Luận văn Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của lực lượng cảnh sát giao thông Thành phố Hà Nội

Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhà nước đặt ra và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, tạo lập trật tự, kỷ cương của xã hội, bảo đảm cho sự phát triển bình thường của xã hội. Khi pháp luật đi được vào đời sống, đó chính là quá trình thực hiện pháp luật bằng những hành vi, xử sự hợp pháp của con người. Để điều này được thực hiện trên thực tế, thì một trong những vấn đề quan trọng là phải tuyên truyền để người dân biết, hiểu và có ý thức chấp hành pháp luật.

Nghị quyết 48-NQ/TW về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam từ năm 2010, định hướng đến năm 2020 của Bộ Chính trị nêu rõ: “Hiệu lực của luật pháp là để góp phần quản lý xã hội, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế quốc gia, hội nhập quốc tế, xây dựng Nhà nước trong sạch, mạnh mẽ, thực hiện quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân, đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020”. Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã rất chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội để đưa các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống xã hội, giáo dục ý thức pháp luật XHCN cho nhân dân nhằm nâng cao hiệu lực QLNN bằng xã hội trong tiến trình xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền XHCN Việt Nam.

pdf 102 trang Bách Nhật 03/04/2025 360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của lực lượng cảnh sát giao thông Thành phố Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận văn Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của lực lượng cảnh sát giao thông Thành phố Hà Nội

Luận văn Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của lực lượng cảnh sát giao thông Thành phố Hà Nội
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ 
 HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA 
 NGUYỄN THỊ BÍCH PHƢỢNG 
TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ, 
AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ CỦA LỰC LƢỢNG 
 CẢNH SÁT GIAO THÔNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI 
 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝCÔNG 
 Chuyên ngành: Quản lý công 
 Mã số: 60 34 04 03 
 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 
 TS. NGUYỄN MINH SẢN 
 HÀ NỘI – 2017 LỜI CAM ĐOAN 
 Tôi xin cam đoan bản luận văn thạc sĩ Quản lý công với đề tài: “Tuyên 
truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của lực 
lượng Cảnh sát giao thông thành phố Hà Nội” là công trình nghiên cứu độc 
lập của cá nhân tôi, đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của thầy 
TS. Nguyễn Minh Sản và hoàn thành vào tháng 11 năm 2016 tại Học viện 
Hành chính Quốc gia. 
 Học viên 
 Nguyễn Thị Bích Phượng 
 LỜI CẢM ƠN 
 Tôi xin bày tỏ lòng trân trọng biết ơn đối với lãnh đạo Học viện Hành 
chính Quốc gia, các Khoa, Phòng ban trong Học viện, Quý Thầy Cô giáo 
giảng dạy tại Học viện Hành chính Quốc gia. 
 Đặc biệt trân trọng cảm ơn thầy TS. Nguyễn Minh Sản đã tận tình 
giúp đỡ, hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình hoàn thành đề tài. 
 Xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp cùng công tác với tôi ở Viện Nghiên 
cứu và Hỗ trợ phát triển nhân lực Doanh nghiệp đã tạo điều kiện về thời gian 
và sự ủng hộ; lãnh đạo Cục Cảnh sát giao thông, Phòng Cảnh sát giao thông 
Công an Thành phố Hà Nội đã tận tình hƣớng dẫn, cung cấp nhiều tƣ liệu 
giúp tôi hoàn thành tốt luận văn này. 
 Xin chân thành cảm ơn./. 
 Tác giả 
 Nguyễn Thị Bích Phượng 
 DANH MỤC VIẾT TẮT 
ATGT An toàn giao thông 
CSGT Cảnh sát giao thông 
HĐND Hội đồng nhân dân 
QLNN Quản lý nhà nƣớc 
THCS Trung học cơ sở 
THPT Trung học phổ thông 
TNGT Tai nạn giao thông 
TTATGT Trật tự, an toàn giao thông 
TTATGTĐB Trật tự, an toàn giao thông đƣờng bộ 
UBND Ủy ban nhân dân 
XHCN Xã hội chủ nghĩa 
 DANH MỤC BẢNG, BIỂU 
Biểu đồ 2.1. Lỗi các vụ tai nạn giao thông ..................................................... 44 
Biểu đồ 2.2. Phƣơng tiện gây tai nạn .............................................................. 45 
Biểu đồ 2.3. Thời gian xảy ra tai nạn trong ngày ............................................ 46 
Bảng 2.1. Kết quả tổ chức tuyên truyền miệng trong 3 năm 2013, 2014 và 
2015 ................................................................................................................. 56 MỤC LỤC 
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP 
LUẬT VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ CỦA 
LỰC LƢỢNG CẢNH SÁT GIAO THÔNG ................................................. 9 
1.1. TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO 
THÔNG ĐƢỜNG BỘ .................................................................................................. 9 
1.1.1. Khái niệm tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao 
thông đƣờng bộ .......................................................................................... 9 
1.1.2. Đặc điểm tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao 
thông đƣờng bộ ........................................................................................ 12 
1.2. TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO 
THÔNG ĐƢỜNG BỘ CỦA LỰC LƢỢNG CẢNH SÁT GIAO THÔNG .................... 14 
1.2.1. Khái niệm tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao 
thông đƣờng bộ của lực lƣợng cảnh sát giao thông ................................... 14 
1.2.2. Mục đích tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao 
thông đƣờng bộ của lực lƣợng Cảnh sát giao thông .................................. 15 
1.2.3. Nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao 
thông đƣờng bộ của lực lƣợng Cảnh sát giao thông .................................. 17 
1.2.4. Hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao 
thông đƣờng bộ của lực lƣợng Cảnh sát giao thông .................................. 22 
1.2.5. Nguyên tắc thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an 
toàn giao thông đƣờng bộ của lực lƣợng Cảnh sát giao thông .................. 25 
1.2.6. Tổ chức, nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm của lực lƣợng Cảnh sát 
giao thông trong việc đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đƣờng bộ ........ 26 1.3. VAI TRÒ CỦA LỰC LƢỢNG CẢNH SÁT GIAO THÔNG TRONG TUYÊN 
TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG 
ĐƢỜNG BỘ ............................................................................................................... 30 
1.4. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP 
LUẬT VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ CỦA LỰC LƢỢNG 
CẢNH SÁT GIAO THÔNG ....................................................................................... 35 
Tiểu kết Chƣơng 1 ......................................................................................... 38 
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT 
VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ CỦA LỰC 
LƢỢNG CẢNH SÁT GIAO THÔNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI ............... 39 
2.1. TÌNH HÌNH VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG VÀ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ AN 
TOÀN GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ............................... 39 
2.1.1. Hiện trạng giao thông đƣờng bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội ..... 39 
2.1.2. Tình hình vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông trên địa 
bàn thành phố Hà Nội............................................................................... 41 
2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT VỀ 
TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ CỦA LỰC LƢỢNG CẢNH SÁT 
GIAO THÔNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI ...................................................................... 47 
2.2.1. Cơ cấu tổ chức của lực lƣợng Cảnh sát giao thông thành phố Hà Nội trong 
tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đƣờng bộ ........ 48 
2.2.2. Lực lƣợng Cảnh sát giao thông thành phố Hà Nội trong công tác 
tham mƣu tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông 
đƣờng bộ .................................................................................................. 50 
2.2.3. Lực lƣợng Cảnh sát giao thông thành phố Hà Nội trong công tác phối 
hợp tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đƣờng 
bộ ............................................................................................................. 51 
2.2.4. Lực lƣợng Cảnh sát giao thông thành phố Hà Nội trực tiếp tuyên 
truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đƣờng bộ cho 
ngƣời tham gia giao thông ........................................................................ 53 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT VỀ 
TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ CỦA LỰC LƢỢNG CẢNH SÁT 
GIAO THÔNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI ...................................................................... 54 
2.3.1. Kết quả đạt đƣợc ............................................................................ 54 
2.3.2. Những hạn chế ............................................................................... 63 
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế .................................................... 65 
Tiểu kết Chƣơng 2 ......................................................................................... 67 
Chƣơng 3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO TUYÊN 
TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO 
THÔNG ĐƢỜNG BỘ CỦA LỰC LƢỢNG CẢNH SÁT GIAO THÔNG 
THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................................................................................. 68 
3.1. PHƢƠNG HƢỚNG TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ, 
AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ CỦA LỰC LƢỢNG CẢNH SÁT GIAO 
THÔNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................................................................................. 68 
3.2. GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT VỀ TRẬT 
TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ CỦA LỰC LƢỢNG CẢNH SÁT GIAO 
THÔNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................................................................................. 69 
3.2.1. Giải pháp trƣớc mắt đảm bảo tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật 
tự, an toàn giao thông đƣờng bộ của lực lƣợng Cảnh sát giao thông thành 
phố Hà Nội ............................................................................................... 69 
3.2.2. Giải pháp lâu dài đảm bảo tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật 
tự, an toàn giao thông đƣờng bộ của lực lƣợng Cảnh sát giao thông thành 
phố Hà Nội ............................................................................................... 79 
Tiểu kết Chƣơng 3 ......................................................................................... 88 
KẾT LUẬN .................................................................................................... 89 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 91 
 MỞ ĐẦU 
1. Lý do chọn đề tài luận văn 
 Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung 
do Nhà nƣớc đặt ra và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị 
nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, tạo lập trật tự, kỷ cƣơng của xã hội, bảo 
đảm cho sự phát triển bình thƣờng của xã hội. Khi pháp luật đi đƣợc vào đời 
sống, đó chính là quá trình thực hiện pháp luật bằng những hành vi, xử sự 
hợp pháp của con ngƣời. Để điều này đƣợc thực hiện trên thực tế, thì một 
trong những vấn đề quan trọng là phải tuyên truyền để ngƣời dân biết, hiểu và 
có ý thức chấp hành pháp luật. Nghị quyết 48-NQ/TW về chiến lƣợc xây 
dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam từ năm 2010, định hƣớng 
đến năm 2020 của Bộ Chính trị nêu rõ: “Hiệu lực của luật pháp là để góp 
phần quản lý xã hội, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế quốc gia, 
hội nhập quốc tế, xây dựng Nhà nước trong sạch, mạnh mẽ, thực hiện quyền 
con người, quyền tự do, dân chủ của công dân, đưa Việt Nam trở thành nước 
công nghiệp hiện đại vào năm 2020”. 
 Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nƣớc ta đã rất chú trọng công 
tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội để 
đƣa các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống xã hội, giáo dục ý thức pháp 
luật XHCN cho nhân dân nhằm nâng cao hiệu lực QLNN bằng xã hội trong tiến 
trình xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền XHCN Việt Nam. 
 Tuyên truyền, phổ biến pháp luật là bƣớc đầu tiên của quá trình đƣa 
pháp luật vào cuộc sống; tiền đề giúp mọi ngƣời trong xã hội thực hiện 
phƣơng châm “Sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”. Nhận định này 
cho thấy công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật có vị trí và vai trò hết sức 
quan trọng trong đời sống xã hội, nó trực tiếp góp phần củng cố các chuẩn 
 1 
mực đạo đức, xây dựng niềm tin, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của 
mọi công dân. 
 Theo thống kê, phân tích hàng năm cho thấy có đến trên 80% số vụ 
TNGT xảy ra là do ý thức chấp hành pháp luật của ngƣời tham gia giao thông 
còn kém. Mặc dù hệ thống pháp luật trong quản lý và xử phạt vi phạm giao 
thông luôn đƣợc bổ sung và hoàn thiện, tuy nhiên, tình trạng vi phạm vẫn tồn 
tại gây áp lực cho nhà nƣớc và bức xúc trong nhân dân. Nguyên nhân cơ bản 
không chỉ do pháp luật chƣa đủ sức răn đe, mà phần lớn là do ý thức của 
ngƣời dân, nhận thức chƣa đầy đủ, nhất là công tác tuyên truyền, phổ biến 
pháp luật về TTATGTĐB đến ngƣời dân chƣa có hiệu quả. 
 Trong những năm qua, công tác đảm bảo TTATGT đã đƣợc Đảng, 
Quốc hội và Chính phủ tăng cƣờng chỉ đạo các Bộ, Ngành thực hiện nhiều 
biện pháp quyết liệt để lập lại TTATGT, kiềm chế và giảm TNGT, ùn tắc 
giao thông, trong đó công tác tuyên truyền, phổ biến đƣợc đặt lên hàng đầu 
và đƣợc coi là một trong những biện pháp quan trọng để góp phần kiềm chế 
và làm giảm TNGT. 
 Lực lƣợng CSGT tuy không phải là chủ thể chính trong công tác tuyên 
truyền, phổ biến pháp luật về TTATGTĐB, tuy nhiên lại là chủ thể có nhiều 
đóng góp tích cực và sâu sắc nhất, giúp chuyển biến và nâng cao ý thức chấp 
hành luật giao thông của ngƣời dân hiệu quả nhất. Thông qua công tác tuyên 
truyền, phổ biến với nhiều nội dung đa dạng, hình thức phong phú với các đối 
tƣợng tuyên truyền, lực lƣợng CSGT đã góp phần nâng cao nhận thức và ý 
thức của ngƣời dân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật. 
 Thủ đô Hà Nội – trái tim của cả nƣớc về Kinh tế - Chính trị - Văn hóa 
– Xã hội là nơi tập trung dân số đông, nhiều trƣờng đại học và các cơ quan, 
ban ngành, cơ sở kinh tế....giao thông luôn diễn ra hàng ngày, hàng giờ, gây 
áp lực cho chính quyền và ngƣời dân. Có thể thấy rõ nét tình trạng giao thông 
căng thẳng vào các giờ cao điểm gây tai nạn, tắc nghẽn đƣờng phố và nhiều 
 2 

File đính kèm:

  • pdfluan_van_tuyen_truyen_pho_bien_phap_luat_ve_trat_tu_an_toan.pdf