Luận văn Phân tích và đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Phú Thọ

Với mục tiêu xây dựng tỉnh Phú Thọ trở thành tỉnh công nghiệp đến năm 2020, trong những năm vừa qua Tỉnh uỷ, HĐND, UBND và các sở, ban ngành đã có nhiều cố gắng trong công tác chỉ đạo, quản lý, và cải cách hành chính. Mặc dù đạt được kết quả bước đầu khả quan với mức tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2006-2010 là 11,5%-12%, tuy nhiên, theo đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh thì năng lực cạnh tranh của tỉnh Phú Thọ nằm ở nhóm các tỉnh đánh giá thấp nhất, cụ thể trong năm 2009 và 2010 tỉnh Phú thọ xếp thứ 53/64 tỉnh, thành phố.

Việc năng lực cạnh tranh bị đánh giá thấp đã ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh, môi trường đầu tư và kinh doanh của Phú Thọ trong mắt Nhà đầu tư. Lãnh đạo tỉnh Phú Thọ đã rất quan tâm đến vấn đề này và đã thực hiện chỉ đạo các ngành chức năng tìm giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh. Xuất phát từ thực tế, và cá nhân là một cán bộ đang làm việc trong cơ quan nhà nước tại tỉnh Phú Thọ, tác giả đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: ”Phân tích và đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Phú Thọ” cho luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh của mình. Hy vọng sẽ tìm hiểu, nghiên cứu đưa ra một số giải pháp có thể áp dụng cho tỉnh Phú Thọ.

pdf 125 trang Bách Nhật 03/04/2025 300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Phân tích và đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Phú Thọ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận văn Phân tích và đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Phú Thọ

Luận văn Phân tích và đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Phú Thọ
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
 TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI 
 ---------------***--------------- 
 PHẠM QUANG HUY 
PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO 
 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỈNH PHÚ THỌ 
 Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH 
 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC 
 QUẢN TRỊ KINH DOANH 
 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 
 PGS. TS Nguyễn Ái Đoàn 
 Hà Nội - Năm 2012 
Luận văn Cao học QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 
 LỜI CẢM ƠN 
 Trước hết, tôi chân thành cảm ơn các giảng viên Khoa Kinh tế và Quản lý 
nay là Viện Khoa Kinh tế và Quản lý, Viện đào tạo sau đại học thuộc trường Đại 
học Bách Khoa Hà Nội, đặc biệt là thầy PGS. TS Nguyễn Ái Đoàn đã tận tình 
hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. 
 Những năm gần đây cùng với sự phát triển và hội nhập của cả nước, đặc biệt 
là với sự gia nhập WTO nước ta đứng trước những cơ hội và thách thức lớn. Cạnh 
tranh để phát triển là một vấn đề sống còn của các doanh nghiệp Việt Nam. Đối với 
mỗi địa phương công tác thu hút đầu tư, đẩy mạnh đầu tư là điểm quan trọng nhất 
để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. 
 Trong những năm gần đây, năng lực cạnh tranh của tỉnh Phú Thọ giảm sút 
theo kết quả nghiên cứu hợp tác giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam 
(VCCI) và Dự án sáng kiến Việt Nam (USAID/VNCI) do cơ quan phát triển quốc tế 
Hoa Kỳ tài trợ. Cùng với đó thu hút đầu tư vào tỉnh Phú Thọ rất hạn chế so với tiềm 
năng của tỉnh và các tỉnh, thành phố khác trong cả nước. Tỉnh Phú Thọ rất quan tâm 
đến cải thiện, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, tuy nhiên kết quả đạt được 
chưa cao. 
 Trong phạm vi đề tài này, hướng nghiên cứu chính là phân tích những yếu tố 
ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao 
năng lực cạnh tranh của tỉnh Phú Thọ. Do thời gian và khả năng có hạn nên những 
kết quả nghiên cứu còn nhiều hạn chế, tôi rất mong được sự quan tâm giúp đỡ của 
các thầy, cô để luận văn được hoàn thiện hơn, có thể áp dụng trong thực tế đạt hiệu 
quả cao nhất. 
 Học viên: Phạm Quang Huy 
 Phạm Quang Huy (Khoá 2009-2011) 1 Khoa Kinh tế và Quản lý 
Luận văn Cao học QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 
 MỤC LỤC 
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................1 
MỤC LỤC...................................................................................................................2 
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................................5 
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ ......................................................................6 
PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................7 
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, CẠNH 
TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA VÙNG. ......................................10 
 1.1 Môi trường kinh doanh....................................................................................10 
 1.1.1 Kinh doanh và môi trường kinh doanh.....................................................10 
 1.1.2 Môi trường kinh doanh của vùng .............................................................11 
 1.2 Năng lực cạnh tranh.........................................................................................16 
 1.2.1 Cạnh tranh.................................................................................................16 
 1.2.2 Năng lực cạnh tranh và các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh...........22 
 1.2.3 Năng lực cạnh tranh Quốc gia ..................................................................28 
 1.3 Năng lực cạnh tranh của tỉnh...........................................................................30 
 1.3.1 Các chỉ tiêu xác định năng lực cạnh tranh của tỉnh .................................31 
 1.3.2 Phương pháp điều tra và đánh giá năng lực cạnh tranh............................35 
 1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của tỉnh..........................37 
 1.4 Nội dung phân tích năng lực cạnh tranh của tỉnh............................................46 
 1.4.1 Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của tỉnh......................................46 
 1.4.2 Phân tích năng lực cạnh tranh của tỉnh theo các yếu tố ảnh hưởng..........46 
TÓM TẮT CHƯƠNG 1............................................................................................57 
 Phạm Quang Huy (Khoá 2009-2011) 2 Khoa Kinh tế và Quản lý 
Luận văn Cao học QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA 
TỈNH PHÚ THỌ .......................................................................................................58 
 2.1 Giới thiệu sơ bộ về tỉnh Phú Thọ ....................................................................58 
 2.1.1 Vị trí địa lý................................................................................................58 
 2.1.2 Điều kiện tự nhiên.....................................................................................59 
 2.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội .........................................................................60 
 2.2 Phân tích năng lực cạnh tranh của tỉnh Phú Thọ.............................................61 
 2.2.1 Phân tích phương pháp xây dựng chỉ số NLCT cấp tỉnh - PCI................61 
 2.2.2 Tình hình thu hút vốn đầu tư và xếp hạng năng lực cạnh tranh của tỉnh 
 Phú Thọ trong những năm gần đây (2007-2010)...............................................63 
 2.2.2 Phân tích NLCT của tỉnh Phú Thọ theo các yếu tố ảnh hưởng ................75 
TÓM TẮT CHƯƠNG 2............................................................................................89 
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC 
CẠNH TRANH CỦA TỈNH PHÚ THỌ. .................................................................91 
 3.1 Định hướng phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 ............91 
 3.1.1 Đơn vị hành chính.....................................................................................91 
 ()
 3.1.2 Mục tiêu phát triển ..................................................................................91 
 3.1.3 Chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu đến năm 2020......................................91 
 3.1.4 Định hướng phát triển trọng điểm, phát triển ngành và lĩnh vực .............93 
 3.2 Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện năng lực cạnh tranh của tỉnh Phú 
 Thọ.......................................................................................................................100 
 3.2.1 Mục tiêu ..................................................................................................101 
 3.2.2 Những giải pháp nhằm cải thiện NLCT của tỉnh Phú Thọ.........................101 
TÓM TẮT CHƯƠNG 3..........................................................................................118 
 Phạm Quang Huy (Khoá 2009-2011) 3 Khoa Kinh tế và Quản lý 
Luận văn Cao học QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ....................................................................................120 
 1. Những điểm mới được nghiên cứu trong đề tài ..............................................120 
 2. Kiến nghị áp dụng vào thực tiễn của đề tài .....................................................120 
 3. Kết luận ...........................................................................................................121 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................123 
CÁC PHỤ LỤC......................................................................................................123 
 Phạm Quang Huy (Khoá 2009-2011) 4 Khoa Kinh tế và Quản lý 
Luận văn Cao học QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 
 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 
 Từ viết tắt Định nghĩa 
 ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 
 AFTA Khu vực thương mại tự do Asean 
 APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương 
 CCHCC Cải cách hành chính công 
 DN Doanh nghiệp 
 GCI GCI (Global Competitiveness Index) - Chỉ số cạnh tranh toàn cầu 
 GDP Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm nội địa) 
 HĐND Hội đồng nhân dân 
 KCN Khu công nghiệp 
 LĐ Lao động 
 NĐT Nhà đầu tư 
 NLCT Năng lực cạnh tranh 
 ODA Official Development Assistance - Hỗ trợ phát triển chính thức 
 PCI Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 
 SXKD Sản xuất kinh doanh 
 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 
 UBND Uỷ ban nhân dân 
 USAID Cơ quan phát triển quốc tế Hoa kỳ 
USAID/VNCI Dự án sáng kiến cạnh tranh Việt Nam 
 USD Đô la Mỹ 
 VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam 
 VND Việt Nam Đồng 
 WEF Diễn đàn Kinh tế thế giới 
 WTO World Trade Organization (Tổ chức thương mại thế giới) 
 Phạm Quang Huy (Khoá 2009-2011) 5 Khoa Kinh tế và Quản lý 
Luận văn Cao học QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 
 DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ 
Stt Tên bảng biểu, Hình vẽ Trang
 1 Hình 1.1 Mô hình kim cương của Michael Porter 37 
 2 Hình 1.2 Mô hình của WEF về năng lực cạnh tranh Quốc gia 39 
 3 Hình 1.3 Mô hình của WEF đối với năng lực cạnh tranh của tỉnh 40 
 4 Bảng 2.1 Điều kiện tự nhiên của Phú Thọ 58 
 5 Bảng 2.2 Tăng trưởng kinh tế Phú Thọ giai đoạn 2006-2011 59 
 6 Bảng 2.3 Cơ cấu kinh tế Phú Thọ năm 2010-2011 59 
 7 Bảng 2.4 Thành phần doanh nghiệp tham gia điều tra PCI năm 2010 61 
 8 Bảng 2.5 Tổng hợp chỉ số PCI tỉnh Phú Thọ năm 2006-2010 65 
 Biểu đồ 2.1: Sự thay đổi điểm số thành phần tỉnh Phú Thọ năm 2006-
 9 2010 65 
 Biểu đồ 2.2 Điểm đánh giá tổng hợp PCI tỉnh Phú Thọ năm 2006-
10 2010 66 
 Bảng 2.6 Xếp hạng chỉ số PCI và các chỉ tiêu thành phần tỉnh Phú 
11 Thọ 67 
 Biểu đồ 2.3: Sự thay đổi thứ tự xếp hạng các chỉ tiêu thành phần tỉnh 
12 Phú Thọ 67 
 Bảng 2.7: So sánh chỉ số PCI tỉnh Phú Thọ với một số tỉnh, Thành 
13 phố 68 
 Biểu đồ 2.4: So sánh vị trí xếp hạng PCI tỉnh Phú Thọ với một số 
14 tỉnh, TP 69 
 Biểu đồ 2.5: So sánh điểm đánh giá PCI tỉnh Phú Thọ với một số 
15 tỉnh, TP 70 
16 Bảng 2.8 So sánh điểm đánh giá các chỉ tiêu năm 2010 70 
17 Bảng 2.9 So sánh thời gian thực hiện thủ tục chuẩn bị đầu tư 73 
18 Bảng 2.10 Thời gian thực hiện các thủ tục hành chính 73 
19 Bảng 2.11 Chất lượng cán bộ tỉnh 73 
20 Bảng 2.12 Đánh giá thiết chế pháp lý tỉnh Phú Thọ 74 
 Bảng 2.13 So sánh chỉ tiêu thành thiết chế pháp lý tỉnh Phú Thọ 
21 2009-2010 75 
22 Bảng 2.14 Đánh giá cơ sở hạ tầng tỉnh Phú Thọ 79 
23 Bảng 2.15 Chất lượng nguồn lao động tỉnh Phú Thọ 80 
24 Bảng 2.16 Tốc độ tăng trưởng GDP Phú Thọ 84 
 Bảng 3.1 Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ năm 
25 2010-2020 90 
26 Các Phụ lục 123 
 Phạm Quang Huy (Khoá 2009-2011) 6 Khoa Kinh tế và Quản lý 
Luận văn Cao học QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 
 PHẦN MỞ ĐẦU 
 1.Tính cấp thiết của đề tài 
 Ngày nay trong bối cảnh xu thế toàn cầu hóa quốc tế hóa với sự nghiệp đổi 
mới của Đảng, Chính phủ, thêm vào đó năm 1997 Việt Nam gia nhập ASEAN, năm 
1998 gia nhập APEC, năm 2006 gia nhập AFTA và WTO. 
 Đối với các doanh nghiệp Việt Nam đây là những cơ hội và điều kiện quan 
trọng để phát triển, đồng thời cũng đặt ra những thách thức to lớn để giải quyết các 
vấn đề tồn tại và phát triển. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chính sách 
phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh sao cho phù hợp với xu thế phát triển của 
xã hội bằng cách các doanh nghiệp phải tận dụng những nguồn lực sẵn có, đồng 
thời phải biết tiếp thu, chọn lọc những tiến bộ khoa học kỹ thuật để tạo uy tín và khả 
năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Đặc biệt là phải đổi mới về mặt quản lý nhân lực 
làm sao cho phù hợp với thời đại sao cho đạt được hiệu quả hoạt động cao và bền 
lâu của doanh nghiệp. 
 Đối với các địa phương, công tác thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trong thời 
kỳ đổi mới là hết sức quan trọng. Với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, 
trong nền kinh tế thị trường nhiều cơ hội cũng như nhiều thách thức. Việc lựa chọn 
địa điểm kinh doanh của các doanh nghiệp là chiến lược hết sức quan trọng, nó 
quyết định phần lớn những thành công của doanh nghiệp. 
 Đứng trước thời cơ và thách thức mới, việc đẩy mạnh phát triển của các địa 
phương có nhiều cạnh tranh không khác gì việc cạnh tranh của các doanh nghiệp. 
 Phú Thọ là một tỉnh miền núi phía tây Bắc Việt Nam, vị trí địa lý trng tâm 
của vùng, là cửa ngõ phía Tây Bắc của thủ đô Hà Nội, cầu nối vùng Tây Bắc với 
thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, có truyền thống về phát triển tiểu thủ 
 Phạm Quang Huy (Khoá 2009-2011) 7 Khoa Kinh tế và Quản lý 
Luận văn Cao học QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 
công nghiệp và chế biến nông sản thực phẩm. Với mục tiêu xây dựng tỉnh Phú Thọ 
trở thành tỉnh công nghiệp đến năm 2020, trong những năm vừa qua Tỉnh uỷ, 
HĐND, UBND và các sở, ban ngành đã có nhiều cố gắng trong công tác chỉ đạo, 
quản lý, và cải cách hành chính. Mặc dù đạt được kết quả bước đầu khả quan với 
mức tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2006-2010 là 11,5%-12%, tuy nhiên, 
theo đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh thì năng lực cạnh tranh của tỉnh 
Phú Thọ nằm ở nhóm các tỉnh đánh giá thấp nhất, cụ thể trong năm 2009 và 2010 
tỉnh Phú thọ xếp thứ 53/64 tỉnh, thành phố. 
 Việc năng lực cạnh tranh bị đánh giá thấp đã ảnh hưởng không nhỏ đến hình 
ảnh, môi trường đầu tư và kinh doanh của Phú Thọ trong mắt Nhà đầu tư. Lãnh đạo 
tỉnh Phú Thọ đã rất quan tâm đến vấn đề này và đã thực hiện chỉ đạo các ngành 
chức năng tìm giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh. 
 Xuất phát từ thực tế, và cá nhân là một cán bộ đang làm việc trong cơ quan 
nhà nước tại tỉnh Phú Thọ, tác giả đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: ”Phân tích và đề 
xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Phú Thọ” cho luận văn 
thạc sỹ quản trị kinh doanh của mình. Hy vọng sẽ tìm hiểu, nghiên cứu đưa ra một 
số giải pháp có thể áp dụng cho tỉnh Phú Thọ. 
 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 
 - Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của tỉnh Phú Thọ. 
 - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao NLCT của tỉnh Phú Thọ. 
 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 
 - Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh của tỉnh Phú Thọ. 
 - Phạm vi nghiên cứu: Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của 
tỉnh Phú Thọ từ năm 2006 đến năm 2010, đồng thời dựa vào định hướng phát triển 
 Phạm Quang Huy (Khoá 2009-2011) 8 Khoa Kinh tế và Quản lý 
Luận văn Cao học QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 
kinh tế xã hội của tỉnh Phú Thọ đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực 
cạnh tranh của tỉnh Phú Thọ. 
 4. Những đóng góp của đề tài 
 - Hệ thống hóa lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh 
nghiệp, của tỉnh trong điều kiện kinh tế thị trường. 
 - Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của tỉnh Phú Thọ. 
 - Phân tích và đề xuất một số giải pháp nâng cao NLCT của tỉnh Phú Thọ. 
 5. Phương pháp nghiên cứu 
 Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp 
khác nhau. Đó là các phương pháp nghiên cứu tài liệu, hệ thống hoá, phương pháp 
thống kê, phương pháp phân tích và phân tích những tư liệu thực tế để đánh giá thực 
trạng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Phú Thọ. 
 6. Kết cấu của luận văn 
 Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm 3 chương: 
 Chương I: Cơ sở lý thuyết về môi trường kinh doanh, cạnh tranh và 
năng lực cạnh tranh của vùng. 
 Chương II: Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của tỉnh Phú Thọ 
 Chương III: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh 
tranh của tỉnh Phú Thọ. 
 Phạm Quang Huy (Khoá 2009-2011) 9 Khoa Kinh tế và Quản lý 

File đính kèm:

  • pdfluan_van_phan_tich_va_de_xuat_mot_so_giai_phap_nang_cao_nang.pdf
  • pdf000000255084_tt_7936.pdf