Luận án Ảnh hưởng của thông tin tội phạm trên truyền hình đối với công chúng ở Việt Nam (khảo sát kênh VTV1, ANTV năm 2016, 2017)
Tội phạm được xem xét như một nhân tố làm cản trở sự vận động và phát
triển của xã hội. Tuy nhiên, thông tin tội phạm (TTTP) trên báo chí lại là những
thông tin thu hút sự quan tâm, tạo ra những cảm xúc mạnh đối với công chúng
- bởi những thông tin bất thường, có tính xung đột trong xã hội được coi là
những tiêu chí của tin tức.
Từ nhiều năm nay, TTTP trên báo chí luôn chiếm tỷ lệ rất lớn và xuất hiện ở
hầu khắp các ấn phẩm, các loại hình báo chí. Với ưu thế về hình ảnh, âm thanh,
phương thức, hạ tầng truyền dẫn - phát sóng, thông tin tội phạm trên truyền hình
(TTTP trên TH) nói riêng và báo chí nói chung đã được tiếp cận, khai thác từ nhiều
góc độ, thể hiện tính dân chủ, công khai trong thông tin và thực hiện quyền tiếp cận
thông tin của người dân; ảnh hưởng tích cực đến dư luận, đời sống xã hội, đời sống
tinh thần của người dân.
Tuy nhiên, khi internet, công nghệ thông tin số, báo mạng điện tử, trang
tin điện tử phát triển mạnh cùng với số lượng rất lớn người dân tham gia mạng
xã hội cho thấy một thực tế: việc phản ánh một cách tràn lan, thiếu tính định
hướng TTTP trên báo chí nhất là báo mạng điện tử, trang tin điện tử của một
số cơ quan báo chí dẫn đến xuất hiện nhiều thông tin tiêu cực, thông tin một
chiều gây bức xúc dư luận. Một số cơ quan báo chí đưa tin không đúng sự thật,
thiếu nhạy cảm về chính trị, đăng tải quá nhiều thông tin về mặt trái của xã hội;
tình trạng kết án vụ việc, hiện tượng mà không cần xem xét tới quy định của
pháp luật; tình trạng “suy đoán có tội” phát triển trong báo chí gây thiệt hại lớn
đến uy tín, danh dự, tài sản các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp Thêm vào đó,
nhiều TTTP, vụ việc được trích dẫn, phản ánh tràn lan, thiếu kiểm soát trên
mạng xã hội, công chúng sẽ gặp không ít khó khăn trong việc tiếp nhận, xử lý
thông tin.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Ảnh hưởng của thông tin tội phạm trên truyền hình đối với công chúng ở Việt Nam (khảo sát kênh VTV1, ANTV năm 2016, 2017)
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN NGUYỄN ĐĂNG KHANG ẢNH HƯỞNG CỦA THÔNG TIN TỘI PHẠM TRÊN TRUYỀN HÌNH ĐỐI VỚI CÔNG CHÚNG Ở VIỆT NAM (Khảo sát kênh VTV1, ANTV năm 2016, 2017) LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ HỌC HÀ NỘI, 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN NGUYỄN ĐĂNG KHANG ẢNH HƯỞNG CỦA THÔNG TIN TỘI PHẠM TRÊN TRUYỀN HÌNH ĐỐI VỚI CÔNG CHÚNG Ở VIỆT NAM (Khảo sát kênh VTV1, ANTV năm 2016, 2017) LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ HỌC Chuyên ngành : Báo chí học Mã ngành : 9 32 01 01 Người hướng dẫn khoa học Hướng dẫn 1 Hướng dẫn 2 PGS, TS. Đinh Thị Thúy Hằng PGS, TS. Đỗ Cảnh Thìn HÀ NỘI, 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS, TS. Đinh Thị Thúy Hằng; PGS, TS. Đỗ Cảnh Thìn. Các số liệu thống kê, kết quả nghiên cứu, phát hiện mới của luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào trước đây. Luận án có sử dụng, phát triển, kế thừa một số tư liệu, số liệu, kết quả nghiên cứu từ các sách, giáo trình, tài liệu... liên quan đến nội dung luận án. Hà Nội, ngày.....tháng.....năm 2021 TÁC GIẢ Nguyễn Đăng Khang DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ANNM An ninh ngày mới ANTQ An ninh tổ quốc ANTT An ninh trật tự ANTV Truyền hình Công an nhân dân BC-TT Báo chí-Truyền thông BTV Biên tập viên CQBC Cơ quan báo chí CTV Cộng tác viên MXH Mạng xã hội PT-TH Phát thanh-Truyền hình PV Phóng viên PVS Phỏng vấn sâu TKBT Thư ký biên tập TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh TSAN Thời sự an ninh TTĐC Truyền thông đại chúng TTTP trên TH Thông tin tội phạm trên truyền hình TTTP Thông tin tội phạm VHXH Văn hóa xã hội VTV Đài Truyền hình Việt Nam VTV1 Kênh Thời sự chính trị tổng hợp DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Phân loại tội phạm ........................................................................ 47 Bảng 2.1: Cơ cấu mẫu khảo sát ..................................................................... 71 Bảng 2.2: Nghề nghiệp của người trả lời ...................................................... 71 Bảng 2.3: Trình độ học vấn của người trả lời ............................................... 72 Bảng 2.4: Mức sống của người tham gia khảo sát ........................................ 73 Bảng 2.5: Cơ cấu mẫu khảo sát thực nghiệm và thảo luận nhóm ................. 73 Bảng 2.6: Nghề nghiệp của người tham gia thực nghiệm và thảo luận nhóm .. 74 Bảng 2.7: Cơ cấu mẫu khảo sát tin, bài thông tin tội phạm ............................... 74 Bảng 2.8: Khác biệt về mức độ tiếp cận thông tin trên VTV1 và ANTV giữa các tỉnh, thành phố, khu vực và độ tuổi ................................................ 89 Bảng 2.9: Tình hình theo dõi những vụ án nổi bật trong năm 2016-2017 của công chúng ............................................................................................. 98 Bảng 2.10: Đánh giá của công chúng về những ưu điểm trong việc phản ánh thông tin tội phạm trên VTV1 và ANTV ..................................... 104 Bảng 2.11: Tương quan giữa trình độ học vấn và ảnh hưởng của thông tin tội phạm trên truyền hình đối với công chúng .................................... 121 Bảng 2.12: Đánh giá của công chúng về những hạn chế trong việc phản ánh thông tin tội phạm trên VTV1 và ANTV ............................................ 129 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Thể loại và hình ảnh sử dụng trong tin, bài về thông tin tội phạm giai đoạn 2016-2017 ..................................................................... 75 Biểu đồ 2.2: Số lượng tin, bài thông tin tội phạm trên các chương trình được khảo sát của VTV1 và ANTV ....................................................... 76 Biểu đồ 2.3: Nguồn cung cấp tin, bài thông tin tội phạm trong giai đoạn 2016 - 2017 trên VTV1 và ANTV ......................................................... 78 Biểu đồ 2.4: Các loại tội phạm trong các chương trình khảo sát được phát sóng trên VTV1 và ANTV .................................................................... 79 Biểu đồ 2.5: Giai đoạn phát sóng về vụ việc trong thông tin tội phạm trên VTV1 và ANTV trong giai đoạn 2016-2017.................................................80 Biểu đồ 2.6: Nội dung thông tin tội phạm được đề cập nhiều nhất trên VTV1 và ANTV giai đoạn 2016-2017 ..................................................... 81 Biểu đồ 2.7: Cách thể hiện thông tin liên quan đến người phạm tội/bị tình nghi là tội phạm trong các tin bài của VTV1 và ANTV trong giai đoạn 2016-2017 .................................................................................... 83 Biểu đồ 2.8: Thực trạng tiếp cận thông tin tội phạm của công chúng qua các kênh thông tin hiện nay ................................................................. 85 Biểu đồ 2.9: Mức độ tiếp cận thông tin tội phạm trên 02 kênh truyền hình VTV1 và ANTV trong năm 2016-2017 ........................................ 87 Biểu đồ 2.10: Mức độ tiếp cận thông tin tội phạm trong các chương trình của VTV1 và ANTV trong năm 2016-2017 ........................................ 90 Biểu đồ 2.11: Mức độ ảnh hưởng của thông tin tội phạm trên truyền hình đối với công chúng ............................................................................. 94 Biểu đồ 2.12: Nhận định của công chúng về những loại tội phạm được đề cập nhiều hơn trên VTV1 và ANTV ................................................... 96 Biểu đồ 2.13: Lí do công chúng quan tâm nhất đến vụ án .............................. 100 Biểu đồ 2.14: Đánh giá của công chúng về việc phản ánh thông tin về những vụ án nổi bật trên VTV1 và ANTV trong năm 2016-2017 ........... 101 Biểu đồ 2.15: Những ảnh hưởng tích cực của thông tin tội phạm trên truyền hình đến bản thân người trả lời .................................................... 103 Biểu đồ 2.16: Đối tượng thường được công chúng trao đổi thông tin tội phạm sau khi xem trên VTV1, ANTV .................................................. 106 Biểu đồ 2.17: Khác biệt trong ảnh hưởng tiêu cực: cảm thấy đạo đức xuống cấp giữa những người tiếp cận thông tin tội phạm trên VTV1 và ANTV ................................................................................... 111 Biểu đồ 2.18: Đánh giá những ảnh hưởng tiêu cực đối với công chúng từ thông tin tội phạm ................................................................................ 113 Biểu đồ 2.19: Ảnh hưởng của thông tin tội phạm trên VTV1 và ANTV đối với công chúng khu vực nông thôn và đô thị ..................................... 116 Biểu đồ 2.20: Ảnh hưởng của thông tin tội phạm trên VTV1 và ANTV đối với công chúng xét theo tỉnh/thành phố khảo sát ............................... 117 Biểu đồ 2.21: Khác biệt của người trả lời trong việc quan tâm đến công tác phòng chống tội phạm ................................................................ 118 Biểu đồ 2.22: Khác biệt trong ảnh hưởng tích cực của thông tin tội phạm trên truyền hình đến công chúng theo các nhóm tiếp cận thông tin trên VTV1, ANTV ............................................................................ 123 Biểu đồ 2.23: Nội dung thông tin tội phạm phát sóng trên ANTV và VTV1 .. 125 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Các yếu tố tác động đến sự ảnh hưởng của thông tin tội phạm trên truyền hình đối với công chúng .................................................................... 126 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ DANH MỤC SƠ ĐỒ MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................. 14 Chương 1: LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA THÔNG TIN TỘI PHẠM TRÊN TRUYỀN HÌNH ĐỐI VỚI CÔNG CHÚNG .............. 37 1.1. Các khái niệm công cụ ...................................................................... 37 1.2. Phân loại thông tin tội phạm .............................................................. 46 1.3. Vai trò và ảnh hưởng của thông tin tội phạm trên truyền hình ........... 50 1.4. Tiêu chí và thang đo ảnh hưởng của thông tin tội phạm .................... 63 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA THÔNG TIN TỘI PHẠM TRÊN TRUYỀN HÌNH ĐỐI VỚI CÔNG CHÚNG .............. 67 2.1. Thông tin tổng quan về khảo sát .............................................................. 67 2.2. Thực trạng cung cấp thông tin tội phạm trên truyền hình........................ 75 2.3. Những ảnh hưởng của thông tin tội phạm trên truyền hình ........................ 84 2.4. Thành công, hạn chế và nguyên nhân .................................................... 127 Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC CỦA THÔNG TIN TỘI PHẠM TRÊN TRUYỀN HÌNH ......................... 136 3.1. Một số vấn đề đặt ra hiện nay đối với sự ảnh hưởng của thông tin tội phạm trên truyền hình ..................................................................... 136 3.2. Giải pháp nâng cao ảnh hưởng tích cực của thông tin tội phạm ....... 140 3.3. Đề xuất bộ quy tắc khi thông tin tội phạm ....................................... 153 KẾT LUẬN ................................................................................................... 162 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 166 PHỤ LỤC 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Tội phạm được xem xét như một nhân tố làm cản trở sự vận động và phát triển của xã hội. Tuy nhiên, thông tin tội phạm (TTTP) trên báo chí lại là những thông tin thu hút sự quan tâm, tạo ra những cảm xúc mạnh đối với công chúng - bởi những thông tin bất thường, có tính xung đột trong xã hội được coi là những tiêu chí của tin tức. Từ nhiều năm nay, TTTP trên báo chí luôn chiếm tỷ lệ rất lớn và xuất hiện ở hầu khắp các ấn phẩm, các loại hình báo chí. Với ưu thế về hình ảnh, âm thanh, phương thức, hạ tầng truyền dẫn - phát sóng, thông tin tội phạm trên truyền hình (TTTP trên TH) nói riêng và báo chí nói chung đã được tiếp cận, khai thác từ nhiều góc độ, thể hiện tính dân chủ, công khai trong thông tin và thực hiện quyền tiếp cận thông tin của người dân; ảnh hưởng tích cực đến dư luận, đời sống xã hội, đời sống tinh thần của người dân. Tuy nhiên, khi internet, công nghệ thông tin số, báo mạng điện tử, trang tin điện tử phát triển mạnh cùng với số lượng rất lớn người dân tham gia mạng xã hội cho thấy một thực tế: việc phản ánh một cách tràn lan, thiếu tính định hướng TTTP trên báo chí nhất là báo mạng điện tử, trang tin điện tử của một số cơ quan báo chí dẫn đến xuất hiện nhiều thông tin tiêu cực, thông tin một chiều gây bức xúc dư luận. Một số cơ quan báo chí đưa tin không đúng sự thật, thiếu nhạy cảm về chính trị, đăng tải quá nhiều thông tin về mặt trái của xã hội; tình trạng kết án vụ việc, hiện tượng mà không cần xem xét tới quy định của pháp luậ ... thông tin sẽ tốt hơn những nhóm khác. TV6. Học vấn cao thì người ta để tâm hơn đến lý do, phân tích để xử lý còn người bình thường thì chỉ xem thông tin, tiếp nhận thôi không suy nghĩ sâu. Học cao thì biết tầm quan trọng của thông tin và cũng biết cách truyền đạt lại cho mọi người hơn mình. 4. Ông/Bà hãy cho biết những thông tin tội phạm trên có ảnh hưởng tiêu cực đến ông bà không? (ví dụ trong bảng) Tại sao có những ảnh hưởng đó? TV1. Tiêu cực thì không có đâu, có chăng tác động xấy là có những người nhẹ dạ cả tin thấy thông tin tuyên truyền như vậy nhưng bị xúi dục nên học theo thôi. Các vụ cướp giật cũng như vậy, cũng chủ yếu là do lòng tham con người mà làm theo thôi chứ không phải là do mình nói nhiều, tuyên truyền nhiều mà có. TV2. Khi đưa nhiều thông tin thì chắc là sẽ có nhưng ít, đặc biệt là người ta chỉ hoang mang, mất lòng tin khi thấy nhiều cán bộ tham nhũng thôi, chứ tội phạm bắt được càng nhiều thì càng mừng chứ sao lại lo. Các thành viên khác cũng đồng tình, với các quan điểm trên 5. Ông/Bà có đề xuất gì về việc cung cấp các thông tin tội phạm trên truyền hình, ví dụ cụ thể: (thảo luận cụ thể ở từng tin, bài) TV1. Đề xuất thì tôi không có, như hiện nay là tốt rồi. TV2. Tôi thấy nên đưa nhiều thông tin về các vụ việc của cán bộ tham nhũng, đưa càng nhiều để người dân chúng tôi biết họ bị xử phạt ra sao. TV4. Em thấy đưa thông tin nhiều về các vụ lừa đảo qua mạng hơn. 6. Bài học ông/bà rút ra từ các thông tin tội phạm vừa xem là gì? Ông bà có dự định chia sẻ thông tin mình biết được trên cho mọi người? Cụ thể là những ai, cách chia sẻ? TV3. Với em thì bài học rút ra là phải cẩn thận phòng chống hơn nữa, mình sơ hở là dễ dàng bị trộm cắp vào nhà như cái clip vừa xong ngay. Rồi không tham gia vào các mạng xã hội lừa đảo, các thông tin tài khoản ngân hàng là cứ phải cẩn thận. Về phải bảo lại với chồng ngay. TV 4. Em thì thấy các thông tin đều tốt, học được nhiều. TV1. Bài học thì cũng rút ra được rồi, mình biết các vụ trộm cắp, bạo hành gia đình rồi các vụ lừa đảo như vậy thì cũng phải về chia sẻ với mọi người, chia sẻ với gia đình mình rồi khi họp dân thấy lúc nào phù hợp thì sẽ đưa ra để cảnh báo mọi người tránh bị lừa đảo đặc biệt là tránh trộm cắp. Thảo luận nhóm người dân Địa điểm: Nhà văn hóa tổ dân phố số 2, phường Phú Mỹ, quận Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh I. Thành phần tham gia thảo luận: Thành viên 1 (TV1) - Nguyễn Mạnh T. 62 tuổi Thành viên 2 (TV2) - Võ T. 70 tuổi Thành viên 3 (TV3) - Chu Thị G. 25 tuổi Thành viên 4 (TV4) - Hoàng Xuân V. 38 tuổi Thành viên 5 (TV5) - Nguyễn Văn K. 53 tuổi II. Chiếu các clip về thông tin tội phạm: - Tin bài về loại hình tội phạm cho vay lãi nặng - Tin bài về loại hình tội phạm giết người - Tin bài về loại hình tội phạm xúc phạm quốc kỳ - Phóng sự về loại hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng xã hội - Phóng sự về loại hình tội phạm trộm cắp tài sản - Phóng sự về nguy cơ tiềm ẩn của bạo lực gia đình và các vụ án liên quan III. Nội dung thảo luận Phần 1: Các câu hỏi chung 1. Ông/Bà đã từng xem thông tin tội phạm qua kênh truyền hình VTV1, ANTV? TV1. Trong này ít coi truyền hình (VTV1 và ANTV) coi đài thành phố là nhiều. Tôi là người Bắc vô đây thì mới coi thôi chứ người khác thì ít lắm. TV3. Dạ, tụi em cũng từng có coi qua rồi. TV2, TV4 cũng đã từng xem. TV5 chưa từng xem cả hai kênh. 2. Ông/bà thường quan tâm, theo dõi những thông tin về chủ đề gì trên các kênh truyền hình trên (thông tin về tội phạm, an ninh trật tự, thông tin về an toàn giao thông, thông tin thời tiết, thông tin an ninh quốc tế, thông tin tài chính - kinh doanh.) TV2. Thì mình coi các vụ án, thông tin thời sự rồi thời tiết và các cái khác nữa. TV1. Tôi coi thời sự là thường xuyên bữa nào cũng coi này, ngoài ra thì mình cũng coi thêm các thông tin khác như mọi người thôi, thời tiết, thể thao rồi an ninh trật tự. TV3. Em ít khi coi tivi lắm thường xem trên mạng với coi báo là chính TV5. Truyền hình thì mình coi cái tin tức xã hội này kia, coi xem trong ngày có tin gì mới, mình cập nhật vậy. TV4. Tôi cũng như mọi người thui, không có gì đặc biệt 3. Đối với những thông tin về tội phạm, khi theo dõi ông bà mong muốn được cung cấp những thông tin gì? (khung hình phạt, cách thức hoạt động, cách phòng tránh đối với tội phạm cho vay, tội phạm giết người, tội phạm trộm cắp.) TV2. Tôi rất thường xuyên theo dõi tivi, theo tôi những năm gần đây xuất hiện ngày càng nhiều các vụ án nghiêm trọng và các vụ án liên quan đến cán bộ cấp cao. Điều tôi quan tâm nhất khi theo dõi các vụ án này là tại sao bây giờ lại xảy ra nhiều vụ án tham ô, tham nhũng như vậy và hơn nữa là càng liên quan đến cán bộ cấp cao thì số tiền thiệt hại càng lớnCác vụ án này tôi phải theo dõi và xem là cách xử lý ra sao, làm thế nào để thu hồi lại cho nhà nước và nhân dân. TV3. Tụi em thì ít coi nên truyền hình có đưa thì đưa thông tin nào ngắn gọn, tóm tắt cho mình thì tốt, những tin nào liên quan đến tội phạm mình thấy hay thì mình vô mạng xem thêm sau. TV5. Tôi thì nghĩ mình xem những cái tin về tội phạm thì mình phải có những tin về cách làm sao mình phòng tránh, không có bị mắc phải những trường hợp đó nữa. Tội phạm trộm cắp cướp giật thì nhiều lắm, quan trọng là mình tránh được nó. 4. Ông/Bà cảm thấy thế nào khi xem thông tin tội phạm trên truyền hình (sợ hãi, yên tâm vì có lực lượng công an, cần đề phòng hơn, không cảm nhận gì...) Lý do? TV1. Trời ơi, coi xong thì mình cũng thấy ghê chứ bộ. Ai coi vụ giết người mà thấy vui cho nổi, phải thấy lo lắng chớ. TV2. Xem xong thì cũng thấy mấy anh công an của mình giỏi nhiều vụ khó tưởng chừng như không tìm được mà cũng xét ra được. Mấy anh cũng giúp ngăn chặn cướp giật mình cũng phải yên tâm hơn chứ. TV4. Tôi thấy cần đề phòng hơn nữa, mình ra đường mình cũng coi trước coi sau, túi xách với bóp thì cũng phải cất cho kỹ tránh kẻ gian tận dụng sơ hở của mình cướp giật. Các thành viên khác cũng đồng tình. 5. Thông thường, sau khi tiếp cận các thông tin về tội phạm hành động của ông/bà là gì? Những nội dung nào khiến ông bà cảm thấy mình cần có hành động đi tuyên truyền, giới thiệu cho người khác luôn? TV1. Coi nhiều thông tin thì cũng thấy mình cần đi tuyên truyền cho người xung quanh mình. MÌnh thấy những thông tin tội phạm thấy nguy hiểm thì phải nói lại cho bà con lối xóm, con cái trong nhà ra đường cẩn thận trộm cướp bữa nay nhiều thì biết mà tránh. TV3. Em thì em nghĩ là những thông tin nào mà liên quan trực tiếp tới mình hoặc mình thấy nó dễ xảy ra tại khu vực của mình thì mình sẽ đi chia sẻ lại cho moi người ạ. 6. Những thông tin tội phạm trên truyền hình có ảnh hưởng tiêu cực đến người xem không? Đó là những thông tin nào? Theo ông bà, làm thế nào để hạn chế những thông tin tiêu cực đó? TV2. Khi nãy cũng có nói rồi đó, mình coi thì mình cũng phải lo lắng, thấy nguy hiểm chứ sao mà tránh được. Còn để tránh thì khó lắm à, các anh đưa tin thì mỗi người lại có một cảm xúc khác nhau sao mà như nhau hết được. TV1. Tôi thấy là mình coi thông tin thì mình thấy tốt chứ, xem để biết mà tránh mà dạy con cháu sao cho nó không mắc phải những vụ việc như vậy. Cái đó là cái tốt mà chứ cái mà như anh nói là tiêu cực thì cũng không phải là nhiều đâu à. TV3, TV4, TV5: đồng tình với TV1. Phần 2: Các câu hỏi cụ thể 1. Những nội dung clip trên có phải là những thông tin mà ông/bà thường quan tâm, theo dõi hằng ngày không? Những thông tin nào là mới và nhờ xem clip mà ông bà mới nắm được thông tin (loại tội phạm, phương thức, thủ đoạn, nội dung cảnh báo)? Các thành viên đều đồng tình là những thông tin được xem là tin tức họ quan tâm hàng ngày. 2. Ông bà hãy chia sẻ thông tin về những loại tội phạm được đề cập ở trên mà ông bà đã biết? (khung hình phạt, cách thức hoạt động, cách phòng tránh đối với tội phạm cho vay, tội phạm giết người, tội phạm trộm cắp.) TV1. Thông tin thì đều đã biết rồi chỉ có cái tội mà chặt cờ thì mới có thấy thấy lần đầu thôi à. Mình coi thì biết là đó là tội chứ ao mà biết được tội đó bao nhiêu năm tù hay phạt như thế nào đâu. TV2. Tôi thường xuyên theo dõi nên tôi biết mấy cái vụ này, mấy cái tội giết người, trộm cắp mấy anh vẫn đưa suốt đó thôi. Gần đây có nhiều loại lừa đảo qua mạng, điện thoại thì cũng mới mới. Các thành viên khác cũng đồng tình với TV1. 3. Ông/Bà hãy cho biết các thông tin tội phạm trên có những ảnh hưởng tích cực nào tới mình? Tại sao? TV1. Khi nãy có nói rồi, thấy thì cũng sợ nhưng mà cái được là mình coi để biết phòng tránh vậy à. Những cái đó theo như các anh thì đó là tích cực đấy mà. TV2. Xem xong thì thấy có thêm kiến thức, như nãy tôi có nói là biết thêm về mấy loại lừa đảo qua mạng, qua điện thoại đó. Mình biết để tránh với dạy lại con cháu cho nó khỏi có mắc phải. TV3. Em cũng như các bác, ngoài ra đúng là cái tội xúc phạm quốc kỳ là mới thấy lần đầu. TV4, TV5, không có ý kiến. 4. Ông/Bà hãy cho biết những thông tin tội phạm trên có ảnh hưởng tiêu cực đến ông bà không? (ví dụ trong bảng) Tại sao có những ảnh hưởng đó? TV1. Nếu mà như các anh nói thì các cái đó là có, mỗi cái một chút. TV5. Như bác T có nói đó, mình coi thì mình cũng có hết các cảm giác đó thôi, cái nào mà nguy hiểm quá thì mình cũng phải lo. TV2. Mình coi thì mình thấy lo lắng, sao lại xuất hiện nhiều loại tội phạm đến thế, bữa giờ ít thấy có mà bây giờ sao lắm quá. Nào cướp giật rồi giờ lại cả lừa đảo nữa. Các thành viên khác đồng ý với TV1 và TV5. 5. Ông/Bà có đề xuất gì về việc cung cấp các thông tin tội phạm trên truyền hình, ví dụ cụ thể: TV1. Mình già mình có thời gian coi tivi, gặp gỡ bạn bè rồi tham gia cái này cái kia chứ bọn trẻ thì đi làm tối ngày lấy đâu thời gian mà coi tivi. Sáng sớm đã đi làm rồi đến khuya mới về nhà tắm gội, cho sắp nhỏ ăn uống xong là cũng hết thời gian rồi. Tụi đó là chỉ có coi xong rồi để đó thui. TV3. Theo em là nếu mà được thì mình cứ đưa các tin theo dạng tóm tắt vậy, mình tóm lại thông tin xong rồi chi tiết thì tụi em có thể tự tìm kiếm thêm. Chứ giờ không có thời gian mà coi luôn. TV2. Các anh nên đưa nhiều các tin về các vụ án liên quan đến các lãnh đạo cao cấp của mình, để tụi tôi coi xem thực tế nó như nào sao mà lại nhiều vụ tham nhũng đến vậy. Rồi xử án các ổng ra sao nữa. TV5, TV4 không có ý kiến. 6. Bài học ông/bà rút ra từ các thông tin tội phạm vừa xem là gì? Ông bà có dự định chia sẻ thông tin mình biết được trên cho mọi người? Cụ thể là những ai, cách chia sẻ? TV3. Em biết thêm về loại tội xỉ nhục quốc kỳ, rồi cách phòng tránh lừa đảo trộm cắp, cái đó là cái em ấn tượng nhất đó. Để khi về nhà em về kể cho má coi. TV1, TV2: đều đồng tình việc chia sẻ thêm với gia đình để thông tin cho họ biết phòng tránh các loại tội trộm cướp và lừa đảo. TV4: Tôi thì thấy có thêm kiến thức về mấy cái vụ trộm cắp, xem rồi mình về nhà cũng phải cẩn thận hơn, khóa cửa này kia nữa. Về coi bảo lại vợ con trước khi đi ngủ phải khóa lại tránh trộm cắp. TV5. Cũng đồng tình với các ý kiến khác.
File đính kèm:
- luan_an_anh_huong_cua_thong_tin_toi_pham_tren_truyen_hinh_do.pdf
- TÓM TẮT (TIẾNG ANH).pdf
- TÓM TẮT (TIẾNG VIỆT).pdf
- TRANG THÔNG TIN NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI (TIẾNG ANH).pdf
- TRANG THÔNG TIN NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI (TIẾNG VIỆT).pdf