Luận văn Phân tích và đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Xí Nghiệp Địa Vật Lý-Giếng Khoan

Cùng với sự phát triển của loài người thì nhu cầu về năng lượng cũng ngày càng tăng. Trong thời đại ngày nay, có nhiều loại năng lượng đang được con người sử dụng như năng lượng hạt nhân, năng lượng gió, năng lượng hóa thạch,..Trong đó năng lượng hóa thạch đang được con người sử dụng rộng rãi nhất. Nhu cầu thế giới về các loại nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, khí đốt và than đá đang tiếp tục tăng. Không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy việc sử dụng các nguồn năng lượng có nguồn gốc cacbon sẽ giảm sút trong tương lai. Đặc biệt, khi các nước đồng loạt cắt giảm các khoản trợ cấp dành cho các dự án sản xuất điện từ năng lượng Mặt trời và sức gió, các loại năng lượng thay thế cho nhiên liệu hóa thạch, nhu cầu về năng lượng hóa thạch tiếp tục tăng cao vì các lý do sau: Thứ nhất, thế giới đang cần nhiều nhiên liệu: từ những người lái xe ở Mỹ đến các nhà máy công nghiệp tại Trung Quốc và các nền kinh tế đang phát triển ở châu Phi, châu Á.

Thứ hai, năng lượng hóa thạch vẫn là nguồn năng lượng rẻ và có hiệu quả nhất. Thứ ba, thế giới hiện vẫn chưa có các nguồn năng lượng thay thế. Với trình độ công nghệ hiện nay, phong điện và điện Mặt trời chưa thể cung cấp một lượng năng lượng lớn cho thế giới và triển vọng của chúng là khá mờ mịt. Điện hạt nhân cũng có rất nhiều hạn chế, trong đó có chi phí xây dựng và an toàn quá cao. Do đó, việc tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí đang liên tục tăng nhanh trong thời gian vừa qua. Việt Nam cũng không ngoại lệ, rât nhiều công ty quốc tế đã đến Việt Nam để tham gia công tác tìm kiếm và thăm dò dầu khí. Đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường, Xí Nghiệp Địa Vật Lý Giếng Khoan, dù là một trong những Xí Nghiệp đầu tiên thực hiện dịch vụ địa vật lý giếng khoan của Việt Nam, đang đứng trước những thách thức lớn để tồn tại và phát triển. Với sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường cung cấp dịch vụ địa vật lý giếng khoan thì nhiệm vụ đổi mới cơ chế hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh là con đường và lựa chọn tất yếu của XN ĐVL-GK.

pdf 97 trang Bách Nhật 03/04/2025 100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Phân tích và đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Xí Nghiệp Địa Vật Lý-Giếng Khoan", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận văn Phân tích và đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Xí Nghiệp Địa Vật Lý-Giếng Khoan

Luận văn Phân tích và đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Xí Nghiệp Địa Vật Lý-Giếng Khoan
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
 NGUYỄN THANH TÙNG
PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP 
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA XÍ
 NGHIỆP ĐỊA VẬT LÝ-GIẾNG KHOAN 
 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
 NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 
 PGS.TS. BÙI XUÂN HỒI 
 HÀ NỘI - Năm 2012 
 LỜI CAM ĐOAN 
 Luận văn thạc sĩ kinh tế ngành Quản trị Kinh doanh với đề tài “ Phân tích 
và đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Xí Nghiệp Địa 
Vật Lý-Giếng Khoan” tác giả viết dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Bùi Xuân 
Hồi. Luận văn này được viết trên cơ sở vận dụng lý luận về kinh doanh, thực trạng 
hoạt động kinh doanh tại Xí Nghiệp Địa Vật Lý Giếng Khoan để phân tích đề xuất 
một số giải pháp chiến lược kinh doanh cho Xí Nghiệp Địa Vật Lý Giếng Khoan. 
 Khi viết bản luận văn này, tác giả có tham khảo và kế thừa 1 số lý luận về 
kinh doanh và sử dụng những thông tin số liệu từ các tạp chí, sách, mạng internet 
theo danh mục tham khảo. 
 Tác giả cam đoan không có sự sao chép nguyên văn từ bất kỳ luận văn nào 
hay nhờ người khác viết. Tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về cam đoan của 
mình và chấp nhận mọi hình thức kỷ luật theo quy định của Trường Đại học Bách 
khoa Hà Nội. 
 Người cam đoan 
 Nguyễn Thanh Tùng Khoa Kinh tế và Quản lý Trường Đại học Bách khoa hà Nội 
 MỞ ĐẦU 
 I. Tính cấp thiết của đề tài: 
 Cùng với sự phát triển của loài người thì nhu cầu về năng lượng cũng ngày càng 
tăng. Trong thời đại ngày nay, có nhiều loại năng lượng đang được con người sử dụng 
như năng lượng hạt nhân, năng lượng gió, năng lượng hóa thạch, . . .Trong đó năng 
lượng hóa thạch đang được con người sử dụng rộng rãi nhất. Nhu cầu thế giới về các 
loại nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, khí đốt và than đá đang tiếp tục tăng. Không có 
bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy việc sử dụng các nguồn năng lượng có nguồn gốc cacbon 
sẽ giảm sút trong tương lai. Đặc biệt, khi các nước đồng loạt cắt giảm các khoản trợ cấp 
dành cho các dự án sản xuất điện từ năng lượng Mặt trời và sức gió, các loại năng lượng 
thay thế cho nhiên liệu hóa thạch, nhu cầu về năng lượng hóa thạch tiếp tục tăng cao vì 
các lý do sau: 
 Thứ nhất, thế giới đang cần nhiều nhiên liệu: từ những người lái xe ở Mỹ đến các 
nhà máy công nghiệp tại Trung Quốc và các nền kinh tế đang phát triển ở châu Phi, 
châu Á. Thứ hai, năng lượng hóa thạch vẫn là nguồn năng lượng rẻ và có hiệu quả nhất. 
Thứ ba, thế giới hiện vẫn chưa có các nguồn năng lượng thay thế. Với trình độ công 
nghệ hiện nay, phong điện và điện Mặt trời chưa thể cung cấp một lượng năng lượng 
lớn cho thế giới và triển vọng của chúng là khá mờ mịt. Điện hạt nhân cũng có rất nhiều 
hạn chế, trong đó có chi phí xây dựng và an toàn quá cao. Do đó, việc tìm kiếm, thăm 
dò và khai thác dầu khí đang liên tục tăng nhanh trong thời gian vừa qua. 
 Việt Nam cũng không ngoại lệ, rât nhiều công ty quốc tế đã đến Việt Nam để 
tham gia công tác tìm kiếm và thăm dò dầu khí. Đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt của 
thị trường, Xí Nghiệp Địa Vật Lý Giếng Khoan, dù là một trong những Xí Nghiệp đầu 
tiên thực hiện dịch vụ địa vật lý giếng khoan của Việt Nam, đang đứng trước những 
thách thức lớn để tồn tại và phát triển. Với sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh 
trên thị trường cung cấp dịch vụ địa vật lý giếng khoan thì nhiệm vụ đổi mới cơ chế 
hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh là con đường và lựa 
chọn tất yếu của XN ĐVL-GK. 
 Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó, đề tài “Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh 
SVTH: Nguyễn Thanh Tùng 1 Lớp: QTKD-2009.VT Khoa Kinh tế và Quản lý Trường Đại học Bách khoa hà Nội 
tranh của Xí Nghiệp Địa Vật Lý Giếng Khoan” được lựa chọn làm luận văn tốt nghiệp 
Cao học Quản trị Kinh doanh. 
 II. Mục đích nghiên cứu của Luận văn 
 Trên cơ sở các lý luận cơ bản về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh kết hợp với nghiên 
cứu thực tiễn, phân tích đánh giá thực trạng và phân tích quá trình hoạt động kinh doanh dịch 
vụ địa vật lý giếng khoan của Xí Nghiệp Địa Vật Lý Giếng Khoan, đề xuất một số giải pháp 
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Xí Nghiệp Địa Vật Lý Giếng Khoan. 
 III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 
 - Đối tượng nghiên cứu của đề tài chủ yếu nghiên cứu những vấn đề có ảnh 
hưởng đến năng lực cạnh tranh của dịch vụ địa vật lý giếng khoan như: môi trường 
cạnh tranh, các chính sách về sản phẩm, dịch vụ, giá, mạng lưới phân phối, hoạt động 
chăm sóc khách hàng 
 - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu thực trạng hoạt động kinh 
doanh dịch vụ của Xí Nghiệp Địa Vật Lý Giếng Khoan trong giai đoạn từ năm 2009 đến 
năm 2011. 
 IV. Nội dung nghiên cứu 
 - Hệ thống hoá lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh 
 - Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của XN ĐVL-GK đồng thời chỉ rõ 
mặt mạnh mặt yếu trong thực hiện cạnh tranh của Công ty 
 - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của XN ĐVL-
GK trong kinh doanh dich vụ địa vật lý giếng khoan. 
 V. Phương pháp nghiên cứu: 
 - Luận văn sử dụng mô hình phân tích cấu trúc thị trường của Michael Porter. 
 - Mô hình phân tích tổng thể , vận dụng phương pháp phận tích tổng hợp, so 
sánh trên cơ sở điều tra, quan sát thực tế và các số liệu thống kê, phân tích thực chứng 
(giải thích, tiên đoán) và phân tích chuẩn mực (lựa chọn ra quyết định). 
SVTH: Nguyễn Thanh Tùng 2 Lớp: QTKD-2009.VT Khoa Kinh tế và Quản lý Trường Đại học Bách khoa hà Nội 
 VI. Kết cấu của Luận văn 
 Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo. phụ lục, kết cấu của luận văn 
gồm 3 chương: 
 Chương 1: Lý thuyết về năng lực cạnh tranh 
 Chương 2: Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Xí Nghiệp Địa Vật Lý 
Giếng Khoan. 
 Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Xí 
Nghiệp Địa Vật Lý Giếng Khoan. 
SVTH: Nguyễn Thanh Tùng 3 Lớp: QTKD-2009.VT Khoa Kinh tế và Quản lý Trường Đại học Bách khoa hà Nội 
 CHƯƠNG 1 
 LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH 
 1.1. CẠNH TRANH VÀ TÍNH TẤT YẾU CỦA CẠNH TRANH TRONG 
 NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 
 1.1.1. Khái niệm cạnh tranh 
 Sự sống luôn luôn vận động và phát triển cùng với quy luật cạnh tranh tất yếu để 
tồn tại. Cạnh tranh là động lực và cũng là phương thức để xã hội đi lên. Theo định 
nghĩa của từ điển tiếng Việt: “Cạnh tranh là sự giành giật nhau để chiến thắng” 
 Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt 
giữa các nhà sản xuất kinh doanh với nhau dựa trên chế độ sở hữu khác nhau về tư liệu 
sản xuất nhằm giành giật điều kiện sản xuất và nơi tiêu thụ có lợi nhất, đồng thời tạo 
điều kiện thưc đẩy sản xuất phát triển. 
 Trước đây ở nước ta, ở nước ta thường dùng thuật ngữ thi đua, coi thi đua như là 
khẩu hiệu hành động. Điều này cũng dễ hiểu vì cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về 
tư liệu sản xuất dưới hai hình thức là sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể chiếm vị trí 
tuyệt đối trong xã hội. Chính cơ sở kinh tế đó đã sản sinh ra cơ chế quản lý kế hoạch 
hoá tập trung quan liêu bao cấp. Trong có chế này, các chủ thể kinh tế không có quyền 
tự do quyết định cái gì sẽ được sản xuất, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai, mà 
tất cả là do Nhà nước quyết định, còn các cơ sở kinh tế chỉ làm một việc là thi đua nhau 
để hoàn thành kế hoạch. 
 Sau Đại hội VI của Đảng, nền kinh tế chuyển dần từ cơ chế kế hoạch hóa, tập 
trung, quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý, điều tiết của Nhà nước. 
Theo cơ chế đó, các doanh nghiệp phải tự quyết định về ba vấn đề trọng tâm trong 
kinh doanh với mục đích sinh lời. Và thuật ngữ thi đua từ sau Đại hội VI được thay thế 
bằng thuật ngữ thi đua mang tính chất kinh doanh. 
 Hiện nay, thuật ngữ cạnh tranh theo pháp luật hay cạnh tranh lành mạnh đã 
được sử dụng. 
 Cạnh tranh là sự tranh đua giữa các doanh nghiệp trong việc giành giật thị 
trường hoặc khách hàng. Thực chất, đó là sự tranh đua tranh giành ưu thế hay 
SVTH: Nguyễn Thanh Tùng 4 Lớp: QTKD-2009.VT Khoa Kinh tế và Quản lý Trường Đại học Bách khoa hà Nội 
giành độc quyền thị trường mua và thị trường bán hàng hoá, dịch vụ (nguồn 
Wikipedia) 
 Mục đích trực tiếp của các hoạt động cạnh tranh trên thị trường của các chủ thể 
kinh tế là giành những lợi thế để hạ thấp giá cả của các yếu tố “đầu vào” của các 
 Chu trình sản xuất, kinh doanh và nâng cao mức giá “đầu ra” sao cho với chi phí 
thấp nhất mà vẫn có thể đạt mức lợi nhuận cao nhất. Bởi vậy, thực chất của cạnh tranh 
là vấn đề giành lợi thế về giá cả hàng hoá, dịch vụ (mua và bán). Đó cũng chính là con 
đường, phương thức để giành lấy lợi nhuận cao nhất cho các chủ thể kinh tế khi tham 
gia thị trường. 
 Canh tranh tất yếu sẽ dẫn đến hình thành “giá cả trung bình” và “lợi nhuận bình 
quân” về từng loại sản phẩm hàng hoá, dịch vụ trên thị trường. Vì thế, các chủ thể 
kinh tế là những người sản xuất kinh doanh khi tham gia vào thị trường với tư cách là 
người mua thì phải tìm đủ biện pháp để có thể mua được hàng hoá dịch vụ cần mua 
với giá thấp hơn mặt bằng giá nói chung (giá cả bình quân hay còn gọi là giá cân bằng) 
trên thị trường về chủng loại, chất lượng hàng hoá để có thể hạ tới mức thấp nhất giá 
thành sản xuất sản phẩm, dịch vụ hàng hoá của mình. Ngược lại, khi xuất hiện với tư 
cách người bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thì họ phải tìm đủ mọi biện pháp để bán 
với giá cao hơn giá cân bằng trên thị trường. Nếu những yêu cầu đó không thành hiện 
thực thì họ sẽ bị loại ra khỏi thị trường, bị loại ra khỏi quy luật cạnh tranh và nguy cơ 
dẫn đến phá sản là khó tránh khỏi. Đối với người tiêu dùng cũng vây, nếu họ không 
đủ sức mua đề trả giá cân bằng trên thị trường thì họ cũng sẽ bị loại khỏi thị trường. 
 Cạnh tranh là một xu thế tất yếu khách quan trong nền kinh tế thị trường. Đối với 
các doanh nghiệp, cạnh tranh luôn là con dao hai lưỡi. Một mặt nó đào thải không 
thương tiếc các doanh nghiệp có mức chi phí cao, sản phẩm có lượng kém. Mặt khác, 
nó buộc tất cả các doanh nghiệp phải không ngừng phấn đấu để giảm chi phí, hoàn 
thiện giá trị sử dụng của sản phẩm, tổ chức tốt khâu tiêu thụ sản phẩm để tồn tại và 
phát triển trên thị trường. Chính ở mặt này, cạnh tranh đã buộc các doanh nghiệp phải 
tăng cường sức cạnh tranh của mình lên đồng thời phải thay đổi mối tương quan về thế 
lực để tạo ra các ưu thế trong cạnh tranh. 
 Bất kỳ một loại sản phẩm nào khi đưa ra thị trường đều phải chịu một sức cạnh 
tranh nhất định. Bởi vì một loại sản phẩm có thể được sản xuất bởi nhiều doanh nghiệp 
SVTH: Nguyễn Thanh Tùng 5 Lớp: QTKD-2009.VT Khoa Kinh tế và Quản lý Trường Đại học Bách khoa hà Nội 
khác nhau và như vậy số lượng sản phẩm được cung ứng ra thị trường rất lớn. Các 
doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau nhằm tiêu thụ hết sản phẩm của mình với mức 
lợi nhuận thu được lớn nhất. Trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp có quyền chủ 
động trong sản xuất kinh doanh do vậy mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng 
trở nên gay gắt. 
 1.1.2. Phân loại cạnh tranh 
 Cạnh tranh diễn ra muôn màu, muôn vẻ trê thị trường. Để phân loại cạnh tranh 
người ta có thể căn cứ vào một số các tiêu thức sau: 
 * Căn cứ vào số người tham gia trên thị trường, người ta chia làm ba loại: 
 - Cạnh tranh giữa người bán và người mua. 
 - Cạnh tranh giữa những người bán với nhau. 
 - Cạnh tranh giữa những người mua với nhau. 
  Cạnh tranh giữa người bán với người mua: Là cuộc cạnh tranh theo 
“luật” mua rẻ bán đắt. Những người bán muốn bán các sản phẩm của mình với giá 
cao nhất, còn những người mua lại muốn mua sản phẩm với giá thấp nhất. Giá cả 
cuối cùng được chấp nhận là giá thống nhất giữa những người bán và người mua sau 
quá trình “mặc cả” với nhau. 
  Cạnh tranh giữa những người bán với nhau: Là cuộc cạnh tranh trên 
thị trường nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi nhất trong sản xuất và tiêu thụ 
sản phẩm, dịch vụ. 
  Cạnh tranh giữa những người mua với nhau: Là cuộc cạnh tranh 
giữa những người mua nhằm mua được thứ hàng hoá mà họ cần. Khi cung nhỏ hơn 
cầu thì giá cả hàng hoá, dịch vụ tăng lên. Do thị trường khan hiếm nên người mua sẵn 
sàng chấp nhận giá cao để mua được những hàng hoá mà họ cần. Vì số người mua 
đông nên người bán tiếp tục nâng giá hàng lên và người mua tiếp tục chấp nhận giá 
đó. 
 * Căn cứ vào phạm vi kinh tế người ta chia cạnh tranh thành hai loại: 
SVTH: Nguyễn Thanh Tùng 6 Lớp: QTKD-2009.VT Khoa Kinh tế và Quản lý Trường Đại học Bách khoa hà Nội 
 - Cạnh tranh giữa các ngành. 
 - Cạnh tranh trong nội bộ ngành. 
  Cạnh tranh giữa các ngành: Là cuộc cạnh tranh giữa các doanh 
nghiệp trong các ngành sản xuất khác nhau nhằm mục đích đầu tư có lợi hơn. Kết quả 
của cuộc cạnh tranh này là hình thành nên tỷ suất lợi nhuận bình quân và giá trị hàng 
hoá thành giá trị sản xuất. 
  Cạnh tranh trong nội bộ ngành: Là cuộc cạnh tranh giữa các doanh 
nghiệp trong cùng một ngành, cùng sản xuất một loại hàng hoá nhằm mục đích tiêu 
thụ hàng hoá có lợi hơn để thu được lợi nhuận cao hơn. Biện pháp cạnh tranh là các 
doanh nghiệp phải cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động nhằm làm cho giá trị 
hàng hoá do doanh nghiệp sản xuất ra thấp hơn giá trị xã hội để thu được lợi nhuận cao 
hơn. 
 * Căn cứ vào chi phí bình quân của các doanh nghiệp, người ta chia cạnh tranh 
 thành hai loai: 
 - Cạnh tranh dọc. 
 - Cạnh tranh ngang. 
  Cạnh tranh dọc: Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có mức chi phí 
bình quân thấp nhất khác nhau cùng tham gia vào thị trường. Khi đó, mỗi doanh 
nghiệp điều chỉnh mức giá và lượng hàng hoá bán ra của mình sao cho có thể đạt lợi 
nhuận cao nhất trên cơ sở quan sát giá bán của các doanh nghiệp khác. Quy luật 
cạnh tranh dọc chỉ ra rằng: sự thay đổi về giá bán hoặc lượng bán nói trên của doanh 
nghiệp sẽ có điểm dừng. Tức là chỉ sau một thời gian nhất định sẽ hình thành một 
mức gía thống nhất trên thị trường. Có thể diễn giải quy luật này như sau: Giả sử trên 
thị trường có bốn doanh nghiệp A, B, C và D cùng bán một loại sản phẩm với mức 
chi phí cá biệt khác nhau. Giả sử mức chi phí cá biệt của A là lớn nhất và mức chi phí 
đó giảm dần đối với B, C và D. Do A có mức chi phí cá biệt lớn nhất nên giá thành 
của A cao hơn giá thành bình quân thống nhất trên thị trường. Sau quá trình cạnh 
tranh, A không có khả năng tái sản xuất nên bị loại ra khỏi thị trường cạnh tranh. B có 
giá thành sản phẩm cao thứ hai nhưng thấp hơn giá thị trường thống nhất do đó còn có 
khả năng thu lợi nhuận. C có mức chi phí thấp hơn B nên C có nhiệu lợi nhuận hơn 
SVTH: Nguyễn Thanh Tùng 7 Lớp: QTKD-2009.VT Khoa Kinh tế và Quản lý Trường Đại học Bách khoa hà Nội 
B. D là doanh nghiệp có lợi nhuận lớn nhất. Quá trình cạnh tranh làm doanh nghiệp A 
phá sản, doanh nghiệp B có mức chi phí bình quân lớn nhẩt trong các doanh nghiệp còn 
lại nên B được gọi là “doanh nghiệp cận biên”. 
 Nếu thị trường có thêm một doanh nghiệp nữa có mức chi phí thấp hơn B thì 
B có thể bị phá sản. Trong quá trình kinh doanh, “doanh nghiệp cận biên” sẽ tự quyết 
định giá cả và số lượng hàng sản phẩm bán ra của mình trong giới hạn là giá bán sản 
phẩm thấp hơn chi phí bình quân tối thiểu của doanh nghiệp A. Như vậy, tổng lượng 
hàng hoá tiêu thụ trên thị trường là tổng sản lượng tối đa của B, C và D. Giá bán thống 
nhất ổn định sau mộ chu kỳ cạnh tranh là giá của doanh nghiệp cận biên B. 
 Cạnh tranh dọc buộc các doanh nghiệp phải hiện đại hoá sản xuất để giảm chi 
phí thì mới có thể tồn tại và phát triển trong thị trường cạnh tranh. Đây là một quá trình 
liên tục có tính chất quyết định tới sự sống còn đối với các doanh nghiệp. Kết quả của 
quá trình này là số lượng hàng hóa tiêu thụ trên thị trường được tăng cao và giá cả có 
xu hướng giảm dần xuống. 
  Cạnh tranh ngang: Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có mức chi 
phí bình quân thấp nhất ngang nhau. Khác với cạnh tranh dọc, cạnh tranh ngang dẫn 
tới kết quả là không có doanh nghiệp nào bị loại ra khỏi thị trường do có mức chi phí 
bình quân thấp nhất ngang nhau. Song giá cả ở mức tối đa, lợi nhuận giảm dần và có 
thể là không có lợi nhuận hoặc tất cả bị đóng cửa do nhu cầu mua qua thấp. Trong 
tình hình đó, vì mục tiêu lợi nhuân, các doanh nghiệp không thể chấp nhận kết quả 
do cạnh tranh mang lại mà sẽ vận động theo hai hướng: Hoặc là chấm dứt cạnh tranh 
giữa các doanh nghiệp, thống nhất với nhau một mức giá bán tương đối cao, giảm 
lượng bán trên toàn thị trường để giành độc quyền. Điều này gây tổn hại đến lợi ích 
người tiêu dùng. Vì vậy, để công bằng, Nhà nước buộc phải ban hành luật cấm 
thoả thuận giữa các doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp phải cạnh tranh; Hoặc là 
các doanh nghiệp phải tìm cách để giảm chi phí sản xuất để chuyển từ cạnh tranh 
ngang sang cạnh tranh dọc nhằm trụ lại được trên thị trường với mức lợi nhuận cao. 
SVTH: Nguyễn Thanh Tùng 8 Lớp: QTKD-2009.VT 

File đính kèm:

  • pdfluan_van_phan_tich_va_de_xuat_mot_so_giai_phap_nang_cao_nang.pdf
  • pdf000000254853_tt_6991.pdf