4%) 
- Trung 
Bình 
17 
(8,3%) 
- Yếu 
0 
(0%) 
22. Những hoạt động tiêu cực tại địa phương hiện nay? Có Không 
- Kẻ xấu dụ dỗ chức sắc, tín đồ chuyển sang một tôn giáo khác 11 
(5,3%) 
193 
(94,7) 
- Lợi dụng đạo Cao Đài hoạt động mê tín, dị đoan 29 
(14,2%) 
175 
(85,8%) 
- Lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để trục lợi 32 
(15,6%) 
172 
(84,4%) 
- Lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chống phá Việt Nam 25 
(12,2%) 
179 
(87,8%) 
- Lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chia rẽ dân tộc 10 
(4,9%) 
194 
(95,1%) 
Mẫu phiếu 02 
23. Dự báo về công tác quản lý nhà nước đối 
với hoạt động của đạo Cao Đài trong thời 
gian tới 
Ngày 
càng 
hoàn 
thiện 
Vẫn như 
cũ 
Tệ hơn 
Không 
thể dự 
báo 
- Hệ thống chính sách, pháp luật 
171 
(84,1%) 
23 
(11,2%) 
02 
(0,8%) 
08 
(3,9%) 
- Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước 
145 
(71,2%) 
44 
(21,5%) 
07 
(3,4%) 
08 
(3,9%) 
- Trình độ, năng lực của công chức 
179 
(88,2%) 
20 
(9,8%) 
03 
(1,2%) 
02 
(0,8%) 
- Tính ổn định của đội ngũ công chức 
180 
(88,8%) 
18 
(8,8%) 
03 
(1,2%) 
03 
(1,2%) 
- Công tác phối hợp trong quản lý 
173 
(85%) 
21 
(10,2%) 
05 
(2,4%) 
05 
(2,4%) 
- Công tác tuyên truyền, vận động 
175 
(86%) 
17 
(8,3%) 
02 
(0,8%) 
10 
(4,9%) 
- Công tác thanh tra, kiểm tra 
181 
(89,1%) 
15 
(7,3%) 
03 
(1,2%) 
05 
(2,4%) 
- Chế độ, chính sách của đội ngũ công chức 
198 
(97,2%) 
01 
(0,4%) 
0 
(0%) 
05 
(2,4%) 
24. Dự báo về hoạt động của đạo Cao Đài 
trong thời gian tới 
Diễn ra 
nhiều 
hơn 
Diễn ra 
ít hơn 
Phức 
tạp hơn 
Tuân 
thủ pháp 
luật hơn 
- Việc tổ chức các lễ hội 190 
(93,5%) 
01 
(0,4%) 
02 
(0,8%) 
11 
(5,3%) 
- Đối ngoại, giao lưu với các tổ chức tôn giáo 
ở nước ngoài 
172 
(84,4%) 
0 
(0%) 
07 
(3,4%) 
25 
(12,2%) 
- Xây dựng, sửa chữa cơ sở thờ tự 188 
(92,3%) 
01 
(0,4%) 
09 
(4,4%) 
06 
(2,9%) 
- Hoạt động từ thiện, nhân đạo 197 
(96,6%) 
0 
(0%) 
0 
(0%) 
07 
(3,4%) 
- Đào tạo chức sắc, chức việc, phát triển đạo 185 
(91,3%) 
03 
(1,2%) 
03 
(1,2%) 
13 
(6,3%) 
- In ấn, xuất bản kinh sách 193 
(35,2%) 
01 
(0,4%) 
05 
(2,4%) 
05 
(2,4%) 
- Hoạt động của các đối tượng xấu, vi phạm 
pháp luật 
77 
(37,7%) 
82 
(40,3%) 
18 
(8,8%) 
27 
(13,2%) 
Tác giả xin chân thành cảm ơn! 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_hoat_dong_cua_dao_cao_dai_t.pdf
  • pdfTóm tắt tiếng Anh.pdf
  • pdfTóm tắt tiếng Việt.pdf
  • pdfTrang TT mới.pdf
  • pdfTrích yếu LA -.pdf