Luận án Tập trung ruộng đất trong phát triển nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Tập trung ruộng đất là vấn đề có tính quy luật về mối quan hệ sản xuất phù hợp trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong nông nghiệp. Theo đó, TTRĐ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cơ giới hóa, thủy lợi hóa, điện khí hóa vào sản xuất, thu hút đầu tư lớn của các doanh nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; góp phần ổn định chính trị, phát triển KT - XH, quốc phòng, an ninh của đất nước.
Nhận thức sâu sắc vai trò của TTRĐ, Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 31/10/2012, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI xác định: “Mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp phù hợp với điều kiện cụ thể từng vùng, từng giai đoạn để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tích tụ, tập trung đất đai, từng bước hình thành những vùng sản xuất hàng hóa lớn” [2, tr. 2]. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII tiếp tục khẳng định và bổ sung: “Phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn theo hướng hiện đại, vùng chuyên canh hàng hóa chất lượng cao” [32, tr. 241]. Như vậy, TTRĐ là bước đi cần thiết để mở rộng quy mô sản xuất, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ KHCN, hình thành vùng chuyên canh theo hướng SXNN hiện đại, chuyên môn hóa cao gắn với thị trường, tạo động lực thúc đẩy PTNN đã được khẳng định trong các nghị quyết của Đảng và cụ thể hóa thành chính sách, pháp luật Nhà nước.
Thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về TTRĐ, những năm qua tỉnh Hải Dương cơ bản hoàn thành DĐĐT; TTRĐ bằng cách thuê QSDĐ ngày càng phổ biến; TTRĐ để thực hiện liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ ngày càng đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, TTRĐ ở tỉnh Hải Dương còn một số hạn chế: TTRĐ bằng cách DĐĐT chưa giải quyết được tình trạng manh mún ruộng đất; TTRĐ bằng cách thuê QSDĐ thường không ổn định; TTRĐ để thực hiện liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ chưa bền vững. Vì vậy, PTNN ở tỉnh Hải Dương chưa phát huy tiềm năng, thế mạnh; chưa tạo được khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn cho xuất khẩu, cơ cấu SXNN còn bất cập, đời sống nông dân còn nhiều khó khăn.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Tập trung ruộng đất trong phát triển nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng nghiên cứu sinh. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2021 TÁC GIẢ LUẬN ÁN Hoàng Ngọc Hưởng MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ MỞ ĐẦU 5 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 10 1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài liên quan đến đề tài luận án 10 1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài luận án 16 1.3. Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình có liên quan đến đề tài luận án và những vấn đề đặt ra cần tập trung nghiên cứu 25 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẬP TRUNG RUỘNG ĐẤT TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH HẢI DƯƠNG VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 31 2.1. Những vấn đề chung về ruộng đất và tập trung ruộng đất trong phát triển nông nghiệp 31 2.2. Quan niệm, hình thức và các yếu tố tác động đến tập trung ruộng đất trong phát triển nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương 41 2.3. Kinh nghiệm tập trung ruộng đất trong phát triển nông nghiệp ở một số địa phương trong nước và bài học cho tỉnh Hải Dương 52 Chương 3: THỰC TRẠNG TẬP TRUNG RUỘNG ĐẤT TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH HẢI DƯƠNG 66 3.1. Khái quát tình hình phân bố, sử dụng đất nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương 66 3.2. Thành tựu, hạn chế tập trung ruộng đất trong phát triển nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương 69 3.3. Nguyên nhân của thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra cần tập trung giải quyết từ thực trạng tập trung ruộng đất trong phát triển nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương 94 Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TẬP TRUNG RUỘNG ĐẤT TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH HẢI DƯƠNG THỜI GIAN TỚI 111 4.1. Quan điểm tập trung ruộng đất trong phát triển nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương 111 4.2. Giải pháp tập trung ruộng đất trong phát triển nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương thời gian tới 118 KẾT LUẬN 154 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 156 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 158 PHỤ LỤC 171 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 1 Cánh đồng lớn CĐL 2 Công nghệ cao CNC 3 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH 4 Dồn điền đổi thửa DĐĐT 5 Hội đồng Nhân dân HĐND 6 Hợp tác xã HTX 7 Kết cấu hạ tầng KCHT 8 Khoa học công nghệ KHCN 9 Kinh tế - xã hội KT - XH 10 Nuôi trồng thủy sản NTTS 11 Phát triển nông nghiệp PTNN 12 Quyền sử dụng đất QSDĐ 13 Sản xuất nông nghiệp SXNN 14 Tập trung ruộng đất TTRĐ 15 Ủy ban Nhân dân UBND DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH TT Tên bảng Trang 1 Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2010 - 2020 ở tỉnh Hải Dương. 68 2 Bảng 3.2: Kết quả dồn điền đổi thửa ở tỉnh Hải Dương giai đoạn 2010 - 2016. 70 3 Bảng 3.3: Tình hình thuê quyền sử dụng đất trồng trọt ở tỉnh Hải Dương. 73 4 Bảng 3.4: Tình hình thuê quyền sử dụng đất để chăn nuôi ở tỉnh Hải Dương. 77 5 Bảng 3.5: Tình hình thuê quyền sử dụng để nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Hải Dương. 79 6 Bảng 3.6: Liên kết hình thành cánh đồng lớn ở tỉnh Hải Dương. 81 7 Bảng 3.7: Liên kết hình thành khu vực chăn nuôi tập trung ở tỉnh Hải Dương. 84 8 Bảng 3.8: Liên kết hình thành khu vực nuôi trồng thủy sản tập trung ở tỉnh Hải Dương. 86 9 Bảng 3.9: Diện tích đất giao thông, thủy lợi trước và sau dồn điền đổi thửa ở tỉnh Hải Dương giai đoạn 2010 - 2016. 89 10 Bảng 3.10: Một số nội dung chính sách đất đai làm hạn chế tập trung ruộng đất. 100 Tên hình 11 Hình 3.1: Tỷ lệ hộ nông dân cảm nhận lợi ích khi cho thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp. 96 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Tập trung ruộng đất là vấn đề có tính quy luật về mối quan hệ sản xuất phù hợp trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong nông nghiệp. Theo đó, TTRĐ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cơ giới hóa, thủy lợi hóa, điện khí hóa vào sản xuất, thu hút đầu tư lớn của các doanh nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; góp phần ổn định chính trị, phát triển KT - XH, quốc phòng, an ninh của đất nước. Nhận thức sâu sắc vai trò của TTRĐ, Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 31/10/2012, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI xác định: “Mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp phù hợp với điều kiện cụ thể từng vùng, từng giai đoạn để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tích tụ, tập trung đất đai, từng bước hình thành những vùng sản xuất hàng hóa lớn” [2, tr. 2]. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII tiếp tục khẳng định và bổ sung: “Phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn theo hướng hiện đại, vùng chuyên canh hàng hóa chất lượng cao” [32, tr. 241]. Như vậy, TTRĐ là bước đi cần thiết để mở rộng quy mô sản xuất, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ KHCN, hình thành vùng chuyên canh theo hướng SXNN hiện đại, chuyên môn hóa cao gắn với thị trường, tạo động lực thúc đẩy PTNN đã được khẳng định trong các nghị quyết của Đảng và cụ thể hóa thành chính sách, pháp luật Nhà nước. Thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về TTRĐ, những năm qua tỉnh Hải Dương cơ bản hoàn thành DĐĐT; TTRĐ bằng cách thuê QSDĐ ngày càng phổ biến; TTRĐ để thực hiện liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ ngày càng đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, TTRĐ ở tỉnh Hải Dương còn một số hạn chế: TTRĐ bằng cách DĐĐT chưa giải quyết được tình trạng manh mún ruộng đất; TTRĐ bằng cách thuê QSDĐ thường không ổn định; TTRĐ để thực hiện liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ chưa bền vững. Vì vậy, PTNN ở tỉnh Hải Dương chưa phát huy tiềm năng, thế mạnh; chưa tạo được khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn cho xuất khẩu, cơ cấu SXNN còn bất cập, đời sống nông dân còn nhiều khó khăn. Tập trung ruộng đất trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là vấn đề liên quan đến nhiều cấp, ngành, lĩnh vực, tổ chức, lực lượng nên thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học dưới những góc độ, phạm vi khác nhau. Nhưng đến nay chưa có công trình nghiên cứu đầy đủ và hệ thống về TTRĐ trong PTNN ở tỉnh Hải Dương. Do đó, nghiên cứu làm rõ lý luận, đánh giá thực trạng, đề xuất quan điểm, giải pháp phù hợp cho TTRĐ trong PTNN ở tỉnh Hải Dương là vấn đề cấp thiết. Với ý nghĩa đó, tác giả lựa chọn “Tập trung ruộng đất trong phát triển nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương” làm luận án tiến sĩ Kinh tế, chuyên ngành Kinh tế chính trị. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn TTRĐ trong PTNN ở tỉnh Hải Dương; trên cơ sở đó đề xuất quan điểm và giải pháp TTRĐ trong PTNN ở tỉnh Hải Dương thời gian tới. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau: Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến luận án, từ đó đề xuất những vấn đề luận án cần tập trung nghiên cứu. Làm rõ cơ sở lý luận về TTRĐ trong PTNN: xây dựng quan niệm trung tâm của luận án, xác định các hình thức, yếu tố tác động đến TTRĐ trong PTNN ở tỉnh Hải Dương. Nghiên cứu kinh nghiệm TTRĐ trong PTNN ở một số địa phương trong nước; từ đó rút ra bài học cho tỉnh Hải Dương. Đánh giá thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra cần giải quyết từ thực trạng TTRĐ trong PTNN ở tỉnh Hải Dương từ năm 2010 đến 2021 Đề xuất quan điểm và giải pháp TTRĐ trong PTNN ở tỉnh Hải Dương thời gian tới. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Tập trung ruộng đất trong phát triển nông nghiệp. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung: Nghiên cứu TTRĐ trong PTNN ở tỉnh Hải Dương trong các ngành trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản với các hình thức: DĐĐT đất nông nghiệp, thuê QSDĐ nông nghiệp, liên kết tổ chức SXNN. Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu TTRĐ trong PTNN ở tỉnh Hải Dương. Phạm vi thời gian: Các số liệu, tư liệu điều tra, khảo sát chủ yếu từ năm 2010 đến 2021. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về TTRĐ trong PTNN. Cơ sở thực tiễn Luận án nghiên cứu kinh nghiệm TTRĐ của một số địa phương trong nước; sử dụng tư liệu, số liệu điều tra, báo cáo thống kê của các Sở, Ban, ngành ở tỉnh Hải Dương, Thái Bình, Hà Nam, An Giang, Đồng Tháp và kế thừa có chọn lọc số liệu, kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học được công bố có liên quan đến luận án. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: Đây là phương pháp được sử dụng trong toàn bộ nội dung của luận án, nhằm xây dựng cơ sở lý luận, thực trạng, đề xuất quan điểm, giải pháp TTRĐ trong PTNN ở tỉnh Hải Dương. Phương pháp trừu tượng hóa khoa học: Sử dụng phương pháp này, luận án tập trung nghiên cứu 3 hình thức TTRĐ là: DĐĐT, thuê QSDĐ nông nghiệp, liên kết tổ chức SXNN. Phương pháp này áp dụng ở chương 2, chủ yếu làm rõ và phân tích quan niệm trung tâm của luận án; xác định các yếu tố tác động đến TTRĐ trong PTNN ở tỉnh Hải Dương. Đồng thời, cũng được sử dụng vào khảo cứu kinh nghiệm TTRĐ của một số địa phương trong nước để rút ra bài học cho tỉnh Hải Dương. Phương pháp lôgic - lịch sử: Được sử dụng ở chương 1, chương 2 và chương 3 của luận án nhằm nghiên cứu quá trình hình thành nhận thức về TTRĐ; hoạt động TTRĐ trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Phương pháp này cũng được sử dụng khi phân tích vai trò TTRĐ trong PTNN và khảo cứu kinh nghiệm của một số địa phương trong nước, nghiên cứu tổng quát TTRĐ ở tỉnh Hải Dương để đánh giá thực trạng. Phương pháp này còn được sử dụng ở chương 4 của luận án nhằm đảm bảo quá trình nghiên cứu, đề xuất quan điểm và giải pháp được logic, khoa học, sát thực tế của vấn đề nghiên cứu. Phương pháp phân tích - tổng hợp: Được sử dụng đánh giá thực trạng TTRĐ trong PTNN ở tỉnh Hải Dương ở chương 3; tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến luận án và khái quát kết quả chủ yếu của các công trình có liên quan đến luận án và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu ở chương 1; phương pháp phân tích, tổng hợp còn được sử dụng ở chương 4 để phân tích các quan điểm và giải pháp TTRĐ trong PTNN ở tỉnh Hải Dương thời gian tới. Phương pháp thống kê - so sánh: Được sử dụng tập trung ở chương 3 để tổng hợp số liệu từ các văn bản, báo cáo của các cơ quan quản lý Nhà nước, các công trình nghiên cứu có liên quan đến TTRĐ. Trên cơ sở các số liệu thu thập được, tác giả tiến hành so sánh để thấy được sự thay đổi ở giai đoạn trước và sau khi tiến hành TTRĐ để có những đánh giá khách quan về hoạt động này. 5. Những đóng góp mới của luận án Luận án đưa ra và luận giải quan niệm về TTRĐ trong PTNN ở tỉnh Hải Dương; đề xuất các tiêu chí đánh giá thực trạng TTRĐ trong PTNN ở tỉnh Hải Dương. Luận án đề xuất quan điểm, giải pháp TTRĐ trong PTNN ở tỉnh Hải Dương thời gian tới để TTRĐ đạt được mục tiêu đề ra. 6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án Về mặt lý luận Luận án bước đầu bổ sung, làm rõ hơn lý luận về TTRĐ trong PTNN; nâng cao hiệu quả quán triệt, thực thi đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp lu ... xã) Ban phát triển thôn Kinh phí chỉnh trang đồng ruộng (1tr/ha*50%) Tổng số 1 Huyện Bình Giang 150 240 538 3,820 4,748 5,536 10,284 2 Huyện Cẩm Giàng 120 270 597 1,233 2,220 5,294 7,514 3 Huyện Kinh Môn 150 375 622 2,060 3,207 8,653 11,860 4 Huyện Gia Lộc 150 315 591 1,675 2,731 6,445 9,175 5 Huyện Thanh Hà 100 60 70 298 528 513 1,041 6 Huyện Tứ Kỳ 150 405 673 4,530 5,758 6,809 12,567 7 Thị xã Chí Linh 150 270 742 2,817 3,979 2,636 6,615 8 Huyện Nam Sách 150 285 551 2,432 3,418 4,864 8,282 9 Huyện Kim Thành 150 300 465 1,656 2,571 5,403 7,973 10 Huyện Thanh Miện 150 285 482 4,293 5,210 6,569 11,779 11 Huyện Ninh Giang 150 420 605 4,455 5,630 8,187 13,817 CỘNG 1,570 3,225 5,936 29,269 40,000 60,906 100,906 Nguồn:[23], [57]. Phụ lục 10 Danh sách làng nghề, làng nghề truyền thống được Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hải Dương công nhận (tính đến 31/12/2019) TT Tên làng Làng nghề Làng nghề truyền thống Địa chỉ Năm công nhận 1 Làng giày da Nghĩa Hy x Xã Hoàng Diệu, huyện Gia Lộc 2004 2 Làng giày da Phong Lâm x Xã Hoàng Diệu, huyện Gia Lộc 2004 3 Làng đan mây tre Chằm x Xã Phương Hưng, huyện Gia Lộc 2004 4 Làng bún Đông Cận x Xã Tân Tiến, huyện Gia Lộc 2004 5 Làng bún Tam Dương x Xã Tân Tiến, huyện Gia Lộc 2004 6 Làng giày da Trúc Lâm x Xã Hoàng Diệu, huyện Gia Lộc 2006 7 Làng giày da Văn Lâm x Xã Hoàng Diệu, huyện Gia Lộc 2006 8 Làng mộc, thêu ren Làng Gạch x Xã Gia Hoà, huyện Gia Lộc 2007 9 Làng rèn, thêu ren Đồng Tái x Xã Thống Kênh, huyện Gia Lộc 2008 10 Làng mộc, Đức Đại x Thị trấn Gia Lộc, huyện Gia Lộc 2013 11 Làng gò tôn thôn Ngà x Xã Phương Hưng, huyện Gia Lộc 2013 12 Làng chiếu cói Thanh Kỳ x Xã An Thanh, huyện Tứ Kỳ 2004 13 Làng đan mây tre An Nhân x Thị trấn Tứ Kỳ, huyện Tứ Kỳ 2004 14 Làng thêu ren Nhũ Tỉnh x Xã Quang Khải, huyện Tứ Kỳ 2004 15 Làng thêu ren Xuân Nẻo x Xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ 2004 16 Làng thêu ren Ô Mễ x Xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ 2004 17 Làng thêu ren Nghi Khê x Xã Tân Kỳ, huyện Tứ Kỳ 2007 18 Làng thêu ren Lặc Dục x Xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ 2007 19 Làng mộc - thêu, ren Đồng Bình x Xã Dân Chủ, huyện Tứ Kỳ 2010 20 Làng Mộc An Lại x Xã Dân Chủ, huyện Tứ Kỳ 2011 21 Làng Thêu Ren La Xá x Xã Dân Chủ, huyện Tứ Kỳ 2011 22 Làng Rèn - Mộc Kiêm Tân x Xã Quảng Nghiệp, huyện Tứ Kỳ 2011 23 Làng bánh đa Hội Yên x Xã Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện 2004 24 Làng thừng rợ Nại Trì x Xã Ngũ Hùng, huyện Thanh Miện 2004 25 Làng đan tre Đan Giáp x Xã Thanh Giang, huyện Thanh Miện 2004 26 Làng mây giang xiên, bánh đa Đào Lâm x Xã Đoàn Tùng, huyện Thanh Miện 2006 27 Làng mây giang xiên, bánh đa Tào Khê x Xã Chi Lăng Bắc, huyện Thanh Miện 2006 28 Làng thêu tranh, móc sợi An Dương x Xã Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện 2008 29 Làng ghép trúc, thêu tranh La Ngoại x Xã Ngũ Hùng, huyện Thanh Miện 2008 30 Làng sản xuất CBNS Mạn Đê x Xã Nam Trung, huyện Nam Sách 2004 31 Làng đan tre, làm hương An Xá x Xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách 2004 32 Làng sản xuất hương Trực Trì x Xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách 2008 33 Làng sản xuất hương Đông Thôn x Xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách 2010 34 Làng Mộc Ngô Đồng x Xã Nam Hưng, huyện Nam Sách 2011 35 Làng Gốm Chu Đậu x Xã Thái Tân, huyện Nam Sách 2015 36 Làng nghề hương Tống Xá x Xã Thanh Quang, huyện Nam Sách 2018 37 Làng nghề trồng hoa cây cảnh Phù Liễn x Xã Hồng Phong, huyện Nam Sách 2019 38 Làng cơ khí Tráng Liệt x Xã Tráng Liệt, huyện Bình Giang 2004 39 Làng vàng bạc Châu Khê x Xã Thúc Kháng huyện Bình Giang 2004 40 Làng sản xuất đồ mộc Trại Như x Xã Bình Xuyên, huyện Bình Giang 2007 41 Làng lược Vạc x Xã Thái Học, huyện Bình Giang 2008 42 Làng gốm sứ Cậy x Xã Long Xuyên, huyện Bình Giang 2008 43 Làng mộc Phương Độ x Xã Hưng Thịnh, huyện Bình Giang 2008 44 Làng chế tác vàng bạc Lương Ngọc x Xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang 2010 45 Làng mộc Ngọc Mai x Xã Hưng Thịnh, huyện Bình Giang 2013 46 Làng nghề Chổi chít Lý Đỏ x Xã Tân Việt, huyện Bình Giang 2015 47 Làng mộc Đông Giao x Xã Lương Điền, huyện Cẩm Giàng 2004 48 Làng rượu Phú Lộc x Xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng 2004 49 Làng mộc Lê Xá x Xã Cẩm Phúc, huyện Cẩm Giàng 2010 50 Làng gỗ dân dụng và mỹ nghệ Ngọc Quyết x Xã Ngọc Liên, huyện Cẩm Giàng 2013 51 Làng mộc Cúc Bồ x Xã Kiến Quốc, huyện Ninh Giang 2004 52 Làng nấu rượu, thêu ren Văn Giang x Xã Văn Giang, huyện Ninh Giang 2007 53 Làng ươm tơ Hà Tràng x Xã Thăng Long, TX Kinh Môn 2004 54 Làng chế biến thực phẩm An Thuỷ x P. Hiến Thành, TX Kinh Môn 2006 55 Làng chế biến nông sản thực phẩm Tống Buồng x P. Thái Thịnh, TX Kinh Môn 2007 56 Làng chạm khắc đá Dương Nham x Xã Phạm Mệnh, TX Kinh Môn 2008 57 Làng chiếu cói Tiên Kiều x Xã Thanh Hồng, huyện Thanh Hà 2006 58 Làng dệt chiếu cói Nhan Bầu x Xã Thanh Hồng, huyện Thanh Hà 2010 59 Làng làm hương Dưỡng Thái Bắc x Xã Phúc Thành, huyện Kim Thành 2006 60 Làng mộc thôn Bắc x Xã Cổ Dũng, huyện Kim Thành 2008 61 Làng mộc Đức Minh x P. Thanh Bình, TP Hải Dương 2004 62 Làng bánh đa Lộ Cương x P. Tứ Minh, TP Hải Dương 2006 63 Làng mộc Nguyễn Xá x Xã Thạch Khôi, TP Hải Dương 2006 64 Làng sản xuất chổi chít Mật Sơn x P. Chí Minh, TP Chí Linh 2007 65 Làng SXVLXD không nung Trại Mới x P. Văn An, TP Chi Linh 2007 66 Làng SXVLXD không nung Làng Tường x P.Văn An, TP Chí Linh 2007 Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương - 2020. Phụ lục 11 Khu nuôi trồng thủy sản tập trung đã đi vào khai thác STT Tên khu Địa điểm Số hộ trong khu Số hộ tham gia liên kết Diện tích (ha) Sản lượng (tấn/năm) 1 Khu NTTS Tiên Động Xã Tiên Động, huyện Tứ Kỳ 143 21 55,41 440 2 Khu NTTS Vạn Phúc - An Đức - Hoàng Hạnh Xã Vạn Phúc - An Đức - Hoàng Hạnh, huyện Ninh Giang 385 45 124 945 3 Khu NTTS Đoàn Kết Xã Đoàn Kết, huyện Thanh Miện 112 29 56,27 460 4 Khu NTTS Thạch Lỗi Xã Thạch Lỗi, huyện Cẩm Giàng 140 30 52,7 350 5 Khu NTTS Minh Hòa Xã Minh Hòa, huyện Kinh Môn 196 32 92,2 670 6 Khu NTTS Đại Đức Xã Đại Đức, huyện Kim Thành 22 0 68 400 7 Khu NTTS Hùng Thắng Xã Hùng Thắng, huyện Bình Giang 145 31 52,2 300 Tổng 1.143 188 500,78 3.565 Nguồn: [59]. Phụ lục 12 Bố trí sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2010 - 2020 ở tỉnh Hải Dương TT Mục đích sử dụng Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020 Tổng diện tích sử dụng 103.208,04 98.000 95.859 I Đất sản xuất nông nghiệp 81.039,13 74.870,25 70.945,25 1 Đất trồng cây hàng năm 63.253,06 59.370,25 57.555 1.1 Đất lúa 61.789,65 58.000 55.000 1.2 Đất trồng cỏ dùng vào chăn nuôi 400 500 800 1.3 Đất trồng cây hàng năm khác 1.060,41 870,25 1.755 2 Đất trồng cây lâu năm 17.786,07 15.500 13.390,25 2.1 Đất trồng cây công nghiệp lâu năm 60 50 50 2.2 Đất trồng cây ăn quả lâu năm 14.026,07 14.000 13.000 2.3 Đất trồng cây lâu năm khác 3.700 1.450 340,25 II Đất lâm nghiệp 10.629,75 10.629,75 10.629,75 1 Đất rừng sản xuất 4.371,05 4.371,05 4.371,05 2 Đất rừng phòng hộ 4.718,39 4.718,39 4.718,39 3 Đất rừng đặc dụng 1.540,31 1.540,31 1.540,34 III Đất NTTS 10.828,69 11.500 12.500 IV Đất nông nghiệp khác 710,47 1.000 1.784 Nguồn:[17], [77]. Phụ lục 13 Hỗ trợ kinh phí thực hiện một số nội dung hỗ trợ TTRĐ giai đoạn 2010 - 2020 ở tỉnh Hải Dương TT HẠNG MỤC Năm 2010 - 2013 2014 - 2017 2018 - 2020 Quy mô Kinh phí hỗ trợ (trđ) Quy mô Kinh phí hỗ trợ (trđ) Quy mô Kinh phí hỗ trợ (trđ) 1. Phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với bao tiêu sản phẩm 9400 15,710 15,710 Vùng lúa hàng hóa 2.000ha 5.000 4.000ha 8.200 4.000ha 8.200 Vùng rau hàng hóa 500ha 3.100 1.000ha 5.410 1.000ha 5.410 Vùng cây ăn quả 200ha 1.300 400ha 2.100 400ha 2.100 2. Xây dựng hệ thống tưới tiên tiến tiết kiệm cho vùng sản xuất rau màu chuyên canh 100ha 4.000 100ha 4.000 100ha 4.000 3. Thuê đất để xây dựng vùng nguyên liệu 200ha 1.000 200ha 1.000 4 Xây dựng vùng sản xuất thâm canh cao 100ha 6.500 100ha 6.500 5 Chuyển đổi vùng chuyên canh lúa sang chuyên canh cây rau màu tập trung 600ha 5400 600ha 5.400 6 Xây dựng nhà màng, nhà lưới để sản xuất nông nghiệp CNC 6000m2 600m2 6000m2 600m2 7 Sản xuất nông nghiệp an toàn 1.138 6.435 6.435 7.1 Sản xuất theo quy trình VietGap 4.080 4.080 Sản xuất rau màu theo VietGap 100ha 1.300 200ha 1.960 200ha 1.960 Sản xuất trái cây theo VietGap 100ha 1.000 200ha 1.400 200ha 1.400 Cơ sở chăn nuôi theo VietGap 24 cơ sở 720 24 cơ sở 720 7.2 Sản xuất theo hướng hữu cơ 2.355 2.355 Sản xuất lúa theo hướng hữu cơ 50ha 275 100ha 405 100ha 405 Sản xuất rau màu theo hướng hữu cơ 50ha 575 100ha 975 100ha 975 Sản xuất trái cây theo hướng hữu cơ 50ha 280 100ha 975 100ha 975 8 Xây dựng cơ sở hạ tầng vùng NTTS tập trung 100ha 10.000 100ha 10.000 9 Xây dựng cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung 32 cơ sở 9.000 32 cơ sở 9.000 32 cơ sở 9.000 10 Xây dựng cơ sở bảo quản chế biến nông sản 1-2 cơ sở 5.000 1-2 cơ sở 5.000 1-2 cơ sở 5.000 11 Xây dựng cơ sở giết mổ gia súc gia cầm tập trung 1-2 cơ sở 1.000 1-2 cơ sở 1.000 1-2 cơ sở 1.000 Tổng 2.953,8 58.145 58.145 Nguồn: [55], [59], [80]. Phụ lục 14 Diện tích đất nông nghiệp tỉnh Hải Dương phân theo đơn vị hành chính đến năm 2021 (Đơn vị tính: ha) TT Mục đích sử dụng đất Diện tích Diện tích phân theo đơn vị hành chính cấp dưới trực thuộc T. phố Hải Dương T. phố Chí Linh Huyện Nam Sách Thị xã Kinh Môn Huyện Kim Thành Huyện Thanh Hà Huyện Cẩm Giàng Huyện Bình Giang Huyện Gia Lộc Huyện Tứ Kỳ Huyện Ninh Giang Huyện Thanh Miện Đất tự nhiên 166.838,50 11.168,20 28.292,77 11.100,55 16.533,55 11.506,21 14.071,80 11.011,85 10.614,51 9.971,14 16.539,24 13.683,19 12.345,49 1 Đất SXNN 98.611,71 4.144,94 19.844,39 6.384,59 9.577,88 5.450,21 7.645,62 5.414,57 6.537,60 6.130,99 10.898,12 8.666,77 7.916,03 1.1 Đất trồng lúa 53.518,05 2.640,97 5.276,22 3.910,17 5.634,17 3.822,50 1.511,74 3.370,43 4.713,76 4.352,78 6.375,91 6.014,11 5.895,29 1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 4.024,33 190,05 482,37 519,68 580,56 384,84 253,38 513,10 73,79 92,38 521,70 165,02 247,46 1.3 Đất trồng cây lâu năm 23.276,12 574,33 5.369,71 922,73 1.540,35 684,90 5.720,10 60,86 784,22 447,58 2.017,34 988,24 686,64 1.4 Đất NTTS 11.840,32 573,61 1.064,71 974,91 657,40 516,43 140,43 1.428,34 861,08 1.226,52 1.876,37 1.479,32 1.041,20 1.5 Đất rừng SX 2.682,41 2.372,98 309,43 1.6 Đất rừng phòng hộ 4.591,03 4.051,19 539,84 1.7 Đất rừng đặc dụng 1.214,28 1.203,91 10,37 2 Đất nông nghiệp khác 645,50 165,98 23,30 57,10 7,45 41,54 19,47 41,84 104,76 11,74 106,79 20,09 45,44 Nguồn: [81], [82], [83], [84], [85], [86], [87], [88], [89], [90], [91], [92]
File đính kèm:
- luan_an_tap_trung_ruong_dat_trong_phat_trien_nong_nghiep_o_t.doc
- 1 BIA LUAN AN - Hoang Ngoc Huong.doc
- 2 BÌA TÓM TẮT TIẾNG VIỆT - Hoang Ngoc Huong.doc
- 2 TÓM TẮT TIẾNG VIỆT - Hoang Ngoc Huong.doc
- 3 BÌA TÓM TẮT TIẾNG ANH - Hoang Ngoc Huong.doc
- 3 TÓM TẮT TIẾNG ANH - Hoang Ngoc Huong.doc