Luận văn Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần may Nam Định

Từ xưa, Nam Định đã từng biết đến với sản vật vải tơ, cũng chính thành phố Nam Định là nơi duy nhất được mệnh danh là “ Thành phố Dệt”. Thương hiệu trên đã thể hiện truyền thống, trình độ sản xuất và sức quy tụ, tập trung của ngành may Nam Định. Bước vào thời kỳ phát triển kinh tế thị trường, chúng ta đang tiến hành công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, thực hiện đổi mới nền kinh tế toàn diện và nhất khi là Việt Nam gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO, thì danh hiệu này càng được thị trường khẳng định trên thị trường trong nước và quốc tế khi dệt may là một trong những nghành mũi nhọn của nước ta. Cũng chính do nước ta đang trong quá trình hội nhập, mở của nền kinh tế nên yếu tố cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt.

Không những các Công ty trong nước phải cạnh tranh với nhau để tồn tại mà các Công ty còn phải cạnh tranh với tất cả các Công ty ở nước ngoài trong đó có những Công ty rất hùng mạnh về mặt tài chính, về công nghệ họ lại có kinh nghiệm hàng chục thậm chí hàng trăm năm, cho nên về thế và lực họ mạnh hơn ta rất nhiều. Để tồn tại trong cuộc cạnh tranh không cân sức này, chúng ta cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty, đó vấn đề tiêu thụ được sản phẩm đầu ra là vô cùng quan trọng, vì nền kinh tế phát triển người tiêu dùng không chỉ ăn no mặc ấm, ăn chắc mặc bền mà người ta hướng tới ăn ngon mặc đẹp. Mặt khác, các doanh nghiệp phải hoạt động trong một môi trường đầy biến động, với các đối thủ cạnh tranh, với những tiến bộ khoa học kỹ thuật luôn thay đổi một cách nhanh chóng cùng với đó là sự giảm sút lòng trung thành của khách hàng, sự ra đời của nhiều luật mới, những chính sách quản lý thương mại của Nhà nước, do vậy các doanh nghiệp cần phải giải quyết hàng loạt các vấn đề mang tính thời sự cấp bách.

pdf 121 trang Bách Nhật 03/04/2025 20
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần may Nam Định", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận văn Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần may Nam Định

Luận văn Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần may Nam Định
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
NGUY TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI 
 ----------o0o---------- 
ỄN 
Đ
ỨC ÂN 
 NGUYỄN ĐỨC ÂN 
Qu¶n Qu¶n KinhTrÞ Doanh 
 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA 
 CÔNG TY CỔ PHẦN MAY NAM ĐỊNH 
 LUẬN VĂN THẠC SỸ 
 CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH 
20
10
-
201
 HÀ NỘI- 2013 
2
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
 TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI 
 ----------o0o---------- 
 NGUYỄN ĐỨC ÂN 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA 
 CÔNG TY CỔ PHẦN MAY NAM ĐỊNH 
 LUẬN VĂN THẠC SỸ 
 CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH 
 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:TS. NGÔ TRẦN ÁNH 
 HÀ NỘI- 2013 Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty CP May Nam Định 
 Phần mở đầu 
 1. Tính cấp thiết của đề tài 
 Từ xưa, Nam Định đã từng biết đến với sản vật vải tơ, cũng chính thành phố Nam 
Định là nơi duy nhất được mệnh danh là “ Thành phố Dệt”. Thương hiệu trên đã thể 
hiện truyền thống, trình độ sản xuất và sức quy tụ, tập trung của ngành may Nam Định. 
Bước vào thời kỳ phát triển kinh tế thị trường, chúng ta đang tiến hành công nghiệp 
hoá hiện đại hoá đất nước, thực hiện đổi mới nền kinh tế toàn diện và nhất khi là Việt 
Nam gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO, thì danh hiệu này càng được thị 
trường khẳng định trên thị trường trong nước và quốc tế khi dệt may là một trong 
những nghành mũi nhọn của nước ta. Cũng chính do nước ta đang trong quá trình hội 
nhập, mở của nền kinh tế nên yếu tố cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt. Không 
những các Công ty trong nước phải cạnh tranh với nhau để tồn tại mà các Công ty còn 
phải cạnh tranh với tất cả các Công ty ở nước ngoài trong đó có những Công ty rất 
hùng mạnh về mặt tài chính, về công nghệ họ lại có kinh nghiệm hàng chục thậm chí 
hàng trăm năm, cho nên về thế và lực họ mạnh hơn ta rất nhiều. Để tồn tại trong cuộc 
cạnh tranh không cân sức này, chúng ta cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh của 
Công ty, đó vấn đề tiêu thụ được sản phẩm đầu ra là vô cùng quan trọng, vì nền kinh tế 
phát triển người tiêu dùng không chỉ ăn no mặc ấm, ăn chắc mặc bền mà người ta 
hướng tới ăn ngon mặc đẹp. 
 Mặt khác, các doanh nghiệp phải hoạt động trong một môi trường đầy biến động, 
với các đối thủ cạnh tranh, với những tiến bộ khoa học kỹ thuật luôn thay đổi một cách 
nhanh chóng cùng với đó là sự giảm sút lòng trung thành của khách hàng, sự ra đời của 
nhiều luật mới, những chính sách quản lý thương mại của Nhà nước, do vậy các doanh 
nghiệp cần phải giải quyết hàng loạt các vấn đề mang tính thời sự cấp bách. 
 Một trong những vấn đề tìm đầu ra cho sản phẩm đó là vấn đề phát triển thị 
trường tiêu thụ. Trong nền kinh tế thị trường, các Công ty tiến hành kinh doanh là tham 
gia cạnh tranh, khi nền kinh tế của đất nước hội nhập sâu vào kinh tế khu vực, kinh tế 
Nguyễn Đức Ân 1 Lớp CH QTKD 2010B NĐ Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty CP May Nam Định 
thế giới thì doanh nghiệp có nhiều cơ hội, đồng thời phải chịu sức ép cạnh tranh ngày 
càng lớn. nhất là đối với những Công ty sản xuất đồ tiêu dùng như may mặc thì vấn đề 
làm sao bán được hàng là vấn đề rất khó khăn. Nếu Công ty không xác định đúng thị 
trường mục tiêu, không nắm được xu hướng phát triển của thị trường may mặc nói 
chung, cũng như thị trường của mình nói riêng thì Công ty đó không thể có khả năng 
sản xuất và làm ăn có lãi. Nếu như nghành may mặc Việt Nam để mất lợi thế cạnh 
tranh thì rất nhiều các Công ty đóng cửa hoặc phải giảm năng lực sản xuất, người lao 
động sẽ mất việc làm, thuế đóng vào ngân sách nhà nước cũng giảm đi, mặt trái xã hội 
phát sinh, tỷ lệ người nghèo tăng và tăng trưởng kinh tế cũng bị ảnh hưỏng. Do vậy, 
tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm may mặc Việt Nam vượt trội hơn các đối thủ là 
một việc hết sức quan trọng. 
 Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên. Tôi mạnh dạn chọn đề tài: “ Một 
số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần May Nam Định”. 
Trong quá trình tìm hiểu đề tài này tôi đã nhận sự giúp đỡ của các anh chị trong Công 
ty Cổ phần May Nam Định nhất là sự giúp đỡ tận tình của TS. Ngô Trần Ánh đã giúp 
tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. 
 2. Mục đích nghiên cứu đề tài: 
 Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về khả năng cạnh tranh và nâng cao khả năng cạnh 
tranh. Từ phân tích, đánh giá thực trạng khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt 
Nam nói chung và Công ty Cổ phần May Nam Định nói riêng, rút ra nguyên nhân từ 
đó luận văn đưa ra đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ 
phần May Nam Định. 
 Các yếu tố quyết định cho một doanh nghiệp trong nước có sức mạnh thị trường. 
Từ đó chúng ta đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh 
nghiệp Việt Nam cũng như toàn bộ nền kinh tế nước ta trong giai đoạn hiện nay và 
tương lai. 
Nguyễn Đức Ân 2 Lớp CH QTKD 2010B NĐ Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty CP May Nam Định 
 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài: 
 Đối tượng nghiên cứu của luận văn là khả năng cạnh tranh của Công ty Cổ phần 
May Nam Định. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng dệt may 
Việt Nam. 
 Phạm vi nghên cứu của luận văn: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng về năng 
lực cạnh tranh nghành dệt may, luận văn tập trung nghiên cứu trong phạm vi nghành 
dệt may Việt Nam nói chung và ngành dệt may Nam Định nói riêng. Qua đó đề xuất 
một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần May Nam Định. 
 4. Phương pháp nghiên cứu: 
 Luận văn lấy phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là cơ sở quan 
trọng nhất trong phân tích và đánh giá thực trạng khả năng cạnh tranh của hàng dệt 
may Việt Nam thông qua phân tích các mối quan hệ phổ biến và nhân quả đặt trong bối 
cảnh và điều kiện cụ thể của nghành dệt may Việt Nam. Đồng thời luận văn cũng sử 
dụng phương pháp phân tích hệ thống , tổng hợp, diễn giải, quy nạp...Tiến hành việc 
điều tra khảo sát thực tế kết hợp với việc kế thừa và các kết quả nghiên cứu khảo sát 
của ngành, các ban ngành và các cấp quản lý có liên quan. 
 5. Những đóng góp của đề tài: 
 - Về mặt lý luận: Luận văn tập hợp tài liệu, hệ thống hoá và hoàn thiện lý luận về 
cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 
 - Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở lý luận về cạnh tranh luận văn phân tích, đánh giá 
thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành Dệt May Nam Định. Tổng kết những kết quả 
cũng như tồn tại , đi sâu phân tích của những tồn tại cả về cơ chế chính sách lẫn tổ 
chức thực hiện. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận đánh giá thực tiễn, luận văn đề xuất một 
số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần May Nam Định. 
Nguyễn Đức Ân 3 Lớp CH QTKD 2010B NĐ Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty CP May Nam Định 
 6. Kết cấu luận văn: 
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn gồm 3 phần chính sau: 
 Chương 1: Cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh 
nghiệp 
 Chương 2: Phân tích hiện trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần 
May Nam Định 
 Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ 
phần May Nam Định 
Nguyễn Đức Ân 4 Lớp CH QTKD 2010B NĐ Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty CP May Nam Định 
 Chương 1 
 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH 
 CỦA DOANH NGHỆP 
 1.1. KHÁI QUÁT VỀ CẠNH TRANH 
 1.1.1. Khái niệm cạnh tranh. 
 Tuy cạnh tranh là vấn đề phổ biến và được nghiên cứu từ rất lâu, nhưng cho đến 
nay trên thế giới vẫn chưa có khái niệm thống nhất về cạnh tranh của doanh nghiệp. Do 
vậy, để đưa ra khái niệm này một cách có căn cứ, cần điểm lại một số lý thuyết về cạnh 
tranh trên thế giới và trong nước. 
 Cạnh tranh là hiện tượng kinh tế được hình thành cùng với sự ra đời và phát triển 
của sản xuất hàng hoá. Tuy nhiên, cho đến nay các nhà kinh tế vẫn chưa đưa ra một 
định nghĩa thống nhất về vấn đề này. Trên thực tế vẫn còn các ý kiến khác nhau về 
phạm trù cạnh trạnh của doanh nghiệp. Chúng ta sẽ xem xét một số quan điểm về canh 
tranh: 
 Theo Micheal Porter thì: “ Cạnh tranh là để thu hút vốn, thu hút con người, thu 
hút khách hàng và phải vượt lên các đối thủ”. 
 Theo Báo cáo cạnh tranh toàn cầu thì: “Cạnh tranh là khả năng gia tăng và duy trì 
lâu dài mức sống dân cư, có nghĩa là đạt mức tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, 
được đo lường bằng sự thay đổi GDP đầu người” 
 Theo từ điển kinh doanh xuất bản ở Anh năm 1992 thì: Cạnh tranh là sự ganh 
đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một 
loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình. 
 Ở Việt Nam, khi đề cập đến cạnh tranh, một số nhà khoa học đã cho rằng: Cạnh 
tranh là vấn đề giành lợi thế về giá cả hàng hoá, dịch vụ ( mua và bán), và đó là con 
đường, phương thức để dành lấy lợi nhuận cho các chủ thể kinh tế. Nói cách khác: Mục 
đích trực tiếp của các hoạt động cạnh tranh trên thị trường của các chủ thể kinh tế là 
dành những lợi thế để hạ thấp giá cả các yếu tố đầu vào của các chu trình sản xuất kinh 
Nguyễn Đức Ân 5 Lớp CH QTKD 2010B NĐ Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty CP May Nam Định 
doanh và nâng cao giá cả đầu ra sao cho mức chi phí thấp nhất nhưng có thể giành 
được mức lợi nhuận cao nhất. 
 Như vậy chúng ta có thể hiểu “ cạnh tranh dưới góc độ doanh nghiệp, là việc 
ganh đua giữa các chủ thể kinh tế (giữa các quốc gia, các doanh nghiệp) trên cơ sở sử 
dụng hiệu quả các nguồn lực kinh tế kết hợp áp dụng khoa học công nghệ trong sản 
xuất cũng như dịch vụ để thoả mãn yêu cầu khách hàng bằng sản phẩm chất lượng và 
giá cả hợp lý và “cạnh tranh” cũng tạo ra sự sai biệt giữa các sản phẩm cùng loại 
thông qua các giá trị vô hình mà doanh nghiệp tạo ra”. Qua đó, doanh nghiệp sẽ dành 
được lợi thế về cạnh tranh về nững nhân tố sản xuất hoặc khách hàng ( thị phần) nhằm 
nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. 
 1.1.2. Đặc trưng của cạnh tranh: 
 Cạnh tranh là đặc điểm cơ bản của sản xuất hàng hoá và một trong những quy luật 
tất yếu của nền kinh tế thị trường. 
 Đặc trưng đầu tiên của cạnh tranh: là chất lượng tiềm lực của cạnh tranh và nghệ 
thuật cạnh tranh trên thị trường. Trong đó, chất lượng cạnh tranh được thể hiện một 
cách tương đối hữu hình và cụ thể thông qua quá trình sử dụng của hàng hoá dịch vụ. 
Nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Chính vì vậy nó phụ thuộc 
vào khả năng, trình độ của người tổ chức chiến lượng cạnh tranh. 
 Đặc trưng thứ hai là cạnh tranh có tính hai mặt: Cạnh tranh tích cực và cạnh tranh 
tiêu cực. Cạnh tranh tích cực có tác dụng kích thích sự phát triển của doanh nghiệp, 
cạnh tranh thúc đẩy các doanh nghịêp không ngừng đổi mới về công nghệ và phương 
thức kinh doanh, nâng cao chất lượng hàng hoá dịch vụ, giảm giá thành đem lại nhiều 
lợi ích cho người tiêu dùng cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân bên cạnh đó là sự 
sống còn phát triển của doanh nghiệp mình. Ngược lại cạnh tranh không tích cực là 
hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình trái với các chuẩn mực thông 
thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích hợp 
pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng. 
Nguyễn Đức Ân 6 Lớp CH QTKD 2010B NĐ Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty CP May Nam Định 
 Để phát huy được mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực, cần duy trì môi trường 
cạnh tranh lành mạnh, hợp pháp và kiểm soát quyền xử lý cạnh tranh không lành mạnh 
giữa các chủ thể kinh doanh. 
 Trong điều kiện hiện nay, cạnh tranh chuyển từ quan điểm đối kháng sang cạnh 
tranh trên cơ sở hợp tác, cạnh tranh không phải khi nào cũng đồng nghĩa với việc tiêu 
diệt lẫn nhau, triệt hạ nhau. Trên thực tế, các thủ pháp cạnh tranh hiện đại dựa trên cơ 
sở cạnh tranh bằng chất lượng, mẫu mã, giá cả và các dịch vụ hỗ trợ. Bởi lẽ, khi mà các 
đối thủ cạnh tranh quá nhiều thì việc tiêu diệt các đối thủ khác là vấn đề không đơn 
giản. 
 1.1.3. Vai trò của cạnh tranh 
 Cạnh tranh có vai trò quan trọng trong nền sản xuất hàng hoá nói riêng và trong 
lĩnh vực kinh tế nói chung. Cạnh tranh không những có mặt tác động tích cực mà còn 
có những tác động tiêu cực. 
 Về mặt tích cực ở tầm vĩ mô, cạnh tranh mang lại động lực thúc đẩy sản xuất phát 
triển, góp phần vào sự phát triển kinh tế, giúp đất nước hội nhập tốt kinh tế toàn cầu. Ở 
tầm vĩ mô, đối với một doanh nghiệp cạnh tranh được xem như công cụ hữu dụng để 
người sản xuất phải tìm mọi cách để làm sao ra sản phẩm chất lượng hơn, đẹp hơn, có 
chi phí rẻ hơn, có tỷ lệ tri thức khoa học, công nghệ trong đó cao hơn... để đáp ứng với 
thị hiếu của người tiêu dùng. Người tiêu dùng được hưởng những sản phẩm hay dịch 
vụ tốt hơn với giá thành hợp lý. 
 Ngoài mặt tích cực, cạnh tranh cũng đem lại những hệ quả không mong muốn về 
mặt xã hội cũng như kinh tế. Làm thay đổi cấu trúc xã hội trên phương diện sở hữu của 
cải, gây ra hiện tượng độc quyền, làm phân hoá mạnh mẽ giàu nghèo. Dẫn đến cạnh 
tranh không lành mạnh, dùng các thủ doạn vi phạm pháp luật hay bất chấp pháp luật. 
 Các doanh nghiệp Việt Nam phải vừa cạnh tranh, vừa hợp tác, trong hợp tác có 
cạnh tranh, trong cạnh tranh có hợp tác, đó là cách ứng sử thông minh. Mọi doanh 
Nguyễn Đức Ân 7 Lớp CH QTKD 2010B NĐ Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty CP May Nam Định 
nghiệp trong quá trình hoạt động của mình đều phải tuân thủ theo quy luật cạnh tranh 
và như vậy cạnh tranh là tất yếu trong nền kinh tế thị trường. 
 Qua những phân tích ở trên nêu, chúng ta thấy cạnh tranh ngày càng có vai trò 
quan trọng. Nó góp phần tạo ra đội ngũ các nhà kinh doanh giỏi đủ sức đưa hàng hoá 
Việt Nam lên tầm quốc tế, tạo dựng uy tín cho thương hiệu quốc gia Việt Nam giúp 
hàng hoá dễ dàng xâm nhập thị trường nước ngoài, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đảm 
bảo công bằng xã hội. 
 Tuy nhiên chúng ta cũng cần cảnh giác đến những vấn đề cạnh tranh không lành 
mạnh (đầu cơ, gian lận thương mại) hay sự độc quyền trong kinh doanh gây xáo trộn 
thị trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của người tiêu dùng cũng như nền kinh 
tế . 
 1.1.4. Phân loại cạnh tranh 
 1.1.4.1. Căn cứ vào chủ thể tham gia cạnh tranh 
 - Cạnh tranh giữa người bán và người mua : Cả hai bên đều muốn lợi ích tối đa 
hoá của mình. Người mua muốn mua rẻ nhưng chất lượng tốt. Ngược lại, người bán 
muốn bán giá cao để tối đa hoá lợi nhuận, và mức giá cuối cùng là sự thoả thuận giữa 
hai bên. 
 - Cạnh tranh giữa người mua và người mua: Xảy ra khi cung nhỏ hơn cầu thị 
trường. Lúc này, hàng hoá trên thị trường khan hiếm, người mua sẵn sàng mua với giá 
cao. Mức độ cạnh tranh càng gay gắt, giá cả càng cao và trong trường hợp này người 
bán có lợi. 
 - Cạnh tranh giữa người bán và người bán: Đây là cuộc cạnh tranh gay go quyết 
liệt và diễn ra thường xuyên trong kinh doanh. Các doanh nghiệp luôn tìm mọi cách, 
tận dụng mọi cơ hội để dành ưu thế trên thị trường để tồn tại và phát triển. 
 1.1.4.2. Căn cứ theo tính chất và mức độ cạnh tranh 
 - Cạnh tranh hoàn hảo: Người bán và người mua đều không có sức mạnh thị 
trường (không có ảnh hưởng gì đến thị trường của sản phẩm). Đặc trưng của cạnh tranh 
Nguyễn Đức Ân 8 Lớp CH QTKD 2010B NĐ 

File đính kèm:

  • pdfluan_van_mot_so_giai_phap_nang_cao_nang_luc_canh_tranh_cua_c.pdf