Luận án Chế độ đãi ngộ đối với quân đội dưới triều Nguyễn giai đoạn 1802 - 1884

Triều Nguyễn là triều đại cuối cùng trong lịch sử chế độ quân chủ ở Việt Nam. Từ khi Nguyễn Ánh lật đổ vương triều Tây Sơn, lập ra nhà Nguyễn (năm 1802) đến khi Bảo Đại thoái vị (năm 1945), triều Nguyễn tồn tại 143 năm với 2 thời kỳ lịch sử: quân chủ độc lập (1802 - 1884) và thuộc địa nửa phong kiến (1884 - 1945). Trong thời kỳ độc lập, dưới sự trị vì của các vua từ Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị đến Tự Đức, triều Nguyễn đã xây dựng được một bộ máy nhà nước quân chủ tập quyền cao độ với tổ chức hành chính thống nhất và lực lượng quân đội khá hoàn bị. Trong đó, yếu tố quan trọng hàng đầu, ảnh hưởng đến sự vững mạnh quân đội triều Nguyễn đó chính là chế độ đãi ngộ của nhà nước dành cho võ quan và binh lính.

Được xây dựng trong thời kỳ suy yếu của chế độ quân chủ, kinh tế nông nghiệp vẫn là chủ đạo dù diện tích ruộng đất ngày càng bị thu hẹp. Bên cạnh đó, thiên tai mất mùa liên tiếp xảy ra, nông dân và các thành phần khác trong xã hội liên tục nổi dậy chống lại triều đình. Trong bối cảnh như vậy, đời sống của võ quan và binh lính như thế nào? Chế độ đãi ngộ của nhà nước đối với quân đội có thực sự phù hợp? Họ có thực sự được nhà nước quan tâm? Đây chính là những câu hỏi cần được giải đáp bằng những cứ liệu khách quan và khoa học.

 Nghiên cứu về vấn đề này sẽ góp phần bổ sung nguồn tư liệu nghiên cứu về các biện pháp và chính sách đãi ngộ trong xây dựng quân đội dưới triều Nguyễn; đồng thời đánh giá cụ thể hơn chế độ đãi ngộ cho quân đội có ảnh hưởng như thế nào đến tổ chức, trình độ tác chiến của các lực lượng vũ trang dưới vương triều này. Thông qua tìm hiểu vấn đề này, người đọc có thể hiểu được tình hình chính trị, kinh tế và xã hội Việt Nam dưới sự cai trị của vương triều Nguyễn. Đây là một trong những cách tiếp cận giúp chúng ta có cách nhìn đa chiều hơn về lịch sử Việt Nam thế kỷ XIX.

Hiện nay, trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến động, không ít thế lực thù địch vẫn luôn tìm cách phá hoại nền độc lập và chủ quyền biên giới lãnh thổ của Việt Nam thì việc xây dựng một lực lượng quân đội chính quy tinh nhuệ có tinh thần kiên định vững vàng là vấn đề được Đảng và nhà nước rất coi trọng. Để làm được điều đó, chính sách lương thưởng và ưu đãi dành cho quân đội, nhất là đối với chiến sĩ đang làm nhiệm vụ ở vùng sâu vùng xa, vùng biên giới, hải đảo giúp cho họ yên tâm công tác được nhà nước đặc biệt quan tâm. Việc tìm hiểu chính sách đãi ngộ của triều Nguyễn dành cho quân đội (đặc biệt là đối với các binh lính đi làm nhiệm vụ lâu ngày, làm nhiệm vụ ở nơi khó khăn vất vả) có thể giúp người đọc rút ra được một số bài học thiết thực trong công tác tiền lương và chính sách đối với thương binh liệt sĩ, người có công với cách mạng trong giai đoạn hiện nay.

Bên cạnh đó, việc tìm hiểu chính sách đãi ngộ dành cho quân đội của triều Nguyễn sẽ là cơ sở tham khảo cho việc thực hiện chính sách đãi ngộ đối với chính sách đối với quân đội trong giai đoạn hiện nay nhất là chính sách đối với thương bệnh binh gia đình liệt sĩ, chính sách cho người có công với cách mạng và thân nhân của bộ đội khi mà dân tộc vẫn còn phải khắc phục những hậu quả chiến tranh do hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ để lại.

 

docx 206 trang kiennguyen 20/08/2022 8960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Chế độ đãi ngộ đối với quân đội dưới triều Nguyễn giai đoạn 1802 - 1884", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Chế độ đãi ngộ đối với quân đội dưới triều Nguyễn giai đoạn 1802 - 1884

Luận án Chế độ đãi ngộ đối với quân đội dưới triều Nguyễn giai đoạn 1802 - 1884
 VÀ ĐÀO TẠOC SƯ PHẠM HÀ NỘI
BOBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
-----@&?-----
VŨ THỊ NGA
A
CHẾ ĐỘ ĐÃI NGỘ ĐỐI VỚI 
QUÂN ĐỘI DƯỚI TRIỀU NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802 - 1884
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ
HÀ NỘI - 2021BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOPHẠM HÀ NỘỊ NGA
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
-----@&?-----
VŨ THỊ NGA
CHẾ ĐỘ ĐÃI NGỘ ĐỐI VỚI 
QUÂN ĐỘI DƯỚI TRIỀU NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802 - 1884
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 9.22.90.13
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ
ị Thu Thủy
 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
 1.PGS.TS Phan Ngọc Huyền
 2.TS. Nguyễn Thị Thu Thủy 
HÀ NỘI - 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tư liệu sử dụng trong Luận án hoàn toàn trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Những kết quả của Luận án chưa được công bố trong bất cứ công trình nào khác. 
 Tác giả 
 Vũ Thị Nga 
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Phan Ngọc Huyền và TS Nguyễn Thị Thu Thủy đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu và triển khai Luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn thành viên trong Hội đồng đánh giá Luận án các cấp đã có những ý kiến góp ý quý báu để tôi hoàn thiện Luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn cán bộ Trung tâm Lưu trữ quốc gia I và cán bộ Thư viện Quốc gia Việt Nam đã giúp tôi tiếp cận tài liệu để bổ sung và triển khai Luận án. 
Tôi xin cảm ơn cơ quan công tác, gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đồng môn đã tạo điều kiện, ủng hộ tôi trong suốt thời gian học tập vừa qua!
Hà Nội, tháng 8 năm 2021
Tác giả
Vũ Thị Nga 
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Viết đầy đủ
Châu bản
Châu bản triều Nguyễn 
Hội điển
Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ 
Hội điển tục biên 
Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ tục biên 
Nxb
Nhà xuất bản
Toàn thư
Đại Việt sử ký toàn thư
Thực lục 
Đại Nam thực lục 
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Số lượng quân thuộc Cấm binh qua các triều vua	46
Biểu đồ 2.2. Số lượng quân thuộc Tinh binh qua các triều vua	49
Biểu đồ 2.3. Tổng hợp số lượng các ngạch quân ở trung ương thời Nguyễn	49
Biểu đồ 2.4. Tổng số quân lính dưới triều Nguyễn qua các triều vua	51
Biểu đồ 3.1. Sự biến động của định mức lương tiền võ quan qua các triều vua Gia Long, Minh Mệnh và Tự Đức	57
Biểu đồ 3.2. Định mức lương điền của võ quan ban hành năm Gia Long thứ 3 (1804)	59
Biểu đồ 3.3. Định mức tiền may quần áo cho võ quan năm Gia Long thứ 17 (1818)	60
Biểu đồ 3.4. Định mức tiền tuất cho quan viên dưới triều Gia Long và Tự Đức	67
Biểu đồ 3.5. Thưởng cho các công thần Vọng các năm Gia Long thứ nhất (1802)	75
Biểu đồ 3.6. Số lượng thuộc binh được cấp cho công thần về hưu ban hành năm Gia Long thứ nhất (1802)	83
Biểu đồ 4.1. Khẩu phần ruộng đất của các ngạch Cấm binh và Tinh binh năm Gia Long thứ 3 ( 1804)	91
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN	i
LỜI CẢM ƠN	ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT	iii
DANH MỤC BẢNG	iv
DANH MỤC BIỂU ĐỒ	v
MỞ ĐẦU	1
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN TƯ LIỆU	9
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu	9
1.1.1. Một số nghiên cứu của các học giả nước ngoài	9
1.1.2. Những nghiên cứu của các học giả trong nước.	12
1.2. Nguồn tư liệu nghiên cứu đề tài	20
1.2.1. Nguồn tư liệu được biên chép trước triều Nguyễn	20
1.2.2. Nguồn tư liệu biên chép trực tiếp dưới thời nhà Nguyễn	22
1.3. Những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu đề tài	28
Tiểu kết chương 1	30
Chương 2. BỐI CẢNH LỊCH SỬ THẾ KỶ XIX VÀ TỔ CHỨC QUÂN ĐỘI TRIỀU NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802-1884	31
2.1. Bối cảnh lịch sử thế kỷ XIX	31
2.1.1. Bối cảnh thế giới và khu vực	31
2.1.2. Bối cảnh trong nước thế kỷ XIX	34
2.2. Tổ chức quân đội dưới triều Nguyễn	38
2.2.1. Phân loại, phiên chế các ngạch quân	38
2.2.2. Cơ cấu, tổ chức	42
2.2.3. Số lượng, nhiệm vụ	44
Tiểu kết chương 2	52
Chương 3. CHẾ ĐỘ ĐÃI NGỘ ĐỐI VỚI VÕ QUAN TRONG QUÂN ĐỘI DƯỚI TRIỀU NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802 -1884	53
3.1. Chế độ đãi ngộ bằng lương cho võ quan	53
3.1.1. Chế độ đãi ngộ bằng lương đối với võ quan đương chức	53
3.1.2. Chế độ lương đối với võ quan về hưu	61
3.2. Chế độ đãi ngộ ngoài lương	64
3.2.1. Chế độ phụ cấp	64
3.2.2. Chế độ trợ cấp	65
3.2.3. Chế độ khen thưởng	74
Tiểu kết chương 3	85
Chương 4. CHẾ ĐỘ ĐÃI NGỘ ĐỐI VỚI BINH LÍNH CỦA TRIỀU NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802-1884	86
4.1. Chế độ đãi ngộ bằng lương cho binh lính	86
4.1.1.Chế độ lương cho binh lính tại ngũ	86
4.1.2. Chế độ lương đối với binh lính xuất ngũ	96
4.2. Chế độ đãi ngộ ngoài lương đối với binh lính	96
4.2.1. Chế độ phụ cấp	96
4.2.2. Chế độ trợ cấp	102
4.2.3. Chế độ khen thưởng	104
Tiểu kết chương 4	115
Chương 5. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VỀ CHẾ ĐỘ ĐÃI NGỘ ĐỐI VỚI QUÂN ĐỘI DƯỚI TRIỀU NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802-1884	116
5.1. Chế độ đãi ngộ của triều Nguyễn trong cái nhìn so sánh lịch đại	116
5.1.1. Sự khác nhau của chế độ đãi ngộ đối với quân đội qua hai giai đoạn trước và sau năm 1858	116
5.1.2. Chế độ đãi ngộ của triều Nguyễn đối với quân đội trong mối tương quan với các triều đại trước	119
5.2. Một số đặc điểm về chế độ đãi ngộ đối với quân đội dưới triều Nguyễn	124
5.2.1. Chế độ đãi ngộ đối với quân đội thể hiện sự phân biệt thứ bậc rõ rệt gắn với từng đối tượng cụ thể	124
5.2.2. Chế độ đãi ngộ đối với quân đội thể hiện sự quân tâm đặc biệt của triều Nguyễn đối với quân đội	127
5.2.3. Chế độ đãi ngộ đối với quân đội triều Nguyễn thể hiện sự linh hoạt nhằm đảm bảo đời sống cho binh lính (đặc biệt là đối với binh lính làm nhiệm vụ chiến đấu)	130
5.2.4. Chế độ đãi ngộ dành cho quân đội phản chiếu khách quan bức tranh xã hội và tiềm lực kinh tế của đất nước.	134
5.3.Những tác động của chế độ đãi ngộ đối với quân đội của triều Nguyễn giai đoạn 1802-1884	136
5.3.1. Tác động tích cực	136
5.3.2. Một số mặt trái của chế độ đãi ngộ của triều Nguyễn dành cho quân đội	138
Tiểu kết chương 5	145
KẾT LUẬN	146
TÀI LIỆU THAM KHẢO	150
PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài 
Triều Nguyễn là triều đại cuối cùng trong lịch sử chế độ quân chủ ở Việt Nam. Từ khi Nguyễn Ánh lật đổ vương triều Tây Sơn, lập ra nhà Nguyễn (năm 1802) đến khi Bảo Đại thoái vị (năm 1945), triều Nguyễn tồn tại 143 năm với 2 thời kỳ lịch sử: quân chủ độc lập (1802 - 1884) và thuộc địa nửa phong kiến (1884 - 1945). Trong thời kỳ độc lập, dưới sự trị vì của các vua từ Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị đến Tự Đức, triều Nguyễn đã xây dựng được một bộ máy nhà nước quân chủ tập quyền cao độ với tổ chức hành chính thống nhất và lực lượng quân đội khá hoàn bị. Trong đó, yếu tố quan trọng hàng đầu, ảnh hưởng đến sự vững mạnh quân đội triều Nguyễn đó chính là chế độ đãi ngộ của nhà nước dành cho võ quan và binh lính. 
Được xây dựng trong thời kỳ suy yếu của chế độ quân chủ, kinh tế nông nghiệp vẫn là chủ đạo dù diện tích ruộng đất ngày càng bị thu hẹp. Bên cạnh đó, thiên tai mất mùa liên tiếp xảy ra, nông dân và các thành phần khác trong xã hội liên tục nổi dậy chống lại triều đình. Trong bối cảnh như vậy, đời sống của võ quan và binh lính như thế nào? Chế độ đãi ngộ của nhà nước đối với quân đội có thực sự phù hợp? Họ có thực sự được nhà nước quan tâm? Đây chính là những câu hỏi cần được giải đáp bằng những cứ liệu khách quan và khoa học. 
 Nghiên cứu về vấn đề này sẽ góp phần bổ sung nguồn tư liệu nghiên cứu về các biện pháp và chính sách đãi ngộ trong xây dựng quân đội dưới triều Nguyễn; đồng thời đánh giá cụ thể hơn chế độ đãi ngộ cho quân đội có ảnh hưởng như thế nào đến tổ chức, trình độ tác chiến của các lực lượng vũ trang dưới vương triều này. Thông qua tìm hiểu vấn đề này, người đọc có thể hiểu được tình hình chính trị, kinh tế và xã hội Việt Nam dưới sự cai trị của vương triều Nguyễn. Đây là một trong những cách tiếp cận giúp chúng ta có cách nhìn đa chiều hơn về lịch sử Việt Nam thế kỷ XIX.
Hiện nay, trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến động, không ít thế lực thù địch vẫn luôn tìm cách phá hoại nền độc lập và chủ quyền biên giới lãnh thổ của Việt Nam thì việc xây dựng một lực lượng quân đội chính quy tinh nhuệ có tinh thần kiên định vững vàng là vấn đề được Đảng và nhà nước rất coi trọng. Để làm được điều đó, chính sách lương thưởng và ưu đãi dành cho quân đội, nhất là đối với chiến sĩ đang làm nhiệm vụ ở vùng sâu vùng xa, vùng biên giới, hải đảo giúp cho họ yên tâm công tác được nhà nước đặc biệt quan tâm. Việc tìm hiểu chính sách đãi ngộ của triều Nguyễn dành cho quân đội (đặc biệt là đối với các binh lính đi làm nhiệm vụ lâu ngày, làm nhiệm vụ ở nơi khó khăn vất vả) có thể giúp người đọc rút ra được một số bài học thiết thực trong công tác tiền lương và chính sách đối với thương binh liệt sĩ, người có công với cách mạng trong giai đoạn hiện nay. 
Bên cạnh đó, việc tìm hiểu chính sách đãi ngộ dành cho quân đội của triều Nguyễn sẽ là cơ sở tham khảo cho việc thực hiện chính sách đãi ngộ đối với chính sách đối với quân đội trong giai đoạn hiện nay nhất là chính sách đối với thương bệnh binh gia đình liệt sĩ, chính sách cho người có công với cách mạng và thân nhân của bộ đội khi mà dân tộc vẫn còn phải khắc phục những hậu quả chiến tranh do hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ để lại.
 Kết quả việc nghiên cứu của đề tài cũng góp phần bổ sung nguồn tài liệu có giá trị khoa học phục vụ trực tiếp cho việc nghiên cứu, giảng dạy và tham khảo về vương triều Nguyễn ở đại học, cao đẳng và trường phổ thông. 
Xuất phát từ những lí do trên, nghiên cứu sinh quyết định chọn vấn đề “Chế độ đãi ngộ đối với quân đội dưới triều Nguyễn giai đoạn 1802 - 1884” làm đề tài nghiên cứu cho luận án Tiến sĩ của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Luận án nhằm mục đích mô tả lại bức tranh về bối cảnh lịch sử cũng như nội dung các chính sách đãi ngộ của triều Nguyễn dành cho quân đội trong giai đoạn 1802-1884. 
Bên cạnh đó, luận án hướng đến việc phân tích và chỉ ra được những nỗ lực, cố gắng của triều đình nhà Nguyễn trong việc thi hành chế độ đãi ngộ cho quân đội. Đồng thời, trên cơ sở tiếp cận từ mối quan hệ đa diện giữa tài chính và quốc phòng, giữa ngân sách kinh tế và tiềm lực quân đội, đề tài hướng đến việc nhận thức lại và nhận thức rõ hơn về những đãi ngộ về tài chính của vương triều Nguyễn dành cho quân đội. Đây cũng là cơ sở nhằm góp phần đưa lại những nhận định, đánh giá khách quan và rõ ràng hơn về vương triều này.
Kết quả nghiên cứu của luận án nhằm rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu trong việc đầu tư và xây dựng nền quốc phòng an ninh quốc gia của nhà nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài nhằm giải quyết những nhiệm vụ dưới đây:
Thứ nhất, phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến chế độ đãi ngộ đối với quân đội của vương triều Nguyễn như: bối cảnh lịch sử thế giới và trong nước, cơ cấu tổ chức quân đội của triều Nguyễn.
Thứ hai, trình bày và phân tích một cách hệ thống những nội dung của các chính sách liên quan đến chế độ đãi ngộ của triều Nguyễn cho quân đội như: chế độ đãi ngộ bằng lương; chế đãi ngộ ngoài lương (gồm phụ cấp, trợ cấp và chế độ khen thưởng dành cho võ quan (gồm võ quan đương chức và về hưu) và binh lính (gồm binh lính đang làm nhiệm vụ và xuất ngũ). 
Thứ ba, phân tích, so sánh và đánh giá đặc điểm, những tác động tích cực cũng như hạn chế của chính sách đãi ngộ  ...  Mệnh năm thứ 13 (1832)
Lãnh binh Nguyễn Văn Phượng
Đi bắt giặc
Tặng chức hàm Chương cơ tòng Nhị phấm,100 lạng bạc.
9
Minh Mệnh năm thứ 14 (1833)
Vệ úy Nguyễn Duy Trữ
Đi đánh dẹp ở Đà Bắc, 
Vua nhớ Trữ là người xuất sắc trong việc đánh dẹp, rất thương tiếc, truy tặng hàm Vệ úy, Chánh tam phẩm, 100 lạng bạc.
10
Vệ úy Nguyễn Thọ Tuấn
Xông pha khí độc núi rừng, bị bệnh rồi chết 
Khôi phục 2 bậc bị giáng, 200 lạng bạc, truy tặng chức hàm Chương cơ tòng Nhị phẩm, theo hàm cấp tuất, phong Gia Quan nam, 3 cảy gấm Tàu, 10 tấm lụa.
11
Suất đội Tống Văn Bình
Tòng quân lâu ngày ốm rồi mất
Cấp tuất gấp lên 1 lần
12
Minh Mệnh năm thứ 15 (1834)
Chương cơ Lê Thuận Tình
Sai phái đi Trấn Tây đánh dẹp ốm chết
Cho khôi phục chức hàm Vệ úy chánh Tam phẩm, theo phẩm mà cấp tuất, 30 lạng bạc.
13
Minh Mệnh năm thứ 17 (1836)
Chưởng cơ Lê Văn Thụy
Đi đánh dẹp giặc Tiêm (Xiêm), ốm chết
Truy tặng hàm Thống chế, cấp tuất, 500 quan tiền, 3 cây gấm Tàu
14
Thiệu Trị năm thứ 2 (1842)
Vệ úy Lê Văn Dũng
Trấn giữ đồn ốm vẫn gượng dậy tham chiến 
Truy tặng Vệ úy, chiếu theo hàm tặng mà cấp tuất.
15
Đề đốc Vũ Văn Từ 
Đi thọ giá nhà vua ở Thanh Hóa 
Truy tặng Đô thống, cấp cho gấm Trung Quốc, sa màu mỗi thứ 3, vóc Nam 10 tấm, lụa 20 tấm, vải 40 tấm, tiền 800 quan
16
18 tháng 2 năm Tự Đức 20
bang biện Suất đội Nguyễn Văn Chiêm
được sai phái chết tại quan thứ
Vậy gia ân truy tặng cho Nguyễn Văn Chiêm làm Chánh đội trưởng Suất đội Cấm binh và chiểu theo hàm mới để cấp tuất.
17
14 tháng 3 năm Tự Đức 20
Cai đội Nguyễn Văn Sĩ
Hiệp quản thuỷ vệ Quảng Bình còn chưa nhậm chức
Hàm cấm binh Cai đội, chiếu lệ cấp tuất
18
28 tháng 10 năm Tự Đức 15
Phó quản cơ Lê Sỹ
Làm nhiệm vụ ở Bình Định
Can án đồn lớn thất thủ, chiếu theo phẩm hàm cấp tuất, không truy thụ. Cho khai tiêu 30 quan tiền công để khâm liệm
19
19 tháng 10 năm Tự Đức 15
Hiệp quản Nguyễn Văn Đức
ở quân ngũ bị bệnh
Truy thụ làm Phó quản cơ, theo hàm mới cấp tuất
20
12 tháng 10 năm Tự Đức 15
Cai đội quyền sung Hiệp quản Trần Quang Tú, Cai đội Bang biện Hiệp quản Trần Tuân
Nay ở nơi đóng quân bị ốm chế
Không có công trạng đánh dẹp, can dự án thất thủ xét xử chưa xong, chiếu theo như lệ cũ cấp tuất thêm gấp đôi không được truy thăng
21
29 tháng 9 năm Tự Đức 11
Phó vệ uý Trương Linh 
hiện theo quân thứ làm sai phái Đội trưởng
Dưới tên còn bị phạt 6 tháng bổng, xin tha cho và theo đó cấp tuất tăng gấp đôi. Vậy xin cung nghĩ phụng chỉ: Trương Linh vì ốm mà chết về tình thật đáng thương, truyền gia ân cấp tuất tăng gấp đôi đã tỏ lòng thương xót.
22
28 tháng 12 năm Tự Đức 11
 Nguyên Đề đốc Hồ Đức Tú
Bị cách chức được sung làm hiệu lực tiền khu để chuộc tội 
Có quân công được ghi kỷ lục 9 lần chuẩn cho khai phục chức Phó vệ uý Cấm binh, chiếu hàm cấp tuất.
23
Tập 133 tờ 235 TĐ 12
Viên cai đội Nguyễn Lật
Đi sai phái 
Chưa có công trạng khi sai phái nên theo phẩm hàm cấp tuất, không cho truy thụ
24
11 tháng 9 năm Tự Đức 22
Án sát tỉnh Cao Bằng Nguyễn Hiên
Bị cải tạo chuộc tội đã đến Cao Lạng làm nhiệm vụ 
Theo lệ các viên bị cách chức hiệu lực tình nguyện đi đánh dẹp không may bị bệnh chết được xét cấp 3 quan tiền, chết trận cấp gấp đôi. tỉnh này đã chi 57 quan tiền để lo liệu nên chăng cho được quyết toán.
25
12 tháng 12 năm Tự Đức 30
Cai đội Cấm binh Ngô Văn Cường
Đến Thái Nguyên đánh dẹp
Xin chiếu theo lệ truy thu Cai đội Cấm binh, chiếu theo phẩm hàm cấp tuất.
24
13 tháng 10 năm Tự Đức 30
Phó Lãnh Hoàng đình Mậu
Bị bệnh chết khi ở quân thứ
Thực thụ Quản cơ, chiếu tặng hàm cấp tuất tăng gấp rưỡi,
25
27 tháng 9 năm Tự Đức 30
Lãnh binh Nguyễn Văn Trung
Đi sai phái ở Nghệ An
Chiếu lệ nên cấp gấp đôi 
26
14 tháng 4 năm Tự Đức 30
Phó lãnh binh Vũ Văn Diệu 
Sai phái đến quân thứ Thái Nguyên
Miễn giáng 3 cấp lưu nhiệm. Cấp tuất gấp đôi.
27
20 tháng 10 năm Tự Đức 30
Cai đội Cấm binh Hoàng Đình Mậu
Lãnh Phó Lãnh binh tỉnh Thái Nguyên
Truy thụ hàm Quản cơ, thêm gấp rưỡi cấp tuất theo hàm 
 [Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Thực lục, Hội điển, Châu bản triều Nguyễn]
c. Bảng thống kê về việc trợ cấp cho võ quan đương nhiệm bị chết dưới triều Nguyễn 
STT
Năm
Võ quan được ban cấp
Mức ban cấp
1
Minh Mệnh năm thứ nhất (1819).
Thự Thượng thư Binh bộ Nguyễn Tường Vân ở Bắc Thành 
Truy tặng Binh bộ Thượng thư, cho 200 lạng bạc cấp cho 2 người mộ phu. 
2
Chưởng cơ Nguyễn Văn Thanh 
Tiền tuất 200 quan.
3
Minh Mệnh thứ 2 (1820)
Vệ uý Thị trung Tôn Thất Trinh
Ban cấp 100 lạng bạc 
4
Minh Mệnh năm thứ 11 (1830)
Vệ úy Nguyễn Văn Hòa
Vua đặc ân hậu tuất
5
Vệ uý Lê Hậu
1 cây gấm Tống và 100 quan tiền
6
Minh Mệnh năm thứ 12 (1831),
Thự phó Vệ úy dinh Hổ Oai Nguyễn Văn Vị
Cấp tuất theo hàm mới lại100 quan tiền, khôi phục 1 bậc bị giáng 
7
Minh Mệnh năm thứ 16 (1835)
Lãnh binh Tuyên Quang Nguyễn Văn Quyên
Truy tặng hàm Thống chế, theo hàm cấp tuất, 500 quan tiên, 2 cây gấm Tàu. 
8
Minh Mệnh năm thứ 21 (1840)
Tổng đốc Long Tường Đoàn Văn Phú
Thưởng 3 cây gấm Tống, 200quan. Chuẩn bị lễ phẩm lập đàn cúng lễ, hộ tống linh cữu về quê. Thưởng thêm 300 quan để lo việc tang.
9
Tự Đức năm thứ 19 (1866)
Nguyên Tuần phủ Tổng đốc Ninh - Thái Đỗ Quang (ốm xin nghỉ) chết.
Truy tặng hàm Lễ bộ Thượng thư, tiền tuất 600 quan, cấp cho mẹ viên ấy mỗi tháng 2 phương gạo, 10 quan tiền, khi chết, cho 100 quan tiền và lục dụng con.b
10
3/3 TĐ 2
Thự Tổng đốc Định Biên Nguyễn Đức Hoạt
1 tấm triều bào theo Chánh nhị phẩm mà cấp tuất, thêm cho 3 cây gấm Tống, 5 tấm lụa trắng, 300 quan, đàn tế cấp thêm 300 quan tiền lo việc an tang 
11
10 tháng 7 năm Tự Đức 4
Thự Thành Thủ uý sung Hiệp quản vệ Quảng Nam Hoàng Công Tính
Cấp tuất theo lệ định 
cho truy tặng thực thụ Thành Thủ uý... và chiếu theo hàm mới cấp tuất
12
24 tháng 7 năm Tự Đức 4
 Thự Phó vệ uý chư quân Lãnh Từ tế Tôn Thất Quyền
Truy thực thụ, theo hàm mới cấp tuất
13
5 tháng 11 năm Tự Đức 4
Phó vệ uý, Phi kỵ úy Nguyễn Đức
Theo phẩm hàm cấp tuất
14
14 tháng 11 năm Tự Đức 4
 Phó vệ uý vệ Hữu Thuỷ thuộc tỉnh Đinh Tường Nguyễn Nguyên
Chiếu lệ cấp tuất
15
26 tháng 8 năm Tự Đức 2
Quản cơ cơ Lê Thức,
Cấp tuất theo lệ ra, thuộc diện quan chức hàm Chánh tứ phẩm nên xin làm tờ sớ tâu lên đầy đủ
16
26 tháng 8 năm Tự Đức 2
Phó vệ uý Trần Đăng Điền
Theo lệ cấp tuất 
17
10 tháng 7 năm Tự đức 16
Phò mã Đô uý Đoàn Văn Tuyển
Chiếu theo phẩm hàm cấp tuất
18
25 tháng 6 năm Tự Đức 20
Vệ uý Phạm Hựu
Có tội về khoản nhận sai thuốc vẽ bị đánh 50 roi, phần bồi thường tiền là 140 quan 5 mạch 52 văn. Trước sau đã bồi nạp được 40 quan, còn thiếu 64 quan 5 mạch 52 văn. Châu điểm vào hai chữ miễn bồi)
19
10 tháng 10 năm Tự Đức 15
Lĩnh Thành thủ uý Nguyễn Bá Hợp
Truyền chiếu theo phẩm trật cấp tuất
20
17 tháng 9 năm Tự Đức 15
Phó Quản cơ Phạm Trinh
Chiếu lệ cấp tuất.
21
25 tháng 7 năm Tự Đức 30
Thự chưởng vệ Hoàng Trọng Hổ 
Bị giáng 1 cấp lưu, nay xin khoan miễn. Lại thêm viên quan ấy từ khi thăng thụ 1 bậc đến khi bị bệnh chết là được hơn 3 năm. Nên xin truy thụ Chưởng vệ Tòng nhị phẩm, chiếu theo lệ mới cấp tuất 600 quan.
[Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Thực lục, Hội điển, Châu bản triều Nguyễn]
d. Bảng thống kê về việc trợ cấp cho võ quan có nhiều công trạng, đương nhiệm chết dưới triều Nguyễn
STT
Năm
Võ quan được trợ cấp
Công lao
Mức ban thưởng
1
Minh Mệnh thứ năm thứ 3 (1822)
Thự Hữu thống chế Thị trung Nguyễn Văn Tính 
Có công vọng các
Khi bị bệnh, vua sai trung sứ đến thăm, cho quế thượng phương. Khi chết, tặng Thống chế, thuỵ Thành Cẩn; 300 quan tiền, 2 cây gấm Tống, 30 tấm vải.
2
Chưởng Hữu quân quận công Nguyễn Văn Nhân
Là bậc đại thần huân cựu, người trung thành cẩn hậu.
Tặng Thái bảo, thuỵ Trung Cẩn. 1.000 quan tiền, 300 lạng bạc, 2 cây gấm chân kim, 3 cây gấm Tống, 30 tấm lụa, đội Thị thiện hằng ngày làm cỗ nấu để cúng. Khi đưa về Gia Định, vua ngự giá đến nhà rót rượu cúng. Cho 100 binh đội hữu sai đưa đi. Đến ngày an táng, nghỉ chầu một ngày. Cấp cho 10 người mộ phu.
3
Minh Mệnh năm thứ 4 (1823)
Chưởng cơ Nguyễn Khắc Tuấn
Đánh dẹp lập nhiều chiến công
Truy tặng Thống chế, cấp hàng tơ, 200 lạng bạc, sai quan dụ tế, cho gia quyến 200 quan tiền. 
4
Chưởng Tượng quân Quận công Nguyễn Đức Xuyên
Có công 2 triều Gia Long và Minh Mệnh
Truy tặng Thái phó, thụy Trung dũng, 30 tấm gấm đoạn và nhiễu, 3.000 quan tiền, nghỉ chầu 3 ngày, sai quan tứ tế. Ngày đưa đám lại nghỉ chầu 1 ngày, sai quan tứ tế, hạ lệnh cho 1.000 lính và 10 thớt voi đi đưa đám. Cho thêm 1.400 quan tiền, 1.000 phương gạo, 10 người mộ phu.
5
Minh Mệnh năm thứ 5 (1824)
Giám quân Tống Phước Đạm
Buổi đầu trung hưng, giữ thành Diên Khánh
Cháu đem về quê chôn, cho vải 100 tấm, tiền 500 quan, sai quan đến tế; bắt dân sở tại xây phần mộ, cấp cho tiền gạo
6
Đô thống chế Lê Văn Thành
Có nhiều công lao đánh giặc, 
Tặng Thiếu bảo chưởng dinh, thuỵ là Tráng nghị, sai quan tứ tế, 5 cây gấm Tống, 50 tấm lụa, 100 tấm vải, 2.000 quan, 3 người mộ phu. 
7
Minh Mệnh thứ 9 (1828)
Thự Chưởng quân Đoàn Văn Trường
Theo vua lâu ngày, siêng năng
Truy tặng Tả quân Đô thống phủ Chưỏng phủ sự, chiếu theo hàm tặng mà cấp tuất, 3 cây gấm tàu, 10 tấm lụa, 500 quan tiền.
8
Minh Mệnh năm thứ 11 (1830)
Hộ thành bính mã Đồ Phục Thịnh
Làm việc lập công
Cấp tuất, tặng chức Hộ thành binh mã sứ, 100 quan tiền.
9
Minh Mệnh năm thứ 13 (1832)
Vệ úy Nguyễn Tiến Trữ
Lập công trong bắt giặc
Truy tặng chức hàm chính Tam phẩm, chiếu theo phấm cấp tuất, 100 lạng bạc.
10
Minh Mang năm thứ 14 (1833)
Vệ úy Trương Văn Hậu
Có công đi đánh dẹp
300 quan tiền, 3 chiếc áo, 3 chiếc quần, 1 cây gấm Tống, 5 tấm lụa, 10 tấm vải, 10 cân sáp, 300 cân dầu
11
Thông chế Thần sách Phạm Văn Lý
Theo vua lâu ngày có nhiêu công lao,
Trong danh sách có ghi giáng phạt đều cho khôi phục, 100 lạng bạc, 3 cây gấm tàu.
12
Hậu quân Đô thông phủ Chương phủ sự
Lão thành, lập nhiều chiến công 
Truy tặng hàm Thiếu bảo, cấp tuất, 5 cây gấm Tàu, 10 tấm lụa, 20 tấm vải 
13
Minh Mệnh năm thứ 15 (1834)
Đô thống phủ Lương Tài hầu Trần Văn Năng
Có nhiều công lao 2 triều Gia Long Minh Mệnh, đi dẹp loạn ở thành Phiên An 
Truy tặng hàm Thái phó, phong Tân Thành quận công, tên thụy là Trung Dũng,gấm màu, nhiễu màu, sa màu mỗi thứ 10 tấm và 3000 quan tiền, an táng xong cho tế một tuần. Vua làm thơ để viếng. Đám tang đến Kinh, vua sai Hoàng tử đến chỗ nhà đám, ban cho 3 nậm rượu. 
14
Minh Mệnh năm thứ 16 (1835)
Phó Quản cơ Hô Văn Thường
Có công lao trong chiến trận
Truy tặng hàm Quản cơ, theo hàm tặng cấp tuất, thưởng thêm 100 quan tiền.
15
15 tháng 9 năm Tự Đức 15
Phó Quản cơ Nguyễn Doãn
Dũng cảm, có công trạng
Chiếu lệ cấp tuất. Châu phê thực nay truy tặng lên chức Quản cơ
16
18/6 năm Tự đức 16
Chưởng vệ Đề đốc Phạm Hữu Xuân
có chiến công
Truy tặng chức Thống chế chiếu theo phẩm hàm cấp tuất, lại cấp thêm cho 500 quan tiền. Tỉnh đó sửa lễ do 1 Bố chánh hoặc án sát tứ tế 1 lần
17
13 tháng 3 năm Tự Đức 22
Nguyên Binh bộ Thượng thư, Phan Khắc Thuận
Sai phái Lạng Bằng 
Truy tặng Hiệp biện đại học sĩ, chiếu lệ tặng hàm, cấp tuất gấp đôi cấp là 1 ngàn 4 trăm quan, áo bào đã cấp ở quê rồi
 [Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Thực lục, Hội điển, Châu bản triều Nguyễn]

File đính kèm:

  • docxluan_an_che_do_dai_ngo_doi_voi_quan_doi_duoi_trieu_nguyen_gi.docx
  • pdfLuan an 2.9.pdf
  • docxtóm tắt tiếng anh.docx
  • pdftóm tắt tiếng anh.pdf
  • docxtóm tắt tiếng Việt.docx
  • pdftóm tắt tiếng Việt.pdf
  • docxTóm tắt thông tin mới về luận án (Tiếng anh).docx
  • pdfTóm tắt thông tin mới về luận án (Tiếng anh).pdf
  • docxthông tin những điểm mới của luận án (TV).docx
  • pdfthông tin những điểm mới của luận án (TV).pdf