Luận văn Tăng cường quản lý nhà nước về đất đai tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, là yếu tố cấu thành nên lãnh thổ của mỗi quốc gia. Đất đai nhìn chung về tổng thể đuợc cố ổn định bởi mặt số lượng, chất lượng và có mục đích sử dụng khác nhau theo nhu cầu của con người. Đất đai ở mỗi quốc gia, mỗi vùng địa lý có những đặc trưng khác nhau về khí hậu, địa hình…Con người không tự tạo ra đất mà chỉ có thể sử dụng hợp lý thì mới bảo tồn được đất đai của Tổ quốc. Nếu sử dụng đúng mục đích thì mang lại lợi ích lớn và ngược lại sẽ làm xấu đi, đất bị cằn cỗi, bạc màu, sa mạc hoá. Đất đai là sản phẩm của tự nhiên nhưng nó chứa đựng những yếu tố lao động sống hoặc lao động văn hoá của con người.

Đất đai có trước lao động và cùng với quá trình lịch sử phát triển kinh tế - xã hội, đất đai là điều kiện chung của lao động. Đất đai đóng vai trò quyết định cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Nếu không có đất đai thì rõ ràng không có bất kỳ một ngành sản xuất nào, một quá trình lao động sản xuất nào, cũng như không thể nào có sự tồn tại của loài người. Bởi vì, đất là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được của một số ngành sản xuất như nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp khai khoáng, giao thông, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng. Đất đai là địa điểm để đặt máy móc, kho tàng, bến bãi, nhà xưởng, tạo chỗ đứng cho công nhân trong sản xuất công nghiệp, là địa bàn phân bố dân cư.

pdf 127 trang Bách Nhật 03/04/2025 120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Tăng cường quản lý nhà nước về đất đai tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận văn Tăng cường quản lý nhà nước về đất đai tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Luận văn Tăng cường quản lý nhà nước về đất đai tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
 TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI 
 VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ 
 ------------------------------------- 
 Đinh Huy Cường 
 LUẬN VĂN THẠC SĨ 
 Chuyên ngành QTKD 
Đề tài:TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỜC VỀ ĐẤT ĐAI 
 TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU 
 ---------------------------- 
 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 
 GS, TS ĐỖ VĂN PHỨC 
 HÀ NỘI - 2012 Đề tài: Tăng cường quản lý nhà nước về đất đai tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 
CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN 
 STT Từ viết tắt Tên viết đầy đủ 
 1 XHCN : Xã hội chủ nghĩa 
 2 CNXH : Chủ nghĩa xã hội 
 3 HĐND : Hội đồng nhân dân 
 4 UBND ; Ủy ban nhân dân 
 5 KTTT : Kinh tế thị trường 
 6 TLSX : Tư liệu sản xuất 
 7 SHTT : Sở hữu tập thể 
 8 SHTN : Sở hữu tư nhân 
 9 HTX : Hợp tác xã 
 10 QSDĐ : Quyền sử dụng đất 
 11 NSDĐ : Người sử dụng đất 
 12 CNH-HĐH : Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa 
 13 QLNN : Quản lý nhà nước 
 14 SDĐ : Sử dụng đất 
 15 GCN : Giấy chứng nhận 
 16 QSHN : Quyền sở hữu nhà 
 17 TN&MT : Tài nguyên và Môi trường 
 18 ĐTH : Đô thị hóa 
 19 BĐS : Bất động sản 
 20 GDP : Tổng sản phẩm trong nước 
 21 BR-VT : Bà Rịa – Vũng Tàu 
 22 ĐNB : Đông nam bộ 
 23 DTTN : Diện tích tự nhiên 
 24 KTTT : Kinh tế thị trường 
Đinh Huy Cường Cao học QTKD 2009 - 2011 
 Đề tài: Tăng cường quản lý nhà nước về đất đai tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 
 Lời nói đầu 
 Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, là yếu tố cấu thành nên lãnh thổ của mỗi 
quốc gia. Đất đai nhìn chung về tổng thể đuợc cố ổn định bởi mặt số lượng, chất 
lượng và có mục đích sử dụng khác nhau theo nhu cầu của con người. Đất đai ở mỗi 
quốc gia, mỗi vùng địa lý có những đặc trưng khác nhau về khí hậu, địa hình Con 
người không tự tạo ra đất mà chỉ có thể sử dụng hợp lý thì mới bảo tồn được đất đai 
của Tổ quốc. Nếu sử dụng đúng mục đích thì mang lại lợi ích lớn và ngược lại sẽ 
làm xấu đi, đất bị cằn cỗi, bạc màu, sa mạc hoá. 
 Đất đai là sản phẩm của tự nhiên nhưng nó chứa đựng những yếu tố lao động 
sống hoặc lao động văn hoá của con người. Đất đai có trước lao động và cùng với 
quá trình lịch sử phát triển kinh tế - xã hội, đất đai là điều kiện chung của lao động. 
Đất đai đóng vai trò quyết định cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. 
Nếu không có đất đai thì rõ ràng không có bất kỳ một ngành sản xuất nào, một quá 
trình lao động sản xuất nào, cũng như không thể nào có sự tồn tại của loài người. 
 Bởi vì, đất là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được của một số 
ngành sản xuất như nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp khai khoáng, giao thông, 
văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng. Đất đai là địa điểm để đặt máy móc, kho tàng, 
bến bãi, nhà xưởng, tạo chỗ đứng cho công nhân trong sản xuất công nghiệp, là địa 
bàn phân bố dân cư. 
 Vì thế việc quản lý và sử dụng đất đai một cách hợp lý và có hiệu quả, tiết 
kiệm là mục tiêu cực kỳ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của mỗi quốc 
gia. 
 Ở nước ta, vấn đề về sử dụng và quản lý đất đai luôn được Đảng và Nhà 
nước ta quan tâm. Để phù hợp với bước chuyển đổi từ cơ chế kinh tế bao cấp sang 
cơ chế kinh tế thị trường có định hướng XHCN. Những năm qua Đảng và Nhà nước 
ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm đảm bảo sự quản lý tập trung thống 
nhất của Nhà nước, đồng thời khuyến khích được các tổ chức và các hộ gia đình, cá 
nhân sử dụng đất đai cho mục đích phát triển kinh tế trong khuôn khổ của pháp luật. 
Đinh Huy Cường 1 Cao học QTKD 2009 - 2011 Đề tài: Tăng cường quản lý nhà nước về đất đai tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 
 Tuy nhiên, việc quản lý và sử dụng đất đai trong thực tế đời sống xã hội còn 
nảy sinh ra nhiều vấn đề cần được giải quyết. Do đó, để quản lý tốt tình hình sử 
dụng, đất đai phục vụ cho nhu cầu của cuộc sống và phát triển kinh tế tỉnh Bà Bịa – 
Vũng Tàu là một việc khó khăn, đòi hỏi phải có một bộ máy quản lý khoa học và 
hiện đại, phù hợp với thực tế phát triển của xã hội. Đó là một bộ máy quản lý Nhà 
nước về đất đai được tổ chức thống nhất từ cấp tỉnh đến cấp phường xã, những 
người tổ chức và điều hành bộ máy có đầy đủ năng lực về chuyên môn và phẩm 
chất của người cán bộ quản lý. 
 Vì thế trong thời gian tới để tổ chức được một bộ máy quản lý đất đai hoạt 
động có hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và sinh hoạt của 
nhân dân thì chúng ta cần phải xem xét tăng cường việc quản lý của Nhà nước về 
đất đai hiện nay để rút ra được những ưu điểm, nhược điểm. Để tìm ra những giải 
pháp nhằm tăng cường quản lý đất đai của nước ta trong thời gian tới. 
 Vì những lý do trên em chọn nghiên cứu đề tài cho Luận văn tốt nghiệp: 
Tăng cường quản lý nhà nước về đất đai tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 
 Mục tiêu nghiên cứu: 
 Đề tài đánh giá hiện trạng quản lý của Nhà nước về đất đai hiện nay của tỉnh 
Bà Rịa – Vũng Tàu dựa trên các nội dung cơ bản của quản lý nhà nước và công cụ 
quản lý Nhà nước đối với đất đai từ khi có Luật Đất đai năm 1993 đến nay. Để từ 
đó đưa ra một số giải pháp dựa trên cơ sở nghiên cứu tình hình thực tế một số tỉnh, 
thành trong nước và tổ chức bộ máy quản lý đất đai của Trung Quốc. 
 Phạm vi nghiên cứu: 
 - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài này nghiên cứu vai trò quản lý của nhà nước 
đối với một số nội dung của quản lý nhà nước về đất đai ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 
 - Về không gian : Nghiên cứu vấn đề quản lý của nhà nước đối với đất đai ở 
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 
 - Về thời gian : nghiên cứu từ khi có Luật Đất đai năm 1993 đến nay. 
 Phương pháp nghiên cứu: 
 - Mô hình hoá thống kê 
Đinh Huy Cường 2 Cao học QTKD 2009 - 2011 Đề tài: Tăng cường quản lý nhà nước về đất đai tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 
 - Điều tra khảo sát 
 - Phương pháp chuyên gia 
 Đề tài có kết cấu như sau: 
Lời nói đầu 
 Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò quản lý của nhà 
nước đối với đất đai. 
 Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với đất đai của tỉnh Bà Rịa – 
Vũng Tàu từ trước tới nay. 
 Chương 3: Đề xuất một số giải pháp cơ bản tăng cường quản lý của nhà 
nước đối với đất đai ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong thời gian tới. 
 Kết luận 
Đinh Huy Cường 3 Cao học QTKD 2009 - 2011 Đề tài: Tăng cường quản lý nhà nước về đất đai tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 
 CHƯƠNG 1 
 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN VỀ VAI TRÒ QUẢN 
 LÝ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẤT ĐAI : 
 1.1.Sự cần thiết phải quản lý nhà nước đối với đất đai: 
 Đất đai là sản phẩm của tự nhiên nhưng lại đóng vai trò quan trọng cho tồn 
tại và phát triển của loài người, lại là nguồn lực khan hiếm không thể tạo ra được. 
Vì vậy nó trở nên vô cùng quý giá của loài người, là điều kiện cho sự sống của 
động, thực vật và con người trên trái đất. 
 Đất đai tham gia mọi hoạt động kinh tế xã hội. Nó là địa điểm cho mọi hoạt 
động kinh tế xã hội, nó cung cấp mặt bằng cho một số ngành sản xuất vật chất như 
xây dựng, nông nghiệp, công nghiệp, khai khoáng .Không những thế đất đai kết 
hợp với một số điều kiện tự nhiên để hình thành các vùng kinh tế của đất nước 
nhằm khai thác sử dụng có hiệu quả các tiềm năng tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng 
đó, tạo lợi thế các vùng kinh tế. 
 Đất đai tham gia vào tất cả các ngành sản xuất vật chất của xã hội nhưng ở 
những vị trí khác nhau. Với ngành nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu 
không thể thay thế được. Nó vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động, 
công cụ lao động. Với ngành công nghiệp, đất đai là địa điểm không thể thiếu được 
và cũng không gì thay thế được. Với ngành vật liệu xây dựng, đất đai là nguyên liệu 
đầu vào rất quan trọng 
 Đất đai còn là một trong những bộ phận lãnh thổ quốc gia, như vậy với mỗi 
quốc gia đều có lãnh thổ riêng, nên đất đai đều bị giới hạn bởi ranh giới giữa các 
quốc gia. 
 Từ sự quan trọng của đất đai đối với đời sống kinh tế xã hội, ta cần phải quản 
lý đất đai, phải có biện pháp để sử dụng đất đai một cách có hiệu quả nhất, hợp lý 
nhất tránh tình trạng để lãng phí tài nguyên, tránh sử dụng bừa bãi đất đai gây nên 
những hậu quả khó lường: như cạn kiệt tài nguyên, sử dụng không có hiệu quả, bỏ 
hoang hoá đất đai . 
Đinh Huy Cường 4 Cao học QTKD 2009 - 2011 Đề tài: Tăng cường quản lý nhà nước về đất đai tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 
 Luật Đất đai năm 1993 của nước ta quy định “Đất đai là tài nguyên vô cùng 
quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi 
trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn 
hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng”1; 
 Ta thấy rằng đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, có vai 
trò quyết định đến sự tồn vong của xã hội loài người nói chung và của mỗi quốc gia 
nói riêng. Bởi vì đất đai là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động và cùng với 
quá trình lịch sử phát triển kinh tế - xã hội, đất đai là điều kiện chung của lao động. 
Đất đai đóng vai trò quyết định cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. 
Nếu không có đất đai thì rõ ràng không có bất kỳ một ngành sản xuất nào, một quá 
trình lao động sản xuất nào, cũng như không thể nào có sự tồn tại cho loài người. 
Đất đai cũng là một trong những tài nguyên vô cùng quý giá của loài người, điều 
kiện cho sự sống của động thực vật và con người trên trái đất. 
 Do đất đai có vai trò quan trọng như thế nên quốc gia nào cũng cần phải tổ 
chức cho hợp lý hệ thống quản lý đất đai của nước mình nhằm mục đích phát triển 
kinh tế. 
 Trong hệ thống quản lý thì người ta luôn phải giải quyết tốt mối liên hệ giữa 
ba yếu tố: con người, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống tổ chức bộ 
máy. ở đây trong hệ thống quản lý đất đai thì mối liên hệ giữa ba yếu tố này lại càng 
quan trọng hơn. Trong một hệ thống thì yếu tố con người bao giờ cũng quan trọng 
nhất, vì con người chính là đối tượng làm ra văn bản, mà cũng là đối tượng tổ chức 
hệ thống tổ chức bộ máy. Trong hệ thống quản lý đất đai thì cần phải có những con 
người có đầy đủ năng lực và phẩm chất để làm ra các văn bản phù hợp với nguyện 
vọng của nhân dân, của đất nước, phù hợp với xu thế của thời đại, có như thế thì 
mới đảm bảo được sự phát triển kinh tế và ổn định chính trị - kinh tế - xã hội đất 
nước. Vì đất đai có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế cũng như sự tồn vong 
của một quốc gia. 
1 Luật đất đai - năm 1993 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 
Đinh Huy Cường 5 Cao học QTKD 2009 - 2011 Đề tài: Tăng cường quản lý nhà nước về đất đai tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 
 Nhân tố con người chính là nhân tố làm ra hệ thống chính sách và cũng là 
nhân tố thực thi các chính sách đó để điều hành bộ máy hoạt động một cách nhịp 
nhàng và có hiệu quả. Nếu chính sách đề ra là phù hợp với thực tế mà nhân tố con 
người thực thi chính sách không có đủ trình độ hay không có đủ phẩm chất thì sẽ 
dẫn đến tình trạng bộ máy vận hành không có hiệu quả. 
 Tổ chức bộ máy của một hệ thống quản lý, thì cần phải dựa trên cơ sở của 
nhân tố con người và hệ thống chính sách mà tổ chức cơ cấu của tổ chức bộ máy 
sao cho có hiệu quả. Tổ chức bộ máy phải tuân thủ các quy định của chính sách 
nhưng phải phù hợp với yếu tố con người sẵn có trong hệ thống quản lý. Tuỳ vào 
khả năng của từng cá nhân mà phân công nhiệm vụ một cách hợp lý đối với từng bộ 
phận của bộ máy. Để hệ thống hoạt động nhịp nhàng thì ngoài nhân tố con người và 
hệ thống chính sách tốt thì cần phải tổ chức bộ máy cũng phải tốt, đó chính là sự bố 
trí hợp lý từng cá nhân của bộ máy vào từng nhiệm vụ và vị trí. 
 Việc hình thành được tổ chức bộ máy trong hệ thống quản lý đất đai được tốt 
thì sẽ có vai trò quan trọng trong việc vận hành hệ thống quản lý đất đai một cách 
hợp lý. Một khi bộ máy quản lý đất đai vận hành một cách nhịp nhàng thì nó sẽ tạo 
ra một kết quả rất lớn trong việc quản lý đất đai. Tuy nhiên đối với thể chế chính trị 
của mỗi nước thì lại có một hệ thống quản lý đất đai riêng phù hợp với trình độ dân 
trí và điều kiện địa lý của nước đó. Trong mỗi hệ thống thì các yếu tố cơ bản để cấu 
thành hệ thống là giống nhau nhưng sự khác nhau của mỗi hệ thống chính là chính 
sách của mỗi nước, dẫn đến tổ chức bộ máy khác nhau. 
 1.2. Quản lý Nhà nước đối với đất đai. 
 1.2.1.Mục tiêu quản lý Nhà nước đối với đất đai 
 * Khái niệm quản lý đất đai: là tổng hợp các hoạt động của cơ quan Nhà 
nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu nhà nước về đất đai, đó là 
các hoạt động trong việc nắm chắc tình hình sử dụng đất đai, trong việc phân phối 
và phân phối lại theo quy hoạch, kế hoạch, trong việc kiểm tra, giám sát quá trình 
sử dụng đất đai. 
Đinh Huy Cường 6 Cao học QTKD 2009 - 2011 Đề tài: Tăng cường quản lý nhà nước về đất đai tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 
 Đất đai là nhu cầu thiết yếu của loài người, là những yếu tố quan trọng bậc 
nhất cấu thành bất động sản. Trong những năm chuyển từ nền kinh tế tập trung quan 
liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, thì những yếu 
tố thị trường trong đó có thị trường bất động sản đang trong quá trình hình thành và 
phát triển. Đó chính là các hoạt động kinh doanh, buôn bán đất đai nhà cửa đang 
diễn ra một cách rất sôi động. 
 Thực tế thị trường bất động sản đã có và hoạt động rất mạnh, nhưng chưa có 
thể chế rõ ràng, phát triển còn chậm chạp, tự phát thiếu định hướng. Cùng theo đó là 
thị trường hàng hoá, dịch vụ phát triển nhanh nhưng cũng thiếu định hướng và còn 
mang tính tự phát. Thị trường sức lao động cũng phát triển chậm chạp, thiếu quản lý 
và chưa có định hướng rõ ràng cho nó. Thị trường vốn công nghệ, thông tin còn yếu 
kém trong khi đó việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và trong cuộc sống 
còn rất yếu . 
 Vì vậy vai trò của nhà nước là quản lý các thị trường để bổ sung những lỗ 
hổng của thị trường và thúc đẩy sự hình thành đồng bộ các loại thị trường tạo sự 
vận động nền kinh tế đa dạng. Đồng thời quản lý nhà nước trong điều kiện nền kinh 
tế thị trường là cần thiết nhằm ngăn ngừa, hạn chế những mặt trái, các mặt tiêu cực 
của nền kinh tế, của thị trường và để sử dụng các tiềm năng có hiệu quả. 
 Đất đai cũng không nằm ngoài sự quản lý của nhà nước. Với nhu cầu khách 
quan của việc sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất - một tài nguyên có hạn và không 
sản xuất được - đã thúc đẩy nhà nước phải ngày càng tăng cường năng lực và hiệu 
quả quản lý. Có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu đời sống của nhân dân. Nhưng 
để quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên quý hiếm này, từ năm 1993 Luật Đất đai 
thông qua đã đánh dấu một bước ngoặt đáng kể trong công tác quản lý nhà nước về 
đất đai. Thông qua đó nhà nước đưa ra và thừa nhận các quyền của con người về đất 
đai: như quyền sử dụng đất đai, quyền thừa kế, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê 
lại, thế chấp, cầm cố, góp vốn vào liên doanh 
 Nhà nước đưa ra những quy định thị trường mua bán bất động sản để bảo vệ 
lợi ích của các bên tham gia thị trường một cách chính đáng. Nhà nước cũng hỗ trợ 
Đinh Huy Cường 7 Cao học QTKD 2009 - 2011 Đề tài: Tăng cường quản lý nhà nước về đất đai tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 
các hoạt động của các tổ chức, cá nhân tham gia thị trường bất động sản, bằng cách 
tạo điều kiện thuận lợi thông qua các công cụ của mình, chính sách của mình. Đồng 
thời dựa vào các quy định pháp luật đất đai, Nhà nước thanh tra, xử lý các vụ tranh 
chấp, giải quyết khiếu nại, tố cáo về các vấn đề nảy sinh trong quan hệ đất đai . 
 * Quan điểm đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề 
sở hữu và sở hữu đất đai 
 Trong đường lối chiến lược xây dựng và phát triển đất nước, Đảng ta xác định 
mục tiêu đưa nước ta tiến lên CNXH và CNCS. Cương lĩnh xây dựng đất nước cũng 
khẳng định nước ta hiện đang trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Vì vậy, trong thời kỳ 
này, Đảng ta đã xác định xây dựng nền KTTT theo định hướng XHCN với nhiều 
thành phần kinh tế cùng tồn tại và phát triển, phát huy các lợi thế để phát triển kinh tế 
đất nước. Trung thành với quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin về vấn đề ruộng 
đất, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh trên cơ sở thực tiễn của cách 
mạng Việt Nam, đã gắn kết cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng 
XHCN. Đảng đã đề ra các chính sách về đất đai trong từng giai đoạn cách mạng cụ 
thể, nhằm đạt mục tiêu lớn nhất của cuộc cách mạng xã hội do Đảng ta lãnh đạo là 
gắn liền độc lập dân tộc với CNXH. Vì vậy, chính sách đất đai của Nhà nước ta cũng 
đã trãi qua nhiều hình thức sở hữu cơ bản: hình thức sở hữu tư nhân về đất đai trong 
giai đoạn trước năm 1960; sở hữu nhiều thành phần về đất đai giai đoạn 1960-1980; 
sở hữu toàn dân về đất đai giai đoạn 1980 đến nay. 
 Xuất phát từ mục tiêu đấu tranh của cách mạng Việt Nam và tính giai cấp 
của Đảng lãnh đạo, vấn đề sở hữu ruộng đất cũng là một trong những mục tiêu 
quan trọng nhất trong chỉ đạo thực tiễn cách mạng của Đảng. Trong cuộc cách 
mạng dân tộc dân chủ nhân dân, Đảng đã nhìn thấy được vai trò của đất đai là 
TLSX đặc biệt quan trọng trong sản xuất nông lâm nghiệp. Trong Cương lĩnh chính 
trị năm 1930, Đảng ta đã xác định “Tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng để đi tới 
xã hội cộng sản”. Khi cách mạng Tháng tám năm 1945 thành công, Chính phủ đã 
ký hàng loạt các sắc lệnh về giảm tô, thu và chia cấp đất của địa chủ phong kiến tư 
bản thực dân cho nông dân: Chính phủ đã ban hành Luật cải cách ruộng đất năm 
Đinh Huy Cường 8 Cao học QTKD 2009 - 2011 

File đính kèm:

  • pdfluan_van_tang_cuong_quan_ly_nha_nuoc_ve_dat_dai_tinh_ba_ria.pdf