Tóm tắt Luận án Sử dụng công cụ tài chính thúc đẩy phát triển thị trường công nghệ ở Việt Nam

Tính cấp thiết của đề tài luận án Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, công nghệ được coi là yếu tố quyết định nâng cao vị thế, tiềm lực KT - XH của mỗi quốc gia. Để phát triển công nghệ tất yếu phải coi trọng sự phát triển của thị trường công nghệ. Đối với Việt Nam, thị trường công nghệ đã được hình thành và đang có sự chuyển biến tích cực, bước đầu đã tạo được cơ hội cho các chủ thể tham gia thị trường công nghệ cung cấp thông tin, tìm kiếm thông tin về công nghệ cũng như thông tin về cung - cầu công nghệ.

Tuy nhiên, thị trường công nghệ Việt Nam được đánh giá chưa thật sự khởi sắc bởi sản phẩm KH&CN tạo ra còn nghèo nàn, hoạt động giao dịch mua – bán công nghệ trên thị trường còn trầm lắng, môi trường pháp lý để thị trường công nghệ vận hành chưa hoàn thiện. Nghị quyết số 20 NQ/TW ngày 01/11/2012 của Hội nghị lần thứ 6 BCHTW Đảng khóa XI đã chỉ rõ: “Thị trường công nghệ1 phát triển chậm, chưa gắn kết chặt chẽ kết quả nghiên cứu, ứng dụng và đào tạo với nhu cầu sản xuất, kinh doanh và quản lý...”.

Trong bối cảnh đó, để thúc đẩy nhanh sự phát triển của thị trường công nghệ Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chương trình phát triển thị trường KH&CN đến 2020 (Theo Quyết định số 2075/QĐ-TTg ngày 08/11/2013) với nhiều quan điểm và cách tiếp cận đột phá mang tính chiến lược. Đồng thời, để hỗ trợ thị trường công nghệ phát triển và các tổ chức trung gian làm tốt nhiệm vụ kết nối – cung cầu công nghệ trên thị trường, Bộ KH&CN đã ban hành quy định về điều kiện thành lập, hoạt động của tổ chức trung gian của thị trường KH&CN (Theo Thông tư số 16/2014/TT-BKH&CN ngày 13/6/2014). Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để thúc đẩy nhanh sự phát triển của thị trường công nghệ trong thời gian tới.

pdf 24 trang Bách Nhật 03/04/2025 300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Sử dụng công cụ tài chính thúc đẩy phát triển thị trường công nghệ ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Sử dụng công cụ tài chính thúc đẩy phát triển thị trường công nghệ ở Việt Nam

Tóm tắt Luận án Sử dụng công cụ tài chính thúc đẩy phát triển thị trường công nghệ ở Việt Nam
 LỜI MỞ ĐẦU 
 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án 
 Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện 
nay, công nghệ được coi là yếu tố quyết định nâng cao vị thế, tiềm 
lực KT - XH của mỗi quốc gia. Để phát triển công nghệ tất yếu phải 
coi trọng sự phát triển của thị trường công nghệ. Đối với Việt Nam, 
thị trường công nghệ đã được hình thành và đang có sự chuyển biến 
tích cực, bước đầu đã tạo được cơ hội cho các chủ thể tham gia thị 
trường công nghệ cung cấp thông tin, tìm kiếm thông tin về công 
nghệ cũng như thông tin về cung - cầu công nghệ. Tuy nhiên, thị 
trường công nghệ Việt Nam được đánh giá chưa thật sự khởi sắc bởi 
sản phẩm KH&CN tạo ra còn nghèo nàn, hoạt động giao dịch mua – 
bán công nghệ trên thị trường còn trầm lắng, môi trường pháp lý để 
thị trường công nghệ vận hành chưa hoàn thiện. Nghị quyết số 20-
NQ/TW ngày 01/11/2012 của Hội nghị lần thứ 6 BCHTW Đảng 
khóa XI đã chỉ rõ: “Thị trường công nghệ1 phát triển chậm, chưa 
gắn kết chặt chẽ kết quả nghiên cứu, ứng dụng và đào tạo với nhu 
cầu sản xuất, kinh doanh và quản lý...”. 
 Trong bối cảnh đó, để thúc đẩy nhanh sự phát triển của thị 
trường công nghệ Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 
Chương trình phát triển thị trường KH&CN đến 2020 (Theo Quyết định 
số 2075/QĐ-TTg ngày 08/11/2013) với nhiều quan điểm và cách tiếp 
cận đột phá mang tính chiến lược. Đồng thời, để hỗ trợ thị trường 
công nghệ phát triển và các tổ chức trung gian làm tốt nhiệm vụ kết 
nối – cung cầu công nghệ trên thị trường, Bộ KH&CN đã ban hành 
quy định về điều kiện thành lập, hoạt động của tổ chức trung gian của 
thị trường KH&CN (Theo Thông tư số 16/2014/TT-BKH&CN ngày 
13/6/2014). Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để thúc đẩy nhanh sự 
phát triển của thị trường công nghệ trong thời gian tới. 
 Với tinh thần đó, vấn đề đặt ra là làm thế nào để phát triển 
được thị trường công nghệ Việt Nam theo đúng mục tiêu, định 
hướng của Đảng và Nhà nước đã đề ra. Ngoài những vấn đề thuộc 
về cơ chế chính sách thì vấn đề sử dụng các công cụ tài chính như 
thế nào để phát triển được thị trường này đang là một câu hỏi lớn 
1 Thị trường khoa học và công nghệ 
 1 
 cần được nghiên cứu giải đáp. Chính vì vậy, nghiên cứu sinh đã lựa 
chọn chủ đề: “Sử dụng công cụ tài chính thúc đẩy phát triển thị 
trường công nghệ ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của luận án. 
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 
 2.1. Những công trình nghiên cứu trong nước 
 Tác giả đã đề cập đến 3 luận án tiến sĩ, 04 đề tài nghiên cứu 
khoa học cấp Bộ liên quan đến thị trường công nghệ và phát triển thị 
trường công nghệ Việt Nam dưới các góc nhìn khác nhau. 
 2.2. Những công trình nghiên cứu nước ngoài 
 Luận án đề cập 04 công trình nghiên cứu liên quan của các nhà 
khoa học ở: Ngân hàng thế giới, Hàn Quốc, các nước OECD và 
Trung Quốc thực hiện 
 2.3. Đánh giá tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố. 
 Thông qua các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển thị 
trường công nghệ ở trong và ngoài nước mà nghiên cứu sinh tiếp cận 
được, Tác giả luận án đã rút ra những vấn đề đã được các nhà khoa 
học giải quyết cần kế thừa và những vấn đề cần được tiếp tục nghiên 
cứu đồng thời khẳng định rõ luận án mà nghiên cứu sinh thực hiện 
không có tính trùng lắp với các công trình nghiên cứu đã thực hiện 
trước đây cả về phạm vi, không gian, thời gian nghiên cứu. 
 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 
 3.1. Mục đích nghiên cứu 
 Nghiên cứu đề xuất các quan điểm, giải pháp hoàn thiện việc sử 
dụng các công cụ tài chính để thúc đẩy sự phát triển thị trường công 
nghệ Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030. 
 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 
 - Hệ thống hóa và làm rõ lý luận cơ bản về công nghệ, thị trường 
công nghệ, phát triển thị trường công nghệ và các nhân tố ảnh 
hưởng đến sự phát triển của thị trường công nghệ. Luận giải rõ cơ 
sở lý luận về các công cụ tài chính và sự tác động của các công cụ 
tài chính đối với phát triển thị trường công nghệ. Khảo sát và rút ra 
được một số kinh nghiệm của các nước trong việc sử dụng các công 
cụ tài chính tác động đến phát triển thị trường công nghệ. 
 - Phân tích rõ thực trạng sử dụng các công cụ tài chính (chi 
NSNN, thuế, tín dụng và quỹ KH&CN) tác động đến sự phát triển 
thị trường công nghệ Việt Nam trong thời gian vừa qua. Từ đó chỉ 
ra những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong việc sử dụng 
các công cụ tài chính phát triển thị trường công nghệ Việt Nam. 
 2 
 - Nghiên cứu đề xuất các quan điểm, giải pháp hoàn thiện sử 
dụng các công cụ tài chính thúc đẩy phát triển thị trường công nghệ 
Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030. 
 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 
 4.1. Đối tượng nghiên cứu 
 Những vấn đề lý luận và thực tiễn về thị trường công nghệ, các 
công cụ tài chính và việc sử dụng các công cụ tài chính tác động đến 
sự phát triển thị trường công nghệ. 
 4.2. Phạm vi nghiên cứu 
 - Về nội dung: Tập trung nghiên cứu sự tác động của các công 
cụ tài chính [chi NSNN, thuế, tín dụng và quỹ KH&CN (5 Quỹ)] 
đến việc phát triển các yếu tố của thị trường công nghệ (không 
nghiên cứu thị trường công nghệ đối với lĩnh vực ANQP). 
 - Về không gian: Nghiên cứu sự tác động của các công cụ tài 
chính (chi NSNN, thuế, tín dụng, quỹ KH&CN) đối với thị trường 
công nghệ Việt Nam. 
 - Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu thực trạng việc sử 
dụng các công cụ tài chính tác động tới thị trường công nghệ Việt 
Nam trong giai đoạn 2011 - 2015. 
 5. Phương pháp nghiên cứu 
 - Sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, 
duy vật lịch sử. 
 - Các phương pháp nghiên cứu cụ thể sử dụng gồm: Phương 
pháp thống kê, so sánh; Phương pháp phân tích, tổng hợp; Phương 
pháp suy luận logic; Phương pháp tư vấn chuyên gia. 
 6. Đóng góp mới của luận án 
 Trên cơ sở nghiên cứu sâu về lý luận cũng như phân tích đánh giá 
tình hình thực tiễn và đề xuất kiến nghị, luận án có những đóng góp sau: 
 6.1. Những đóng góp mới về lý luận 
 - Hệ thống hóa quan điểm về công nghệ, thị trường công nghệ, 
vai trò của thị trường công nghệ và đã đưa ra được quan niệm của 
tác giả về bản chất nội hàm của thị trường công nghệ; về sự phát 
triển thị trường công nghệ, làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến phát 
triển thị trường công nghệ. 
 - Luận giải rõ cơ sở lý luận về các công cụ tài chính (chi 
NSNN, thuế, tín dụng, các quỹ KH&CN) và sự tác động của các 
công cụ tài chính đối với phát triển thị trường công nghệ, tạo khung 
 3 
 lý luận cho việc phân tích đánh giá thực trạng sử dụng công cụ tài 
chính để phát triển các yếu tố của thị trường công nghệ. 
 6.2. Những đóng góp mới về phân tích đánh giá thực trạng 
 Thông qua việc phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng các 
công cụ tài chính (chi NSNN, thuế, tín dụng, các quỹ KH&CN) phát 
triển thị trường công nghệ Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015, luận án 
đã chỉ rõ những hạn chế, bất cập trong việc sử dụng các công cụ tài 
chính để thúc đẩy phát triển thị trường công nghệ Việt Nam thời gian 
vừa qua cũng như những nguyên nhân dẫn đến hạn chế đó 
 6.3. Những đóng góp mới về giải pháp đề xuất 
 Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ phát triển thị trường công 
nghệ Việt Nam trong giai đoạn tới cùng với những hạn chế trong 
thực tiễn sử dụng các công cụ tài chính đã nêu, luận án đã: 
 - Đề xuất 04 quan điểm sử dụng các công cụ tài chính thúc 
đẩy sự phát triển thị trường công nghệ Việt Nam thời gian tới. 
 - Luận án đề xuất hệ thống các giải pháp khả thi (được chia 
thành 04 nhóm giải pháp chính và 01 nhóm giải pháp hỗ trợ) nhằm 
hoàn thiện việc sử dụng các công cụ tài chính thúc đẩy sự phát triển 
thị trường công nghệ Việt Nam thời gian tới. Các giải pháp hoàn 
thiện được tập trung vào tăng tỷ lệ chi NSNN cho phát triển thị 
trường công nghệ theo lộ trình phát triển, điều chỉnh việc phân bổ 
hợp lý nguồn NSNN đầu tư cho thị trường công nghệ; hoàn thiện 
chính sách ưu đãi, miễn giảm thuế, ưu đãi tín dụng đối với sản phẩm 
hàng hóa công nghệ và dịch vụ KH&CN phù hợp với điều kiện mới; 
Tăng quy mô và sử dụng có hiệu quả một số Quỹ KH&CN. 
 7. Kết cấu của luận án 
 Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, 
phụ lục, luận án được kết cấu thành 3 chương: 
 Chương 1: Phát triển thị trường công nghệ và công cụ tài 
chính với việc phát triển thị trường công nghệ. 
 Chương 2: Thực trạng sử dụng các công cụ tài chính thúc 
đẩy phát triển thị trường công nghệ Việt Nam. 
 Chương 3: Hoàn thiện sử dụng các công cụ tài chính thúc 
đẩy phát triển thị trường công nghệ ở Việt Nam. 
 4 
 Chương 1 
 PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CÔNG NGHỆ VÀ CÔNG CỤ TÀI 
 CHÍNH VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CÔNG NGHỆ 
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT 
TRIỂN THỊ TRƯỜNG CÔNG NGHỆ 
1.1.1. Tổng quan về công nghệ và thị trường công nghệ 
1.1.1.1. Khái niệm và các bộ phận cấu thành công nghệ 
 Trên cơ sở phân tích làm rõ nội hàm của công nghệ, luận án đã 
đi đến kết luận: “Công nghệ là hệ thống các kiến thức, phương 
pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật (có thể kèm theo công cụ, 
phương tiện) dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm và có thể 
được chuyển giao, trao đổi, mua bán trên thị trường”. Luận án đã 
chỉ rõ các bộ phận cấu thành công nghệ bao gồm 04 yếu tố cơ bản: 
 - Yếu tố vật tư kỹ thuật (T- Technoware), gồm máy móc, trang 
thiết bị, nhà xưởng, vật kiến trúc..., là phần cốt lõi của công nghệ. 
 - Yếu tố thông tin (I- Infoware): Yếu tố này thể hiện những tri 
thức được tích luỹ với chức năng tạo nên sức mạnh của công nghệ. 
 - Yếu tố con người (H- Humanware): Yếu tố này đóng vai trò 
đặc biệt quan trọng và chủ động trong mọi hoạt động của công nghệ. 
 - Yếu tố tổ chức (O- Organware): Yếu tố này được xem là nhân 
tố kết nối các thành phần khác của công nghệ. 
1.1.1.2. Thị trường công nghệ và cấu thành thị trường công nghệ 
 * Khái niệm thị trường công nghệ 
Từ việc nghiên cứu các quan niệm khác nhau của các nhà khoa học 
trong nước và nước ngoài về thị trường công nghệ, NCS đã đưa ra 
quan điểm của cá nhân và đi đến kết luận: “Thị trường công nghệ là 
nơi thực hiện việc mua bán, trao đổi các sản phẩm công nghệ và 
dịch vụ KH&CN trên cơ sở lợi ích của các bên tham gia”. 
 * Cấu thành thị trường công nghệ 
 Các yếu tố cấu thành thị trường công nghệ bao gồm: 
 Một là: Hàng hóa công nghệ 
 Hàng hóa công nghệ hiện được chia thành 5 nhóm chính, gồm: (1) 
các văn bằng sáng chế và giải pháp hữu ích; (2) thiết bị, máy móc 
hàm chứa công nghệ; (3) công nghệ thuần tuý như quy trình, bí quyết 
kỹ thuật, bản vẽ; (4) dịch vụ kỹ thuật; và (5) dịch vụ NC&PT. 
 5 
 Hai là: Chủ thể tham gia thị trường công nghệ gồm: 
 - Bên cung công nghệ: Là người tạo ra hàng hóa công nghệ [có 
thể là một (hay nhiều) cá nhân (hoặc tổ chức). Khi giao dịch trên thị 
trường công nghệ thì người bán hàng hóa công nghệ, gồm các chủ 
thể: Nhà nước (chủ yếu là công nghệ sản xuất hàng hóa công); Các 
tổ chức KH&CN; Các DN, cá nhân sản xuất công nghệ (trung tâm, 
công ty, cá nhân,...). 
 - Bên cầu công nghệ: Trên thị trường công nghệ, người có nhu cầu 
sử dụng công nghệ cũng hết sức phong phú, đa dạng. Họ có thể là Nhà 
nước, các cá nhân, DN hoặc các tổ chức KH&CN có nhu cầu đối với 
sản phẩm công nghệ hoặc tổ chức tư nhân trong nước và nước ngoài. 
 - Các tổ chức dịch vụ trung gian: đóng vai trò quan trọng trong việc 
thương mại hóa kết quả nghiên cứu đối với hàng hóa công nghệ. Các dịch 
vụ trung gian của thị trường công nghệ gồm những dịch vụ cơ bản: dịch 
vụ thông tin công nghệ; tư vấn về quản lý công nghệ và CGCN; đánh giá, 
định giá tài sản công nghệ; dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng, quảng cáo tiếp thị, 
môi giới; dịch vụ tài chính; dịch vụ SHTT,... 
 Ba là: Thể chế hỗ trợ thị trường công nghệ 
 Việc xây dựng và hoàn thiện các thể chế cơ bản của thị trường 
công nghệ nhằm tạo điều kiện cho người mua - người bán có thể gặp 
nhau, thỏa thuận được với nhau và giúp cho hoạt động giao dịch 
thực hiện theo nguyên tắc thị trường. Mặt khác, thể chế tạo ra môi 
trường cạnh tranh lành mạnh, góp phần thúc đẩy và hỗ trợ các DN 
đầu tư đổi mới công nghệ, tăng nhanh số lượng và chất lượng các 
giao dịch mua bán công nghệ trên thị trường. 
1.1.1.3. Đặc điểm của thị trường công nghệ 
 Thị trường công nghệ là một loại thị trường hàng hoá và được 
nhận diện thông qua các đặc điểm cơ bản sau: 
 Một là:Về hàng hóa trên thị trường công nghệ 
 Hàng hóa trên thị trường công nghệ là loại hàng hóa đặc biệt, tính 
đặc biệt thể hiện ở chỗ: (1) Hàng hoá công nghệ khi mua về nếu 
không có sự tác động bằng kỹ năng của con người thì rất khó hoặc 
không thể sử dụng được; (2) Có chi phí cao; sản xuất mang tính cá 
biệt hoặc với số lượng rất hạn chế; (3) Có tính rủi ro cao do loại hàng 
hóa này có chi phí đầu tư đầu vào cao và quá trình nghiên cứu không 
đảm bảo tốt sự bảo mật thì sẽ mất đi tính mới, tính cạnh tranh của sản 
 6 
 phẩm; (4) Có tính độc quyền cao (bên mua có được hợp đồng độc 
quyền công nghệ thì bên mua vừa có quyền sở hữu, vừa có quyền sử 
dụng công nghệ; có quyền chuyển nhượng cho bên thứ ba với tư cách 
là bên bán công nghệ nếu hợp đồng cho phép; (5) Mang đậm tính 
chất hàng hóa công. Hai là: Về quan hệ cung - cầu công nghệ trên 
thị trường công nghệ 
 Mối quan hệ cung - cầu công nghệ trên thị trường không cân xứng: 
Người bán (cung) công nghệ am hiểu tường tận về ưu điểm, nhược 
điểm và các thông tin liên quan đến công nghệ hơn người mua. Người 
mua (cầu) công nghệ không am hiểu tường tận công nghệ, họ phải 
được người bán hướng dẫn họ cách sử dụng công nghệ. 
 Ba là: Về tổ chức dịch vụ KH&CN 
 Do tính đặc biệt của hàng hóa công nghệ nên giá trị thực của 
chúng khó xác định một cách chính xác. Nếu người mua công nghệ 
không am hiểu hoặc không chuyên nghiệp trong việc định giá thì 
thường họ cần tới các nhà môi giới chuyên nghiệp tư vấn, thẩm 
định, định giá công nghệ,... 
1.1.1.4. Vai trò của thị trường công nghệ đối với sự phát triển KT-XH 
1.1.2. Khái niệm và sự cần thiết phát triển thị trường công nghệ 
 * Khái niệm phát triển thị trường công nghệ 
 Qua phân tích các các qua điểm xem xét sự phát triển thị trường 
công nghệ ở các giác độ khác nhau, luận án rút ra kết luận: Phát 
triển thị trường công nghệ là quá trình tập trung phát triển đồng bộ 
các yếu tố cấu thành nên thị trường công nghệ nhằm đảm bảo cho 
thị trường phát triển kể cả mặt lượng và mặt chất. 
 * Sự cần thiết phải phát triển thị trường công nghệ 
 - Thị trường công nghệ là môi trường thúc đẩy phát triển KH&CN 
 - Thị trường công nghệ là nơi thương mại hóa chuyển giao ứng 
dụng công nghệ vào thực tiễn sản xuất đời sống. 
1.1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thị trường công nghệ 
1.1.3.1. Tiềm lực khoa học 
 Tiềm lực khoa học của một quốc gia quyết định chủng loại, quy mô, 
trình độ các sản phẩm công nghệ trên thị trường của quốc gia đó. 
1.1.3.2. Hệ thống pháp luật điều tiết thị trường công nghệ 
 Để thị trường công nghệ vận hành hiệu quả, đòi hỏi Nhà nước 
phải có hệ thống pháp luật đồng bộ nhằm điều tiết hoạt động cung - 
 7 
 cầu, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp đối với các chủ thể tham gia 
thị trường công nghệ. 
1.1.3.3. Sự gắn kết cung-cầu trên thị trường công nghệ 
 Thị trường là nơi gặp gỡ của các tổ chức, cá nhân có nhu cầu mua và 
bán sản phẩm công nghệ. Do vậy, để thị trường công nghệ phát triển thì 
cung – cầu công nghệ phải gắn kết với nhau, thúc đẩy gia tăng khả năng 
thương mại hóa các sản phẩm KH&CN trên thị trường. 
1.1.3.4. Nguồn lực tài chính đầu tư cho thị trường công nghệ 
 Khai thác tổng hợp các nguồn lực tài chính đóng vai trò vô cùng 
quan trọng trong việc duy trì và thúc đẩy sự phát triển của hàng hóa 
công nghệ trên thị trường thông qua cả vai trò bên cung và bên cầu 
sản phẩm công nghệ. 
1.1.3.5. Trình độ, năng lực của tổ chức KH&CN 
 Các tổ chức KH&CN có vai trò quan trọng trong việc tạo ra sản 
phẩm KH&CN cũng như thực hiện việc thương mại hóa sản phẩm 
KH&CN trên thị trường, nhất là các tổ chức KH&CN công lập. 
1.1.3.6. Mô hình tăng trưởng của nền kinh tế 
 Nếu quốc gia theo đuổi mô hình tăng trưởng dựa vào tri thức của 
con người, sự sáng tạo của con người thì họ sẽ đầu tư để thúc đẩy 
cung – cầu công nghệ cho thị trường và điều đó sẽ tác động làm cho 
thị trường công nghệ phát triển mạnh mẽ và ngược lại. 
1.1.3.7. Mức độ hội nhập quốc tế 
 Mức độ hội nhập quốc tế càng sâu rộng thì quy mô, chủng loại 
hàng hóa công nghệ cũng như quy mô cung - cầu về công nghệ mới 
trên thị trường càng lớn. 
1.2. CÔNG CỤ TÀI CHÍNH VỚI SỰ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG 
CÔNG NGHỆ 
1.2.1. Tài chính và các công cụ tài chính 
1.2.1.1. Tài chính 
 Tài chính là phạm trù kinh tế khách quan, thuộc phạm trù phân 
phối và ra đời gắn liền với các hoạt động KT-XH của con người. 
 Từ các quan niệm khác nhau có thể khái quát quan niệm về tài 
chính như sau: Tài chính phản ánh tổng hợp mối quan hệ giữa các 
chủ thể kinh tế trong quá trình phân phối các nguồn tài chính nhằm 
đáp ứng nhu cầu xã hội cũng như nhu cầu của tổ chức, cá nhân. 
 Tài chính có hai chức năng là: phân phối và kiểm tra giám sát. Vận 
dụng đúng đắn hai chức năng này có tác dụng tích cực trong việc kích 
 8 
 thích phát triển nền kinh tế, góp phần khơi dậy và giải phóng nguồn lực 
trong xã hộivà nâng cao hiệu quả mọi hoạt động KT – XH. 
1.2.1.2. Các công cụ tài chính 
 Công cụ tài chính là công cụ mà chủ thể quản lý vận dụng phạm trù 
tài chính tồn tại khách quan để tác động đến đối tượng quản lý nhằm 
đạt được những mục tiêu KT - XH đã định trước. 
 Các công cụ tài chính chủ yếu được sử dụng bao gồm: 
 Một là: Công cụ chi NSNN 
 Chi NSNN là việc phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm đảm 
bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước theo những 
nguyên tắc nhất định. Đây là công cụ tài chính cơ bản được sử dụng 
để phân phối, sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước cho từng 
hoạt động, thuộc chức năng của Nhà nước trên cơ sở luật định. 
Thông qua chi NSNN, Nhà nước cung kinh phí để đầu tư cho các 
lĩnh vực trong đó có chi đầu tư để phát triển KH&CN cũng như thị 
trường công nghệ. 
 Hai là: Công cụ thuế 
 Thuế là một công cụ tài chính được Nhà nước sử dụng để huy 
động một phần của cải xã hội từ các chủ thể kinh tế - xã hội khác 
vào trong tay Nhà nước. Đồng thời thông qua các chính sách thuế áp 
dụng sẽ có tác động khuyến khích hoặc hạn chế các chủ thể kinh tế - 
xã hội đầu tư phát triển cho các hoạt động liên quan. Chính vì vậy, 
công cụ thuế sẽ tác động mạnh đến việc khuyến khích hay hạn chế 
sự phát triển của thị trường công nghệ. 
 Ba là: Công cụ tín dụng 
 Tín dụng là việc một bên cho vay cung cấp nguồn tài chính cho 
bên đi vay, trong đó bên đi vay sẽ hoàn trả tài chính cho bên cho vay 
trong một thời hạn thỏa thuận và thường kèm theo một khoản tiền 
lãi. Bản chất của tín dụng là biểu hiện mối quan hệ kinh tế gắn liền 
với quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tín dụng nhằm mục đích thỏa 
mãn nhu cầu về vốn tạm thời của chủ thể để phục vụ hoạt động sản 
xuất kinh doanh và theo nguyên tắc hoàn trả trong đó có việc cung 
cấp tài chính để phát triển thị trường công nghệ. 
 Bốn là: Các quỹ đầu tư KH&CN 
 Trong nền kinh tế thị trường, Quỹ đầu tư được xem là một định 
chế tài chính trung gian phi ngân hàng nhằm thu hút tiền nhàn rỗi từ 
 9 
 các nguồn khác nhau để đầu tư vào nhiều lĩnh vực kinh doanh khác 
nhau, đảm bảo lợi ích cho cả người đầu tư lẫn người nhận đầu tư. 
Các quỹ KH&CN là một trong những quỹ đầu tư chuyên sâu cho 
lĩnh vực KH&CN trong đó có phát triển thị trường công nghệ. 
1.2.2. Tác động của các công cụ tài chính đến sự phát triển 
thị trường công nghệ 
1.2.2.1. Tác động của công cụ chi NSNN 
 Đối với thị trường công nghệ, chi NSNN có tác động lớn và ảnh 
hưởng trực tiếp đến mọi hoạt động của lĩnh vực này, cụ thể: 
 - Chi NSNN đầu tư cho thị trường công nghệ được chú trọng vào 
lĩnh vực trọng điểm xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật và đầu tư có 
chiều sâu cho hoạt động NC&PT, thực hiện nghiên cứu ứng dụng 
nhằm cung cấp sản phẩm công nghệ cho thị trường.. 
 - Chi NSNN tác động trực tiếp đến hoạt động của tổ chức KH&CN 
công lập để nghiên cứu tạo ra sản phẩm công nghệ đáp ứng yêu cầu 
của Nhà nước. Mặt khác, Nhà nước cấp kinh phí cho các tổ chức 
KH&CN công lập để “đặt hàng” mua hàng hóa, dịch vụ (thông qua 
đơn đặt hàng) nhằm phục vụ lợi ích công cộng của Nhà nước. 
 - Chi NSNN tập trung vào việc tạo môi trường để thúc đẩy hoạt 
động sáng tạo và đổi mới công nghệ; thực thi và bảo vệ quyền 
SHTT, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức tham 
gia vào thị trường công nghệ; chi đầu tư cho đề tài, đề án, chương 
trình thiết thực liên quan đến phát triển thị trường công nghệ; xây 
dựng đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao,... 
 - Thông qua công cụ chi NSNN để thực hiện tổ chức hoạt động 
xúc tiến thị trường công nghệ, tổ chức “chợ công nghệ” để tăng giá 
trị giao dịch mua bán các sản phẩm, dịch vụ KH&CN. 
 Như vậy, chi NSNN tác động đến việc thúc đẩy tăng nguồn cung, 
nhu cầu công nghệ, tăng sự gắn kết cung - cầu công nghệ cũng như 
việc CGCN trên thị trường. 
1.2.2.2. Tác động của công cụ thuế 
 Với tư cách là một công cụ tài chính, thuế có ảnh hưởng trực tiếp 
đến hoạt động của các DN, tổ chức KH&CN; tác động đến các lĩnh 
vực như SHTT; CGCN; các dịch vụ về thông tin, tư vấn, đào tạo, bồi 
dưỡng; phổ biến, ứng dụng thành tựu KH&CN trong các lĩnh vực KT - 
XH. Việc miễn, giảm thuế đúng đắn đối với thị trường công nghệ 
 10 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_su_dung_cong_cu_tai_chinh_thuc_day_phat_trien_thi_tr.pdf