Luận án Xây dựng chương trình thể thao ngoại khóa cho sinh viên trường Đại học Hùng Vương tỉnh Phú Thọ
Sức khỏe là vốn quý nhất của con người, có sức khỏe tốt, con người
mới có thể học tập tốt, lao động tốt và đủ điều kiện để đóng góp công sức của
mình cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Khi sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Dân cường thì quốc
thịnh”. Đặc biệt đối với thanh, thiếu nhi, Người cho rằng: “Thanh niên cần
phải chuyên tâm đi học và công tác, nhưng cũng cần có vui chơi. Vui chơi
lành mạnh là một phần trong sự sinh hoạt của thanh niên. Trong vui chơi
cũng có giáo dục. Cần có những thứ vui chơi văn hóa, thể dục có tính chất tập
thể và quần chúng” [45]. Trong giai đoạn hiện nay, nhiệm vụ cấp thiết của các
cơ sở đào tạo đang tiến hành thực hiện việc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục
và đào tạo theo Nghị quyết 29 của Ban chấp hành TW Đảng [17].
Với xu hướng hội nhập toàn cầu như hiện nay, nước ta đang có nhiều
thời cơ thuận lợi để phát triển nhanh về mọi mặt. Tuy nhiên, cũng tồn tại
nhiều nguy cơ, thách thức, trong đó giáo dục văn hóa, đạo đức, hướng giới
trẻ, đặc biệt là sinh viên vào các hoạt động lành mạnh tránh xa tệ nạn xã hội là
điều cần phải được chú trọng. Một trong những biện pháp hữu dụng để làm
việc này là sử dụng hoạt động thể thao trường học như một phương tiện để
thu hút sinh viên tham gia, vừa có tác dụng giáo dục phẩm chất ý chí, nhân
cách, rèn luyện sức khỏe, nâng cao tầm vóc giống nòi mà vừa góp phần giúp
các em sử dụng thời gian nhàn rỗi hợp lý, xa rời cám dỗ đời thường để chăm
lo học tập, gây dựng tương lai, hữu ích cho đời.
Giáo dục thể chất là hoạt động giáo dục bắt buộc nhằm giáo dục, bảo
vệ và tăng cường sức khoẻ, phát triển thể chất góp phần hình thành và bồi
dưỡng nhân cách, đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh viên.
Điều 20, Luật Thể dục, thể thao đã nêu: “GDTC là môn học chính khoá thuộc
chương trình giáo dục nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản
cho người học thông qua các bài tập và trò chơi vận động, góp phần thực hiện2
mục tiêu giáo dục toàn diện; Hoạt động thể thao trong nhà trường là hoạt
động tự nguyện của người học được tổ chức theo phương thức ngoại khoá phù
hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người
học thực hiện quyền vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu thể thao” cho học
sinh, sinh viên những chủ nhân tương lai của đất nước [60].
Thực tế đã chứng minh công tác GDTC trong những năm qua tại các
trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp đã và đang giữ một
vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ. Môn
GDTC đã tạo ra được sức hút rất lớn trong phong trào rèn luyện thân thể của
sinh viên. Song do đặc thù, điều kiện mỗi trường khác nhau, việc áp dụng
chung theo một khung chương trình cứng nhắc là chưa phù hợp. Tuy nhiên,
thực tế ở một số trường Đại học vẫn còn có việc sinh viên coi môn GDTC
như một rào cản khó có thể vượt qua. Điều đó xuất phát từ nhiều nguyên
nhân, song có một nguyên nhân cơ bản mang tính chủ quan là chưa xây dựng
được chương trình môn học, nội dung và hình thức hoạt động thể thao ngoại
khóa chưa đáp ứng được nhu cầu của sinh viên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Xây dựng chương trình thể thao ngoại khóa cho sinh viên trường Đại học Hùng Vương tỉnh Phú Thọ
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH LƯU THỊ NHƯ QUỲNH XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH THỂ THAO NGOẠI KHÓA CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG TỈNH PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC Bắc Ninh - 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH LƯU THỊ NHƯ QUỲNH XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH THỂ THAO NGOẠI KHÓA CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG TỈNH PHÚ THỌ Ngành: Giáo dục học Mã số: 9140101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Nguyễn Văn Phúc 2. PGS.TS. Đỗ Hữu Trường Bắc Ninh - 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tác giả luận án Lưu Thị Như Quỳnh MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1.1. Cơ sở lý luận về chương trình ................................................................... 5 1.1.1. Định nghĩa về chương trình và hoạt động ngoại khoá ................................... 5 1.1.2. Chương trình giáo dục đại học ........................................................................ 8 1.1.2.1. Dưới góc độ Luật giáo dục .......................................................... 8 1.1.2.2. Dưới góc độ thực tiễn ................................................................. 9 1.1.2.3. Phát triển chương trình giáo dục ............................................... 10 1.1.2.4. Quản lý chương trình giáo dục đại học ...................................... 11 1.1.3. Chương trình môn học ................................................................................... 13 1.1.3.1. Khái niệm môn học .................................................................. 13 1.1.3.2. Phân loại môn học .................................................................... 14 1.1.3.3. Môn học và chương trình đào tạo .............................................. 15 1.1.3.4. Quản lý chương trình môn học .................................................. 17 1.1.4. Chương trình môn học trong đào tạo theo học chế tín chỉ ........................... 18 1.2. Mô hình phát triển chương trình ............................................................. 22 1.2.1. Cách tiếp cận tổng hợp trong thiết kế chương trình ..................................... 22 1.2.2. Các mô hình phát triển chương trình giáo dục ............................................. 24 1.2.3. Phát triển chương trình giáo dục ................................................................... 28 1.3. Xây dựng nội dung chương trình thể thao ngoại khóa .............................. 30 1.3.1. Thiết kế chương trình tập luyện .................................................................... 30 1.3.2. Các nguyên tắc xây dựng chương trình tập luyện thể thao .......................... 34 1.4. Chương trình môn học GDTC và hoạt động thể thao cho sinh viên .......... 40 1.4.1. Một số khái niệm liên quan ........................................................................... 40 1.4.2. Chương trình môn học GDTC ...................................................................... 40 1.4.3. Hoạt động thể thao ngoại khóa cho sinh viên ............................................... 41 1.5. Các công trình nghiên cứu có liên quan ................................................... 44 1.6. Tóm tắt chương ...................................................................................... 50 Chương 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ....................... 52 2.1. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 52 2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu ................................................. 52 2.1.2. Phương pháp phỏng vấn, tọa đàm ................................................................. 52 2.1.3. Phương pháp quan sát sư phạm ..................................................................... 54 2.1.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm ..................................................................... 54 2.1.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ............................................................. 57 2.1.6. Phương pháp toán thống kê ........................................................................... 58 2.2. Tổ chức nghiên cứu .............................................................................. 59 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 59 2.2.2. Thời gian nghiên cứu ..................................................................................... 60 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ............................... 61 3.1. Nghiên cứu thực trạng nội dung và hình thức tổ chức hoạt động thể thao ngoại khóa cho sinh viên trường Đại học Hùng Vương ......................... 61 3.1.1. Xác định các tiêu chí đánh giá thực trạng ..................................................... 61 3.1.2. Thực trạng chương trình môn GDTC áp dụng cho sinh viên Trường Đại học Hùng Vương............................................................................................ 63 3.1.3. Thực trạng giảng viên giảng dạy chương trình môn GDTC cho sinh viên Trường Đại học Hùng Vương ....................................................................... 65 3.1.4. Thực trạng công trình TDTT phục vụ giảng dạy môn GDTC cho sinh viên Trường Đại học Hùng Vương ....................................................................... 68 3.1.5. Thực trạng kết quả học môn GDTC của sinh viên ...................................... 69 3.1.6. Thực trạng tính tích cực học tập môn GDTC và tập luyện thể thao ngoại khóa của sinh viên .......................................................................................... 70 3.1.7. Thực trạng tập luyện môn thể thao ngoại khóa của sinh viên ..................... 75 3.1.8. Bàn luận .......................................................................................................... 77 3.2. Xây dựng chương trình thể thao ngoại khóa cho sinh viên trường Đại học Hùng Vương tỉnh Phú Thọ ....................................................................... 81 3.2.1. Cơ sở khoa học xây dựng chương trình thể thao ngoại khóa ...................... 81 3.2.2. Nguyên tắc xây dựng chương trình thể thao ngoại khóa ............................. 82 3.2.3. Cấu trúc chương trình thể thao ngoại khóa ................................................... 85 3.2.4. Nội dung chương trình xây dựng .................................................................. 86 3.2.5. Thẩm định chương trình đào tạo thông qua ý kiến đánh giá ....................... 87 3.2.6. Bàn luận .......................................................................................................... 91 3.3. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả chương trình thể thao ngoại khóa cho sinh viên trường Đại học Hùng Vương tỉnh Phú Thọ ..................................... 95 3.3.1. Tổ chức thực nghiệm sư phạm ...................................................................... 95 3.3.2. Kết quả ứng dụng chương trình .................................................................... 97 3.3.2.1. Kết quả đánh giá hiệu quả chương trình thực nghiệm qua ý kiến phản hồi của sinh viên..................................................................... 98 3.3.2.2. Kết quả đánh giá hiệu quả chương trình thực nghiệm qua ý kiến phản hồi của giảng viên ................................................................ 101 3.3.2.3. Kết quả học tập của sinh viên ............................................... 105 3.3.2.4. Kết quả xếp loại thể lực của sinh viên .................................. 112 3.3.3. Bàn luận ........................................................................................................ 122 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 127 A. Kết luận .................................................................................................... 127 B. Kiến nghị .................................................................................................. 128 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..................................................................................... DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ PHỤ LỤC ........................................................................................................... DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN CTMH Chương trình môn học. GD-ĐT Giáo dục và Đào tạo. GDTC Giáo dục thể chất. GV Giảng viên. HS Học sinh. SV Sinh viên. TDTT Thể dục thể thao. VĐV Vận động viên. DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH TRONG LUẬN ÁN BIỂU BẢNG Bảng 3.1. Độ tin cậy về tiêu chí đánh giá nội dung và hình thức tổ chức hoạt động thể thao ngoại khóa cho trường Đại học Hùng Vương (n=34) ........................................................................................................ 61 Bảng 3.2. Chương trình môn học GDTC cho sinh viên Trường Đại học Hùng Vương (Nguồn: Phòng Đào tạo) ..................................................... 63 Bảng 3.3. So sánh thực trạng đội ngũ giảng viên GDTC với các môn trong chương trình môn học GDTC ......................................................... 67 Bảng 3.4. Công trình TDTT phục vụ giảng dạy môn GDTC cho sinh viên Trường Đại học Hùng Vương ......................................................... 68 Bảng 3.5. So sánh kết quả học tập môn GDTC của sinh viên trường Đại học Hùng Vương ................................................................................... 69 Bảng 3.6. Nhận thức của sinh viên về ý nghĩa môn học tự chọn trường Đại học Hùng Vương (n = 186) ............................................................ 71 Bảng 3.7. Thái độ của sinh viên đối với môn học tự chọn trường Đại học Hùng Vương (n = 186) ................................................................... 72 Bảng 3.8. Thái độ của sinh viên đối với tập luyện ngoại khóa trường Đại học Hùng Vương (n = 186) ................................................................... 73 Bảng 3.9. Hành động học tập và tập luyện ngoại khóa của sinh viên trường Đại học Hùng Vương (n = 186) ...................................................... 74 Bảng 3.10. Kết quả lựa chọn môn thể thao ngoại khóa theo nghề nghiệp của sinh viên trường Đại học Hùng Vương (n = 186) .......................... 76 Bảng 3.11. Cấu trúc chương trình thể thao ngoại khóa cho trường Đại học Hùng Vương ................................................................................... 85 Bảng 3.12. Thời lượng chương trình thể thao ngoại khóa cho sinh viên trường Đại học Hùng Vương .. ... 5. Thi đấu. 1 - Đọc giáo trình 1 – tr.78 22. Đội hình chiến thuật 1. Tập đập bóng chính diện theo phương lấy đà và kỹ thuật đập bóng nhanh. 2. Tập chắn bóng tập thể. 4. Tập phối hợp đội hình chiến thuật tấn công và phòng thủ nâng cao. 5. Thi đấu. 1 23. Kỹ thuật đập bóng lao 1. Tập đập bóng lao 2. Tập phát bóng (chuẩn, mạnh). 3. Thể lực: sức bền chung. 1 24. Tập luyện phối hợp nâng cao 1. Tập đập bóng lao. 2. Tập luyện nâng cao kỹ thuật chuyền 2, đỡ phát bóng và đỡ đập bóng các vị trí. 3. Tập luyện các đội hình chiến thuật tấn công trung, biên có người yểm hộ. 4. Tập luyện theo đội hình phòng thủ số 6 tiến và số 6 lùi. 5. Thể lực: Phát triển sức bật. 3 25. Kỹ thuật đập chồng 1. Tập luyện chuyền hai. 2. Tập luyện đập chồng 3. Tập đội hình chiến thuật tấn công. 4. Tổ chức thi đấu. 1 - Sinh viên chuẩn bị thước đo, sơn hoặc phấn để vẽ khu vực thi. TỔNG 45 13. Nội dung các bài tập Các bài tập được giảng viên biên soạn theo các giáo án giảng dạy. 14. Phương pháp, hình thức kiểm tra – đánh giá 14.1. Nhiệm vụ của sinh viên Dự lớp: Tự giác tham gia các giờ tự học dưới hình thức ngoại khóa. Bài tập: Thực hiện đủ lượng vận động theo yêu cầu của bài tập trên lớp. Ngoài các giờ ngoại khóa, sinh viên tự giác tập luyện theo các nhóm. Dụng cụ học tập: Sinh viên mặc đúng trang phục thể thao. Khác: Đảm bảo sân bãi, dụng cụ tập luyện theo yêu cầu của môn học bóng chuyền. 14.2. Kiểm tra – đánh giá thường xuyên Hình thức kiểm tra: Thực hành - Nội dung: Thực hiện theo các nội dung của giờ học chính khóa. - Tiêu chí đánh giá: Đảm bảo đúng yêu cầu cơ bản và nâng cao. 14.3. Kiểm tra đánh giá cuối kỳ Hình thức kiểm tra: Thực hành - Nội dung: Thực hiện theo các nội dung của giờ học chính khóa. - Tiêu chí đánh giá: Đảm bảo đúng yêu cầu cơ bản và nâng cao. Trưởng Bộ môn Phú Thọ, ngày tháng năm 20 Người biên soạn PHỤ LỤC 5. CHƯƠNG TRÌNH THỂ THAO NGOẠI KHÓA MÔN CẦU LÔNG 1. Tên chương trình: Cầu lông ngoại khóa 2. Mã số: 3. Khối lượng: 1 4. Trình độ: Đại học 5. Phân bố thời gian Lý thuyết 0 Thực hành 45 Tổng 45 6. Học phần tiên quyết - Giáo dục thể chất bắt buộc - Cầu lông tự chọn tương đương 7. Mục tiêu Củng cố và hoàn thiện các kiến thức, kỹ năng trong môn Cầu lông tự chọn mà sinh viên đã đăng ký trong chương trình môn học GDTC chính khóa. Giúp người học có khả năng phối hợp, thực hiện các kỹ chiến thuật trong Cầu lông theo nhóm tập luyện. Đồng thời giúp người học sử dụng như một phương tiện cơ bản để rèn luyện sức khỏe và tăng cường thể lực. 8. Chuẩn đầu ra - Kiến thức: Cung cấp cho người học kiến thức về môn Cầu lông để từ đó có thể tiếp cận với Cầu lông hiện đại. Nắm vững kiến thức trong việc xử lý các tình huống cụ thể trong một trận đấu Cầu lông. Vận dụng luật Cầu lông trong tập luyện và thi đấu. Củng cố và nâng cao kỹ chiến thuật Cầu lông. - Kỹ năng: Củng cố cho người học các kỹ năng cơ bản và nâng cao để có thể vận dụng hợp lý các kỹ năng đó vào các tình huống cụ thể trong thi đấu. Trang bị cho người học vốn kỹ năng trong việc triển khai chiến thuật. - Thái độ: Yêu thích và nghiêm túc trong quá trình tập luyện môn Cầu lông. Tự giác, tích cực trong tập luyện, có ý chí và tinh thần đồng đội cao. Sử dụng môn cầu lông như một phương tiện tập luyện, giải trí và nâng cao sức khỏe. 9. Giáo trình [1] Nguyễn Văn Đức (2015), Giáo trình Cầu lông, NXB Thể dục Thể thao, Hà Nội 10. Tài liệu tham khảo [2] Tổng cục Thể dục Thể thao (2015), Luật Cầu lông, NXB Thể dục Thể thao, Hà Nội. 11. Các tài liệu khác [3] Trần Văn Vinh, Đào Chí Thành, Phan Thế Đệ (Chủ biên) (2003), Hệ thống bài tập huấn luyện cầu lông, Nhà xuất bản Thể dục Thể thao, Hà Nội. [4] Nguyễn Toàn Chung, Nguyễn Hoàng Điệp (2017), Giáo trình cầu lông, Trường Đại học Hùng Vương. 12. Nội dung chi tiết học phần: Bài Nội dung Tiết Yêu cầu 1. Kỹ thuật di chuyển Tập di chuyển đơn bước Tập di chuyển đa bước Tập di chuyển nhảy bước 1 - Đọc tài liệu [1] tr. 48 - Đọc tài liệu [2] tr. 59, 69 Tập đánh cầu Tập đánh cầu thấp tay bên phải Tập đánh cầu thấp tay bên trái Tập đánh cầu cao tay (phải, trái, đánh cầu trên đầu – cao sâu) 1 - Đọc tàiliệu [1] - tr. 65 - Đọc tài liệu [2] tr. 86 2. Các bài tập tập luyện kỹ thuật Tập cho kỹ thuật di chuyển Tập di chuyển đơn bước Tập di chuyển đa bước Tập di chuyển nhảy bước 1 - Đọc tài liệu [1] tr. 48 - Đọc tài liệu [2] tr. 59, 86 Tập cho kỹ thuật đánh cầu Phát triển sức nhanh 1 - Đọc tài liệu [2] tr. 257 3. Tập luyện đập cầu 1 - Đọc tài liệu [2] tr. 86 Tập luyện giao cầu 1 - Tổ chức luyện tập theo nhóm các kỹ thuật 4. Tập luyện đánh cầu, di chuyển, đánh cầu cao tay Tập luyện đập, giao cầu 1 - Tự tập phối hợp giữa di chuyển và thực hiện kỹ thuật. 5. Tập thể lực về sức bền 1 - Đọc tài liệu [2] tr. 272 Tập phát triển phối hợp vận động 1 - Tập luyện theo nhóm. 6. Tập luyện kỹ thuật bỏ nhỏ 1 - Đọc tài liệu [1] tr. 65 Thi đấu 1 - Tập theo các nội dung và hình thức kiểm tra. 7. Tập kỹ thuật đánh cầu trên lưới 1 - Đọc tài liệu [1] tr. 65 8. Tập kỹ thuật chém, treo cầu 1 - Đọc tài liệu [1] tr. 65 - Đọc tài liệu [2] tr. 86 Tập luyện kỹ thuật bỏ nhỏ, đánh cầu trên lưới, chém cầu, treo cầu. 1 9. Tập luyện bài tập phát triển năng lực phối hợp vận động 3 - Đọc tài liệu [1] tr. 125 - Đọc tài liệu [2] tr. 286 10. Tập luyện phối hợp di chuyển 3 - Đọc tài liệu [1] tr. 48, Bài Nội dung Tiết Yêu cầu ngang và phòng thủ phải trái 57; Đọc tài liệu [2] tr. 69, 286 11. Tập luyện phối hợp di chuyển đánh cầu 04 điểm trên sân 3 - Đọc tài liệu [1] tr. 48, 57; Đọc tài liệu [2] tr. 69, 286 12. Tập luyện phối hợp di chuyển đánh cầu 06 điểm trên sân 3 - Đọc tài liệu [1] tr. 48, 57; Đọc tài liệu [2] tr. 69, 286 13. Tập luyện phối hợp di chuyển đánh cầu cuối sân và gần lưới 1 - Đọc tài liệu [2] tr. 69, 286 14. Tập luyện phối hợp phát cầu ngắn lùi đánh cao sâu 1 - Đọc tài liệu [1] tr. 61 - Đọc tài liệu [2] tr. 114, 286 15. Tập luyện phối hợp phát cầu ngắn lùi nhảy đập 1 - Đọc tài liệu [1] tr. 61 - Đọc tài liệu [2] tr. 114, 286 16. Tập luyện phối hợp phát cầu ngắn lùi treo cầu 1 - Đọc tài liệu [1] tr. 61 - Đọc tài liệu [2] tr. 114, 286 17. Tập luyện phối hợp phát cao sâu và bật nhảy đánh cầu gần lưới 2 - Đọc tài liệu [1] tr. 61 - Đọc tài liệu [2] tr. 236, 286 18. Tập luyện phối hợp phát cầu cao sâu và phòng thủ phải trái 3 - Đọc tài liệu [1] tr. 61 - Đọc tài liệu [2] tr. 202, 286 19. Tập luyện phối hợp phát cao sâu và bỏ nhỏ đường chéo 2 - Đọc tài liệu [1] tr. 61 - Đọc tài liệu [2] tr. 202, 286 20. Tập luyện chiến thuật đập cầu thẳng và treo cầu chéo 1 - Đọc tài liệu [1] tr. 65 - Đọc tài liệu [2] tr. 86, 202, 286 21. Tập luyện chiến thuật đánh cầu từ một điểm đến ba điểm 1 - Đọc tài liệu [1] tr. 65 - Đọc tài liệu [1] tr. 106 - Đọc tài liệu [2] tr. 86, 202, 286 22. Tập luyện chiến thuật đánh cầu cao sâu đường thẳng và đường chéo 1 - Đọc tài liệu [1] tr. 65, 106; Đọc tài liệu [2] tr. 86, 202, 286 23. Tập luyện chiến thuật đập cầu 1 - Đọc tài liệu [1] tr. 65, Bài Nội dung Tiết Yêu cầu đường thẳng và đường chéo 106; Đọc tài liệu [2] tr. 86, 202, 286 24. Tập luyện chiến thuật 2 đánh 1 1 - Đọc tài liệu [1] tr. 117 - Đọc tài liệu [2] tr. 202 25. Tập luyện chiến thuật phối hợp di chuyển trên dưới 1 - Đọc tài liệu [1] tr. 117 - Đọc tài liệu [2] tr. 114, 202 26. Tập luyện chiến thuật phối hợp di chuyển theo đường trung tâm 1 - Đọc tài liệu [1] tr. 117 - Đọc tài liệu [2] tr. 114, 202 27. Tập luyện chiến thuật phối hợp di chuyển theo đường chéo 1 - Đọc tài liệu [1] tr. 117 - Đọc tài liệu [2] tr. 114, 202 TỔNG 45 13. Nội dung các bài tập Các bài tập được giảng viên biên soạn theo các giáo án giảng dạy. 14. Phương pháp, hình thức kiểm tra – đánh giá 14.1. Nhiệm vụ của sinh viên Dự lớp: Tự giác tham gia các giờ tự học dưới hình thức ngoại khóa. Bài tập: Thực hiện đủ lượng vận động theo yêu cầu của bài tập trên lớp. Ngoài các giờ ngoại khóa, sinh viên tự giác tập luyện theo các nhóm. Dụng cụ học tập: Sinh viên mặc đúng trang phục thể thao. Khác: Đảm bảo sân bãi, dụng cụ tập luyện theo yêu cầu của môn học cầu lông. 14.2. Kiểm tra – đánh giá thường xuyên Hình thức kiểm tra: Thực hành - Nội dung: Thực hiện theo các nội dung của giờ học chính khóa. - Tiêu chí đánh giá: Đảm bảo đúng yêu cầu cơ bản và nâng cao. 14.3. Kiểm tra đánh giá cuối kỳ Hình thức kiểm tra: Thực hành - Nội dung: Thực hiện theo các nội dung của giờ học chính khóa. - Tiêu chí đánh giá: Đảm bảo đúng yêu cầu cơ bản và nâng cao. Trưởng Bộ môn Phú Thọ, ngày tháng năm 20 Người biên soạn PHỤ LỤC 6. PHIẾU PHẢN HỒI CỦA SINH VIÊN BỘ VH,TT&DL CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Trường Đại học TDTT Bắc Ninh Độc lập - Tự do - Hạnh phúc PHIẾU PHẢN HỒI CỦA SINH VIÊN Nhằm giải quyết các mục tiêu nghiên cứu đề tài: “Xây dựng chương trình thể thao ngoại khóa cho sinh viên trường Đại học Hùng Vương tỉnh Phú Thọ”, mong anh (chị) nghiên cứu kỹ các câu hỏi dưới đây và trả lời bằng cách đánh dấu vào ô tương ứng. Câu hỏi 1. Anh/chị hãy cho biết nhận định của mình sau khi kết thúc quá trình tập luyện môn học thể thao tự chọn (bóng chuyền hoặc cầu lông) dưới hình thức giờ tự học thông qua tập luyện ngoại khóa. T T Nội dung Mức độ đồng ý Rất đồng ý Đồng ý Phân vân Không đồng ý Rất không đồng ý 1 Mục tiêu phù hợp với môn GDTC và thể thao trường học 2 Nội dung thiết thực và hữu ích 3 Nâng cao kỹ năng thực hành thể thao 4 Nâng cao tính tích cực trong tập luyện và học tập 5 Cải thiện kết quả nội dung thi - kiểm tra Xin trân trọng cảm ơn sự cộng tác của anh (chị)./. PHỤ LỤC 7. PHIẾU PHẢN HỒI CỦA GIẢNG VIÊN BỘ VH,TT&DL CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Trường Đại học TDTT Bắc Ninh Độc lập - Tự do - Hạnh phúc PHIẾU PHẢN HỒI CỦA GIẢNG VIÊN Nhằm giải quyết các mục tiêu nghiên cứu đề tài: “Xây dựng chương trình thể thao ngoại khóa cho sinh viên trường Đại học Hùng Vương tỉnh Phú Thọ”, mong đồng chí nghiên cứu kỹ các câu hỏi dưới đây và trả lời bằng cách đánh dấu vào ô tương ứng. Câu hỏi 1. Đồng chí hãy cho biết nhận định của mình sau khi hoàn thành quá trình giảng dạy chương trình thể thao ngoại khóa (bóng chuyền, cầu lông). T T Nội dung Mức độ đồng ý Rất phù hợp Phù hợp Chưa phù hợp 1 Chương trình thể thao ngoại khóa phù hợp với chương trình chính khóa 2 Nội dung chương trình thể thao ngoại khóa giúp nâng cao chương trình chính khóa 3 Chương trình thể thao ngoại khóa nâng cao khả năng tiếp cận tập luyện TDTT thường xuyên cho sinh viên 4 Chương trình thể thao ngoại khóa tác động tích cực đến thể lực của sinh viên 5 Chương trình thể thao ngoại khóa giúp tạo nguồn lực lượng tham gia các giải đấu Xin trân trọng cảm ơn sự cộng tác của đồng chí./.
File đính kèm:
- luan_an_xay_dung_chuong_trinh_the_thao_ngoai_khoa_cho_sinh_v.pdf
- BAO CAO TOM TAT.pdf
- THONG TIN TOM TAT LUAN AN.pdf