Luận văn Hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần in Thái Nguyên từ nay đến năm 2015

Thế giới đang bước vào thế kỷ 21, một thế kỷ đầy hứa hẹn những đổi thay kỳ diệu của sự chuyển đổi từ nền kinh tế vật chất sang nền kinh tế tri thức. Một số doanh nghiệp nước ta từng có ưu thế vững mạnh trên thị trường song hiện đang giảm sút về chất lượng hàng hóa, khả năng cạnh tranh... Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp lại có những sự tăng trưởng và phát triển vươt bậc do biết dựa trên các chính sách phát triển kinh tế của nhà nước, nắm bắt cơ hội thị trường, biết phát huy những điểm mạnh của riêng mình, vượt qua điểm yếu, biết tận dụng những thành tựu khoa học công nghệ thế giới hiện đại... để hoạch định và triển khai công cụ kế hoạch hoá linh hoạt đối phó với những thay đổi của môi trường kinh doanh, đó là chiến lược kinh doanh.

Ngành in phát sinh từ lâu đời, từ công việc in bán tự động, đơn giản đến thế kỷ XIX quá trình in đã được cơ giới hóa hoàn toàn.Những tiến bộ trong khoa học kỹ thuật kể cả những lý thuyết và công nghệ mới nhất, hiện đại nhất đều được áp dụng vào ngành in. Vì vậy, có người cho rằng ngành in là ngành khoa học- kỹ thuật tổng hợp. Hòa nhập cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể. Những chính sách đổi mới của Đảng, Nhà nước và đặc biệt là trước xu thế phát triển của nền Kinh tế - Văn hóa - Xã hội đã tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước hòa nhập vào thị trường ngành in với những bước phát triển nhất định.

pdf 115 trang Bách Nhật 03/04/2025 260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần in Thái Nguyên từ nay đến năm 2015", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận văn Hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần in Thái Nguyên từ nay đến năm 2015

Luận văn Hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần in Thái Nguyên từ nay đến năm 2015
 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO 
 TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI 
 ---------- 
 PHẠM THI MINH NGUYỆT 
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI 
CÔNG TY CỔ PHẦN IN THÁI NGUYÊN TỪ NAY 
 ĐẾNNĂM 2015 
 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC 
 Người hướng dẫn khoa học: TS . Đặng Vũ Tùng 
 Ngành: Quản trị kinh doanh 
 HÀ NỘI – 2011 Luận văn thạc sĩ 
 LỜI NÓI ĐẦU 
1.Tính cấp thiết của đề tài 
 Thế giới đang bước vào thế kỷ 21, một thế kỷ đầy hứa hẹn những đổi 
thay kỳ diệu của sự chuyển đổi từ nền kinh tế vật chất sang nền kinh tế tri 
thức. Một số doanh nghiệp nước ta từng có ưu thế vững mạnh trên thị trường 
song hiện đang giảm sút về chất lượng hàng hóa, khả năng cạnh tranh... Bên 
cạnh đó, một số doanh nghiệp lại có những sự tăng trưởng và phát triển vươt 
bậc do biết dựa trên các chính sách phát triển kinh tế của nhà nước, nắm bắt 
cơ hội thị trường, biết phát huy những điểm mạnh của riêng mình, vượt qua 
điểm yếu, biết tận dụng những thành tựu khoa học công nghệ thế giới hiện 
đại... để hoạch định và triển khai công cụ kế hoạch hoá linh hoạt đối phó với 
những thay đổi của môi trường kinh doanh, đó là chiến lược kinh doanh. 
Ngành in phát sinh từ lâu đời, từ công việc in bán tự động, đơn giản đến thế 
kỷ XIX quá trình in đã được cơ giới hóa hoàn toàn.Những tiến bộ trong 
khoa học kỹ thuật kể cả những lý thuyết và công nghệ mới nhất, hiện đại 
nhất đều được áp dụng vào ngành in. Vì vậy, có người cho rằng ngành in là 
ngành khoa học- kỹ thuật tổng hợp. Hòa nhập cùng với sự phát triển của nền 
kinh tế thế giới, trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã có 
những bước phát triển đáng kể. Những chính sách đổi mới của Đảng, Nhà 
nước và đặc biệt là trước xu thế phát triển của nền Kinh tế - Văn hóa - Xã 
hội đã tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài 
nước hòa nhập vào thị trường ngành in với những bước phát triển nhất định. 
 Tuy vậy, trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới và 
khu vực ngày nay, sự gia nhập vào các tổ chức quốc tế của nền kinh tế 
Việt Nam như: AFTA, WTO v.v thì ngành in phải đối diện với một môi 
trường kinh doanh mới, một sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường cả trong 
Phạm Thị Minh Nguyệt 1 Ngành: QTKD Luận văn thạc sĩ 
và ngoài nước.Chính vì lý do này, vấn đề cấp bách ngay từ bây giờ ngành in 
cần làm là phải xây dựng cho mình một chiến lược sản xuất - kinh doanh 
thích hợp để tiếp tục phát triển trong tương lai. 
 Với mong muốn góp phần vào sự phát triển của Công ty Cổ phần In 
Thái Nguyên nói riêng và ngành in Việt Nam nói chung, dựng xây ngành in 
trở thành một ngành phát triển nhanh chóng trên cả nước. 
 Sau một thời gian thực tập tại công ty, thông qua nghiên cứu tìm hiểu, 
kết hợp với kiến thức tích luỹ trong quá trình học tập cùng với sự hướng dẫn 
tận tình của thầy giáo, Tiến sĩ Đặng Vũ Tùng, em đã lựa chọn đề tài “Hoạch 
định chiến lược kinh doanh tại Công ty Cổ phần In Thái Nguyên từ nay đến 
năm 2015 ” 
 2. Mục đích nghiên cứu 
 Đề tài nhằm xây dựng chiến lược kinh doanh mong muốn góp phần vào 
sự tồn tại và phát triển của Công ty Cổ phần In Thái Nguyên 
 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 
 - Đối tượng nghiên cứu: Luận văn này tập trung nghiên cứu môi trường 
kinh doanh thực trạng của công ty Cổ phần In Thái Nguyên trên cơ sở đó xây 
dựng chiến lược kinh doanh công ty. Chiến lược kinh doanh mang tính định 
hướng và vạch ra những phương án giúp cho việc xây dựng kế hoạch cụ thể 
đạt được hiệu quả mong muốn. 
 - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu môi trường kinh doanh và 
họat động kinh doanh của công ty trong các năm 2009, 2010. 
 4.Phương pháp nghiên cứu 
 Dựa trên phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp đánh giá 
tình hình thực tế doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tác giả rút ra các yếu tố 
môi trường và xác định cơ hội mục tiêu chiến lược trên cơ sở vận dụng lý 
thuyết và cơ sở lý luận để đề ra chiến lược kinh doanh phù hợp. 
Phạm Thị Minh Nguyệt 2 Ngành: QTKD Luận văn thạc sĩ 
 5.Kết cấu của luận văn 
 Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn 
gồm 4 phần chính: 
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 
CỦA DOANH NGHIỆP 
Chương II: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ NỘI 
BỘ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN IN THÁI NGUYÊN 
Chương III: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH BÊN NGOÀI 
DOANH NGHIỆP 
Chương IV: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI CÔNG TY 
CỔ PHẦN IN THÁI NGUYÊN 
Phạm Thị Minh Nguyệt 3 Ngành: QTKD Luận văn thạc sĩ 
 CHƯƠNG I 
 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC 
 KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 
1.1. KHÁI NIỆM VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH 
NGHIỆP 
1.1.1. Khái niệm và những đặc trưng cơ bản của chiến lược kinh doanh 
 Thuật ngữ chiến lược có nguồn gốc từ nghệ thuật quân sự thời xa xưa, 
với ý nghĩa là phương pháp, cách thức điều khiển và chỉ huy các trận đánh. 
Trong quân sự thuật ngữ thường được sử dụng để chỉ các kế hoạch lớn và dài 
hạn được đưa ra trên cơ sở tin chắc cái gì đối phương có thể làm và cái gì đối 
phương không thể làm. 
 Từ lĩnh vực quân sự, chiến lược đã phát triển sang nhiều lĩnh vực khoa 
học khác như: Chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường, công nghệ . 
 Tuỳ theo cách tiếp cận mà có nhiều quan điểm khác nhau về chiến lược 
kinh doanh. 
Theo cách tiếp cận cạnh tranh: 
 - Quan điểm của Micheal Porter: “Chiến lược kinh doanh là nghệ thuật 
xây dựng lợi thế cạnh tranh vững chắc để phòng thủ”. 
 - Quan điểm của K.Ohmae: “Mục đích của chiến lược là mang lại điều 
kiện thuận lợi nhất cho một phía, đánh giá đúng thời điểm tấn công hay rút 
lui, xác định danh giới của sự thoả hiệp”. 
 K. Ohmae còn nhấn mạnh: “Không có đối thủ cạnh tranh thì không có 
chiến lược. Mục đích duy nhất của chiến lược là đảm bảo giành thắng lợi bền 
vững đối với đối thủ cạnh tranh” 
Phạm Thị Minh Nguyệt 4 Ngành: QTKD Luận văn thạc sĩ 
Theo cách tiếp cận chiến lược kinh doanh là một phạm trù khoa học quản lý: 
 - Quan điểm Alfred Chandler: “Chiến lược kinh doanh là việc xác định 
các mục tiêu cơ bản và dài hạn của doanh nghiệp lựa chọn các chính sách, 
chương trình hành động nhằm phân bổ các nguồn lực để đạt được các mục 
tiêu cơ bản đó”. 
Theo cách tiếp cận kế hoạch hoá: 
 - Quan điểm của William J.Glueck: “Chiến lược kinh doanh là một kế 
hoạch mang tính thống nhất, tính toàn diện và tính phối hợp được thiết kế để 
đảm bảo rằng các mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp sẽ được thực hiện”. 
 Vậy chiến lược kinh doanh là chiến lược nhằm đảm bảo sự thành công 
của doanh nghiệp. 
 “Chiến lược là phương hướng và quy mô của một tổ chức trong dài 
hạn: chiến lược sẽ mang lại lợi thế cho tổ chức thông qua việc sắp xếp tối ưu 
các nguồn lực trong một môi trường cạnh tranh nhằm đáp ứng nhu cầu thị 
trường và kỳ vọng của các nhà góp vốn”... 
Nói cách khác, chiến lược là: 
 Nơi mà doanh nghiệp cố gắng vươn tới trong dài hạn (phương hướng) 
Doanh nghiệp phải cạnh tranh trên thị trường nào và những loại hoạt động 
nào doanh nghiệp thực hiện trên thị trường đó (thị trường, quy mô)? Doanh 
nghiệp sẽ làm thế nào để hoạt động tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh trên 
những thị trường đó (lợi thế)? 
 Những nguồn lực nào (kỹ năng, tài sản, tài chính, các mối quan hệ, 
năng lực kỹ thuật, trang thiết bị) cần phải có để có thể cạnh tranh được (các 
nguồn lực)? 
 Những nhân tố từ môi trường bên ngoài ảnh hưởng tới khả năng cạnh 
tranh của doanh nghiệp (môi trường)? 
 Những giá trị và kỳ vọng nào mà những người có quyền hành trong và 
ngoài doanh nghiệp cần là gì (các nhà góp vốn)? 
Phạm Thị Minh Nguyệt 5 Ngành: QTKD Luận văn thạc sĩ 
 Tuy nhiên hiện nay, chưa có khái niệm nào điễn tả được đầy đủ bản 
chất của chiến lược kinh doanh. Tùy theo cách phân tích khách nhau, sẽ có 
những lý giải khác nhau về những vấn đề cơ bản của chiến lược, dù vẫn là 
việc tìm hiểu phân tích các điều kiện bên ngoài cũng như các nguồn lực bên 
trong của doanh nghiệp nhờ việc phân tích này mà các mặt mạnh mặt yếu của 
công ty sẽ được giải quyết để tranh thủ các cơ hội bên ngoài, doanh nghiệp sẽ 
có những quyết định, hướng đi chính xác và đúng đắn hơn so với các đối thủ 
cạnh tranh để từ đó tăng cường và củng cố và phát triển doanh nghiệp . 
Từ các khái niệm trên, ta cho chúng ta thấy một số đặc trưng cơ bản của chiến 
lược kinh doanh như sau: 
 - Hoạch định chiến lược là phác thảo khuôn khổ cho các hoạt động kinh 
doanh dài hạn của doanh nghiệp trong tương lai dựa trên cơ sở các thông tin 
thu thập được qua quá trình phân tích và dự báo. Do vậy, sự sai lệch giữa các 
mục tiêu định hướng và khuôn khổ phác thảo chiến lược ban đầu với hình ảnh 
kinh doanh đang diễn ra trong thực tế là chắc chắn sẽ có sự xem xét tính hợp 
lý và điều chỉnh các mục tiêu ban đầu cho phù hợp với các biến động của môi 
trường và điều kiện kinh doanh đã thay đổi phải là việc làm thường xuyên của 
các doanh nghiệp trong quá trình tổ chức kinh doanh. 
 - Chiến lược kinh doanh luôn luôn tập trung về ban lãnh đạo công ty 
hoặc thậm chí về những người đứng đầu công ty để đưa ra quyết định những 
vấn đề lớn, quan trọng đối với công ty. Chiến lược chung toàn công ty đề cập 
tới những vấn đề như: 
 + Các mục tiêu cơ bản của công ty là gì? 
 + Công ty hiện đang tham gia những lĩnh vực kinh doanh nào? 
 + Liệu có rút lui hoặc tham gia một ngành kinh doanh nào đó không ? 
Chiến lược chung phải được ban lãnh đạo cao nhất của công ty thông qua. 
 - Chiến lược kinh doanh luôn luôn xây dựng trên cơ sở các lợi thế so 
sánh với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Bởi vì kế hoạch hoá chiến 
Phạm Thị Minh Nguyệt 6 Ngành: QTKD Luận văn thạc sĩ 
lược mang bản chất động và tấn công, chủ động tận dụng thơì cơ, điểm mạnh 
của mình để hạn chế rủi ro và điểm yếu cho nên tất yếu là phải xác định chính 
xác điểm mạnh của ta so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Muốn vậy 
phải đánh giá đúng thực trạng của công ty mình trong mối liên hệ với các đối 
thủ cạnh tranh trên thị trường, nghĩa là phải giải đáp xác đáng câu hỏi: Chúng 
ta đang ở đâu? 
 - Chiến lược kinh doanh luôn xây dựng cho những ngành nghề kinh 
doanh trong những lĩnh vực kinh doanh chuyên môn hoá truyền thống và thế 
mạnh của công ty. Phương án kinh doanh của công ty được xây dựng trên cơ 
sở kết hợp chuyên môn hoá với đa dạng hoá sản xuất kinh doanh và kinh 
doanh tổng hợp. 
1.1.2. Vai trò và sự cần thiết hoạch định chiến lược trong kinh doanh. 
 Điều minh chứng cho thấy lợi ích và vai trò to lớn của việc hoạch định 
chiến lược đem lại cho doanh nghiệp là: 
 - Giúp cho nhà quản trị thấy rõ mục đích và hướng đi của mình, biết 
được những kết quả mong muốn và việc sử dụng tài nguyên hợp lý, tối ưu, 
khuyến khích tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên. 
 - Giúp lãnh đạo công ty có điều kiện ra quyết định mang tính thống nhất 
phù hợp với các hoạt động nhịp nhàng, uyển chuyển, tạo ra sự đồng tâm nhất 
trí của toàn bộ lực lượng hoạt động trong công ty. 
 - Giúp lãnh đạo chủ động thích ứng trước những sự thay đổi của môi 
trường kinh doanh khai thác các cơ hội của môi trường và phát huy sức mạnh 
nội tại của doanh nghiệp khắc phục nhược điểm trong hoạt động sản xuất 
kinh doanh. 
 Bên cạnh đó ,các doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường thì có nghĩa 
là phải chấp nhận những khó khăn thách thức của môi trường, những biến 
động bất kỳ của nền kinh tế và sự cạnh tranh khốc liệt của quy luật kinh tế thị 
Phạm Thị Minh Nguyệt 7 Ngành: QTKD Luận văn thạc sĩ 
trường. Mỗi doanh nghiệp để bắt đầu việc khởi sự kinh doanh của mình thì 
phải có những nguồn lực nhất định, và để tồn tại doanh nghiệp cần phải có 
chiến lược kinh doanh phù hợp với những nguồn lực của mình nhằm phát huy 
các tiềm lực: như tiềm lực về tài chính, về vốn, về công nghệ lao động vv 
Hơn nữa, các doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường để tồn tại và phát 
triển phải thực hiện xây dựng và áp dụng các chiến lược kinh doanh để nâng 
cao khả năng cạnh tranh, song cũng phải tuân theo quy luật cạnh tranh. Với 
các doanh nghiệp cạnh tranh luôn là con dao hai lưỡi, một mặt nó đào thải các 
doanh nghiệp không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường. Mặt khác nó 
làm cho điều kiện cạnh tranh của các doanh nghiệp ngày càng khó khăn và 
khốc liệt hơn buộc các doanh nghiệp phải không ngừng cố gắng nghiên cứu 
thị trường xây dựng những chiến lược kinh doanh đáp ứng với sự biến động 
của môi trường kinh doanh nhằm hoàn thiện hoạt động tổ chức sản xuất kinh 
doanh của mình để tồn tại và phát triển. Đây là mục đích tự thân của doanh 
nghiệp. 
 Một lý do khác các doanh nghiệp cần phải soạn thảo chiến lược kinh 
doanh trong điều kiện hiện nay đó là nhu cầu tiêu dùng hàng hoá của con 
người ngày càng cao, là rất đa dạng và phong phú. Song có xu thế là thích tiêu 
dùng những sản phẩm hàng hoá dịch vụ có chất lượng tốt mà giá thành lại 
hợp lý. 
 Tóm lại: Việc xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong 
cơ chế thị trường là cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, nó 
làm kim chỉ nam cho sự phát triển của doanh nghiệp, nhất là trong trong thị 
trường có sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay. 
1.1.3. Các loại hình chiến lược kinh doanh. 
* Căn cứ vào phạm vi chiến lược người ta chia chiến lược kinh doanh thành : 
Phạm Thị Minh Nguyệt 8 Ngành: QTKD Luận văn thạc sĩ 
 - Chiến lược chung : thường đề cập đến những vấn đề quan trọng lâu dài 
quyết định sự sống còn của doanh nghiệp 
 - Chiến lược bộ phận : với doanh nghiệp thường là chiến lược phân phối, 
chiến lược sản phẩm, chiến lược giá chiến lược yểm trợ bán hàng... 
* Căn cứ và hướng tiếp cận chiến lược kinh doanh chia thành 4 loại 
 - Chiến lược tập trung và các yếu tố then chốt: Tư tưởng chỉ đạo của 
chiến lược này không dàn trải các nguồn lực mà tập trung cho những hoạt 
động có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp 
 - Chiến lược dựa trên các ưu thế tương đối: Vấn đề cơ bản của hoạch 
định chiến lược ở đây là bắt đầu từ việc phân tích so sánh sản phẩm dịch vụ 
của doanh nghiệp mình với các đối thủ cạnh tranh tìm ra các điểm mạnh điểm 
yếu của mình để từ đó có các biện pháp giải quyết cụ thể trong chiến lược 
kinh doanh 
 - Chiến lược sáng tạo tấn công: Việc xây dựng chiến lược là tiếp cận 
theo cách cơ bản là luôn luôn đặt câu hỏi là "tại sao" nhằm xem xét lại 
những điều kiện sảy ra từ đó trả lời cho những câu hỏi này. Tổng hợp lại từ đó 
có những khám phá sáng tạo mới dành ưu thế cho doanh nghiệp mình 
 - Chiến lược khai thác các khả năng tiềm tàng: Dựa trên các sự phân 
tích có hệ thống thông tin nhằm khai thác các khả năng có thể của tất cả các 
yếu tố ngoài yếu tố then chốt để hoạch định chiến lược tận dụng cơ hội kinh 
doanh. 
* Căn cứ vào cấp quản lý chiến lược : 
 - Chiến lược cấp công ty (corporate – level strategy): còn gọi là chiến 
lược tổng thể bao trùm mọi hoạt động của công ty. Nó xác định và vạch rõ 
mục tiêu, nục đích, các tiêu đích của công ty, xác định các hoạt động kinh 
doanh mà công ty theo đuổi, Xác định ngành kinh doanh mà công ty đang 
Phạm Thị Minh Nguyệt 9 Ngành: QTKD 

File đính kèm:

  • pdfluan_van_hoach_dinh_chien_luoc_kinh_doanh_tai_cong_ty_co_pha.pdf