Luận án Cải cách hệ thống ngân hàng Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2005 và một số hàm ý cho Việt Nam
Trải qua hơn 30 năm đổi mới, ngành ngân hàng Việt Nam đã hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ của mình, luôn giữ vai trò quan trọng là huyết mạch của nền kinh tế, là
hơi thở trong mọi hoạt động của đời sống xã hội, là nhân tố không thể thiếu để tập
trung nguồn lực vốn cho phát triển đất nước. Những thành tựu kinh tế xã hội rực rỡ mà
Việt Nam đạt được trong công cuộc đổi mới, vai trò, vị thế của Việt Nam ngày càng
được khẳng định trên trường quốc tế là có sự đóng góp rất lớn của ngành ngân hàng.
Cũng vì lẽ đó mà hoạt động ngân hàng rất nhạy cảm, nếu không đảm bảo an toàn thì
dễ gây tổn thương nặng nề cho nền kinh tế.
Việc mở cửa thị trường ngân hàng, tài chính là xu thế tất yếu trong bối cảnh
hội nhập quốc tế, nhất là kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO đã mang lại rất nhiều cơ
hội cũng như thách thức cho hệ thống NHTM Việt Nam. Các NHTM Việt Nam phải
đối mặt với cạnh tranh gay gắt hơn từ các ngân hàng nước ngoài đến từ các khu vực
tài chính phát triển như Mỹ, Châu Âu, Singapore, Nhật Bản, . và chịu tác động của
những biến động trên thị trường tài chính quốc tế nhiều hơn. Cuộc khủng hoảng tài
chính và suy giảm kinh tế toàn cầu kéo dài từ năm 2008 và đến nay vẫn còn để lại
hậu qua nặng nề ở nhiều quốc gia, đặc biệt là ở Mỹ mà nguyên nhân chính là sự yếu
kém của hệ thống NHTM. Điều đó buộc các quốc gia phải quan tâm, đánh giá lại
toàn bộ hoạt động của các NHTM để đảm bảo cho các NHTM thích nghi được với
nhu cầu phát triển mới trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đầy biến động. Ở Việt
Nam, khi mà thị trường chứng khoán chưa phát triển, gánh nặng về vốn còn dồn lên
vai các NHTM thì việc giữ cho hệ thống NHTM ổn định và lành mạnh càng cần phải
đặc biệt quan tâm. Do đó, việc tiếp tục đổi mới, cải cách hệ thống ngân hàng, xây
dựng một hệ thống ngân hàng lành mạnh là yêu cầu cần thiết. Việt Nam đang trong
quá trình tái cơ cấu kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng trong điều
kiện hệ thống ngân hàng yếu kém và gặp nhiều khó khăn về ngân sách; trong quá
trình hội nhập, tự do hóa tài chính ngày càng sâu rộng. Những khó khăn trong cải
cách hệ thống ngân hàng đòi hỏi Việt Nam phải tham khảo kinh nghiệm các nước đi
trước để điều chỉnh các cơ chế, chính sách xử lý nợ xấu của mình
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Cải cách hệ thống ngân hàng Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2005 và một số hàm ý cho Việt Nam
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHAN THỊ THU HIỀN CẢI CÁCH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 1990 – 2005 VÀ MỘT SỐ HÀM Ý CHO VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI, 2021 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHAN THỊ THU HIỀN CẢI CÁCH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 1990 – 2005 VÀ MỘT SỐ HÀM Ý CHO VIỆT NAM Chuyên ngành : Kinh tế Quốc tế Mã số : 9.31.01.06 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Lê Hoàng Nga 2. TS. Phạm Thị Nguyệt HÀ NỘI, 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả luận án Phan Thị Thu Hiền MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án ............................................................ 2 2.1. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................................2 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................................3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án ............................................................. 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án .............................................................................3 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án ................................................................................3 4. Phương pháp nghiên cứu của luận án ............................................................................ 4 4.1. Phương pháp luận .........................................................................................................4 4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể .................................................................................4 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án .......................................................................... 5 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án ........................................................................ 6 7. Kết cấu của luận án ........................................................................................................... 6 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ...... 7 1.1. Tình hình nghiên cứu về cải cách hệ thống ngân hàng ..........................................7 1.2. Tình hình nghiên cứu về cải cách hệ thống ngân hàng tại Nhật Bản .............. 15 1.3. Tình hình nghiên cứu về cải cách hệ thống ngân hàng tại Việt Nam .............. 20 1.4. Nhận xét, đánh giá và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu ........................... 25 1.4.1. Một số nhận xét, đánh giá về tình hình nghiên cứu ................................................................. 25 1.4.2. Khoảng trống và hướng nghiên cứu của luận án .................................................................... 25 Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẢI CÁCH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG ....................................................................................................................... 28 2.1. Một số khái niệm ........................................................................................................ 28 2.1.1. Hệ thống ngân hàng ..................................................................................................................... 28 2.1.2. Cải cách hệ thống ngân hàng ..................................................................................................... 32 2.2. Động lực cải cách hệ thống ngân hàng ................................................................... 35 2.3. Đối tượng, mục tiêu, nguồn lực tài chính để cải cách hệ thống ngân hàng .... 37 2.3.1. Chủ thể cải cách ............................................................................................................................ 37 2.3.2. Đối tượng cải cách ....................................................................................................................... 37 2.3.3. Mục tiêu cải cách .......................................................................................................................... 38 2.3.4. Nguồn lực tài chính để thực hiện cải cách ................................................................................ 39 2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến cải cách hệ thống ngân hàng của một quốc gia 40 2.5. Tiêu chí đánh giá hiệu quả quá trình cải cách ...................................................... 42 2.6. Nội dung, các bước thực hiện cải cách hệ thống ngân hàng .............................. 44 2.6.1. Tổ chức, sắp xếp lại bộ máy, hệ thống ....................................................................................... 45 2.6.2. Sáp nhập và giải thể ngân hàng yếu kém .................................................................................. 46 2.6.3. Cơ cấu lại vốn chủ sở hữu ........................................................................................................... 47 2.6.4. Xử lý nợ xấu ................................................................................................................................... 48 2.6.5. Thành lập cơ quan đặc trách xử lý nợ xấu ............................................................................... 51 2.6.6. Nâng cao công tác quản trị ngân hàng và trao quyền độc lập .............................................. 52 2.6.7. Cải cách hoạt động của cơ quan giám sát. ............................................................................... 54 Chương 3: THỰC TRẠNG CẢI CÁCH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 1990 - 2005 ............................................................................................................... 58 3.1. Tổng quan hệ thống ngân hàng Nhật Bản và những nhân tố tác động đến cải cách hệ thống ngân hàng Nhật Bản giai đoạn 1990 - 2005 ........................................ 58 3.1.1. Khái quát kinh tế vĩ mô và hệ thống ngân hàng Nhật Bản ..................................................... 58 3.1.2. Những nhân tố tác động đến cải cách hệ thống ngân hàng Nhật Bản ................................. 65 3.2. Các biện pháp cải cách hệ thống ngân hàng Nhật Bản ...................................... 76 3.2.1. Ổn định hệ thống ngân hàng ....................................................................................................... 77 3.2.2. Tái cấu trúc ngành ngân hàng: Tái cấp vốn công và xử lý nợ xấu ....................................... 79 3.2.3. Loại bỏ ngân hàng yếu kém ...................................................................................................... 83 3.2.4. Cải cách hệ thống ngân hàng gắn với tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp .......................... 87 3.2.5. Thiết lập một khuôn khổ giám sát và điều tiết dựa trên thị trường........................................ 90 3.3. Đánh giá về quá trình cải cách hệ thống ngân hàng Nhật Bản từ năm 1990 đến năm 2005 .............................................................................................................................. 93 3.3.1. Những kết quả đạt được ............................................................................................................... 93 3.3.2. Những tồn tại, hạn chế ................................................................................................................. 99 3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại ................................................................................ 100 Chương 4: BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ CẢI CÁCH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG NHẬT BẢN VÀ MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM TRONG CẢI CÁCH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG ............................................................................... 104 4.1. Những bài học kinh nghiệm từ cải cách hệ thống ngân hàng Nhật Bản ....... 104 4.1.1. Bài học về cách thức điều tiết nền kinh tế thông qua các công cụ chính sách tiền tệ ....... 104 4.1.2. Bài học về ứng phó khi có khủng hoảng xảy ra ..................................................................... 107 4.1.3. Bài học về xử lý nợ xấu .............................................................................................................. 109 4.1.4. Bài học về cải cách hệ thống ngân hàng phải đi đôi với tái cấu trúc doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước. ....................................................................................................................... 111 4.2. Thực tiễn cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam: Những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân ...................................................................................................................... 113 4.2.1. Hệ thống ngân hàng Việt Nam trước yêu cầu cải cách ........................................................ 113 4.2.2. Những thành tựu, hạn chế của quá trình cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2012 – 2020 ............................................................................................................................................ 119 4.3. Khuyến nghị giải pháp cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam từ góc độ kinh nghiệm cải cách hệ thống ngân hàng Nhật Bản ........................................................ 131 4.3.1. Giải pháp nâng cao năng lực điều tiết nền kinh tế thông qua các công cụ chính sách ... 131 4.3.2. Giải pháp nâng cao khả năng ứng phó của hệ thống ngân hàng khi có khủng hoảng xảy ra .................................................................................................................................................................. 132 4.3.3. Giải pháp về xử lý nợ xấu .......................................................................................................... 136 4.3.4. Một số giải pháp khác ................................................................................................................ 139 KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 145 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA NGHIÊN CỨU SINH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .................................................................................................... 147 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 148 PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 161 DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Anh (nếu có) Tiếng Việt ACB Asia Commercial Joint Stock Bank Ngân hàng Thương mạ ... ngân hàng lớn. Tháng 4 - Công ty Thu hồi và Xử lý Nợ (RCC) được thành lập, thuộc quyền sở hữu của DIC, thông qua việc sáp nhập Ngân hàng Thu hồi vẳ lý nợ với HLAC. - Cơ quan giám sát tài chính đã công bố báo cáo cuối cùng của nhóm công tác về sổ tay kiểm tra tài chính mới. - FRC quyết định đặt hoạt động và tài sản của Ngân hàng Kokumin dưới sự quản lý tổ chức lại tài chính. Tháng 5 - Ngân hàng Osaka và Ngân hàng Kinki tuyên bố ý định hợp nhất kể từ tháng 4 năm 2000. - Ngân hàng Kofuku đã nộp đơn cho Cơ quan giám sát tài chính để tự nguyện đóng cửa kinh doanh sau khi Ccơ quan này áp dụng các điều khoản hành động khắc phục kịp thời lần đầu tiên. Tháng 6 - Tòa án Tokyo chính thức tuyên bố Công ty chứng khoán Yamaichi bị phá sản. - FRC đã đưa ra một hướng dẫn cơ bản về việc bơm vốn vào 167 các ngân hàng khu vực, nhằm đạt tỷ lệ an toàn vốn ít nhất là 8%. - FRC quyết định đặt hoạt động và tài sản của Ngân hàng Tokyo Sowa dưới sự quản lý tổ chức lại tài chính. - Cơ quan giám sát tài chính quyết định áp dụng điều khoản hành động khắc phục kịp thời cho Ngân hàng Namihaya. Tháng 8 • Quốc hộithông qua Luật đặc biệt phục hồi công nghiệp. • FRC quyết định đặt hoạt động và tài sản của Ngân hàng Namihaya dưới sự quản lý tài chính. • Ngân hàng Công nghiệp Nhật Bản, Ngân hàng Daiichi Kangyo và Ngân hàng Fuji đã công bố thành lập một công ty cổ phần vào mùa thu năm 2000 và tổ chức lại các hoạt động kinh doanh của họ từ mùa xuân năm 2002. Tháng 9 • FRC quyết định bán Ngân hàng tín dụng dài hạn, vẫn thuộc quyền quản lý công, cho một nhóm các tổ chức tài chính quốc tế do Ripplewood Holdings đứng đầu. Việc bán kết thúc vào tháng 3 năm 2000. Tháng 10 • Michio Ochi được bổ nhiệm làm Uỷ viên FRC. • Ngân hàng Tokai và Ngân hàng Asahi tuyên bố ý định tăng tốc sáp nhập và thành lập công ty mẹ vào tháng 10/2001. • Ngân hàng Sumitomo và Ngân hàng Sakura tuyên bố ý định sáp nhập vào tháng 4/2002. 2000 Tháng 2 • Teiichi Tanigaki được bổ nhiệm làm Uỷ viên FRC. Tháng 3 • Các Ngân hàng Sanwa, Tokai và Asahi đã công bố kế hoạch sáp nhập thông qua việc thành lập công ty cổ phần (Ngân hàng Asahi sau đó quyết định không tham gia nhóm này). Tháng 4 • Luật phá sản mới, Luật Phục hồi Dân sự, nhằm mục đích hợp lý hóa các thủ tục và khuyến khích tái cấu trúc doanh nghiệp, có hiệu lực. • Các Ngân hàng Tokyo Mitsubishi, Nippon Trust và Mitsubishi Trust đã công bố thành lập một công ty cổ phần 168 vào tháng 4 năm 2001 và việc sáp nhập hai ngân hàng sau và Ngân hàng Tokyo Trust diễn ra vào tháng 10 năm 2001. • Các Ngân hàng Sakura và Sumitomo tuyên bố đẩy nhanh việc sáp nhập, để thành lập Tập đoàn Ngân hàng Sumitomo Mitsui trước một năm đến tháng 4 năm 2001. Tháng 5 • Quốc hội đã thông qua các dự luật tạm hoãn việc dỡ bỏ bảo hiểm tiền gửi toàn diện trong một năm, để tạo điều kiện cho việc xử lý các tổ chức tài chính thất bại. • Quốc hội đã thông qua Bộ luật thương mại sửa đổi để cho phép việc tiến hành chia tách công ty có thể thực hiện được. Tháng 6 • Ngân hàng Shinsei, nguyên là Ngân hàng Tín dụng dài hạn, bắt đầu hoạt động. Tháng 7 • Cơ quan Dịch vụ Tài chính (FSA) ra mắt, tích hợp các chức năng của Cơ quan Giám sát Tài chính và Phòng Kế hoạch Hệ thống Tài chính của BTC. Kimitaka Kuze được bổ nhiệm làm Uỷ viên FRC và sớm được thay thế bởi Hideyuki Aizawa. • Ngân hàng Toyo Trust tuyên bố gia nhập một công ty cổ phần sẽ được thành lập bởi Sanwa và Tokai Banks vào tháng 4 năm 2001. Tháng 9 • FRC đã bán Ngân hàng Tín dụng Nippon được quốc hữu hóa cho một tập đoàn bao gồm ba công ty Nhật Bản, Soft Bank, Orix và Tokyo Marine and Fire Insurance. Ngân hàng mới sau đó có tên Aozora Bank. • Ngân hàng Công nghiệp Nhật Bản, Daiichi-Kangyo và Fuji Banks cùng thành lập một công ty cổ phần, Mizuho Holdings. Tháng 12 • Hakuo Yanagisawa được bổ nhiệm làm Uỷ viên FRC. 2001 Tháng 1 • Với việc bãi bỏ FRC kết hợp với việc tổ chức lại các bộ của chính phủ trung ương, FSA đã trở thành một cơ quan nằm ngoài Văn phòng Nội các, tiếp thu chức năng ứng phó khủng hoảng của FRC. Hakuo Yanagisawa được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Dịch vụ Tài chính. 169 • Hội đồng Chính sách tài khóa và kinh tế (CEFP), bao gồm các học giả, đại diện doanh nghiệp và các Bộ trưởng có liên quan, được thành lập trực thuộc Nội các để hỗ trợ Thủ tướng. Tháng 3 • Asahi và Daiwa Banks tuyên bố sáp nhập. Tháng 4 • Kế toán đánh dấu thị trường đầy đủ được áp dụng cho năm 2001 và sau đó. • Chính phủ đã quyết định Gói kinh tế khẩn cấp, đặt mục tiêu cho các ngân hàng lớn xóa nợ xấu hiện có trong hai năm tới và các khoản nợ xấu mới trong ba năm và cũng đề xuất giới hạn số lượng cổ phiếu mà các ngân hàng nắm giữ trong vốn của họ, với một đề xuất để tạo ra một cơ quan mua cổ phần mới để hấp thụ các cổ phiếu đó. • Ngân hàng Tokyo Mitsubishi, Mitsubishi Trust và Nippon Trust Banks sáp nhập để thành lập một công ty cổ phần, Tập đoàn tài chính Mitsubishi Tokyo (MTFG). • Các ngân hàng Sakura và Sumitomo sáp nhập để thành lập Tập đoàn ngân hàng Sumitomo Mitsui. • Sanwa, Tokai và Toyo Trust Banks đã thành lập một công ty cổ phần, UFJ Holdings. Tháng 6 • CEFP đề xuất Đề cương chính sách cơ bản cho quản lý kinh tế vĩ mô và cải cách cơ cấu. Tháng 7 • FSA báo cáo rằng khối lượng các khoản nợ xấu sẽ không thay đổi trong ba năm tới do suy thoái kinh tế dự kiến, và sẽ mất thêm bốn năm để giảm một nửa số tiền hiện có sau khi phục hồi. Tháng 9 • Hiệp hội Ngân hàng (Zenginkyo) và Liên đoàn Công nghiệp (Keidanren) đã đồng ý với một bộ quy tắc ứng xử để xóa nợ dựa trên các quy tắc của Luân Đôn (bởi INSOL). Tháng 10 • Ngân hàng Mitsubishi và Nippon Trust sáp nhập để tạo thành Ngân hàng ủy thác của Mitsubishi. Tháng 12 • Daiwa, Kinki Osaka và Nara Banks đã thành lập một công ty 170 cổ phần, Daiwa Bank Holdings. 2002 Tháng 1 • Ngân hàng Sanwa và Tokai sáp nhập để thành lập Ngân hàng UFJ và Ngân hàng Toyo Trust trở thành Ngân hàng ủy thác UFJ. Tháng 2 • Chính phủ đã áp dụng gói chống giảm phát, bao gồm các biện pháp đẩy nhanh xử lý nợ xấu và ổn định hệ thống tài chính. • Ngân hàng Mitsui Trust Bank thành lập một công ty cổ phần, Mitsui Trust Holdings. Tháng 3 • Daiwa Bank Holdings tiếp thu Ngân hàng Asahi. Tháng 4 • FSA tái áp dụng bảo hiểm tiền gửi hạn chế đối với tiền gửi có kỳ hạn bằng cách chỉ bảo vệ tối đa 10 triệu yên cho mỗi người gửi ở mỗi ngân hàng, trong khi vẫn bảo vệ hoàn toàn tiền gửi không kỳ hạn. • FSA đã công bố kết quả kiểm tra đặc biệt đối với những người vay lớn tại các ngân hàng lớn. • Ngân hàng Công nghiệp Nhật Bản, Daiichi Kangyo và Fuji Banks được tổ chức lại thành Ngân hàng Mizuho và Ngân hàng Mizuho Corporate. Tháng 9 • BOJ tuyên bố mua cổ phần do các ngân hàng thương mại nắm giữ theo giá thị trường để giúp họ giảm tỷ lệ nắm giữ cổ phần xuống mức tương đương với vốn cấp 1 của họ. • Heizo Takenaka được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Dịch vụ Tài chính. Tháng 10 • FSA công khai Chương trình Phục hồi tài chính, một chiến lược ba hướng đầy tham vọng để giải quyết các vấn đề của ngành ngân hàng, bao gồm giảm việc các ngân hàng nắm giữ cổ phần, phân loại và trích lập dự phòng rủi ro các khoản vay chặt chẽ hơn, và đẩy nhanh xử lý nợ xấu. • FSA tuyên bố hoãn việc áp dụng giới hạn trần bảo lãnh tiền gửi cho đến tháng 4 năm 2005. 171 • Daiwa Bank Holdings đổi tên thành Resona Holdings. Tháng 12 • Tập đoàn ngân hàng Sumitomo Mitsui thành lập một công ty cổ phần, Tập đoàn tài chính Sumitomo Mitsui (SMFG). 2003 Tháng 1 • Mizuho Holdings đổi tên thành Tập đoàn tài chính Mizuho (MHFG), với Ngân hàng Mizuho, Ngân hàng doanh nghiệp Mizuho và Mizuho Trust và Ngân hàng dưới sự kiểm soát của mình. Tháng 3 • Ngân hàng Saitama Resona tách khỏi Ngân hàng Asahi và Ngân hàng Daiwa và Asahi sáp nhập, tạo thành Ngân hàng Resona. • BOJ đã công bố kế hoạch mua từ các ngân hàng thương mại được hỗ trợ bằng chứng khoán và giấy tờ thương mại. Kế hoạch đã có hiệu lực vào tháng Bảy. Tháng 4 • Hệ thống tiết kiệm bưu điện chuyển đổi thành một công ty độc lập, Công ty Bưu điện Nhật Bản. • Tập đoàn Hồi sinh Công nghiệp Nhật Bản (IRCJ) được thành lập để thúc đẩy tái cơ cấu doanh nghiệp hiệu quả hơn và đẩy nhanh việc xử lý nợ xấu. • FSA đã công bố kết quả của cuộc kiểm tra đặc biệt thứ hai đối với những người vay gặp khó khăn của các ngân hàng lớn, cho thấy khoảng cách giữa đánh giá của FSA và tự đánh giá của các ngân hàng đã thu hẹp kể từ lần kiểm tra đặc biệt đầu tiên. • Luật Tái cấu trúc doanh nghiệp sửa đổi. Tháng 5 • Resona Holdings yêu cầu chính phủ bơm tiền công. • IRCJ bắt đầu hoạt động. Nguồn: Khảo sát kinh tế của OECD, Nhật Bản, 1991-2003, được bổ sung bởi thông tin từ Cơ quan dịch vụ tài chính (FSA), Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) và Bộ Tài chính (MOF). 172 Bảng Phụ lục 2. Tiêu chuẩn phân loại tài sản và khách hàng vay trên cơ sở tự đánh giá của các ngân hàng Nhật Bản Phân loại người vay Phân loại bảo lãnh, tài sản thế chấp Tài sản thế chấp cao cấp (Tiền gửi, trái phiếu chính phủ,...) hoặc Bảo lãnh cao cấp (Bảo lãnh theo khu vực công,...) Tài sản thế chấp thông thường (Bất động sản, v.v.) Không có tài sản thế chấp và không có bảo lãnh Ước tính giá trị tài sản thế chấp được xử lý (70% giá trị thị trường) Chênh lệch giữa giá trị thị trường và giá trị tài sản thế chấp được xử lý (30% giá trị thị trường) Bình thường Cần chú ý Đặc biệt chú ý Có nguy cơ phá sản Phá sản trên thực tế Phá sản I I I I I I I II II II II II I II II III III III I II II III IV IV (Nguồn: Cơ quan dịch vụ tài chính.) Ghi chú: (a) Phân loại tài sản: Loại I: Tài sản không có vấn đề về rủi ro trả nợ hoặc rủi ro mất giá trị. Loại II: Tài sản được coi là bao gồm rủi ro trả nợ cao hơn bình thường. Loại III: Tài sản có nghi ngờ nghiêm trọng về thu hồi hoặc giá trị. Loại IV: Tài sản được coi là không thể thu hồi được hoặc không có giá trị. (b) Phân loại người vay: Bình thường: Có kết quả mạnh mẽ và không có vấn đề cụ thể đối với điều kiện tài chính của nó. Cần chú ý: Có vấn đề với các điều kiện cho vay, đáp ứng hoặc điều kiện tài chính của nó, v.v. 173 Đặc biệt chú ý: Trong những người vay được phân loại là Cần chú ý, đã quá hạn hơn 3 tháng hoặc gặp vấn đề với các điều kiện cho vay (nghĩa là từ bỏ, giảm hoặc hoãn trả lãi). Có nguy cơ phá sản: Đối mặt với những khó khăn kinh doanh và không đạt được tiến bộ thích đáng trong kế hoạch cải tiến kinh doanh của mình, do đó có khả năng rơi vào tình trạng phá sản trong tương lai. Phá sản trên thực tế: Gặp khó khăn nghiêm trọng trong kinh doanh và được coi là không thể xây dựng lại, mặc dù chưa phá sản hợp pháp và chính thức. Phá sản: Phá sản hợp pháp và chính thức, bao gồm phá sản, thanh lý, tổ chức lại, phục hồi, khất và đình chỉ giao dịch trên sàn giao dịch hối phiếu.
File đính kèm:
- luan_an_cai_cach_he_thong_ngan_hang_nhat_ban_giai_doan_1990.pdf
- kl_hien1.jpg
- kl_hien2.jpg
- kl_hien3.jpg
- kl_hien4.jpg
- TT Eng PhanThiThuHien.pdf
- TT PhanThiThuHien.pdf
- Trichyeu_PhanThiThuHien.pdf