Luận án Biểu tượng trong tiểu thuyết Haruki Murakami

1.1. Văn học Nhật Bản là một trong những nền văn học lâu đời và giàu thành tựu. Cùng với sự phát triển của văn học Châu Á, văn học Nhật Bản đã và đang khẳng định vị thế của mình trên bản đồ văn học thế giới. Tiếp nhận văn học Nhật Bản, độc giả hẳn đã quen với những tên tuổi lớn gắn liền mĩ học truyền thống như R. Akutakawa, Y. Kawabata, Y. Mishima, Kenzaburo Oe Đó là những đại diện tiêu biểu cho những gì được gọi là cổ điển, mẫu mực của văn chương Phù Tang [1]. Đến nay, diện mạo ấy đã trở nên sinh động, toàn diện hơn nhiều khi có thêm những cây bút tiên phong với những thể nghiệm văn học mới lạ: Y. Banana, R. Murakami “Các nhà văn trẻ của Nhật đã và đang làm một cuộc cách mạng thay đổi diện mạo của nền văn học thuần tuý, để đưa văn học nước nhà ngày một xích lại gần hơn với các nền văn học lớn trên thế giới” [80,1]. Trong bối cảnh trên, việc tìm hiểu văn học Nhật Bản đương đại là điều cần thiết cho sự hội nhập văn hóa Đông Á nói riêng và văn học thế giới nói chung.

1.2. Sau hai tượng đài bất tử Kawabata và Oe, văn học Nhật Bản tiếp tục để lại dấu ấn với “Hình vóc văn chương của thế kỉ XXI” – Murakami, nhà văn đã thổi một làn gió mới, làm thay đổi cấu trúc, diện mạo văn học xứ Phù Tang. Tác phẩm của ông được dịch ra hơn bốn mươi thứ tiếng và vẫn đang được dịch và xuất bản. Sáng tác của ông mỗi khi trình làng, hầu như đều nhanh chóng trở thành “best-seller”. Chúng có khả năng vượt qua nhiều giới hạn của không gian địa lí, nhiều rào cản về văn hóa, trở thành những hiện tượng mang tính toàn cầu. Tác phẩm của Murakami là sự kết hợp hài hòa văn hóa Đông Tây, chạm đến những vấn đề mang ý nghĩa của nhân loại, đào sâu bản ngã, lí giải, khám phá con người ở chiều sâu và nhiều bến bờ của nó. Tất cả đã tạo nên sức hút khó cưỡng của nhà văn được xem là “trung tâm của văn học đương đại Nhật Bản” này.

Ở Việt Nam, một trong những tác phẩm của Murakami tạo ra cơn sốt hâm mộ cho hàng triệu độc giả ngay từ lúc được giới thiệu đầu tiên chính là Rừng Na Uy (1997). Từ đó đến nay, sáng tác của ông luôn được dịch, tái bản và nhanh chóng trở thành những cuốn sách được yêu thích của bao thế hệ độc giả. Việc nghiên cứu, tìm hiểu biểu tượng của Murakami nhằm cung cấp thêm góc nhìn đa chiều về tác giả, tác phẩm. Đây là việc làm cần thiết trong bối cảnh giao lưu văn hóa, văn học giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới.

1.3. Biểu tượng là một mảnh đất màu mỡ dành cho các nhà nghiên cứu và ngày nay, vẫn đang ngày càng được quan tâm nghiên cứu sâu rộng hơn. Jean Chevalier nhận định: “Nói là chúng ta sống trong một thế giới biểu tượng thì vẫn còn chưa đủ, phải nói một thế giới biểu tượng sống trong ta” [11,24]. Tìm hiểu biểu tượng chính là con đường hữu hiệu để khám phá thế giới tâm hồn sâu kín và bí ẩn của con người.

Với người Nhật, biểu tượng đóng vai trò rất quan trọng cho trí tưởng tượng, từ trong truyền thống đã có những chiếc gương, cánh hoa, thanh kiếm, kimono chúng tồn tại như những chuẩn mực trong tâm thức họ [28]. Biểu tượng là cầu nối giữa văn hóa dân tộc với văn minh nhân loại, giữa nhà văn và người đọc. Đây cũng chính là điểm hấp dẫn trong sáng tác của Murakami, làm nên sự bí ẩn và chiều sâu trong tác phẩm của ông. Murakami phô bày các giá trị nhân văn rất hiệu quả qua việc vận dụng biểu tượng để phản ánh thực tại phức diện của con người.

 

doc 165 trang kiennguyen 20/08/2022 4720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Biểu tượng trong tiểu thuyết Haruki Murakami", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Biểu tượng trong tiểu thuyết Haruki Murakami

Luận án Biểu tượng trong tiểu thuyết Haruki Murakami
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
–––––––o0o–––––––
PHAN THỊ HUYỀN TRANG
BIỂU TƯỢNG TRONG TIỂU THUYẾT 
HARUKI MURAKAMI
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài
Mã số: 9 22 02 42
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Lê Huy Bắc
 TS. Đào Thị Thu Hằng
Hà Nội, 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu thống kê, trích dẫn trong luận án đảm bảo tính thực tiễn, chính xác, trung thực và tin cậy. Các kết quả nêu trong luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
	Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Người cam đoan
Phan Thị Huyền Trang
	MỤC LỤC	
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Văn học Nhật Bản là một trong những nền văn học lâu đời và giàu thành tựu. Cùng với sự phát triển của văn học Châu Á, văn học Nhật Bản đã và đang khẳng định vị thế của mình trên bản đồ văn học thế giới. Tiếp nhận văn học Nhật Bản, độc giả hẳn đã quen với những tên tuổi lớn gắn liền mĩ học truyền thống như R. Akutakawa, Y. Kawabata, Y. Mishima, Kenzaburo Oe Đó là những đại diện tiêu biểu cho những gì được gọi là cổ điển, mẫu mực của văn chương Phù Tang [1]. Đến nay, diện mạo ấy đã trở nên sinh động, toàn diện hơn nhiều khi có thêm những cây bút tiên phong với những thể nghiệm văn học mới lạ: Y. Banana, R. Murakami “Các nhà văn trẻ của Nhật đã và đang làm một cuộc cách mạng thay đổi diện mạo của nền văn học thuần tuý, để đưa văn học nước nhà ngày một xích lại gần hơn với các nền văn học lớn trên thế giới” [80,1]. Trong bối cảnh trên, việc tìm hiểu văn học Nhật Bản đương đại là điều cần thiết cho sự hội nhập văn hóa Đông Á nói riêng và văn học thế giới nói chung. 
1.2. Sau hai tượng đài bất tử Kawabata và Oe, văn học Nhật Bản tiếp tục để lại dấu ấn với “Hình vóc văn chương của thế kỉ XXI” – Murakami, nhà văn đã thổi một làn gió mới, làm thay đổi cấu trúc, diện mạo văn học xứ Phù Tang. Tác phẩm của ông được dịch ra hơn bốn mươi thứ tiếng và vẫn đang được dịch và xuất bản. Sáng tác của ông mỗi khi trình làng, hầu như đều nhanh chóng trở thành “best-seller”. Chúng có khả năng vượt qua nhiều giới hạn của không gian địa lí, nhiều rào cản về văn hóa, trở thành những hiện tượng mang tính toàn cầu. Tác phẩm của Murakami là sự kết hợp hài hòa văn hóa Đông Tây, chạm đến những vấn đề mang ý nghĩa của nhân loại, đào sâu bản ngã, lí giải, khám phá con người ở chiều sâu và nhiều bến bờ của nó. Tất cả đã tạo nên sức hút khó cưỡng của nhà văn được xem là “trung tâm của văn học đương đại Nhật Bản” này. 
Ở Việt Nam, một trong những tác phẩm của Murakami tạo ra cơn sốt hâm mộ cho hàng triệu độc giả ngay từ lúc được giới thiệu đầu tiên chính là Rừng Na Uy (1997). Từ đó đến nay, sáng tác của ông luôn được dịch, tái bản và nhanh chóng trở thành những cuốn sách được yêu thích của bao thế hệ độc giả. Việc nghiên cứu, tìm hiểu biểu tượng của Murakami nhằm cung cấp thêm góc nhìn đa chiều về tác giả, tác phẩm. Đây là việc làm cần thiết trong bối cảnh giao lưu văn hóa, văn học giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới. 
1.3. Biểu tượng là một mảnh đất màu mỡ dành cho các nhà nghiên cứu và ngày nay, vẫn đang ngày càng được quan tâm nghiên cứu sâu rộng hơn. Jean Chevalier nhận định: “Nói là chúng ta sống trong một thế giới biểu tượng thì vẫn còn chưa đủ, phải nói một thế giới biểu tượng sống trong ta” [11,24]. Tìm hiểu biểu tượng chính là con đường hữu hiệu để khám phá thế giới tâm hồn sâu kín và bí ẩn của con người. 
Với người Nhật, biểu tượng đóng vai trò rất quan trọng cho trí tưởng tượng, từ trong truyền thống đã có những chiếc gương, cánh hoa, thanh kiếm, kimono chúng tồn tại như những chuẩn mực trong tâm thức họ [28]. Biểu tượng là cầu nối giữa văn hóa dân tộc với văn minh nhân loại, giữa nhà văn và người đọc. Đây cũng chính là điểm hấp dẫn trong sáng tác của Murakami, làm nên sự bí ẩn và chiều sâu trong tác phẩm của ông. Murakami phô bày các giá trị nhân văn rất hiệu quả qua việc vận dụng biểu tượng để phản ánh thực tại phức diện của con người. 
Ở Việt Nam, chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về biểu tượng trong toàn bộ tiểu thuyết của Murakami. Do vậy, chúng tôi thực hiện đề tài Biểu tượng trong tiểu thuyết Haruki Murakami (Symbols in Haruki Murakami’s novels), với hi vọng phát hiện được đóng góp của ông về biểu tượng trong nền văn chương Nhật Bản cũng như văn chương thế giới. Đặc biệt, từ góc nhìn lí thuyết biểu tượng, chúng tôi hi vọng kiến giải thêm các lớp nghĩa, làm rõ thêm phong cách sáng tác và cảm quan hậu hiện đại trong tiểu thuyết Murakami. 
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Thực hiện luận án này, chúng tôi hướng đến những mục đích sau:
Xác định những luận điểm cơ bản của khái niệm biểu tượng văn học (literature symbol). Từ lí thuyết biểu tượng, chúng tôi tiếp cận, nhận diện và kiến giải hệ thống biểu tượng trong tiểu thuyết của Murakami. Với kết quả nghiên cứu của luận án, chúng tôi hi vọng cung cấp cái nhìn cụ thể hơn về lí thuyết biểu tượng và cách nghiên cứu phê bình biểu tượng trong văn học.
Xác định và giải mã biểu tượng trong tiểu thuyết của Murakami, luận án khám phá và kiến giải những nét đặc sắc trong thế giới biểu tượng của Murakami, tìm hiệu ý nghĩa của biểu tượng và khẳng định vị trí và đóng góp của biểu tượng Murakami đối với nền văn học Nhật và văn học thế giới.
Xuất phát từ những nghiên cứu về Murakami trên thế giới (phạm vi tài liệu tiếng Anh) và trong nước, luận án sẽ cập nhật những kết quả nghiên cứu mới về sáng tác của ông. Qua đó, luận án sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho việc nghiên cứu biểu tượng ở Việt Nam.
2.2. Từ mục đích trên, luận án xác định những nhiệm vụ nghiên cứu sau:
Khái lược nội hàm khái niệm biểu tượng trong nghiên cứu biểu tượng, xác định những đặc điểm cơ bản của biểu tượng văn học.
Tổng quan và vận dụng các kiến giải hợp lí từ các công trình nghiên cứu về tiểu thuyết và biểu tượng trong tiểu thuyết Murakami ở trong nước và trên thế giới.
Khảo sát, nhận diện, phân tích và lí giải những nét đặc thù trong hệ thống biểu tượng của Murakami, đồng thời chúng tôi chỉ ra những giá trị nội dung và tư tưởng của Murakami. 
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và giới thuyết khái niệm
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận án giới hạn ở việc tìm hiểu biểu tượng trong tiểu thuyết Murakami tập trung vào ba dạng biểu tượng tiêu biểu: Biểu tượng thiên nhiên, biểu tượng đồ vật, biểu tượng động vật. 
3.2. Phạm vi nghiên cứu: Chúng tôi nghiên cứu biểu tượng trong tiểu thuyết của Murakami, bao gồm 10 cuốn sau:
+ Rừng Na Uy (ノルウェイの森, Noruwei no mori), Trịnh Lữ dịch theo bản tiếng Anh của Jay Rubin, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, 2006.
+ Biên niên kí chim vặn dây cót (ねじまき鳥クロニクル, Nejimaki–dori kuronikuru), Trần Tiễn Cao Đăng dịch, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, 2006.
+ Kafka bên bờ biển (海辺のカフカ, Umibe no Kafuka), Dương Tường dịch theo bản tiếng Anh, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, 2007.
+ Người tình Sputnik, Ngân Xuyên dịch theo bản tiếng Anh, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, 2008.
+ Xứ sở diệu kỳ tàn bạo và chốn tận cùng thế giới, Lê Quang dịch, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, 2010.
+ Nhảy Nhảy Nhảy, Trần Vân Anh dịch theo bản tiếng Anh, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội, 2011.
+ 1Q84 (trọn bộ 3 tập), Lục Hương dịch theo bản tiếng Hoa, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội, 2012.
+ Phía Tây biên giới, phía Nam mặt trời, Cao Việt Dũng dịch theo bản tiếng Anh, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội, 2007.
+ Cuộc săn cừu hoang, Mai Hiên dịch bản tiếng Anh, Nxb Hội nhà văn, 2011.
+ Tazaki Tsukuru không màu và những năm tháng hành hương, Uyên Thiểm dịch theo bản tiếng Anh, Nxb Hội nhà văn, 2014.
Trong quá trình nghiên cứu, để làm rõ nét đặc thù trong biểu tượng của Murakami chúng tôi còn mở rộng so sánh với truyện ngắn của ông, cũng như tác phẩm của các nhà văn khác.
3.3. Giới thuyết khái niệm “Biểu tượng”
Biểu tượng (Symbol) trong tiếng Anh có nguồn gốc từ ngôn ngữ cổ Châu Âu (symbolon trong tiếng Hy Lạp và symbolus trong tiếng La Mã). Tuy biểu tượng đã được sáng tạo từ xa xưa nhưng cho đến khi Kí hiệu học (Semiotics) của Charles Sanders Peirce (1839 - 1914) và Cấu trúc luận (structuralism) của Ferdinand de Saussure (1857 - 1913) ra đời thì giới nghiên cứu mới bắt đầu chú ý đến biểu tượng một cách hệ thống. Hiện nay, biểu tượng là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học như: văn học, ngôn ngữ học, triết học, nhân học, văn hóa học, ký hiệu học Để khai thác ý nghĩa của biểu tượng thì hướng tiếp cận liên ngành là tối ưu. Biểu tượng là dấu hiệu để nhận ra nhau, “là một vật được cắt làm đôi, mảnh sứ, gỗ hay kim loại. Hai người mỗi bên giữ một phần, chủ và khách, người cho vay và người đi vay, hai kẻ hành hương, hai người sắp chia tay lâu dài Sau này, ráp hai mảnh lại với nhau, họ sẽ nhận ra mối dây thân tình xưa, món nợ cũ, tình bạn ngày trước” [11,24].
Biểu tượng có sự thống nhất giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt theo một cách thức tổ chức nào đó. Theo Từ điển tiếng Việt [84] thì biểu tượng là: 1. Hình ảnh tượng trưng; 2. Hình thức nhận thức cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn lưu giữ trong đầu óc sau khi sự vật không còn tác động vào giác quan ta. Trong Văn hóa học [14], biểu tượng được xem là “ngôn ngữ của cái bất khả tri giác”, là “dấu hiệu được phô bày ra bên ngoài để nhận biết sự sở thuộc cộng đồng”. 
Từ điển thuật ngữ văn học đưa ra quan niệm: “Trong nghĩa rộng, biểu tượng là đặc trưng phản ánh cuộc sống bằng hình tượng của văn học nghệ thuật. Theo nghĩa hẹp, biểu tượng là một phương thức chuyển nghĩa của lời nói hay một loại hình tượng nghệ thuật đặc biệt có khả năng truyền cảm lớn, vừa khái quát được bản chất của một hiện tượng nào đấy, vừa thể hiện một quan niệm, một tư tưởng hay một triết lí sâu xa về cuộc đời và con người” [24,47]. Như vậy, theo nghĩa hẹp biểu tượng là một phương thức chuyển nghĩa để phân biệt với ẩn dụ và hoán dụ. 
Trong khuôn khổ luận án, chúng tôi không đi sâu nghiên cứu biểu tượng theo nghĩa rộng cũng như sẽ không phân tích những đúng/sai, hợp lý/không hợp lý trong các cách định nghĩa và xác định nội hàm khái niệm biểu tượng mà chúng tôi sẽ chỉ chuyên sâu vào phạm vi biểu tượng văn học, và sẽ khai thác biểu tượng theo hướng là hình ảnh biểu nghĩa cụ thể, những hình thức dùng hình ảnh này để tỏ nghĩa nọ mang tính khái quát và tư tưởng cao, một hình ảnh cụ thể để nói lên một ý niệm trừu tượng. 
Trong văn học, biểu tượng gần gũi với hình ảnh về mặt chức năng và nội dung. Hình ảnh trở thành biểu tượng khi được đặt trong môi trường phù hợp. Những hình ảnh truyền thống như khu vườn, núi, thung lũng, đều có thể trở thành biểu tượng trong các ngữ cảnh của chúng. Một khu vườn chỉ là khu vườn, cho tới khi trong đó xuất hiện một người đàn ông, một người đàn bà và con rắn thì nó trở thành vườn địa đàng, hay thiên đường trên mặt đất. 
Đối với các biểu tượng văn học, ngữ cảnh của nó trước tiên là tác phẩm. Nhà văn giỏi thường sử dụng những hình ảnh mang tính biểu tượng, và sự lặp đi lặp lại các biểu tượng đó sẽ tạo ra một hiệu quả nhất định đến người đọc. Dù tồn tại trong một môi trường không thay đổi theo thời gian và không gian - chỉnh thể tác phẩm - nhưng ý nghĩa biểu tượng trong tác phẩm hoàn toàn không cố định, không “chết” mà vẫn luôn phát triển và kích thích trí tưởng tư ... ương Thủy (chủ biên) (2010), Lý luận và phê bình văn học thế giới thế kỉ XX, (2 tập), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 
Lưu Thị Thu Thủy (2012), “Nhà văn Murakami Haruki: Cuộc đời và sự nghiệp”, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 6.
Nguyễn Thị Bích Thủy (2010), “Phức cảm Genji trong tiểu thuyết Kafka bên bờ biển”, Tạp chí văn học, số 5, tr. 145 – 153. 
Nguyễn Cung Tiến, (2002), Từ điển triết học, NXB văn hóa Thông tin, Hà Nội.
Tzvetan Todorov (2008), Dẫn luận về văn chương kì ảo, Lê Hồng Sâm, Đặng Anh Đào dịch, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
Nguyễn Bích Nhã Trúc (2011), “Sex và quan niệm về tình yêu trong tác phẩm Haruki Murakami”, 
Nguyễn Bích Nhã Trúc (2014), “Sự xóa nhòa ranh giới hiện thực và siêu thực trong tiểu thuyết Murakami Haruki”, 
Nguyễn Bích Nhã Trúc (2014), Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Haruki Murakami, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Tp Hồ Chí Minh.
Nguyễn Bích Nhã Trúc (2011), “Biểu tượng cổ mẫu và thực tại phức diện qua tiểu thuyết Murakami Haruki”, 
Nguyễn Bích Nhã Trúc (2018), “Tiếp biến Franz Kafka trong tiểu thuyết Haruki Murakami”, 
Lưu Đức Trung (chủ biên) (2006), Chân dung các nhà văn thế giới, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Viện ngôn ngữ học (2001), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Trung tâm từ điển học, Hà Nội – Đà Nẵng. 
B. TIẾNG ANH
Giorgio Amitrano (2016), Echoes of Ancient Greek Myths in Murakami Haruki’s novels and in Other Works of Contemporary Japanese Literature (Justine Mcconnel and Edith Hall edit), pp. 91-104.
Yamane Arikiro (1989), The cultural story of wool, Tokyo: Kodansha.
Jiwoon Baik (2010), “Murakami Haruki and the history memory of East Asia”, Inter – Asia Culture Studies, Volume 11, pp. 64-72.
Mieke Bal (2002), Naratology Introduction to the Theory of Narrative, University of Toronto Press, Toronto Buffalo London.
Emma Brockes (2011), “Haruki Murakami: I took a gamble and survived”, The Guardian, Magazine Literaire, Vol.14, No.3.
Mirjam Butter (2012), A Sartrean Perspective on Inertia and Alienation in The Silent Cry by Kenzaburo Oe and The Wind – up Bird Chronicle by Haruki Murakami, Utrecht University.
Cathy Caruth (2013), Unclaimed Experience: Trauma, Narrative, History, Baltimore & London, The John Hopkins University Press.
Jean Eduardo Cirlot (1993), A Dictionary of Symbols, Publisher: Barnes & Noble Books
Jonathan Dil (2007), Murakami Haruki and The Search for self – therapy, University of Canterbury.
Jonathan Dil (2010), “Violence and Therapy in Murakami Haruki’s Kafka on the Shore”, Sungkyun Journal of East Asian Studies. Vol.10 No.1, pp. 93-112.
J.D. Djakaria (2012), “Haruki Murakami’s Deconstructive Reading of the Myth of Johnnie and Colonel Sanders in Kafks on the Shore”, Kata, pp. 43-102.
Gareth Edwards (2016), “The Use of Certain fantastic concepts in the fiction of Murakami Haruki”,  
Jonathan Ellis (2005), “In dream begins responsibility: An interview with Haruki Murakami”, The Georgia Review, Vol. 59, No.3, pp. 548-567.
Fromm Erich (2003), Open Road Media, Feb 26, 2013, Psychology 
Deirdre Flynn (2014), Literature’s Postmodern Condition: Representing the Postmodern in the Translated Novel, University of Limerick.
Kawai Hayao and Haruki Murakami (1999), Murakami Haruki, Kawai Hayao ni Ai ni Iku [Haruki Murakami goes to meet Kawai Hayao], Tokyo: Shinchosha
Tiffany Hong (2013), Teleology of the Self: Narrative Strategies in the Fiction of Murakami Haruki, University of California, Irvine, ProQuest Dissertations Publishing.
Yoshio Iwamoto (1993), “A voice from Postmodern Japan: Haruki Murakami”, World Literature Today, Vol.67, No.2 (Spring, 1993), pp. 295-300.
Maia Brown Jackson (2014), The Fragmentation of Identity in Modern Japan: Reinvention of the Oedipal Myth, Departement of English, University of Chicago.
Jung, Von Franz, M.L., Henderson, J.L., Jaffe’, A., & Jocobi, J. (1964), Man and his Symbols, Vol 5183, Dell.
Toshi Kawai (2002), “Postmodern consciousness in the novels of Haruki Murakami”, Journals Taylor & Francis Online.
Tanigawa Kenichi (1980), Life of common people in Japan, Vol.28, Tokyo: San-ichi Shobo.
Kenzai Kikakucho (1976), Development of modern Japanese economy: Thirty years’ history by Japanese Economy Agency, Tokyo: Kenzai Kikakucho. 
Miller Laura(1997), “The Outsider”, The Salon Interview: Haruki Murakami.
Naomi Matsuoka (1993), “Haruki Murakami and Raymond Carver: The American Scene”, Comparative Literature Studies, Vol.30, No.4, East – West Issue, pp. 423- 438.
Ida Mayer (2011), Dreaming in isolation: Magical Realisme in moder japannese literarute, Carnegie Mellon University. 
Justine McConnell (2016), Acient Greek Myth in World Fiction since 1989 Bloomsbury Academic, Bloomsbury Publishing Plc.
William Mukesh (2016), Globalizing Literatures and the Global Marketplace: Hemingway and Murakami, Soka University & Soka Women’s College Repository.
Murakami Haruki (2010), Murakami Haruki Rongu Intabyu [Murakami Haruki long interview], Kangaeru hito no.33.
Chikako Nihei (2009), “Thinking outside the Chinese Box: David Mitchell and Murakami Haruki’s subversion of stereotypes about Japan”, New Voices, Vol 3, p.34.
Johanna Nygren (2010), She’s just not there: A study of phychological symbols in Haruki Murakami’s work, Halmstad University, School of Humanities.
Sanae Ogaki (1990), Hitsuji no Minzoku, Bunka, Rekishi [Folklore, culture and history of sheep], Kobe: Marodosha.
Morten Oddivik, “Murakami Haruki & Magical Realism. A Look at the Psyche of Modern Japan”, Waseda University, Tokyo.
Y Okeyinka (2012), “The meaning of home in Yoruba Culture”, Ethiopian Journal of Emvironmental Studies and Management, Vol.5 No.4 (2012).
Anita Patil (1998), “Haruki Murakami Shares His Thoughts with Students”, Observer Editorial Board, October 22, p. 23.
Welch Patricia (2005), “Haruki Murakami’s Storytelling World”, Literature Today, Normal Vol. 79, Iss.1, pp. 55-59.
Baryon Tensor Posadas (2004), “Memory, Mirros and Missing Women: Metaficitive Narrative Straegies and the Doppelanger Motif in the Fictions of Abe Kobo and Murakami Haruki”, (A thesis submitted for the degree of Master of Arts), National University of Singapore.
Katherine Radecki (2017), The healing cat: from bastet to the cat cafe’ a mythanalysis of the symbol of the cat and an ethnography of two Montreal cat cafés, Université du Québec à Montreal.
Jay Rubin (2002), Haruki Murakami and the Music of Words, London: Harvill.
Brian Seemann (2007), “Existential Connection: The Influence of Raymond Carver on Haruki Murakami”, The Raymond Carver Review 1, pp. 72-92.
Elena M Shulgina và Yang Fang (2014), “The concept “Family” in the Russian and Chinese Linguistic Views of the World”, Procedia Social and Behavioral Sciences Volume 154, 28 October 2014, pp. 162-169.
Bridget Sellers (2017), Down the Well: Embedded Narratives and Japanese War Memory in Haruki Murakami, University of Tennessee Honors Thesis Projects.
Autumn Alexander Sleen (2015), Compassion as Catalyst: The literary Manifestations of Murakami Haruki’s transformation from Underground to Kafka on the Shore, California State University Dominguez Hill.
Will Slocombe (2004), Haruki Murakami and the Ethics of Translation, University of Wales Aberystwyth.
Philip Stevick (1967), The Theory of the Novel, the free Press A Division of Macmillan, Co, Inc, New York.
Matthew C. Stretcher (1998), “Beyond “Pure Literature”: Mimesis, Formula, and the Postmodern in the Fiction of Murakami”, Journal of Asian Studies,Volume 57, No.2, pp. 354-378.
Matthew C. Stretcher (1998), “Murakami Haruki: Japan’s Coolest Writer Heats up”, Japan Quarterly, Tokyo, Vol. 45, Iss.1,  (Jan-Mar 1998), pp. 61-69. 
Matthew C. Stretcher (1999), “Magical Realism and the Search for Identity in the Fiction of Murakami Haruki”, Journal of Japanese Studies 25, No.2.
Matthew C. Stretcher (2002), Haruki Murakami’s The Wind – up Bird Chronicle: a reader’s guide, London and NewYork: Contiuum Publishers.
Matthew C. Stretcher (2002), Dances with Sheep: The Quest for Identity in the Fiction of Haruki Murakami, The University of Michigan Press.
Matthew C. Stretcher (2014, The Forbidden World of Haruki Murakami, The University of Minnesota.
Matthew C. Stretcher, Paul L.Thomas (Eds)(2016), Haruki Murakami – Challenging Authors, Published by Sense Publishers.
Chiki Takagi (2009), From Postmodern to Post Bildungsroman from the Ashes: An Alternative Reading of Murakami Haruki and Postwar Japanese Culture, The University of North Carolina at Greensboro.
Nargiza Isakonva Toirova (2019), “The significance of the symbols of Mirror and Portrait in teaching Symbolism”, International Journal of English Literature and Social Sciences (IJELS), Vol 4 No 4 (2019): Jul-Aug 2019.
Deborah Treisman (2018), “Haruki Murakami on Parallel Realities”, The New Yorker, August 27, 2018.
Deborah Treisman (2019), “The Underground Worlds of Haruki Murakami”, The New Yorker, February 10, 2019.
John Updike (2005), “Subconscious Tunels: Haruki Murakami’s dreamlike new novel”, Review of “Kafka on the Shore”, by Haruki Murakami. Trans. Phillip Gabriel, New York 24.
Boundless Venus (2012), The Crossover of the Conscious and Unconscious in the Works of Haruki Murakami, The University of Gloucestershire.
Kim de Willigen, (2012), Globalization, Cosmopolitanism and World Literature - Comparing Murakami and Kazuo Ishiguro, Utretch University. 
Kate Wales (2011), A dictionary of stylistics, Published by Longman.
Peter Ward (2012), Animals in the Fiction of John Irving and Haruki Murakami, University of Canterbury.
Patricia Welch (2005), “Murakami Haruki’s Storytelling World”, World Literature Today, Vol. 79.
Matthew Whelihan (2010), That Tendency Toward Solitude: How Haruki Murakami’s Protagonists Find Freedom from the Scientia Sexualis in the Life of the Loner, Villanova University, ProQuest Dissertations Publishing.
L. Kip Wheeler (2021), Literary Terms and Definition. 
Mukesh Williams (2010), “Representations of Self - Actualizing Women in Haruki Murakami and Leo Tolstoy”, Journal of Curriculum and Pedagogy Vol. 12, No. 2.
John Wray (2004), “Haruki Murakami - The Art of Fiction No.182” (Summer), The Paris Review 170.
Megumi Yama (2016), “Haruki Murakami: Modern – Myth Maker beyond Culture, From the Personal to the Collective Level”, Jung Journal, Vol.10, No.1, pp. 87-95.
Heather H. Yeung (2014), “More than the Sum of its Parts Popular Music, Gender and Myth in Haruki”, Flinders Academic Commons, Journal & Conference, Volume 7, Issue 1.
Virginia Yeung (2011), “A Narratological Study of Murakami Haruki’s Norwegian Wood and Sputnik Sweetheart – Time”, Voice and Focalisation, Transnational Literature, Vol. 3, No. 2.
Virginia Yeung (2013), “Equivocal Endings and the Theme of Love in Murakami Haruki’s Love Stories”, Journal Japanene studies, Vol. 33, pp. 279-295.
Virginia Yeung (2017), “Stories Within Stories: A Study of Narrative Embedding in Haruki Murakami’s 1Q84”, Journal Critique: Studies in Contemporary Fiction, Vol. 58, Issue 4.
Heinrich Zimmer (1946), Myths and Symbols in Indian Art and Civilization, Motilal Banarsidass Publishers.

File đính kèm:

  • docluan_an_bieu_tuong_trong_tieu_thuyet_haruki_murakami.doc
  • docx16 TÓM TẮT TIẾNG ANH 16.12.2021.docx
  • docx16 TÓM TẮT TIẾNG VIỆT.16.12.2021.docx
  • jpgTHONG TIN KET LUAN ANH.jpg
  • jpgTHONG TIN KET LUAN VIET.jpg