Luận án Tổ chức và hoạt động của các ban cán sự đảng ủy ban nhân dân tỉnh giai đoạn hiện nay

Luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và sử dụng

linh hoạt các phương pháp nghiên cứu cụ thể: kết hợp lịch sử và lôgic, phân tích và

tổng hợp, diễn dịch và quy nạp; tổng kết thực tiễn; điều tra xã hội học; phương pháp

phỏng vấn chuyên gia

Phương pháp kết hợp lịch sử và lôgic được sử dụng chủ yếu trong chương 2 của

luận án. Phương pháp phân tích, tổng hợp sử dụng trong chương 1, chương 2, chương 3

của luận án để phân tích, tổng hợp tài liệu, số liệu theo yêu cầu, mục đích của đề tài

nghiên cứu trên cơ sở các tài liệu, dữ liệu thu thập được. Phương pháp diễn dịch và quy

nạp được sử dụng linh hoạt ở tất cả các chương của luận án. Phương pháp tổng kết thực

tiễn được sử dụng chủ yếu ở chương 3 của luận án, khi nghiên cứu các báo cáo sơ kết,

tổng kết, các bài viết có liên quan đến BCSĐ UBND tỉnh. Phương pháp điều tra xã hội

học (với 378 phiếu; đối tượng điều tra là các thành viên BCSĐ UBND tỉnh; số liệu điều

tra được xử lý bởi phần mềm SPSS phiên bản 2.0; phương pháp hệ số tin cậy Cronbach

Alpha) được sử dụng khi đánh giá những ưu điểm và hạn chế trong tổ chức và hoạt động

của các BCSĐ UBND tỉnh, phân tích nguyên nhân của ưu điểm và hạn chế đó ở chương

3 và đề xuất các giải pháp ở chương 4 của luận án. Phương pháp chuyên gia được sử

dụng chủ yếu trong chương 3 và chương 4 của luận án, tác giả tham vấn ý kiến của các

chuyên gia đã và đang công tác ở vị trí liên quan đến tổ chức và hoạt động của BCSĐ

UBND tỉnh để nắm sâu thực trạng và đề xuất các giải pháp, phục vụ các nhiệm vụ nghiên

cứu của luận án.

pdf 173 trang kiennguyen 19/08/2022 7280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Tổ chức và hoạt động của các ban cán sự đảng ủy ban nhân dân tỉnh giai đoạn hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Tổ chức và hoạt động của các ban cán sự đảng ủy ban nhân dân tỉnh giai đoạn hiện nay

Luận án Tổ chức và hoạt động của các ban cán sự đảng ủy ban nhân dân tỉnh giai đoạn hiện nay
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH 
NGUYỄN HẢI YẾN 
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG 
CỦA CÁC BAN CÁN SỰ ĐẢNG ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH 
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ 
NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC 
HÀ NỘI - 2021 
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH 
NGUYỄN HẢI YẾN 
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG 
CỦA CÁC BAN CÁN SỰ ĐẢNG ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH 
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ 
NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC 
MÃ SỐ : 931 02 02 
Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS TRẦN KHẮC VIỆT 
HÀ NỘI - 2021 
 LỜI CAM ĐOAN 
 Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng 
tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có 
nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. 
 Tác giả 
 Nguyễn Hải Yến 
 MỤC LỤC 
 Trang 
MỞ ĐẦU 
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN 
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 
1.1. Các công trình khoa học trong nước 
1.2. Các công trình khoa học nước ngoài 
 1.3. Kết quả của các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố có 
liên quan và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu 
Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỈNH, 
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH, TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG 
CỦA BAN CÁN SỰ ĐẢNG ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH 
2.1. Khái quát về các tỉnh, ủy ban nhân dân tỉnh và các ban cán sự đảng 
ủy ban nhân dân tỉnh 
2.2. Tổ chức và hoạt động của ban cán sự đảng ủy ban nhân dân tỉnh - 
khái niệm và nội dung 
Chương 3: TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC BAN CÁN SỰ ĐẢNG 
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, 
KINH NGHIỆM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 
3.1. Thực trạng tổ chức và hoạt động của các ban cán sự đảng ủy ban 
nhân dân tỉnh 
3.2. Nguyên nhân, kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra 
Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU KIỆN TOÀN 
TỔ CHỨC, ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC BAN CÁN SỰ 
ĐẢNG ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẾN NĂM 2030 
4.1. Dự báo những nhân tố tác động và phương hướng kiện toàn tổ chức, 
đẩy mạnh hoạt động của các ban cán sự đảng ủy ban nhân dân tỉnh 
4.2. Các giải pháp chủ yếu kiện toàn tổ chức, đẩy mạnh hoạt động của 
các ban cán sự đảng ủy ban nhân dân tỉnh đến năm 2030 
KẾT LUẬN 
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 
PHỤ LỤC 
1 
6 
6 
21 
28 
31 
31 
54 
69 
69 
109 
122 
122 
129 
149 
151 
152 
169 
 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN 
BCSĐ : Ban cán sự đảng 
BCHĐB : Ban Chấp hành Đảng bộ 
BTVTU : Ban Thường vụ Tỉnh ủy 
CTQG 
HĐND 
: Chính trị quốc gia 
: Hội đồng nhân dân 
HTCT : Hệ thống chính trị 
KT-XH 
MTTQ 
Nxb 
: Kinh tế - xã hội 
: Mặt trận Tổ quốc 
: Nhà xuất bản 
TCCT-XH : Tổ chức chính trị - xã hội 
UBKTTW 
UBND 
XHCN 
: Ủy ban Kiểm tra Trung ương 
: Ủy ban nhân dân 
: Xã hội chủ nghĩa 
MỞ ĐẦU 
1. Tính cấp thiết của đề tài 
Lãnh đạo thông qua các tổ chức đảng; củng cố, kiện toàn và đổi mới tổ chức bộ 
máy của Đảng cho phù hợp với nhiệm vụ lãnh đạo của Đảng và tình hình thực tế của 
mỗi giai đoạn cách mạng là vấn đề quan trọng có tính quyết định đến sự tồn tại, phát 
triển và thực hiện vai trò lãnh đạo của Đảng. Thực tiễn quá trình xây dựng, kiện toàn, 
phát triển tổ chức bộ máy của Đảng cho thấy, qua nhiều lần sắp xếp, hệ thống tổ chức 
bộ máy của Đảng ở các cấp từng bước được kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động, 
ngày càng đáp ứng tốt hơn các yêu cầu, nhiệm vụ lãnh đạo của Đảng và công tác xây dựng 
Đảng. Tuy nhiên, hiện nay tổ chức bộ máy của Đảng chưa đáp ứng được các yêu cầu của 
một Đảng cầm quyền trong thời kỳ mới và bộc lộ nhiều nhược điểm, như Nghị quyết Hội 
nghị Trung ương 6 khóa XII đã nêu: “Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn 
cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối; hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa đáp ứng yêu 
cầu, nhiệm vụ. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ của một 
số cơ quan, tổ chức chưa thật rõ, còn chồng chéo, trùng lắp” [57, tr. 38]. Vì vậy, việc khắc 
phục những hạn chế đó, tiếp tục đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy của Đảng là công việc 
cần thiết cấp bách; những tổ chức đã có, thực tế đánh giá là phù hợp, hoạt động hiệu quả 
thì tiếp tục phải được khẳng định, phát huy vai trò; những vấn đề chưa rõ, những tổ chức 
chưa phù hợp thì cần được tiếp tục nghiên cứu và tổng kết thực tiễn để khẳng định, đổi 
mới, sắp xếp lại cho phù hợp, thậm chí phải giải thể. 
Ban cán sự đảng (BCSĐ) là tổ chức trong hệ thống tổ chức của Đảng ra đời rất sớm, 
được ghi trong Điều lệ Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 10-1930). Xuất phát từ tình 
hình thực tế và yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng trong mỗi giai đoạn lịch sử, BCSĐ có 
sự điều chỉnh: khi thấy cần thiết thì thành lập; khi thấy không cần thiết thì kết thúc hoạt 
động và khi thấy cần thiết thì lại tái lập; khi thành lập ở nhiều cấp, khi chỉ thành lập ở một 
số cấp; có thời kỳ thành lập cả đảng đoàn và BCSĐ; có thời kỳ chỉ thành lập đảng đoàn, 
không thành lập BCSĐ; v.v.. 
Đánh giá về những kết quả đã đạt được trong tổ chức và hoạt động của các đảng 
đoàn, BCSĐ nhiệm kỳ 2016 - 2021, Báo cáo Tổng kết thi hành Điều lệ Đảng nhiệm kỳ 
Đại hội XII đã khẳng định vai trò lãnh đạo của đảng đoàn, BCSĐ và nêu ưu điểm: “Tổ 
chức và hoạt động của đảng đoàn, ban cán sự đảng nhìn chung đã bám sát chức năng, 
nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Đảng và các quy định, hướng dẫn của Trung ương” 
[61, tr. 292]. Bên cạnh đó, báo cáo cũng chỉ rõ những vấn đề còn vướng mắc, bất cập 
 2 
trong tổ chức và hoạt động của đảng đoàn, BCSĐ như: phân định chức năng, nhiệm vụ, 
trong lãnh đạo; trong thực hiện thẩm quyền, trách nhiệm và phối hợp công tác của BCSĐ, 
đảng đoàn và cấp ủy đảng, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu cơ quan, đơn vị [61, tr. 293]. 
Các BCSĐ ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh được tổ chức theo Điều lệ Đảng và các 
quy định của Bộ Chính trị. BCSĐ UBND tỉnh là tổ chức đảng do ban thường vụ tỉnh ủy 
(BTVTU) thành lập và lãnh đạo; trực tiếp lãnh đạo UBND tỉnh. Trong những năm qua, 
mô hình tổ chức và hoạt động của BCSĐ UBND tỉnh đã được khẳng định, các BCSĐ 
UBND tỉnh đã cơ bản hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Bên cạnh đó, tổ chức 
và hoạt động của BCSĐ UBND tỉnh vẫn còn một số vướng mắc, hạn chế như: việc thực 
hiện chức năng quyết định nhiệm vụ chính trị, công tác cán bộ của UBND và chức năng 
lãnh đạo công tác kiểm tra còn một số lúng túng, chồng chéo; sự trùng lặp chức năng, nhiệm 
vụ, quyền hạn giữa BCSĐ UBND tỉnh với thường trực UBND; chưa phân biệt rõ chức 
trách, nhiệm vụ của ủy viên BCSĐ UBND tỉnh với chức trách, nhiệm vụ của thành viên 
thường trực UBND; quan hệ giữa các BCSĐ UBND tỉnh với các cấp ủy, tổ chức đảng trên 
một số nội dung chưa thật rõ. Thậm chí, trước tình hình trên, trong nghiên cứu và tại một 
số cuộc hội thảo, tọa đàm, có ý kiến đề nghị xem xét lại sự tồn tại của các BCSĐ. 
Ban cán sự đảng UBND tỉnh có vị trí rất quan trọng: là hạt nhân chính trị lãnh đạo 
toàn bộ việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của UBND tỉnh, trực tiếp lãnh đạo UBND tỉnh 
thực hiện thắng lợi các nghị quyết, chỉ thị và kế hoạch phát triển KT-XH, đảm bảo an 
ninh, quốc phòng... của địa phương. Vì vậy, việc khẳng định sự cần thiết tồn tại, đồng thời 
kiện toàn tổ chức và đẩy mạnh hoạt động của các BCSĐ UBND tỉnh có ý nghĩa đặc biệt 
quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng, thực hiện tốt chức năng quản lý hành chính 
nhà nước ở địa phương, phát triển các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, giữ vững 
quốc phòng, an ninh... của UBND tỉnh. Điều quan trọng hiện nay là tìm ra những giải 
pháp phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế trong tổ chức và hoạt động của BCSĐ UBND 
tỉnh, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ Đại hội XIII của Đảng đặt ra: “Tiếp tục hoàn 
thiện mô hình tổ chức của hệ thống chính trị; xác định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ và cơ 
chế hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị” [61, tr. 239]. 
Trước yêu cầu đổi mới, sắp xếp và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ 
chức đảng; xuất phát từ vị trí, vai trò và thực tiễn tổ chức, hoạt động của các BCSĐ 
UBND tỉnh, tác giả chọn đề tài “Tổ chức và hoạt động của các ban cán sự đảng ủy 
ban nhân dân tỉnh giai đoạn hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ. 
 3 
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 
2.1. Mục đích nghiên cứu 
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về tổ chức và hoạt động của 
các BCSĐ UBND tỉnh, luận án đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu để 
kiện toàn tổ chức và đẩy mạnh hoạt động của các BCSĐ UBND tỉnh đến năm 2030. 
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 
- Tổng quan các công trình khoa học trong nước và nước ngoài liên quan đến đề tài 
luận án, chỉ rõ những vấn đề các công trình đã đạt được, những nội dung luận án cần tiếp 
tục nghiên cứu. 
- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về tổ chức và hoạt động của các BCSĐ 
UBND tỉnh giai đoạn hiện nay. 
- Phân tích, đánh giá đúng thực trạng tổ chức và hoạt động của các BCSĐ UBND 
tỉnh, chỉ ra các nguyên nhân, rút ra những kinh nghiệm và nêu những vấn đề đặt ra. 
- Đề xuất phương phướng, giải pháp chủ yếu kiện toàn tổ chức và đẩy mạnh hoạt 
động của các BCSĐ UBND tỉnh đến năm 2030. 
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 
3.1. Đối tượng nghiên cứu 
Luận án nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của các BCSĐ UBND tỉnh trong 
giai đoạn hiện nay. 
3.2. Phạm vi nghiên cứu 
Phạm vi không gian: luận án nghiên cứu BCSĐ UBND tỉnh trên phạm vi cả nước 
(không nghiên cứu các BCSĐ UBND thành phố trực thuộc Trung ương). Sở dĩ chọn nghiên 
cứu BCSĐ UBND tỉnh, vì đây là tổ chức đảng ở UBND thuộc loại hình chính quyền nông 
thôn, có những đặc điểm tương đối giống nhau và có nhiều đặc điểm khác với BCSĐ UBND 
thành phố trực thuộc Trung ương thuộc loại hình chính quyền đô thị. 
Phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của các BCSĐ 
UBND tỉnh từ năm 2011 (nhiệm kỳ khóa 2011-2016) đến nay. Các phương hướng, 
giải pháp luận án đề xuất có giá trị đến năm 2030. 
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 
4.1. Cơ sở lý luận 
Luận án được thực hiện trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư 
tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về hệ thống tổ chức bộ máy của 
Đảng và hệ thống chính trị (HTCT); nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng; Hiến 
 4 
pháp và các văn bản pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam 
liên quan đến tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương. 
4.2. Cơ sở thực tiễn 
Cơ sở thực tiễn của luận án là thực trạng tổ chức và hoạt động của các BCSĐ 
UBND tỉnh từ năm 2011 đến nay. 
4.3. Phương pháp nghiên cứu 
Luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và sử dụng 
linh hoạt các phương pháp nghiên cứu cụ thể: kết hợp lịch sử và lôgic, phân tích và 
tổng hợp, diễn dịch và quy nạp; tổng kết thực tiễn; điều tra xã hội học; phương pháp 
phỏng vấn chuyên gia 
Phương pháp kết hợp lịch sử và lôgic được sử dụng chủ yếu trong chương 2 của 
luận án. Phương pháp phân tích, tổng hợp sử dụng trong chương 1, chương 2, chương 3 
của luận án để phân tích, tổng hợp tài liệu, số liệu theo yêu cầu, mục đích của đề tài 
nghiên cứu trên cơ sở các tài l ... Từ điển tổ chức và công tác tổ chức, Nxb 
CTQG - Sự thật, Hà Nội. 
134. Hoàng Thùy (2017), Ông Võ Kim Cự bị xóa tư cách nguyên chủ tịch Hà 
Tĩnh, tại trang https://vnexpress.net/ong-vo-kim-cu-bi-xoa-tu-cach-nguyen-chu-tich-
ha-tinh-3628182.html, truy cập ngày 14-06-2020. 
135. Thu Thủy (2020), Kỷ luật Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh 
Hóa, tại trang 
Uy-ban-nhan-dan-tinh-Thanh-Hoa-598938/, truy cập ngày 14-06-2020. 
136. Nguyễn Minh Tuấn - Trần Khắc Việt (đồng chủ biên) (2018), 350 thuật 
ngữ xây dựng Đảng, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 
137. Nguyễn Minh Tuấn (2019), Khoa học tổ chức với công tác tổ chức - cán 
bộ của Đảng, Tạp chí Xây dựng Đảng, (3), tr.32-34, 47. 
138. Trần Ánh Tuyết (2008), Xây dựng tổ chức cơ sở đảng: mô hình phục vụ 
của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ sau Đại hội XVIII đến nay, Viện Nghiên cứu 
Trung Quốc, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội. 
139. Phạm Ngọc Trâm (2011), Quá trình đổi mới hệ thống chính trị ở Việt 
Nam (1986-2011), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
140. Nguyễn Hữu Tri, Nguyễn Thị Phương Hồng (2004), Một số vấn đề đổi 
mới tổ chức, bộ máy Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội. 
141. Nguyễn Hữu Tri và Nguyễn Thị Phương Hồng (đồng chủ biên), (2005), 
Lịch sử công tác tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930 - 2000), Nxb CTQG, 
Hà Nội. 
142. Nguyễn Hữu Tri (2006), Kiện toàn và đổi mới tổ chức bộ máy của Đảng 
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, Nxb CTQG, Hà Nội. 
143. Nguyễn Hữu Tri (2012), Lý thuyết tổ chức, Nxb CTQG, Hà Nội. 
 164 
144. Nguyễn Phú Trọng, Tô Huy Rứa, Trần Khắc Việt (2004), Nâng cao năng 
lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong thời kỳ mới, Nxb CTQG, Hà Nội. 
145. Tỉnh ủy An Giang (2020), Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng 
bộ tỉnh khóa X trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh khóa XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 
(số 438-BC/TU ngày 16-9-2020), An Giang. 
146. Tỉnh ủy Bắc Giang (2018), Báo cáo tình hình, kết quả thực hiện chức 
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh 
(số 244-BC/TU ngày 07-6-2018), Bắc Giang. 
147. Tỉnh ủy Bắc Giang (2019), Quy chế làm việc của Ban cán sự đảng Ủy 
ban nhân dân tỉnh (số 09-QC/TU ngày 07-5-2019), Bắc Giang. 
148. Tỉnh ủy Bắc Kạn (2016), Quyết định ban hành Quy chế làm việc của 
Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh, nhiệm kỳ 2016 - 2021 (số 1279-QĐ/TU ngày 
30-12-2016), Bắc Kạn. 
149. Tỉnh ủy Bắc Kạn (2020), Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng 
bộ tỉnh khóa XI trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 
(số 493-BC/TU ngày 25-10-2020), Bắc Kạn. 
150. Tỉnh ủy Cao Bằng (2019), Quyết định ban hành Quy chế làm việc của 
Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng, nhiệm kỳ 2016 - 2021 (số 2081-
QĐ/TU ngày 27-3- 2019), Cao Bằng. 
151. Tỉnh ủy Cao Bằng (2020), Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng 
bộ tỉnh khóa XVIII tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 
2025 (số 11-BC/TU ngày 11-11-2020), Cao Bằng. 
152. Tỉnh ủy Điện Biên (2020), Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng 
bộ tỉnh khóa XIII tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020 - 
2025 (số 247-BC/TU ngày 15-10-2020), Điện Biên. 
153. Tỉnh ủy Hà Nam (2018), Quyết định về việc ban hành Quy chế làm việc 
của Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam, nhiệm kỳ 2016 - 2021 (số 623-
QĐ/TU ngày 18-9-2018), Hà Nam. 
154. Tỉnh ủy Hà Nam (2020), Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ 
tỉnh khóa XIX trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 
(số 425-BC/TU ngày 07-9-2020), Hà Nam. 
 165 
155. Tỉnh ủy Hà Giang (2020), Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng 
bộ tỉnh khóa XVI trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 
2025 (số 936-BC/TU ngày 14-10-2020), Hà Giang. 
156. Tỉnh ủy Hậu Giang (2020), Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng 
bộ tỉnh khóa XIII, trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020 - 
2025 (số 569-BC/TU ngày 01-10-2020), Hậu Giang. 
157. Tỉnh ủy Hà Tĩnh (2017), Quyết định ban hành Quy chế hoạt động của 
Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh nhiệm kỳ 2016 - 2021 (số 304-QĐ/TU ngày 
05-01-2017), Hà Tĩnh. 
158. Tỉnh ủy Hòa Bình (2016), Quyết định ban hành Quy chế làm việc của 
Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình khóa XVI, nhiệm kỳ 2016 - 2021 
(số 360-QĐ/TU ngày 16-11-2016), Hòa Bình. 
159. Tỉnh ủy Hòa Bình (2020), Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng 
bộ tỉnh khóa XVI trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVII, nhiệm 
kỳ 2020 - 2025 (số 928-BC/TU ngày 23-9-2020), Hòa Bình. 
160. Tỉnh ủy Hưng Yên (2019), Quyết định về việc ban hành Quy chế làm 
việc của Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2016 - 2021 (số 
1882-QĐ/TU ngày 19-8-2019), Hưng Yên. 
161. Tỉnh ủy Hưng Yên (2020), Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh 
lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 (số 476 -BC/TU ngày 09-10-2020), Hưng Yên. 
162. Tỉnh ủy Khánh Hòa (2020), Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng 
bộ tỉnh Khánh Hòa khóa XVII trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, 
nhiệm kỳ 2020 - 2025 (số 475-BC/TU ngày 02-10-2020), Khánh Hòa. 
163. Tỉnh ủy Kon Tum (2020), Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng 
bộ tỉnh khóa XV trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 
2025 (số 03-BC/TU ngày 30-9-2020), Kon Tum. 
164. Tỉnh ủy Lai Châu (2017), Quyết định ban hành Quy chế làm việc của 
Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh, nhiệm kỳ 2016 - 2021 (số 370-QĐ/TU ngày 
06-02-2017), Lai Châu. 
165. Tỉnh ủy Lạng Sơn (2020), Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng 
bộ tỉnh khóa XVI trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 
2025 (số 628-BC/TU ngày 21-9-2020), Lạng Sơn. 
 166 
166. Tỉnh ủy Lào Cai (2020), Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ 
tỉnh khóa XV trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 
(số 1018-BC/TU ngày 28-9-2020), Lào Cai. 
167. Tỉnh ủy Lâm Đồng (2020), Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng 
bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 (số 05-BC/TU ngày 03-11-
2020), Lâm Đồng. 
168. Tỉnh ủy Nam Định (2019), Quyết định số 1270-QĐ/TU ngày 18-10-2019 
về việc ban hành Quy chế làm việc của Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh Nam 
Định, nhiệm kỳ 2016 - 2021, Nam Định. 
169. Tỉnh ủy Ninh Bình (2020), Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng 
bộ tỉnh khóa XXI, trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020 - 
2025 (số  ngày 20-10-2020), Ninh Bình. 
170. Tỉnh ủy Phú Thọ (2020), Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ 
tỉnh khóa XVIII, trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 
2025 (số 568-BC/TU ngày 07-10-2020), Phú Thọ. 
171. Tỉnh ủy Quảng Ninh (2020), Quyết định số 2003-QĐ/TU ngày 31-01-
2020 về việc ban hành Quy chế làm việc của Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh 
Quảng Ninh, nhiệm kỳ 2016-2021, Quảng Ninh. 
172. Tỉnh ủy Quảng Bình (2020), Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng 
bộ tỉnh khóa XVI tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 
2025 (số 450-BC/TU ngày 12-10-2020), Quảng Bình. 
173. Tỉnh ủy Sơn La (2019), Quyết định số 1044-QĐ/TU ngày 18-11-2019 
ban hành Quy chế làm việc của Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh khóa XIV, 
nhiệm kỳ 2016-2021 (sửa đổi, bổ sung), Sơn La. 
174. Tỉnh ủy Sơn La (2020), Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ 
tỉnh khóa XIV, trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 
(số 799-BC/TU ngày 08-9-2020), Sơn La. 
175. Tỉnh ủy Thái Bình (2020), Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng 
bộ tỉnh khóa XIX trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 
2025, (số 442-BC/TU ngày 28-10-2020), Thái Bình. 
176. Tỉnh ủy Thái Nguyên (2019), Quy chế số 12-QC/TU ngày 21-10-2019, 
Quy chế làm việc của Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, nhiệm kỳ 
2016 - 2021, Thái Nguyên. 
 167 
177. Tỉnh ủy Thái Nguyên (2020), Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành 
Đảng bộ tỉnh khóa XIX, trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhiệm kỳ 
2020 - 2025 (số 589-BC/TU ngày 15-9-2020), Thái Nguyên. 
178. Tỉnh ủy Thanh Hóa (2020), Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng 
bộ tỉnh khóa XVIII, trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 
- 2025 (số 566-BC/TU ngày 16-10-2020), Thanh Hóa. 
179. Tỉnh ủy Tuyên Quang (2020), Quyết định số 1434-QĐ/TU ngày 30-5-
2020 ban hành Quy chế làm việc của Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên 
Quang, nhiệm kỳ 2016 - 2021, Tuyên Quang. 
180. Tỉnh ủy Tuyên Quang (2020), Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành 
Đảng bộ tỉnh khóa XVI tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 
- 2025 (số 558-BC/TU ngày 02-10-2020), Tuyên Quang. 
181. TTO (2018), Ông Lê Phước Thanh bị cách chức bí thư Tỉnh ủy Quảng 
Nam, tại trang https://tuoitre.vn/ong-le-phuoc-thanh-bi-cach-chuc-bi-thu-tinh-uy-
quang-nam-20180205191205713.htm, truy cập ngày 12-06-2020. 
182. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII Đảng Cộng sản Trung 
Quốc (2013), Nxb CTQG - Sự thật, Hà Nội (Sách tham khảo nội bộ). 
183. Vi Xúc Phôm Vi Thắc (2008), Đảng Nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo 
hệ thống chính trị trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, Luận án Tiến sĩ khoa học Chính 
trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí 
Minh, Hà Nội. 
184. VGP (2019), Ban Bí thư kỷ luật lãnh đạo một số địa phương, doanh 
nghiệp, tại trang https://tinnhanhchungkhoan.vn/chinh-tri/ban-bi-thu-ky-luat-lanh-
dao-mot-so-dia-phuong-doanh-nghiep-302432.html, truy cập ngày 19-06-2020. 
185. Trần Khắc Việt (2015), Đề tài khoa học cấp Nhà nước "Tiếp tục đổi mới 
phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức 
chính trị - xã hội trong điều kiện mới" (2015, mã số KX.04.02/11-15), Hà Nội. 
186. Viện Ngôn ngữ học (2003), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng. 
187. Viện Ngôn ngữ học (2009), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Lao động - xã hội, 
Hà Nội. 
 168 
188. Viện Nghiên cứu xây dựng Đảng - Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng 
sản Trung Quốc (2019), Đảng Cộng sản Trung Quốc: 5 năm quản trị Đảng nghiêm 
minh toàn diện - Thành tựu và kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng từ sau Đại 
hội XVIII, Hà Nội. 
189. Phạm Đức Vinh (2009), “Về mô hình đảng đoàn, ban cán sự đảng”, Tạp 
chí Xây dựng Đảng, (12). 
190. Vĩnh Phúc thi hành kỷ luật đối với các tổ chức đảng và đảng viên (2018), 
tại trang 
/asset_publisher/bHGXXiPdpxRC/content/vinh-phuc-thi-hanh-ky-luat-oi-voi-cac-to-
chuc-ang-va-ang-vien, truy cập ngày 26-8-2020. 
191. Xây dựng Đảng trong điều kiện hội nhập quốc tế: thách thức, kinh 
nghiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc (2017), Nxb 
CTQG, Hà Nội. 
192. Nguyễn Như Ý (chủ biên, 1998), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa - 
Thông tin, Hà Nội. 
193. Xổm Nức Xổm Vi Chít (2008), Đổi mới phương thức Đảng lãnh đạo 
Nhà nước ở nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, Luận án tiến sĩ Chính trị học 
chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí 
Minh, Hà Nội. 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_to_chuc_va_hoat_dong_cua_cac_ban_can_su_dang_uy_ban.pdf
  • pdfBan Tom tat TV - Nguyen Hai Yen.pdf
  • pdfdân tinh giai doan hiên nay.pdf