Luận văn Hoạch định chiến lược kinh doanh tại Công ty cổ phần Xi măng La Hiên Thái Nguyên từ nay đến năm 2015

Những năm gần đây, được coi là một trong những năm kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, tăng trưởng kinh tế chậm lại, thất nghiệp tăng cao, sức mua hạn chế, nợ công nhiều hơn. Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Để kiềm chế lạm phát Chính phủ đã quyết tâm thực hiện rất nhiều biện pháp trong đó biện pháp cắt giảm đầu tư công những hạng mục, công trình chưa cần thiết, siết chặt tín dụng đã làm cho ngành bất động sản, chứng khoán nhanh chóng hạ nhiệt. Chính sách "thắt lưng buộc bụng" nhằm giảm lạm phát gây tác động đến hầu hết các ngành. Chưa bao giờ môi trường kinh doanh của các ngành lại có nhiều biến động khó dự đoán đến như vậy. Các ngành, các doanh nghiệp buộc phải đánh giá, xem xét lại chiến lược kinh doanh, đánh giá lại sức cạnh tranh của mình trong một năm đầy biến động.

Ngành xi măng là một trong những ngành chịu ảnh hưởng rất rõ trước những biến động này cả trực tiếp lẫn gián tiếp. Giá xăng dầu, than đá tăng cao làm cho giá thành sản xuất, chi phí vận chuyển xi măng tăng vọt. Quyết tâm cắt giảm đầu tư công, trong đó có xây dựng cơ bản và xây dựng cơ sở hạ tầng làm nhu cầu xi măng cho dự án giảm nghiêm trọng. Bên cạnh đó, khi giá vật liệu tăng vọt người dân hoãn kế hoạch xây nhà, thị trường bất động sản hạ nhiệt cũng làm giảm nhu cầu nhất định. Trước tình hình đó, các nhà sản xuất xi măng nói chung cần phải đánh giá lại môi trường kinh doanh của mình để xác định đâu là cơ hội, đâu là nguy cơ để có thể tận dụng hoặc phải tránh để giảm thiểu rủi ro. Đồng thời, họ cũng cần đánh giá môi trường bên trong để xác định đâu là điểm mạnh của mình để xem là lợi thế cạnh tranh, đâu là điểm yếu cần khắc phục để định hướng, điều chỉnh chiến lược kinh doanh cho phù hợp tình hình thực tế, vượt qua những khó khăn trước mắt và nhìn về một tương lai dài hạn.

pdf 134 trang Bách Nhật 04/04/2025 180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Hoạch định chiến lược kinh doanh tại Công ty cổ phần Xi măng La Hiên Thái Nguyên từ nay đến năm 2015", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận văn Hoạch định chiến lược kinh doanh tại Công ty cổ phần Xi măng La Hiên Thái Nguyên từ nay đến năm 2015

Luận văn Hoạch định chiến lược kinh doanh tại Công ty cổ phần Xi măng La Hiên Thái Nguyên từ nay đến năm 2015
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
 TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI 
 --------------------------------- 
 NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG 
 HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI 
CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG LA HIÊN THÁI NGUYÊN 
 TỪ NAY ĐẾN NĂM 2015 
 Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh 
 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC 
 Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN NGHIẾN 
 HÀ NỘI - 2013 Luận văn cao học Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 
 LỜI CAM ĐOAN 
 Tôi xin cam đoan: Bản luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu của 
bản thân tôi, các số liệu nêu trong luận văn là trung thực, được thực hiện trên cơ sở 
nghiên cứu lý thuyết, tiếp thu kiến thức khoa học, nghiên cứu khảo sát tình hình 
thực tiễn và dưới sự hướng dẫn tận tình của Thầy TS. Nguyễn Văn Nghiến. 
 Tất cả các số liệu, bảng biểu trong luận văn là kết quả của quá trình thu thập 
tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau, phân tích và đánh giá dựa trên cơ sở kiến thức 
tôi đã tiếp thu được trong quá trình học tập, không phải là sản phẩm sao chép của 
các đề tài nghiên cứu trước đây. 
 Một lần nữa tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam kết trên. Nếu sai 
tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. 
 Tác giả 
 Nguyễn Thị Thu Hương 
Học viên: Nguyễn Thị Thu Hương I Lớp: 2011A Luận văn cao học Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 
 LỜI CẢM ƠN 
 Trong quá trình thực hiện Luận văn với đề tài: “Hoạch định chiến lược kinh 
doanh tại Công ty cổ phần xi măng La Hiên Thái Nguyên từ nay đến năm 
2015”, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo trong 
Viện Kinh tế & Quản lý (Viện đào tạo sau đại học – Đại học Bách khoa Hà Nội); 
Ban Giám đốc, phòng Kế toán - Thống kê - Tài chính, phòng Kinh doanh thị 
trường Công ty cổ phần xi măng La Hiên Thái Nguyên, Đặc biệt là sự tận tình 
hướng dẫn, chỉ bảo của thầy giáo TS. Nguyễn Văn Nghiến; sự ủng hộ, động viên 
của đồng nghiệp, gia đình và bè bạn. 
 Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, các quý cơ quan, 
gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Sự giúp đỡ này đã động viên, cổ vũ và giúp tôi 
nhận thức, làm sáng tỏ thêm cả mặt lý luận và mặt thực tiễn về lĩnh vực mà luận 
văn nghiên cứu. 
 Luận văn là quá trình nghiên cứu công phu, sự làm việc khoa học và nghiêm 
túc của bản thân. Mặc dù tác giả đã rất cố gắng, nhưng do trình độ và thời gian có 
hạn, nên khó tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. 
 Tôi rất mong nhận được sự quan tâm, ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và 
những độc giả quan tâm đến đề tài này. 
 Xin chân thành cảm ơn! 
 Tác giả 
 Nguyễn Thị Thu Hương 
Học viên: Nguyễn Thị Thu Hương II Lớp: 2011A Luận văn cao học Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 
 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 
 Chữ viết tắt Nội dung 
 CTCP Công ty cổ phần 
 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 
 QTCL Quản trị chiến lược 
 CLKD Chiến lược kinh doanh 
 SXKD Sản xuất kinh doanh 
 KTSX Kĩ thuật sản xuất 
 SLTT Sản lượng tiêu thụ 
 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam 
 TSCĐ Tài sản cố định 
 NVL Nguyên vật liệu 
 NPP Nhà phân phối 
 XD Xây dựng 
 DN Doanh nghiệp 
 VLXD Vật liệu xây dựng 
Học viên: Nguyễn Thị Thu Hương III Lớp: 2011A Luận văn cao học Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 
 DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ 
 Tên mục Trang 
Sơ đồ 1.1. Mô hình quản trị chiến lược 9 
Sơ đồ 1.2: Mô hình năm áp lực cạnh tranh của Michael Porter 16 
Sơ đồ 1.3: Tiến trình xây dựng ma trận EFE 22 
Sơ đồ 1.4 Cấu trúc ma trận IE 25 
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức quản lý CTCP xi măng La Hiên 35 
Sơ đồ 3.1: Ma trận IE 91 
Hình 2.1: Sản lượng tiêu thụ xi măng La Hiên 2010 - 2012 40 
Hình 2.2: Tình hình phân phối sản phẩm CTCP XM La Hiên 41 
Hình 2.3: Tương quan thị phần xi măng Việt Nam 51 
Hình 2.4: Tương quan thị phần XM trên tỉnh Thái Nguyên 53 
Học viên: Nguyễn Thị Thu Hương IV Lớp: 2011A Luận văn cao học Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 
 DANH MỤC BẢNG BIỂU 
 Tên bảng Trang 
Bảng 1.1: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) 22 
Bảng 1.2: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) 24 
Bảng 1.3: Ma trận hình ảnh các đối thủ cạnh tranh 26 
Bảng 1.4: Ma trận SWOT 28 
Bảng 1.5: Ma trận QSPM 30 
Bảng 2.1: Kết quả đánh giá của NPP về CLSP XM La Hiên 38 
Bảng 2.2: Sản lượng tiêu thụ của Công ty giai đoạn 2010 - 2012 39 
Bảng 2.3: Doanh thu tiêu thụ của Công ty giai đoạn 2010 - 2012 40 
Bảng 2.4: Kết quả kinh doanh của Công ty giai đoạn 2010 - 2012 42 
Bảng 2.5: KQKD chủ yếu của các doanh nghiệp tiêu biểu 43 
Bảng 2.6: Đánh giá của NPP về xi măng La Hiên 57 
Bảng 2.7: Ma trận đánh giá môi trường bên ngoài EFE 61 
Bảng 2.8: Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn 65 
Bảng 2.9: Cơ cấu lao động theo giới tính 65 
Bảng 2.10: Các chỉ số về tình hình tài chính của La Hiên 69 
Bảng 2.11: Tổng hợp tài sản và nguồn vốn các năm 2010 - 2012 70 
Bảng 2.12: Các chỉ tiêu tài chính của Công ty qua các năm 71 
Bảng 2.13: Cơ cấu giá thành sản phẩm một số thương hiệu 76 
Bảng 2.14: Mức giá bán sản phẩm tại một số khu vực trọng điểm 77 
Bảng 2.15: Mức chiết khấu cho từng khu vực của XM La Hiên 78 
Bảng 2.16: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) 82 
Bảng 3.1: Dự báo nhu cầu xi măng Việt Na 86 
Bảng 3.2: Dự báo nhu cầu xi măng 88 
Bảng 3.3: Dự báo nhu cầu xi măng cho từng năm từ 2012 - 2020 88 
Bảng 3.4: Ma trận hình ảnh cạnh tranh 90 
Bảng 3.5: Ma trận SWOT 92 
Bảng 3.6: Ma trận QSPM 97 
Bảng 3.7: Ma trận QSPM (tiếp) 98 
Học viên: Nguyễn Thị Thu Hương V Lớp: 2011A Luận văn cao học Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 
 MỤC LỤC 
MỞ ĐẦU 1 
1. Tinh cấp thiết của đề tài 1 
2. Mục đích nghiên cứu 2 
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 2 
4. Phương pháp nghiên cứu 3 
5. Đóng góp của luận văn 3 
6. Bố cục luận văn 3 
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC 4 
1.1 KHÁI QUÁT VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 4 
1.1.1. Nguồn gốc thuật ngữ "chiến lược" 4 
1.1.2. Định nghĩa về chiến lược kinh doanh 4 
1.1.3. Vai trò của chiến lược kinh doanh 6 
1.2. NỘI DUNG, CÁC VẤN ĐỀ CHUNG CỦA QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC 8 
1.2.1. Định nghĩa về quản trị chiến lược 8 
1.2.2. Mô hình quản trị chiến lợc 8 
1.2.3. Các cấp chiến lược 9 
1.2.4. Ý nghĩa của quản trị chiến lược 10 
1.2.5. Các giai đoạn của quản trị chiến lược 11 
1.3. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 12 
1.3.1. Xác định sứ mệnh và mục tiêu của doanh nghiệp 13 
1.3.2. Phân tích, đánh giá môi trường kinh doanh 13 
1.4. CÁC CÔNG CỤ, PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ÁP DỤNG TRONG 
 22 
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH. 
1.4.1. Xây dựng ma trận các yếu tố bên trong, bên ngoài 22 
1.4.2. Xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh 25 
1.4.3. Xây dựng ma trận điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ SWOT 26 
1.4.4. Ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng (QSPM) 28 
TÓM TẮT CHƯƠNG I 30 
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH 
 31 
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG LA HIÊN. 
2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG LA HIÊN 31 
2.1.1. Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần xi măng La Hiên 31 
Học viên: Nguyễn Thị Thu Hương VI Lớp: 2011A Luận văn cao học Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển 31 
2.1.3. Cơ cấu tổ chức – nhân sự 33 
2.1.4 Quy trình công nghệ sản xuất xi măng tại Công ty 36 
2.1.5 Kết quả kinh doanh của Công ty giai đoạn 2010 – 2012 38 
2.2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ 
 44 
PHẦN XI MĂNG LA HIÊN 
2.2.1. Khái quát chung về môi trường kinh doanh của sản phẩm xi măng. 44 
2.2.2. Phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài 44 
2.2.3. Phân tích môi trường kinh doanh bên trong 63 
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 83 
CHƯƠNG III: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG 
 84 
TY CỔ PHẦN XI MĂNG LA HIÊN ĐẾN NĂM 2015. 
3.1. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH XI MĂNG VIỆT NAM 84 
3.2. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY ĐẾN NĂM 2015 89 
3.2.1 Sứ mệnh và mục tiêu của Công ty 89 
3.3. VẬN DỤNG MÔ HÌNH PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC 
 89 
CHO CÔNG TY ĐẾN NĂM 2015 
3.3.1. Vận dụng mô hình phân tích để tìm kiếm chiến lược 89 
3.3.2. Các phương án chiến lược 94 
3.3.3. Lựa chọn chiến lược thông qua ma trận QSPM 97 
3.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC 99 
3.4.1. Chiến lược thâm nhập thị trường 99 
3.4.2. Chiến lược phát triển thị trường 102 
3.4.3. Cải tiến chính sách bán hàng 104 
3.4.4. Hoạt động tiết kiệm chi phí 107 
3.5. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 107 
3.5.1. Đối với Nhà nước 107 
3.5.2. Kiến nghị với Hiệp hội xi măng Việt Nam 109 
3.5.3. Kiến nghị với Công ty xi măng La Hiên 109 
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 109 
KẾT LUẬN 110 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 112 
Học viên: Nguyễn Thị Thu Hương VII Lớp: 2011A Luận văn cao học Trường đại học Bách Khoa Hà Nội 
 MỞ ĐẦU 
 1. Tính cấp thiết của đề tài 
 Những năm gần đây, được coi là một trong những năm kinh tế thế giới gặp 
nhiều khó khăn, tăng trưởng kinh tế chậm lại, thất nghiệp tăng cao, sức mua hạn 
chế, nợ công nhiều hơn. Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Để kiềm chế lạm phát 
Chính phủ đã quyết tâm thực hiện rất nhiều biện pháp trong đó biện pháp cắt giảm 
đầu tư công những hạng mục, công trình chưa cần thiết, siết chặt tín dụng đã làm 
cho ngành bất động sản, chứng khoán nhanh chóng hạ nhiệt. Chính sách "thắt lưng 
buộc bụng" nhằm giảm lạm phát gây tác động đến hầu hết các ngành. Chưa bao giờ 
môi trường kinh doanh của các ngành lại có nhiều biến động khó dự đoán đến như 
vậy. Các ngành, các doanh nghiệp buộc phải đánh giá, xem xét lại chiến lược kinh 
doanh, đánh giá lại sức cạnh tranh của mình trong một năm đầy biến động. 
 Ngành xi măng là một trong những ngành chịu ảnh hưởng rất rõ trước những 
biến động này cả trực tiếp lẫn gián tiếp. Giá xăng dầu, than đá tăng cao làm cho giá 
thành sản xuất, chi phí vận chuyển xi măng tăng vọt. Quyết tâm cắt giảm đầu tư 
công, trong đó có xây dựng cơ bản và xây dựng cơ sở hạ tầng làm nhu cầu xi măng 
cho dự án giảm nghiêm trọng. Bên cạnh đó, khi giá vật liệu tăng vọt người dân hoãn 
kế hoạch xây nhà, thị trường bất động sản hạ nhiệt cũng làm giảm nhu cầu nhất 
định. 
 Trước tình hình đó, các nhà sản xuất xi măng nói chung cần phải đánh giá lại 
môi trường kinh doanh của mình để xác định đâu là cơ hội, đâu là nguy cơ để có thể 
tận dụng hoặc phải tránh để giảm thiểu rủi ro. Đồng thời, họ cũng cần đánh giá môi 
trường bên trong để xác định đâu là điểm mạnh của mình để xem là lợi thế cạnh 
tranh, đâu là điểm yếu cần khắc phục để định hướng, điều chỉnh chiến lược kinh 
doanh cho phù hợp tình hình thực tế, vượt qua những khó khăn trước mắt và nhìn 
về một tương lai dài hạn. 
 Công ty cổ phần xi măng La Hiên là một công ty địa phương đi đầu trong 
việc sản xuất, cung cấp clinker và xi măng của tỉnh Thái Nguyên. Bên cạnh đó cũng 
Học viên: Nguyễn Thị Thu Hương 1 Lớp: 2011A Luận văn cao học Trường đại học Bách Khoa Hà Nội 
là một thương hiệu xi măng địa phương có vị thế tại khu vực phía Bắc. 
 Tuy nhiên trong thời gian trở lại đây, trước thực trạng kinh tế khó khăn, thị 
trường bất động sản khó khăn, do vậy cầu về vật liệu xây dựng (VLXD) giảm sút 
trong đó có sản phẩm xi măng. Từ năm 2009 trở lại đây hoạt động sản xuất kinh 
doanh sản phẩm xi măng La Hiên gặp nhiều khó khăn, lợi nhuận liên tục giảm và 
đến năm 2012 Công ty lỗ tới 9.963 triệu đồng. Bên cạnh đó với sự cạnh tranh gay 
gắt của nhiều thương hiệu xi măng lớn làm cho môi trường kinh doanh khu vực 
phía Bắc vô cùng phức tạp. Vấn đề xác định chiến lược kinh doanh như thế nào để 
giữ vững và phát triển thị phần xi măng La Hiên tại thị trường phía Bắc là một câu 
hỏi lớn được đặt ra. Ngoài ra, các kế hoạch kinh doanh trước đây của Công ty cổ 
phần xi măng La Hiên có còn phù hợp trong bối cảnh kinh tế hiện nay cũng là một 
câu hỏi cần có lời giải đáp. 
 Đề tài "Hoạch định chiến lược kinh doanh tại Công ty cổ phần xi măng La 
Hiên Thái Nguyên từ nay đến năm 2015" ra đời trong bối cảnh như vậy. 
 2.Mục đích nghiên cứu 
 Hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về hoạch định chiến lược kinh doanh 
của doanh nghiệp. Phân tích, đánh giá thực trạng của Công ty cổ phần xi măng La 
Hiên. Xác định cơ hội và nguy cơ đối với Công ty cổ phần xi măng La Hiên. Xác 
định điểm mạnh và điểm yếu của Công ty cổ phần xi măng La Hiên. Từ đó xác định 
các chiến lược kinh doanh phù hợp nhất cho sản phẩm xi măng của Công ty cổ phần 
xi măng La Hiên ở thị trường phía Bắc. 
 3.Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu. 
 Công ty cổ phần xi măng La Hiên có thị trường bán hàng rộng khắp khu vực 
phía Bắc. Tập trung chủ yếu ở thị trường tỉnh Thái Nguyên và một số tỉnh thuộc 
khu vực trung du đồng bằng Bắc Bộ. Vì vậy đối tượng nghiên cứu của đề tài môi 
trường kinh doanh của ngành xi măng cả nước nói chung công ty cổ phần xi măng 
La Hiên nói riêng khu vực phía Bắc. Phạm vi nghiên cứu môi trường kinh doanh 
Học viên: Nguyễn Thị Thu Hương 2 Lớp: 2011A 

File đính kèm:

  • pdfluan_van_hoach_dinh_chien_luoc_kinh_doanh_tai_cong_ty_co_pha.pdf