Luận văn Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trong nông nghiệp tại Hải Phòng
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội vùng châu thổ sông Hồng, Hải Phòng được xác định là một cực tăng trưởng của vùng kinh tế động lực phía Bắc (bao gồm Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh); là Trung tâm kinh tế - khoa học - kĩ thuật tổng hợp của Vùng duyên hải Bắc Bộ và là một trong những trung tâm phát triển của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước (Quyết định 1448/QĐ-TTg ngày 16/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ). Để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội bền vững thì hệ thống đê điều và thủy lợi là một trong những công trình hạ tầng được ưu tiên đầu tư. Hàng năm ngân sách Nhà nước đầu tư một lượng vốn đáng kể cho các dự án xây dựng các công trình thuộc hệ thống đê điều, thủy lợi.
Các dự án xây dựng lĩnh vực đê điều, thủy lợi thuộc nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Hải Phòng thời gian qua đã hoàn thành và từng bước phát huy hiệu quả, bảo đảm phát triển bền vững, quốc phòng, an ninh, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Tuy nhiên, tổng vốn ngân sách dành cho đầu tư xây dựng hệ thống đê điều và thủy lợi trên địa bàn thành phố Hải Phòng còn chưa cao, để sử dụng nguồn vốn đầu tư này đạt hiệu quả cao thì vấn đề nâng cao công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng luôn được lãnh đạo thành phố và các ngành, các cấp đặc biệt quan tâm. Vì vậy, tôi chọn vấn đề : “Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trong nông nghiệp tại Hải Phòng ” làm đề tài luận văn Thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận văn Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trong nông nghiệp tại Hải Phòng

z BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI TẠ NGỌC DUY MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỬ DỤNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG NÔNG NGHIỆP TẠI HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS TỪ SỸ SÙA HÀ NỘI - 2013 Luận văn thạc sĩ Tạ Ngọc Duy – 10BQTKD LỜI CẢM ƠN Qua thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể và cá nhân. Nhân dịp này cho tôi bày tỏ lời cảm cơn sâu sắc đến: Tập thể các thầy cô giáo Viện Kinh tế và Quản lý, Viện Đào tạo sau đại học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Phó Giáo sư, Tiến sỹ Từ Sỹ Sùa đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Xin cảm ơn tập thể, cơ quan, các bạn đồng nghiệp và những người thân đã giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Quá trình thực hiện luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong tiếp tục nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để đề tài hoàn thiện hơn./. TÁC GIẢ Tạ Ngọc Duy i Luận văn thạc sĩ Tạ Ngọc Duy – 10BQTKD MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... i DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ ...................................................................... v PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................ 1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 2 5. Kết cấu của luận văn ........................................................................................ 2 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ ................................................................................................................. 3 1.1 Tổng quan về dự án đầu tư ............................................................................. 3 1.1.1 Khái niệm đầu tư ..................................................................................... 3 1.1.2. Dự án đầu tư ........................................................................................... 4 1.1.2.1. Khái niệm ........................................................................................ 4 1.1.2.2. Vai trò của dự án đầu tư ................................................................... 5 1.1.2.3. Đặc điểm của dự án đầu tư ............................................................... 6 1.1.2.4. Phân loại dự án đầu tư ...................................................................... 6 1.1.2.5. Vòng đời của dự án đầu tư ............................................................... 7 1.2. Quản lý dự án đầu tư ..................................................................................... 9 1.2.1. Khái niệm và đặc trưng của quản lý dự án .............................................. 9 1.2.2. Mục đích của quản lý dự án .................................................................. 10 1.2.3. Quá trình quản lý dự án ........................................................................ 11 1.2.3.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư ............................................................... 12 1.2.3.2. Giai đoạn thực hiện dự án đầu tư .................................................... 15 1.2.3.3.Giai đoạn kết thúc đầu tư ................................................................ 23 1.3. Các hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư ................................................. 27 1.3.1. Chủ đầu tư trực tiếp quản lý, điều hành dự án ....................................... 27 ii Luận văn thạc sĩ Tạ Ngọc Duy – 10BQTKD 1.3.2. Chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý, điều hành dự án................................... 28 1.4. Một số đặc trưng cơ bản của các dự án sử dụng nguồn NSNN .................... 29 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ...................................................................................... 32 CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐÊ ĐIỀU-THỦY LỢI SỬ DỤNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 33 2.1. Tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng ..................... 33 2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên .......................................................... 33 2.2.2. Cơ sở hạ tầng của Thành phố ................................................................ 34 2.2.3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian qua........................ 36 2.2 Tình hình ĐTXD lĩnh vực đê điều - thủy lợi từ nguồn vốn NSNN tại Hải Phòng giai đoạn 2009 – 2012. ............................................................................ 37 2.2.1. Kết quả đầu tư từ nguồn vốn NSNN ..................................................... 37 2.2.2. Đặc điểm dự án xây dựng công trình đê điều thủy lợi ........................... 38 2.2.3. Phân cấp quản lý dự án các công trình xây dựng đê điều thủy lợi sử dụng nguồn vốn NSNN ........................................................................................... 40 2.2.3.1. Nguồn vốn đầu tư các công trình đê điều thủy lợi........................... 40 2.2.3.2. Phân cấp quyết định đầu tư và quản lý dự án các công trình xây dựng 40 2.2.3.3. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đê điều – thủy lợi từ NSNN ........................................................................ 42 2.3. Phân tích thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư từ NSNN giai đoạn 2006- 2010 ................................................................................................................... 44 2.3.1. Phân tích kết quả thực hiện các dự án đầu tư......................................... 44 2.3.2.1 Phân tích việc thực hiện tiến độ các dự án đầu tư ............................ 48 2.3.2.2. Phân tích đáp ứng về chất lượng công trình .................................... 55 2.3.2.3. Phân tích tình hình thực hiện dự án theo chi phí ............................. 62 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐÊ ĐIỀU-THỦY LỢI SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ... 71 iii Luận văn thạc sĩ Tạ Ngọc Duy – 10BQTKD 3.1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội thành phố Hải Phòng giai đoạn 2011- 2020 tầm nhìn đến năm 2030 ............................................................................. 71 3.1.1. Định hướng phát triển ........................................................................... 71 3.1.2. Các chương trình, dự án đầu tư xây dựng công trình đê diều thủy lợi trong thời gian tới của thành phố .................................................................... 72 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư ................ 73 3.2.1. Hoàn thiện và nâng cao năng lực Chủ đầu tư và Ban quản lý dự án ...... 74 3.2.1.1. Sự cần thiết thực hiện giải pháp ...................................................... 74 3.2.1.2. Nội dung giải pháp và tổ chức thực hiện ........................................ 75 3.2.2. Đổi mới và hoàn thiện cơ chế phân cấp, quản lý trong công tác đầu tư XDCB ............................................................................................................ 76 3.2.2.1. Sự cần thiết thực hiện giải pháp ...................................................... 76 3.2.2.2. Nội dung giải pháp và tổ chức thực hiện ........................................ 76 3.2.3. Hoàn thiện quản lý dự án trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư ..................... 78 3.2.3.1. Giải pháp trong công tác khảo sát ................................................... 78 3.2.3.2. Giải pháp trong công tác lập dự án đầu tư ...................................... 80 3.2.4. Hoàn thiện quy trình quản lý dự án đầu tư trong giai đoạn thực hiện đầu tư .................................................................................................................... 83 3.2.4.1. Giải pháp trong công tác lựa chọn nhà thầu .................................... 83 3.2.4.2. Giải pháp trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng ................... 84 3.2.4.3. Giải pháp trong công tác giám sát thi công ..................................... 86 3.2.5. Hoàn thiện quản lý dự án trong giai đoạn kết thúc đầu tư ...................... 87 3.2.5.1. Giải pháp trong công tác nghiệm thu và lập hồ sơ hoàn công ......... 87 3.2.5.2. Giải pháp trong công tác thanh quyết toán ...................................... 88 3.2.5.3. Một số giải pháp khác .................................................................... 91 3.3. Một số kiến nghị ......................................................................................... 93 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ...................................................................................... 96 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 98 iv Luận văn thạc sĩ Tạ Ngọc Duy – 10BQTKD DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 Sơ đồ vòng đời của dự án đầu tư ............................................................. 8 Sơ đồ 1.2: Quá trình quản lý dự án ........................................................................ 11 Bảng 2.1: Tình hình thực hiện vốn đầu tư từ nguồn NSNN cho lĩnh vực đê điều – thủy lợi tại Hải Phòng từ 2009 - 2012 .................................................................... 38 Bảng 2.2 Kết quả các dự án, công trình đê điều, thủy lợi do thành phố quản lý từ 2009 đến 2012 ....................................................................................................... 45 Bảng 2.3: Đánh giá đáp ứng về tiến độ, chất lượng, chi phí ................................... 47 Bảng 2.4: Kết quả thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư ............................. 68 v Luận văn thạc sĩ Tạ Ngọc Duy – 10BQTKD DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DAĐT Dự án đầu tư QLDA Quản lý dự án GPMB Giải phóng mặt bằng TMĐT Tổng mức đầu tư CTXD Công trình xây dựng NSNN Ngân sách nhà nước ĐTXD Đầu tư xây dựng XDCB Xây dựng cơ bản QLCL Quản lý chất lượng UBND Ủy ban nhân dân QLNN Quản lý nhà nước vi Luận văn thạc sĩ Tạ Ngọc Duy – 10BQTKD PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội vùng châu thổ sông Hồng, Hải Phòng được xác định là một cực tăng trưởng của vùng kinh tế động lực phía Bắc (bao gồm Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh); là Trung tâm kinh tế - khoa học - kĩ thuật tổng hợp của Vùng duyên hải Bắc Bộ và là một trong những trung tâm phát triển của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước (Quyết định 1448/QĐ-TTg ngày 16/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ). Để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội bền vững thì hệ thống đê điều và thủy lợi là một trong những công trình hạ tầng được ưu tiên đầu tư. Hàng năm ngân sách Nhà nước đầu tư một lượng vốn đáng kể cho các dự án xây dựng các công trình thuộc hệ thống đê điều, thủy lợi. Các dự án xây dựng lĩnh vực đê điều, thủy lợi thuộc nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Hải Phòng thời gian qua đã hoàn thành và từng bước phát huy hiệu quả, bảo đảm phát triển bền vững, quốc phòng, an ninh, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Tuy nhiên, tổng vốn ngân sách dành cho đầu tư xây dựng hệ thống đê điều và thủy lợi trên địa bàn thành phố Hải Phòng còn chưa cao, để sử dụng nguồn vốn đầu tư này đạt hiệu quả cao thì vấn đề nâng cao công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng luôn được lãnh đạo thành phố và các ngành, các cấp đặc biệt quan tâm. Vì vậy, tôi chọn vấn đề : “Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trong nông nghiệp tại Hải Phòng ” làm đề tài luận văn Thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu một số cơ sở lý luận cơ bản về công tác quản lý đầu tư XDCT sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong nền kinh tế quốc dân. Vận dụng những cơ sở đó để phân tích thực trạng QLDA đầu tư xây dựng công trình đê điều – thủy lợi sử dụng vốn từ ngân sách Nhà nước và đề xuất một số giải pháp 1 Luận văn thạc sĩ Tạ Ngọc Duy – 10BQTKD nhằm nâng cao công tác QLDA đầu tư xây dựng công trình đê điều – thủy lợi sử dụng vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp, hoàn thiện quy trình các chính sách quản lý ĐTXD nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, chống thất thoát, lãng phí vốn ngân sách nhà nước trong giai đoạn tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đê điều – thủy lợi sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Phương hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hải Phòng và các giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đê điều – thủy lợi. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu vào tình hình công tác QLDA đầu tư xây dựng công trình đê điều – thủy lợi sử dụng vốn ngân sách Nhà nước tại thành phố Hải Phòng trong giai đoạn 2009 - 2012. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng lý luận kết hợp các phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp, đồng thời tổng kết rút kinh nghiệm thực tiễn ở địa phương để nghiên cứu, giải quyết vấn đề đặt ra của đề tài. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài Phần Mở đầu và Kết luận, luận văn được chia làm 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về dự án đầu tư và quản lý dự án đầu tư Chương 2: Phân tích thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đê điều – thủy lợi thuộc nguồn vốn NSNN trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đê điều – thủy lợi thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước. 2 Luận văn thạc sĩ Tạ Ngọc Duy – 10BQTKD CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1.1 Tổng quan về dự án đầu tư 1.1.1 Khái niệm đầu tư Đầu tư là một phạm trù đặc biệt trong nền kinh tế đất nước. Có nhiều cách hiểu về khái niệm này, theo nghĩa rộng nhất, có thể hiểu là quá trình bỏ vốn, bao gồm cả tiền, nguồn lực và công nghệ để đạt được những mục tiêu nhất định trong tương lai. Trong hoạt động kinh tế, đầu tư mang bản chất kinh tế, đó là quá trình bỏ vốn vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ nhằm mục đích thu lợi nhuận. Đồng thời, có thể hiểu đầu tư là việc đưa một lượng vốn nhất định vào quá trình hoạt động kinh tế nhằm thu lại lượng vốn lớn hơn sau một khoảng thời gian nhất định. Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005: Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Có nhiều cách phân loại hoạt động đầu tư, theo tiêu thức quan hệ hoạt động quản lý của Chủ đầu tư, có hai loại: Đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Đầu tư phát triển là một phương thức của đầu tư trực tiếp, hoạt động đầu tư này nhằm duy trì và tạo ra năng lực mới trong sản xuất kinh doanh, dịch vụ và sinh hoạt đời sống của xã hội. Đầu tư phát triển là việc bỏ tiền ra để xây dựng, sửa chữa nhà cửa và các kết cấu hạ tầng, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt, bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của 3
File đính kèm:
luan_van_mot_so_giai_phap_hoan_thien_cong_tac_quan_ly_du_an.pdf