Luận văn Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn ODA trong các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn ở miền núi phía Bắc

Mối quan hệ giữa việc phát triển cơ sở hạ tầng và sự nghiệp xóa đói giảm nghèo đã được chứng minh rất rõ ở Việt Nam thông qua một loạt các chương trình, dự án do Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB) và Chính phủ tài trợ. Cơ sở hạ tầng nông thôn được coi là điều kiện cần thiết cho sự thành công của sự nghiệp giảm nghèo. Thực trạng cơ sở hạ tầng ở khu vực miền núi phía Bắc lâu nay kém phát triển, những công trình hiện có chất lượng thấp do thực tế sử dụng quá tải so với tiêu chuẩn thiết kế kỹ thuật ban đầu. Tình trạng công tác duy tu bảo dưỡng định kỳ và thường xuyên chưa phù hợp vẫn luôn là thách thức ở khu vực này cộng với tình hình biến đổi khí hậu khắc nghiệt và đầy biến động. Thấy rõ vai trò đặc biệt quan trọng của sự nghiệp phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc, trong những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước đã tập trung, ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực này.

Tuy nhiên, việc đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn cần số vốn đầu tư rất lớn. Vì vậy, Đảng và Nhà nước chủ trương huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước để thực hiện những mục tiêu và nhiệm vụ phát triển nông nghiệp nông thôn. Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) bao gồm viện trợ không hoàn lại và cho vay ưu đãi là một trong những nguồn lực từ bên ngoài có những ưu việt nổi trội, rất phù hợp để hỗ trợ các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước nông nghiệp nghèo như Việt Nam. ODA được đánh giá là một trong những nguồn vốn quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế, phát triển nông nghiệp và đặc biệt là phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn. Trong giai đoạn 2011 - 2015, nguồn vốn ODA đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam nhiều nhất từ Ngân hàng Thế giới (WB), kế đó là Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB). Nguồn vốn ODA từ ADB đã đóng một vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển của cơ sở hạ tầng nông thôn Việt Nam.

pdf 104 trang Bách Nhật 03/04/2025 240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn ODA trong các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn ở miền núi phía Bắc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận văn Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn ODA trong các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn ở miền núi phía Bắc

Luận văn Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn ODA trong các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn ở miền núi phía Bắc
 TR
ƯƠ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
 TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI 
NG TH --------------------------------------- 
Ị
 BÍCHNG 
 TRƯƠNG THỊ BÍCH NGỌC 
Ọ 
C CHUYÊNNGÀNH:QU 
 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG 
 THU HÚT VỐN ODA TRONG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ 
 PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG NÔNG THÔN 
 Ở MIỀN NÚI PHÍA BẮC 
Ả
N TR
Ị
 KINHDOANH KHÓA-2009 
 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC 
 QUẢN TRỊ KINH DOANH 
 Hà Nội – 2011 
 Trương Thị Bích Ngọc Lớp QTKD – TT2 
 MỤC LỤC 
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN VỐN ODA VÀ SỰ CẦN 
THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG NÔNG THÔN KHU 
VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC ..................................................................................... 4 
1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của nguồn vốn ODA ............................................ 4 
1.1.1 Khái niệm vốn ODA ............................................................................................ 4 
1.1.2. Phân loại vốn ODA ............................................................................................. 5 
1.1.3. Đặc điểm của nguồn vốn ODA ......................................................................... 10 
1.1.4. Các nguồn cung cấp ODA chủ yếu ................................................................... 11 
1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thu hút và sử dụng ODA ....................... 14 
1.1.5.1. Các nhân tố khách quan ................................................................................. 14 
1.1.5.2. Các nhân tố chủ quan ..................................................................................... 15 
1.2. Cơ sở hạ tầng và sự cần thiết phải xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn ở miền núi 
phía Bắc ....................................................................................................................... 17 
1.2.1. Các đặc điểm về cơ sở hạ tầng nông thôn ......................................................... 17 
1.2.2. Vai trò của cơ sở hạ tầng nông thôn đối với việc phát triển kinh tế xã hội ở 
vùng nông thôn ............................................................................................................ 18 
1.2.2.1. Đóng góp của cơ sở hạ tầng đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ............ 18 
1.2.2.2. Cơ sở hạ tầng nông thôn với ngành tài nguyên thiên nhiên & nông nghiệp ................ 20 
1.2.2.3. Vai trò của cơ sở hạ tầng nông thôn miền núi phía Bắc đối với việc phát 
triển kinh tế xã hội của đất nước ................................................................................. 22 
1.2.2.4. Sự cần thiết phải đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn ở miền núi phía 
Bắc ............................................................................................................................... 23 
1.3. Dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn ................................................. 24 
1.3.1. Khái niệm dự án đầu tư phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn .............. 24 
1.3.2. Quy trình thu hút và sử dụng ODA trong các dự án đầu tư .............................. 25 
KẾT LUẬN CHƯƠNG I .......................................................................................... 31 
 Trương Thị Bích Ngọc Lớp QTKD – TT2 
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VIỆC THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN 
ODA TRONG CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG NÔNG THÔN 
Ở KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC ..................................................................... 32 
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội các tỉnh miền núi phía Bắc ............................ 32 
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................. 32 
2.1.1.1. Vị trí địa lý ..................................................................................................... 32 
2.1.1.2. Địa hình và khí hậu ........................................................................................ 32 
2.1.1.3. Môi trường văn hóa xã hội ............................................................................. 34 
2.2. Hiện trạng cơ sở hạ tầng nông thôn và tình trạng đói nghèo ở miền núi phía Bắc40 
2.3. Tổng quan vốn ODA vào Việt Nam .................................................................... 43 
2.3.1. Tình hình thu hút và giải ngân ODA tại Việt Nam ........................................... 43 
2.3.1. Thực trạng sử dụng ODA tại Việt Nam ........................................................... 47 
2.3.1.1. Cơ cấu sử dụng ODA theo ngành, lĩnh vực tại Việt Nam ............................. 47 
2.3.1.2. Cơ cấu sử dụng ODA theo vùng của Việt Nam ............................................. 51 
2.4. Thực trạng các dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn do ADB tài trợ ở khu 
vực miền núi phía Bắc ................................................................................................. 53 
2.5. Đánh giá chung hoạt động thu hút vốn ODA vào các dự án phát triển cơ sở hạ 
tầng nông thôn ở miền núi phía Bắc. .......................................................................... 56 
2.5.1. Kết quả đạt được. .............................................................................................. 56 
2.5.2. Tồn tại và nguyên nhân ..................................................................................... 59 
2.5.2.1. Chính sách, thể chế và tổ chức bộ máy quản lý vốn ODA còn nhiều bất cập 59 
2.5.2.2. Quy hoạch tổng thể phát triển giữa các vùng, các ngành thiếu đồng bộ .............. 60 
2.5.2.3. Tốc độ giải ngân chậm ................................................................................... 60 
2.5.2.4. Hạn chế trong công tác đấu thầu .................................................................... 61 
2.5.2.5. Khó khăn trong công tác di dân, giải phóng mặt bằng .................................. 62 
2.5.2.6. Hạn chế về trình độ cán bộ quản lý ................................................................ 63 
KẾT LUẬN CHƯƠNG II ......................................................................................... 64 
 Trương Thị Bích Ngọc Lớp QTKD – TT2 
CHƯƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ODA 
TRONG CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG NÔNG THÔN MIỀN 
NÚI PHÍA BẮC........................................................................................................... 65 
3.1. Quan điểm về sử dụng nguồn vốn ODA trong các dự án phát triển cơ sở hạ tầng 
nông thôn nước ta hiện nay ......................................................................................... 65 
3.1.1. Quan điểm về thu hút và sử dụng vốn ODA ..................................................... 65 
3.1.2. Nguyên tắc thu hút và sử dụng ODA trong nông nghiệp Việt Nam và trong 
các dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn. ............................................................. 66 
3.2. Phân tích cung - cầu về vốn ODA cho hạ tầng cơ sở nông thôn miền núi phía 
Bắc ............................................................................................................................... 66 
3.3. Thuận lợi và khó khăn trong công tác thu hút ODA vào các dự án phát triển cơ 
sở hạ tầng nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc ....................................................... 72 
3.4. Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn ODA vào các dự án phát triển 
cơ sở hạ tầng nông thôn ở miền núi phía Bắc ............................................................. 74 
3.4.1. Giải pháp 1: Hoàn thiện môi trường pháp lý và chính sách tài chính về thu hút 
và sử dụng vốn ODA ................................................................................................... 74 
3.4.2. Giải pháp 2: Quy hoạch tổng thể các ngành, lĩnh vực Nông nghiệp và phát triển 
nông thôn ở các tỉnh miền núi phía Bắc. ........................................................................ 78 
3.4.3. Giải pháp 3: Hoàn thiện công tác đấu thầu ....................................................... 85 
3.4.4. Giải pháp 4: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án............................................... 86 
3.4.5. Giải pháp 5: Nâng cao năng lực quản lý dự án ................................................. 88 
KẾT LUẬN CHƯƠNG III ....................................................................................... 95 
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 96 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 98 
 Trương Thị Bích Ngọc Lớp QTKD – TT2 
 DANH MỤC BẢNG, BIỂU 
Bảng 1: 10 nhà tài trợ chính của Việt Nam giai đoạn năm 1993 - 2008 ................... 13 
Bảng 2: Tình hình giải ngân ODA của nhóm sáu ngân hàng phát triển giai đoạn 
 (1998-2009) .................................................................................................. 14 
Bảng 3: ODA cam kết và giải ngân chung giai đoạn 1993-2009 .............................. 44 
Bảng 4: Cơ cấu ODA theo ngành, lĩnh vực giai đoạn 2000 - 2008 ........................... 48 
Bảng 5: Cơ cấu vốn ODA kí kết theo vùng do địa phương trực tiếp thụ hưởng thời 
 kỳ 2001-2009 ................................................................................................ 51 
Bảng 6: Các dự án do ADB tài trợ cho khu vực miền núi phía Bắc .......................... 54 
Bảng 7: Cơ cấu ODA chung theo lĩnh vực thời kì 2010-2015 .................................. 81 
Bảng 8: Cơ cấu ODA dự kiến cho NN & PTNT theo lĩnh vực thời kì 2010 - 2015 ........ 84 
 Biểu đồ 1: Mức ODA giải ngân giai đoạn 1993 - 2009 46 
 Biểu đồ 2: Cơ cấu ODA theo ngành và lĩnh vực thời kì 1993-2008 ................................... 50 
 Trương Thị Bích Ngọc Lớp QTKD – TT2 
 MỞ ĐẦU 
 1. Tính cấp thiết của đề tài 
 Mối quan hệ giữa việc phát triển cơ sở hạ tầng và sự nghiệp xóa đói giảm 
nghèo đã được chứng minh rất rõ ở Việt Nam thông qua một loạt các chương trình, 
dự án do Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB) và Chính 
phủ tài trợ. Cơ sở hạ tầng nông thôn được coi là điều kiện cần thiết cho sự thành 
công của sự nghiệp giảm nghèo. Thực trạng cơ sở hạ tầng ở khu vực miền núi phía 
Bắc lâu nay kém phát triển, những công trình hiện có chất lượng thấp do thực tế sử 
dụng quá tải so với tiêu chuẩn thiết kế kỹ thuật ban đầu. Tình trạng công tác duy tu 
bảo dưỡng định kỳ và thường xuyên chưa phù hợp vẫn luôn là thách thức ở khu vực 
này cộng với tình hình biến đổi khí hậu khắc nghiệt và đầy biến động. 
 Thấy rõ vai trò đặc biệt quan trọng của sự nghiệp phát triển cơ sở hạ tầng 
nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc, trong những năm vừa qua, Đảng và Nhà 
nước đã tập trung, ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực này. Tuy nhiên, việc đầu tư cho phát 
triển cơ sở hạ tầng nông thôn cần số vốn đầu tư rất lớn. Vì vậy, Đảng và Nhà nước 
chủ trương huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước để thực hiện những mục 
tiêu và nhiệm vụ phát triển nông nghiệp nông thôn. 
 Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) bao gồm viện trợ không hoàn lại và cho 
vay ưu đãi là một trong những nguồn lực từ bên ngoài có những ưu việt nổi trội, rất 
phù hợp để hỗ trợ các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước nông nghiệp nghèo 
như Việt Nam. ODA được đánh giá là một trong những nguồn vốn quan trọng trong 
sự nghiệp phát triển kinh tế, phát triển nông nghiệp và đặc biệt là phát triển cơ sở hạ 
tầng nông thôn. Trong giai đoạn 2011 - 2015, nguồn vốn ODA đầu tư vào lĩnh vực 
nông nghiệp Việt Nam nhiều nhất từ Ngân hàng Thế giới (WB), kế đó là Ngân hàng 
Phát triển Châu Á (ADB). Nguồn vốn ODA từ ADB đã đóng một vai trò quan trọng 
trong sự tăng trưởng và phát triển của cơ sở hạ tầng nông thôn Việt Nam. Tuy 
nhiên, tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn này trong ngành phát triển cơ sở hạ 
 1 Trương Thị Bích Ngọc Lớp QTKD – TT2 
tầng nông thôn vẫn còn một số bất cập, đòi hỏi phải có một số giải pháp điều chỉnh 
phù hợp với thực tế của ngành tại Việt Nam. 
 2. Mục đích nghiên cứu 
 - Hệ thống lại và làm rõ một số vấn đề lý luận chung về ODA đối với sự phát 
triển của cở sở hạ tầng nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc. 
 - Phân tích, đánh giá tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA của ADB 
trong các dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc. 
 - Đề xuất một số giải pháp tăng cường thu hút ODA cho các dự án phát triển 
cơ sở hạ tầng nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc trong thời gian tới. 
 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 
 Đối tượng nghiên cứu: Tình hình thu hút và sử dụng các nguồn vốn ODA 
trong các dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn miền núi phía Bắc 
 Phạm vi nghiên cứu: Tập trung chủ yếu vào các khoản vay khu vực công của 
ADB trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc. 
 4. Phương pháp nghiên cứu 
 Phương pháp nghiên cứu của đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ 
nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, với việc sử dụng các phương pháp cụ 
thể như: 
 - Phương pháp tổng hợp; 
 - Phương pháp phân tích (phân tích định tính và phân tích thống kê). 
 - Ngoài ra, còn sử dụng phương pháp so sánh để làm sáng tỏ hơn các kết luận 
rút ra trong từng hoàn cảnh cụ thể. 
 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 
 Ý nghĩa khoa học: Hệ thống hoá lý luận về vốn ODA và khẳng định vai trò 
vốn ODA, đặc biệt ODA của ADB đối với sự phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn các 
tỉnh miền núi phía Bắc. 
 2 Trương Thị Bích Ngọc Lớp QTKD – TT2 
 Ý nghĩa thực tiễn: Trên cơ sở phân tích thực trạng tình hình thu hút và sử 
dụng vốn ODA, đánh giá những kết quả đạt được, tồn tại từ đó đề xuất một số giải 
pháp nhằm tăng cường thu hút vốn ODA cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng 
nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc. Nó sẽ giúp cho Chính phủ, các Bộ, Ngành, 
địa phương đề ra phương hướng và kế hoạch để thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn 
ODA cho ngành cơ sở hạ tầng của Việt Nam nói chung và khu vực miền núi phía 
Bắc nói riêng. 
 6. Kết cấu luận văn 
 - Tên Luận văn: "Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn ODA cho các 
dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc” 
 Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn gồm 3 chương: 
Chương 1: Lý luận chung về nguồn vốn ODA và sự cần thiết phải đầu tư phát triển 
cơ sở hạ tầng nông thôn ở miền núi phía Bắc. 
Chương 2: Thực trạng việc thu hút và sự dụng nguồn vốn ODA trong các Dự án 
phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn ở khu vực miền núi phía Bắc. 
Chương 3: Một số giải pháp tăng cường thu hút ODA cho các dự án phát triển cơ sở 
hạ tầng nông thôn ở khu vực miền núi phía Bắc. 
 3 Trương Thị Bích Ngọc Lớp QTKD – TT2 
 CHƯƠNG I: 
 LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN VỐN ODA VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI 
 ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG NÔNG THÔN KHU VỰC 
 MIỀN NÚI PHÍA BẮC 
1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của nguồn vốn ODA 
1.1.1 Khái niệm vốn ODA 
 Thuật ngữ hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance - 
ODA) xuất hiện từ sau chiến tranh Thế giới II và gắn liền với yếu tố chính trị. Sau 
chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều nước bị tàn phá nặng nề về kinh tế, nhất là các 
nước châu Âu. Trong lúc đó, Mỹ không những không bị ảnh hưởng bởi chiến tranh 
mà còn giàu lên nhờ bán vũ khí. Với sức mạnh vượt trội về mọi mặt, đặc biệt là về 
kinh tế, Mỹ đã đưa ra kế hoạch Marshall hỗ trợ cho các nước Tây Âu sau chiến 
tranh. Kế hoạch này vừa là để trợ giúp các nước Tây Âu khôi phục kinh tế nhưng 
cũng nhằm chi phối, kiểm soát các nước này. Vì vậy, bản chất của hỗ trợ phát triển 
chính thức là nguồn tài trợ của nước này dành cho nước khác nhằm hỗ trợ và thúc 
đẩy cho quốc gia đó phát triển về kinh tế xã hội. Còn nguồn gốc sâu xa của sự ra 
đời ODA chính là do yếu tố chính trị. 
 Đến nay, thuật ngữ ODA được sử dụng khá phổ biến. ODA được hiểu là 
nguồn tài chính do các cơ quan chính thức (các Chính phủ, các tổ chức phi Chính 
phủ, các tổ chức quốc tế hoặc các địa phương) cung cấp cho các nước chậm và đang 
phát triển, nhằm thúc đẩy kinh tế và phúc lợi ở các nước này [16,tr.282]. Mặc dù 
gọi là hỗ trợ phát triển, nhưng phần vốn cho không chỉ chiếm 25% vốn cung cấp. 
Chính vì thế, cần có sự quan niệm đầy đủ và đúng đắn về nguồn vốn này, không sử 
dụng lãng phí ODA. 
 Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) định nghĩa: “ODA là một 
giao dịch chính thức được thiết lập với mục đích chính là thúc đẩy sự phát triển 
kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển hoặc kém phát triển, điều kiện tài 
 4 Trương Thị Bích Ngọc Lớp QTKD – TT2 
chính của giao dịch này có tính chất ưu đãi và thành tố hỗ trợ không hoàn lại chiếm 
ít nhất 25%” [15, tr.6] 
 Nghị định 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 của Chính phủ Việt Nam (thay 
thế cho Nghị định 17/2001/NĐ-CP ngày 14/05/2001) định nghĩa: Hỗ trợ phát triển 
chính thức (ODA) được hiểu là hoạt động hợp tác phát triển giữa Nhà nước hoặc 
Chính phủ Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam với nhà tài trợ là Chính phủ 
nước ngoài, các tổ chức tài trợ song phương và các tổ chức liên Quốc gia hoặc liên 
Chính phủ [10, tr.5]. 
 Như vậy, có thể hiểu khái niệm về ODA như sau: Hỗ trợ phát triển chính 
thức (ODA) là nguồn hỗ trợ (tiền tệ, vật chất, công nghệ) của các nước phát triển, 
các tổ chức tài chính quốc tế, các tổ chức phi Chính phủ (gọi chung là các đối tác 
viện trợ nước ngoài) dành cho các nước đang và chậm phát triển (gọi là bên nhận 
viện trợ) nhằm giúp cho các nước ngày tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững. 
1.1.2. Phân loại vốn ODA 
1.1.2.1. Theo tính chất 
 + Viện trợ không hoàn lại 
 Là loại ODA mà bên nước nhận không phải hoàn lại, nguồn vốn nầy nhằm 
để thực hiện các dự án ở nước nhận vốn ODA, theo sự thoả thuận trước giữa các 
bên. Có thể xem viện trợ không hoàn lại như một nguồn thu ngân sách của nhà 
nước, được cấp phát lại theo nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước 
 Viện trợ không hoàn lại chiếm 25% tổng số ODA trên thế giới và được ưu 
tiên cho những dự án về các lãnh vực như y tế, dân số, giáo dục, môi trường 
 + Viện trợ có hoàn lại ( còn gọi là tín dụng ưu đãi). 
 Vốn ODA với một lãi suất ưu đãi và một thời gian trả nợ thích hợp, tín dụng 
ưu đãi chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng số vốn ODA trên thê giới. Nó không được 
sử dụng cho mục tiêu xã hội, môi trường mà thường được sử dụng cho các dự án về 
cơ sở hạ tầng thuộc các lãnh vực giao thông vân tãi, nông nghiệp, thủy lợi, năng 
lượng...làm nền tảng vững chắc cho ổn định và tăng trưởng kinh tế. Các điều kiện 
ưu đãi bao gồm: 
 5

File đính kèm:

  • pdfluan_van_mot_so_giai_phap_nham_tang_cuong_thu_hut_von_oda_tr.pdf