Luận án Tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo pháp luật tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay

Tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm có vai trò quan trọng

trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Đây là khâu mở đầu của quá

trình TTHS, có ý nghĩa to lớn, những thiếu sót trong hoạt động tiếp nhận, giải

quyết tố giác, tin báo về tội phạm có thể làm mất đi những thông tin, tài liệu,

chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội, mà không thể thu thập lại được, dẫn

đến HĐĐT khám phá tội phạm tiếp theo gặp nhiều khó khăn, thậm chí đi vào

bế tắc. Thực tiễn, trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2019 các cơ

quan có thẩm quyền đã tiếp nhận 949.416 tố giác, tin báo tội phạm, trong đó

đã giải quyết 866.140 tố giác, tin báo tội phạm, tỷ lệ giải quyết đạt 91,22%, từ

đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án

và phòng, chống tội phạm của các cơ quan chức năng. Bên cạnh kết quả đã

đạt được, thực tế cũng phản ánh rằng công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin

báo về tội phạm vẫn còn những hạn chế, thiếu sót, bất cập, còn tình trạng bỏ

lọt thông tin về tội phạm điều này có thể dẫn tới bỏ lọt tội phạm; cơ quan, tổ

chức, công dân chưa phát huy hết hiệu quả cũng như trách nhiệm của mình

trong việc tố giác, cung cấp thông tin về tội phạm; cơ quan có thẩm quyền

trong tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm còn chưa chú trọng đến

hoạt động này; cơ cấu tổ chức, quy trình tiếp nhận, giải quyết còn nhiều yếu

kém, chưa đồng bộ, thống nhất và hiệu quả, nguồn lực dành do hoạt động này

cũng chưa được chú trọng đúng mức. Từ đó làm làm giảm hiệu quả công tác

tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm.

pdf 180 trang kiennguyen 8000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo pháp luật tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo pháp luật tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay

Luận án Tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo pháp luật tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay
 VIỆN HÀN LÂM 
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM 
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI 
LÊ VĂN THÀNH 
TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT TỐ GIÁC, TIN BÁO 
VỀ TỘI PHẠM THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ Ở 
VIỆT NAM HIỆN NAY 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC 
HÀ NỘI - 2021 
 VIỆN HÀN LÂM 
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM 
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI 
LÊ VĂN THÀNH 
TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT TỐ GIÁC, TIN BÁO 
VỀ TỘI PHẠM THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ Ở 
VIỆT NAM HIỆN NAY 
 Ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự 
 Mã số: 9.38.01.04 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC 
 Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Võ Khánh Vinh 
HÀ NỘI - 2021 
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng 
tôi; các số liệu, tư liệu được sử dụng trong Luận án là trung 
thực, có xuất xứ rõ ràng; những phát hiện đưa ra trong Luận án 
là kết quả nghiên cứu của chính tác giả. 
 TÁC GIẢ 
 LÊ VĂN THÀNH 
MỤC LỤC 
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN................................................................................. 8 
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ...................................................... 8 
1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án ........ 26 
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .............................................................................. 29 
Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TIẾP NHẬN, GIẢI 
QUYẾT TỐ GIÁC, TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM ......................................... 30 
2.1. Khái niệm, cơ sở pháp lý, nguyên tắc, chủ thể, nhiệm vụ, trình 
tự, thủ tục, mối quan hệ phối hợp và kiểm sát tiếp nhận, giải quyết 
tố giác, tin báo về tội phạm ................................................................... 30 
2.2. Những yếu tố cơ bản tác động đến tiếp nhận, giải quyết tố giác, 
tin báo về tội phạm ................................................................................ 59 
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................ 677 
Chương 3: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ 
VIỆT NAM VỀ TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT TỐ GIÁC, TIN BÁO 
VỀ TỘI PHẠM VÀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG ....................................... 68 
3.1. Khái quát quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về 
tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm ................................. 68 
3.2. Thực tiễn áp dụng các quy định về tiếp nhận, giải quyết tố giác, 
tin báo về tội phạm theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam .............. 83 
3.3. Nhận xét, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về tiếp nhận, 
giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm .................................................. 98 
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................ 113 
Chương 4: YÊU CẦU VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ 
TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT TỐ GIÁC, TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM 
TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM ....................... 114 
4.1. Yêu cầu nâng cao hiệu quả tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo 
về tội phạm trong giai đoạn hiện nay .................................................. 114 
4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin 
báo về tội phạm ................................................................................... 123 
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ............................................................................ 146 
KẾT LUẬN .................................................................................................. 148 
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ........ 150 
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 151 
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 165 
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN 
CAND Công an nhân dân 
CQĐT Cơ quan điều tra 
ĐTV Điều tra viên 
CBĐT Cán bộ điều tra 
HĐĐT Hoạt động điều tra 
KSV Kiểm sát viên 
NXB Nhà xuất bản 
TTHS Tố tụng hình sự 
TTLT Thông tư liên tịch 
VKS Viện kiểm sát 
XHCN Xã hội chủ nghĩa 
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 
Bảng 3.1: Số liệu tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm ............ 165 
Bảng 3.2: Số liệu tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm của 
Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, VKS .................................................... 166 
Bảng 3.3: Số liệu thống kê số tố giác, tin báo về tội phạm VKS hủy 
quyết định không khởi tố vụ án hình sự ............................................. 167 
Bảng 3.4: Số liệu thống kê số tố giác, tin báo tội phạm VKS yêu cầu hủy 
quyết định khởi tố vụ án hình sự ......................................................... 168 
Bảng 3.5: Số liệu thống kê số tố giác, tin báo về tội phạm VKS yêu cầu 
khởi tố vụ án hình sự ........................................................................... 169 
Bảng 3.6: Nguồn tố giác, tin báo về tội phạm .............................................. 170 
Bảng 3.7: Hình thức tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm ......................... 171 
Bảng 3.8: Thống kê các biện pháp cấp bách thường được sử dụng trong 
tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm ............................... 171 
Bảng 3.9: Thống kê số liệu các biện pháp sử dụng kiểm tra, xác minh tố 
giác, tin báo về tội phạm ..................................................................... 171 
Bảng 4.1: Thống kê tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật ...................... 174 
 1 
MỞ ĐẦU 
Tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm có vai trò quan trọng 
trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Đây là khâu mở đầu của quá 
trình TTHS, có ý nghĩa to lớn, những thiếu sót trong hoạt động tiếp nhận, giải 
quyết tố giác, tin báo về tội phạm có thể làm mất đi những thông tin, tài liệu, 
chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội, mà không thể thu thập lại được, dẫn 
đến HĐĐT khám phá tội phạm tiếp theo gặp nhiều khó khăn, thậm chí đi vào 
bế tắc. Thực tiễn, trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2019 các cơ 
quan có thẩm quyền đã tiếp nhận 949.416 tố giác, tin báo tội phạm, trong đó 
đã giải quyết 866.140 tố giác, tin báo tội phạm, tỷ lệ giải quyết đạt 91,22%, từ 
đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án 
và phòng, chống tội phạm của các cơ quan chức năng. Bên cạnh kết quả đã 
đạt được, thực tế cũng phản ánh rằng công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin 
báo về tội phạm vẫn còn những hạn chế, thiếu sót, bất cập, còn tình trạng bỏ 
lọt thông tin về tội phạm điều này có thể dẫn tới bỏ lọt tội phạm; cơ quan, tổ 
chức, công dân chưa phát huy hết hiệu quả cũng như trách nhiệm của mình 
trong việc tố giác, cung cấp thông tin về tội phạm; cơ quan có thẩm quyền 
trong tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm còn chưa chú trọng đến 
hoạt động này; cơ cấu tổ chức, quy trình tiếp nhận, giải quyết còn nhiều yếu 
kém, chưa đồng bộ, thống nhất và hiệu quả, nguồn lực dành do hoạt động này 
cũng chưa được chú trọng đúng mức. Từ đó làm làm giảm hiệu quả công tác 
tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm. 
Về mặt lý luận, cho đến nay cũng đã có nhiều công trình khoa học 
nghiên cứu cả trong và ngoài nước đề cập đến vấn đề này với các tiếp cận 
nghiên cứu ở nhiều phương diện, góc độ khác nhau, từ đó cũng đã làm rõ 
được nhiều vấn đề liên quan về mặt lý luận, pháp luật TTHS thực định và 
thực trạng áp dụng quy định về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội 
phạm ở các địa bàn, lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, phương pháp tiếp cận, 
 2 
phạm vi nghiên cứu khác nhau nêu nhiều vấn đề có liên quan đến tiếp nhận, 
giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm chưa được nghiên cứu một cách thấu 
đáo, đồng bộ ở nhiều chiều cạnh và trên phạm vi cả nước. Bên cạnh đó, các 
công trình nghiên cứu trước đây chủ yếu đánh giá dựa vào quy định của Bộ 
luật TTHS năm 1988 và Bộ luật TTHS năm 2003, chưa có công trình nào 
nghiên cứu chuyên sâu vấn đề này kể từ khi Bộ luật TTHS năm 2015 được 
ban hành, trong khi đó, Bộ luật TTHS năm 2015 có nhiều quy định mới về 
tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, những quy định này có tác 
động rất lớn đến công tác này, qua đó góp phần khắc phục những bất cập của 
quy định pháp luật trước đây, tuy nhiên, hiện nay thực tiễn thi hành Bộ luật 
TTHS năm 2015 đã bộc lộ nhiều bất nên cần phải nghiên cứu, tổng kết, đánh 
giá thực tiễn thi hành nội dung này để đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả 
tiếp nhận giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm là cấp thiết. 
Vì vậy, việc lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Tiếp nhận, giải quyết tố giác, 
tin báo về tội phạm theo pháp luật tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay” làm 
luận án tiến sĩ là cần thiết trên cả phương diện lý luận và thực tiễn. 
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 
2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án: Góp phần xây dựng và thống nhất 
nhận thức về lý luận, nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của pháp luật về tiếp 
nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo quy định của Bộ luật TTHS. 
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án: Để đạt được mục đích nghiên 
cứu của luận án, nhiệm vụ được xác định của luận án là: 
- Nghiên cứu, đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài 
nước có liên quan đến tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, từ đó 
rút ra những vấn đề cần tiếp tục tập trung nghiên cứu trong luận án; 
- Làm rõ những vấn đề lý luận về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo 
về tội phạm theo quy định của pháp luật TTHS Việt Nam như: Khái niệm tiếp 
 3 
nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm; các yếu tố tác động đến việc tiếp 
nhận, giải quyết, tố giác, tin báo về tội phạm trong TTHS; 
- Phân tích quy định của pháp luật TTHS Việt Nam về tiếp nhận, giải 
quyết tố giác, tin báo về tội phạm; 
- Khảo sát, tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng tiếp nhận, giải 
quyết tố giác, tin báo về tội phạm của các cơ quan có thẩm quyền theo quy 
định của Bộ luật TTHS trên các khía cạnh: Thực trạng tình hình, kết quả đạt 
được, những hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân; 
- Đưa ra các yêu cầu cần phải nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về 
tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và đề xuất các giải pháp 
nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin 
báo về tội phạm. 
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án 
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận trong và 
ngoài nước, pháp luật thực định, thực tiễn tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về 
tội phạm của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật TTHS Việt 
Nam. 
3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án 
- Về phạm vi nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu các quy định về 
tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm trong Bộ luật TTHS năm 
2003 và Bộ luật TTHS năm 2015 và thực tiễn tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin 
báo về tội phạm; 
- Phạm vi về chủ thể: CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành 
một số HĐĐT thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng; VKS có thẩm quyền tiếp 
nhận, giải quyết tố  ... thường vụ Quốc hội (2009), Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung 
một số điều của Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự, Hà Nội. 
105. Đào Trí Úc, Phạm Hữu Nghị (Đồng chủ biên), (2009), Xây dựng 
Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn hiện nay – Một số vấn 
đề lý luận và thực tiễn, NXB Bách Khoa, Hà Nội. 
106. Đào Nguyên Vũ (2017), Tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác về 
tội phạm, kiến nghị khởi tố theo quy định của pháp luật TTHS Việt Nam từ 
thực tiễn Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hưng Yên, Luận văn thạc sĩ, Học viện 
khoa học xã hội. 
107. Võ Khánh Vinh (2004), Bình luận khoa học Bộ luật TTHS, NXB 
Công an nhân dân, Hà Nội. 
108. Võ Khánh Vinh (2012), Bình luận khoa học Bộ luật TTHS, NXB 
Tư pháp, Hà Nội. 
109. Võ Khánh Vinh (2004), Về những xu hướng và nội dung cơ bản 
của chiến lược đấu tranh với tình hình tội phạm, Tạp chí Nhà nước và Pháp 
luật số 10, Hà Nội. 
110. Võ Khánh Vinh (2011), Xã hội học pháp luật: những vấn đề cơ 
bản, NXB Công an nhân dân, Hà Nội. 
 161 
111. Võ Khánh Vinh (2013), Luật học so sánh, NXB Khoa học xã hội, 
Hà Nội. 
112. Võ Khánh Vinh (1996), Tội phạm học, luật Hình sự, luật TTHS, 
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
113. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Báo cáo Tổng kết công tác của 
ngành Kiểm sát nhân dân các năm từ 2011 đến 2019, Hà Nội. 
114. Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Nội vụ (1984), Thông tư liên 
bộ số 01-TT/LB ngày 23/01/1984 Về quan hệ giữa hai ngành Kiểm sát và 
Công an trong công tác điều tra và kiểm sát điều tra, Hà Nội. 
115. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (1998), Bộ luật TTHS Canada, Bộ 
luật TTHS Hàn Quốc,Bộ luật TTHS Malaixia, Bộ luật TTHS Nhật Bản,Bộ luật 
TTHS Thái Lan, Hà Nội. 
116. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng 
(2005), Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP, ngày 
07/9/2005 về quan hệ phối hợp giữa CQĐT và Viện kiểm sát trong việc thực 
hiện một số quy định của Bộ luật TTHS năm 2003, Hà Nội. 
117. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2007), Số chuyên đề về Luật 
TTHS Cộng hòa liên bang Đức, Thông tin Khoa học Kiểm sát (5+6), Hà Nội. 
118. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2008), Số chuyên đề về “Viện 
kiểm sát/công tố một số nước trên thế giới” Thông tin Khoa học kiểm sát (1, 
2), Hà Nội. 
119. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2011), Số chuyên đề về Mô hình 
TTHS một số nước trên thế giới, Thông tin Khoa học kiểm sát (1,2), Hà Nội. 
120. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2008), Quy chế Công tác thực 
hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra 
các vụ án hình sự, ban hành kèm theo Quyết định số 07/2008/QĐ-VKSTC 
ngày 02/1/2008 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hà Nội. 
 162 
121. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2013), Hoàn thiện Bộ luật TTHS 
đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, Hội thảo khoa học, Hà Nội. 
122. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2015), Báo cáo số 11/BC-VKS 
ngày 19/01/2015 tổng kết thực tiễn 10 năm thi hành Bộ luật TTHS năm 2003, 
Hà Nội. 
123. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2015), Báo cáo tổng hợp kinh 
nghiệm TTHS của một số nước trên thế giới (Pháp, Đức, Anh, Hoa Kỳ, Nhật 
Bản, Nga, Trung Quốc), Hồ sơ dự án Bộ luật TTHS, Hà Nội. 
124. Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Viện khoa học kiểm sát (2002), 
Bộ Luật TTHS Liên Bang Nga. 
125. Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, Tội phạm học, Luật hình 
sự và luật TTHS Việt Nam, NXB chính trị quốc gia 1994. 
126. Viện Khoa học Kiểm sát, Bộ luật TTHS Hàn quốc. 
127. Viện Khoa học Kiểm sát, Bộ luật TTHS Canada. 
128. Viện Khoa học Kiểm sát, Bộ luật Bộ luật TTHS Nhật Bản. 
129. Viện Khoa học Kiểm sát, So sánh pháp luật TTHS Việt Nam và 
một số nước năm 2007. 
130. Vụ Pháp chế Bộ Công an (2014), Pháp luật Hoa kỳ về các biện 
pháp điều tra đặc biệt, Hà Nội. 
B. Tiếng Anh 
131. Allan Y. Jiao (2010), Controlling Corruption and Misconduct: A 
Comparative Examination of Police Practices in Hong Kong and New York, 
Asian Criminology5, Hong Kong, China. 
132. Charles T. Call (2002), Challenges in Police Reform: Promoting 
Effectiveness and Accountability, International Peace Academy, the United 
Nations, New York, USA. 
133. Department of Just (2000), Manual for compliance with the 
United nations convention against illicit traffic in narcotic drugs and 
psychotropic substances, New York, USA. 
 163 
134. Warren J. Sonne (2006), Criminal Investigation for the 
Professional Investigator port St. Lucie, Florida. 
135. Rodney L. Johnson (2012), Operation for receiving and 
processing information about the crime of Criminal Investigation Agency 
U.S.Army United States Naval Academy; Annapolis. 
136. Zhengzhi Zhidu (2012), The initial Investigation Xactivities of the 
criminal cases within the Jurisdiction of the criminal Investigation agency of 
Chinese People's Liberation Army, Nxb. nhân dân Thượng Hải. 
137. Lee Jung So, The characteristics on the Korean Prosecution 
system and the Prosecutor’s driect Investigation (nguồn: www.unafei.or.jp). 
C. Tiếng Nga 
138. A V. Grinenco (chủ biên) (2004),Giáo trình: Luật TTHS Liên bang 
Nga, NXB Norma, Mátxcova. 
139. Ильин Алексей Николаевич (Ilyin Alekcei Nikolaievich) (2009), 
Тактика предварительной проверки сообщения о преступлении (Chiến 
thuật kiểm tra ban đầu tin báo, tố giác về tội phạm),Luận án phó tiến sĩ luật 
học, Học viện quản lý Bộ Nội vụ Liên bang Nga. 
140. Аксенов Владимир Васильевич (2004), Проверка сообщения 
о преступлении как форма уголовно-процессуального доказывания 
(Kiểm tra tin báo, tố giác về tội phạm như hình thức chứng minh trong 
TTHS), Luận án phó tiến sĩ luật học, Trường Đại học tổng hợp Bộ Nội vụ 
Liên bang Nga. 
141. Яшин Василий Николаевич (1999), Предварительная проверка 
первичных материалов о преступлении (Kiểm tra sơ bộ các tài liệu ban 
đầu về tội phạm), Luận án Phó tiến sĩ luật học, Trường Đại học tổng hợp 
quốc gia Kuban. 
 165 
PHỤ LỤC 
BẢNG 3.1: SỐ LIỆU TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT TỐ GIÁC, TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM 
Năm Tổng số tin 
báo, tố giác 
tiếp nhận 
Tổng đã giải 
quyết 
Khởi tố vụ 
án hình sự 
Không khởi tố 
vụ án hình sự 
Tạm đình 
chỉ giải 
quyết 
Đang giải 
quyết 
Quá hạn 
(trong số 
đang giải 
quyết) 
2011 87.830 73.165 49.859 11.154 12.152 14.665 3.908 
2012 92.335 81.339 54.480 13.895 12.964 10.996 2.568 
2013 97.831 90.211 58.286 30.729 1.196 7.620 1.405 
2014 106.717 98.235 63.995 33.025 1.215 8.482 1.500 
2015 106.911 98.798 60.564 28.234 10.000 8.113 677 
2016 106.102 97.353 57.443 34.035 5.875 8.749 338 
2017 107.553 100.474 55.947 37.329 7.198 7.079 202 
2018 116.635 108.132 58.799 39.265 10.068 8.503 114 
2019 127.502 118.433 62.810 41.367 14.256 9.069 2.059 
Tổng 949.416 866.140 522.183 269.033 74.924 83.276 12.771 
Tỷ lệ 91,22% 55% 28,33% 7,89% 8,78% 1,34% 
Nguồn: Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, VKS nhân dân tối cao. 
 166 
Bảng 3.2: SỐ LIỆU TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT TỐ GIÁC, TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM CỦA BỘ CÔNG AN, 
BỘ QUỐC PHÒNG, VKS 
Năm Số đã tiếp nhận Số đã giải quyết 
Bộ Công an Bộ Quốc 
phòng 
VKS Bộ Công an Bộ Quốc 
phòng 
VKS 
2011 86.700 980 150 71.921 1169 75 
2012 91.042 1119 174 80.118 1110 111 
2013 96.657 1033 141 88.948 1133 130 
2014 105.116 1485 116 97.009 1120 106 
2015 105.734 1036 141 97.612 1057 129 
2016 104.722 1233 147 96.184 1032 137 
2017 106.047 1356 150 99.268 1065 141 
2018 115.431 1061 143 106.882 1179 131 
2019 126.252 1070 180 117.190 1099 154 
Tổng 937.701 10.373 1342 855.132 9964 1114 
Tỷ lệ% 98,76% 1,09% 0,15% 98,72% 1,15% 0,13% 
Nguồn: Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, VKS nhân dân tối cao. 
 167 
Bảng 3.3: SỐ LIỆU THỐNG KÊ SỐ TỐ GIÁC, TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM VKS 
HỦY QUYẾT ĐỊNH KHÔNG KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ 
NĂM SỐ TỐ GIÁC, TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM 
VKS HỦY QUYẾT ĐỊNH KHÔNG KHỞI 
TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ 
SỐ TỐ GIÁC, TIN BÁO VỀ 
TỘI PHẠM ĐÃ GIẢI QUYẾT 
2011 62 73.165 
2012 46 81.339 
2013 92 90.211 
2014 47 98.235 
2015 46 98.798 
2016 57 97.353 
2017 49 100.474 
2018 86 108.132 
2019 86 118.433 
Tổng 621 866.140 
Tỷ lệ % (so với số đã giải quyết) 0,071% 
Nguồn: VKS nhân dân tối cao. 
 168 
Bảng 3.4: SỐ LIỆU THỐNG KÊ SỐ TỐ GIÁC, TIN BÁO TỘI PHẠM VKS YÊU HỦY QUYẾT ĐỊNH KHỞI TỐ 
 VỤ ÁN HÌNH SỰ 
NĂM SỐ TỐ GIÁC, TIN BÁO VỀ TỘI 
PHẠM VKS YÊU CẦU KHỞI TỐ VỤ 
ÁN HÌNH SỰ 
SỐ TỐ GIÁC, TIN BÁO VỀ TỘI 
PHẠM ĐÃ GIẢI QUYẾT 
2011 61 73.165 
2012 65 81.339 
2013 45 90.211 
2014 50 98.235 
2015 72 98.798 
2016 105 97.353 
2017 89 100.474 
2018 66 108.132 
2019 61 118.433 
Tổng 614 866.140 
Tỷ lệ % so với tổng số đã giải quyết 0,07% 
Nguồn: VKS nhân dân tối cao. 
 169 
BẢNG 3.5: SỐ LIỆU THỐNG KÊ SỐ TỐ GIÁC, TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM VKS YÊU CẦU KHỞI TỐ 
VỤ ÁN HÌNH SỰ 
NĂM SỐ TỐ GIÁC, TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM VKS 
YÊU CẦU KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ 
SỐ TỐ GIÁC, TIN BÁO VỀ TỘI 
PHẠM ĐÃ GIẢI QUYẾT 
2011 314 73.165 
2012 442 81.339 
2013 405 90.211 
2014 495 98.235 
2015 443 98.798 
2016 447 97.353 
2017 565 100.474 
2018 754 108.132 
2019 731 118.433 
Tổng 4.596 866.140 
Tỷ lệ % so với tổng số đã giải quyết 0,54% 
Nguồn: VKS nhân dân tối cao 
 170 
BẢNG 3.6: NGUỒN TỐ GIÁC, TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM 
Tổng số/tỷ lệ Nguồn tố giác, tin báo về tội phạm 
Cá nhân Cơ quan, tổ chức Phương tiện thông tin đại chúng 
949.416 559.489 382.427 7.500 
Tỷ lệ% 58,93% 40,28% 0,79% 
Nguồn: Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, VKS nhân dân tối cao. 
 171 
BẢNG 3.7: HÌNH THỨC TIẾP NHẬN TỐ GIÁC, TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM 
Tổng Trực tiếp gửi văn bản Cá nhân trực tiếp 
Cung cấp bằng miệng 
Qua bưu điện, giao liên Qua phương tiện 
thông tin đại chúng 
Qua điện thoại, tin 
nhắn, hộp thư điện tử 
949.416 136.905 344.555 117.727 7.500 342.729 
Tỷ lệ% 14,42% 36,29% 12,40% 0,79% 36,10% 
 172 
Bảng 3.8. THỐNG KÊ CÁC BIỆN PHÁP CẤP BÁCH THƯỜNG ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG TIẾP NHẬN, 
GIẢI QUYẾT TỐ GIÁC, TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM 
Số lượng Các biện pháp cấp bách trong tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm 
Cấp cứu nạn nhân Ngăn chặn tội phạm 
đang diễn ra 
Truy bắt thủ phạm 
theo dấu về nóng 
Bảo vệ hiện trường Cứu chưa, bảo vệ 
tài sản 
300 60 70 17 120 50 
Tỷ lệ 20% 23,33% 5,67% 40% 16,67% 
(Nguồn: Kết quả khảo sát điển hình 300 hồ sơ tố giác, tin báo về tội phạm) 
 173 
Bảng 3.9. THỐNG KÊ SỐ LIỆU CÁC BIỆN PHÁP SỬ DỤNG KIỂM TRA, XÁC MINH TỐ GIÁC, TIN BÁO 
VỀ TỘI PHẠM 
Số 
lượng 
Các biện pháp kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm 
Sơ vấn 
nạn 
nhân 
Lấy lời hai 
những người 
có liên quan 
Quan sát 
hiện trường 
Khám nghiệm 
hiện trường 
Khám nghiệm 
tử thi 
Xem xét dấu vết 
trên thân thể 
Trưng cầu giám 
định hoặc yêu cầu 
định giá tài sản 
300 128 297 114 182 30 48 156 
Tỷ lệ 42,67% 99% 38% 60.67% 10% 16% 52% 
(Nguồn: Nghiên cứu điển hình 300 hồ sơ tố giác, tin báo về tội phạm) 
 174 
BẢNG 4.1: THỐNG KÊ TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VÀ VI PHẠM PHÁP LUẬT 
NĂM KHỞI TỐ VỤ ÁN KHỞI TỐ BỊ CAN 
2011 89.890 143.309 
2012 93.631 150.909 
2013 94.609 151.163 
2014 97.097 150.476 
2015 91.630 138.805 
2016 87.792 128.236 
2017 86.300 121.640 
2018 90.280 125.265 
2019 97.600 136.585 
TỔNG 828.829 1.246.388 
Nguồn:Bộ Công an, VKS nhân dân tối cao 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_tiep_nhan_giai_quyet_to_giac_tin_bao_ve_toi_pham_the.pdf
  • pdfTT LeVanThanh.pdf
  • jpgthanh1.jpg
  • jpgthanh2.jpg
  • jpgthanh3.jpg