Luận án Cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ nhà nước của nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (nghiên cứu trường hợp tại học viện chính trị và hành chính quốc gia Lào)
Những năm qua, mặc dù có những biến đổi to lớn, sâu sắc của tình hình kinh tế, chính trị thế giới ảnh hưởng đến cách mạng Lào, nhưng sự nghiệp đổi mới do Đảng Nhân dân Cách mạng Lào khởi xướng và lãnh đạo đã dành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa quan trọng. Kinh tế đất nước tăng trưởng khá, an ninh quốc phòng được giữ vững, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ổn định và được cải thiện đáng kể, niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng được củng cố. Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội do Đảng,Nhà nước và nhân dân Lào đã lựa chọn ngày càng được xác định rõ hơn. Những thành tựu đó tiếp tục khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và quản lý của Nhà nước là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Lào, đất nước Lào.
Lào đang trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước và hội nhập quốc tế sâu rộng. Những chính sách đổi mới về kinh tế, xã hội đã đem lại nhiều kết quả, làm thay đổi cơ cấu hầu hết các nhóm xã hội của Lào trong đó là đội ngũ cán bộ Nhà nước. Trong điều kiện đó, đã nảy sinh nhiều vấn đề mới về số lượng, chất lượng, thành phần cơ cấu xã hội cán bộ Nhà nước, tình hình việc làm, đời sống, phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo, cơ động xã hội của đội ngũ cán bộ Nhà nước,
Cán bộ Nhà nước là nguồn nhân lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH và phát triển đất nước, trong đó có đội ngũ cán bộ đã và đang học tập tại Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Lào (HVCT-HCQG Lào), đây là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt, công chức và thuộc diện quy hoạch cán bộ trung, cao cấp của Đảng, Nhà nước Lào; đào tạo cán bộ kế tiếp cho các ban ngành từ Trung ương đến địa phương. Là người có vai trò quan trọng quyết định sự phát triển đất nước Lào trong tương lai.
Hiện nay, đội ngũ cán bộ Nhà nước nói chung, đội ngũ cán bộ đã từng qua mái trường của Học viện Chính trị và Hành chính Quốc gia Lào là đội ngũ cán bộ có vị trí, vai trò quan trọng và được đề cao trong hệ thống chính trị cũng như bộ máy nhà nước của Lào. Họ là lực lượng chính trong sự nghiệp phát triển của đất nước đặc biệt là sự phát triển của kinh tế thị trường, kinh tế trí thức và hội nhập quốc tế, Đảng và Nhà nước Lào đã đề cao việc phát triển đội ngũ cán bộ Nhà nước cả về mặt số lượng lẫn chất lượng, đã tạo ra nhiều sự biến đổi và thành tựu sâu sắc. Nhưng trong thực tế còn thấy rằng, một số cơ quan Đảng và Nhà nước chưa thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đồng thời, còn phát hiện một số vấn đề tiêu cực trong một số cán bộ đặc biệt là sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống như tham nhũng, quan liêu, lạm quyền, lộng quyền, lợi dụng quyền, sử dụng quyền lực được giao để phục vụ lợi ích cá nhân hoặc để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi, chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy luân chuyển dẫn đến sự mất công bằng trong cơ động xã hội của nhóm xã hội này đặc biệt là sự cơ động xã hội theo chiều dọc và sự thăng tiến địa vị nghề nghệp của cán bộ Nhà nước.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ nhà nước của nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (nghiên cứu trường hợp tại học viện chính trị và hành chính quốc gia Lào)
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH KETMANY INTHAVONG CƠ ĐỘNG XÃ HỘI TRONG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NHÀ NƯỚC CỦA NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO (Nghiên cứu trường hợp tại Học viện Chính trị và Hành chính Quốc gia Lào) LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: XÃ HỘI HỌC HÀ NỘI - 2021 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH KETMANY INTHAVONG CƠ ĐỘNG XÃ HỘI TRONG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NHÀ NƯỚC CỦA NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO (Nghiên cứu trường hợp tại Học viện Chính trị và Hành chính Quốc gia Lào) LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: XÃ HỘI HỌC Mã số: 9 31 30 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS,TS. Nguyễn Đình Tấn 2. PGS,TS. Phạm Minh Anh HÀ NỘI - 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu nghiên cứu do tôi thu thập khách quan. Kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Ketmany INTHAVONG MỤC LỤC Trang DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CHDCND : Cộng hòa Dân chủ Nhân dân CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa HVCT-HCQG : Học viện Chính trị và Hành chính Quốc gia NDCM : Nhân dân cách mạng XHCN : Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1: Cơ cấu cán bộ Nhà nước năm 2018 (n=184.161 người) 87 Bảng 3.2: Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo các tiêu thức điều tra (n=510) 91 Bảng 3.3: Tình hình cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ Nhà nước Lào (n=510) 96 Bảng 3.4: Mối liên hệ giữa lớp học và sự cơ động xã hội theo chiều dọc (%) 98 Bảng 3.5: Mối liên hệ giữa giới tính và sự cơ động xã hội theo chiều dọc (%) 101 Bảng 3.6: Mối liên hệ giữa độ tuổi và sự thay đổi chức vụ hành chính của đội ngũ cán bộ Nhà nước (%) 103 Bảng 3.7: Mối liên hệ giữa các bộ phận công tác và sự cơ động theo chiều dọc (%) 107 Bảng 3.8: Mối liên hệ giữa hoàn cảnh kinh tế gia đình của bố mẹ và sự cơ động xã hội theo chiều dọc của cán bộ Nhà nước Lào (%). 108 Bảng 3.9: Trình độ ngoại ngữ và tin học của cán bộ Nhà nước % 112 Bảng 3.10: Lĩnh vực công tác được dịch chuyển đến (N=269) 114 Bảng 3.11: Mối liên hệ giữa độ tuổi và thâm niên công tác với sự dịch chuyển lĩnh vực công tác của cán bộ Nhà nước Lào (n= 269). 117 Bảng 3.12: Mối liên hệ giữa chức vụ hành chính và sự dịch chuyển lĩnh vực công tác của cán bộ Nhà nước (n=269) 119 Bảng 4.1: Tương quan về điều kiện kinh tế gia đình với hình thức cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ Nhà nước 125 Bảng 4.2: Tần suất thực hiện công tác cán bộ của cơ quan (%) 128 Bảng 4.3: Tương quan về thực hiện công tác cán bộ với hình thức cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ Nhà nước 129 Bảng 4.4: Mức độ ảnh hưởng của nguồn gốc xuất thân, dân tộc nghề nghiệp của bố mẹ đến tính cơ động xã hội của cán bộ Nhà nước (%) 131 Bảng 4.5: Tương quan về nghề nghiệp của bố mẹ với sự cơ động xã hội của cán bộ Nhà nước Lào 131 Bảng 4.6: Tương quan về nơi sinh với sự cơ động xã hội của cán bộ Nhà nước 132 Bảng 4.7: Tương quan về hoàn cảnh kinh tế gia đình của bố mẹ với sự cơ động xã hội của cán bộ Nhà nước 133 Bảng 4.8: Tương quan về giai cấp với sự cơ động xã hội của cán bộ Nhà nước 135 Bảng 4.9: Tương quan giữa trình độ học vấn/chuyên môn được đào tạo với sự cơ động xã hội của cán bộ Nhà nước 136 Bảng 4.10: Tương quan về lứa tuổi với sự cơ động xã hội của cán bộ Nhà nước 138 Bảng 4.11: Tương quan giữa thâm niên công tác với sự cơ động xã hội của cán bộ Nhà nước 139 Bảng 4.12: Tương quan giữa giới tính với sự cơ động xã hội của cán bộ Nhà nước 142 Bảng 4.13: Tương quan giữa nơi cư trú với sự cơ động xã hội của cán bộ Nhà nước 143 Bảng 4.14: Tương quan giữa nơi công tác với sự cơ động xã hội và sự thăng tiến địa vị nghề nghiệp của cán bộ Nhà nước (n=510) 144 Bảng 4.15: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khác đến sự cơ động xã hội và sự thăng tiến địa vị nghề nghiệp của cán bộ Nhà nước (%) 146 Bảng 4.16: Tương quan giữa các yếu tố tác động đến sự cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ Nhà nước Lào 148 Bảng 4.17: Sự nỗ lực của cán bộ Nhà nước để đạt được chức vụ hành chính hiện nay (%) 154 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 3.1: Sự cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ Nhà nước Lào (n=510) 97 Biểu đồ 3.2: Mức độ thay đổi chức vụ hành chính (%) 99 Biểu đồ 3.3: So sánh sự thay đổi về chức vụ hành chính của cán bộ Nhà nước từ năm 2012 đến 2019 (%) 100 Biểu đồ 3.4: Mối liên hệ giữa giới tính và chức vụ hành chính của cán bộ Nhà nước (%) 102 Biểu đồ 3.5: Mối liên hệ giữa thâm niên công tác và sự cơ động theo chiều dọc của cán bộ Nhà nước Lào hiện nay (%) 104 Biểu đồ 3.6: Mối liên hệ giữa giới tính, nơi công tác và sự thay đổi địa vị nghề nghiệp của cán bộ Nhà nước Lào (%) 105 Biểu đồ 3.7: Mối liên hệ giữa chức vụ hành chính của bố mẹ và sự thay đổi địa vị nghề nghiệp của cán bộ Nhà nước Lào (%) 109 Biểu đồ 3.8: Mối liên hệ giữa trình độ chuyên môn và sự cơ động xã hội theo chiều dọc của đội ngũ cán bộ Nhà nước Lào (%). 110 Biểu đồ 3.9: Tần suất sự nâng cao trình độ chuyên môn và bồi dưỡng của đội ngũ cán bộ Nhà nước Lào (%). 112 Biểu đồ 3.10: Mức độ dịch chuyển lĩnh vực công tác (%) 116 Biểu đồ 3.11: Mối liên hệ giữa nơi công tác và sự dịch chuyển lĩnh vực công tác (%) 118 Biểu đồ 3.12: Mức độ liên quan giữa chuyên ngành/chuyên môn được đào tạo và lĩnh vực công tác chuyển đi (%) 120 Biểu đồ 4.1: Mức độ ảnh hưởng của hoàn cảnh kinh tế - xã hội đến sự cơ động xã hội của cán bộ Nhà nước (%) 125 Biểu đồ 4.2: Mức độ ảnh hưởng của chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến sự cơ động xã hội của cán bộ Nhà nước (%) 127 Biểu đồ 4.3: Mức độ ảnh hưởng của trình độ học vấn/chuyên môn được đào tạo, trình độ lý luận chính trị, kiến thức về chuyên môn đến tính cơ động xã hội của cán bộ Nhà nước (%) 136 Biểu đồ 4.4: Mức độ ảnh hưởng của lứa tuổi và thâm niên công tác đến tính cơ động xã hội của cán bộ Nhà nước (%) 138 Biểu đồ 4.5: Mức độ ảnh hưởng của giới tính đến tính cơ động xã hội của cán bộ Nhà nước (%) 141 Biểu đồ 4.6: Mức độ ảnh hưởng của nơi cư trú đến tính cơ động xã hội của cán bộ Nhà nước (%) 143 Biểu đồ 4.7: Mức độ ảnh hưởng của năng lực, sự phấn đấu và sự nỗ lực của bản thân đến sự cơ động xã hội của cán bộ Nhà nước (%) 145 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Những năm qua, mặc dù có những biến đổi to lớn, sâu sắc của tình hình kinh tế, chính trị thế giới ảnh hưởng đến cách mạng Lào, nhưng sự nghiệp đổi mới do Đảng Nhân dân Cách mạng Lào khởi xướng và lãnh đạo đã dành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa quan trọng. Kinh tế đất nước tăng trưởng khá, an ninh quốc phòng được giữ vững, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ổn định và được cải thiện đáng kể, niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng được củng cố. Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội do Đảng,Nhà nước và nhân dân Lào đã lựa chọn ngày càng được xác định rõ hơn. Những thành tựu đó tiếp tục khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và quản lý của Nhà nước là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Lào, đất nước Lào. Lào đang trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước và hội nhập quốc tế sâu rộng. Những chính sách đổi mới về kinh tế, xã hội đã đem lại nhiều kết quả, làm thay đổi cơ cấu hầu hết các nhóm xã hội của Lào trong đó là đội ngũ cán bộ Nhà nước. Trong điều kiện đó, đã nảy sinh nhiều vấn đề mới về số lượng, chất lượng, thành phần cơ cấu xã hội cán bộ Nhà nước, tình hình việc làm, đời sống, phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo, cơ động xã hội của đội ngũ cán bộ Nhà nước, Cán bộ Nhà nước là nguồn nhân lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH và phát triển đất nước, trong đó có đội ngũ cán bộ đã và đang học tập tại Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Lào (HVCT-HCQG Lào), đây là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt, công chức và thuộc diện quy hoạch cán bộ trung, cao cấp của Đảng, Nhà nước Lào; đào tạo cán bộ kế tiếp cho các ban ngành từ Trung ương đến địa phương. Là người có vai trò quan trọng quyết định sự phát triển đất nước Lào trong tương lai. Hiện nay, đội ngũ cán bộ Nhà nước nói chung, đội ngũ cán bộ đã từng qua mái trường của Học viện Chính trị và Hành chính Quốc gia Lào là đội ngũ cán bộ có vị trí, vai trò quan trọng và được đề cao trong hệ thống chính trị cũng như bộ máy nhà nước của Lào. Họ là lực lượng chính trong sự nghiệp phát triển của đất nước đặc biệt là sự phát triển của kinh tế thị trường, kinh tế trí thức và hội nhập quốc tế, Đảng và Nhà nước Lào đã đề cao việc phát triển đội ngũ cán bộ Nhà nước cả về mặt số lượng lẫn chất lượng, đã tạo ra nhiều sự biến đổi và thành tựu sâu sắc. Nhưng trong thực tế còn thấy rằng, một số cơ quan Đảng và Nhà nước chưa thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đồng thời, còn phát hiện một số vấn đề tiêu cực trong một số cán bộ đặc biệt là sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống như tham nhũng, quan liêu, lạm quyền, lộng quyền, lợi dụng quyền, sử dụng quyền lực được giao để phục vụ lợi ích cá nhân hoặc để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi, chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy luân chuyển dẫn đến sự mất công bằng trong cơ động xã hội của nhóm xã hội này đặc biệt là sự cơ động xã hội theo chiều dọc và sự thăng tiến địa vị nghề nghệp của cán bộ Nhà nước. Đồng thời, thực tế trong 10 năm trở lại đây chưa có một công trình nghiên cứu hay một thống kê nào về sự cơ động xã hội của cán bộ sau khi tham dự các khóa đào tạo - bồi dưỡng tại Học viện Chính trị và Hành chính Quốc gia Lào. Do vậy, vấn đề đặt ra cần có những thống kê về vấn đề này, góp phần chỉ ra thực trạng cơ động xã hội của đội ngũ cán bộ - công chức đã tham gia đào tạo - bồi dưỡng. Trên cơ sở đó chỉ ra hướng cơ động xã hội. Như vậy, xuất phát từ những vấn đề đặt ra trên, tác giả đã chọn đề tài “Cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ Nhà nước của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào” làm đề tài luận án tiến sĩ. Kết quả nghiên cứu này sẽ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, là cơ sở khoa học giúp cho các cơ quan liên quan xây dựng chính sách nhằm giải quyết các vấn đề về cơ động xã hội trong độ ngũ cán bộ Nhà nước,đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa (XHCN) trong tương lai. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu củaluận án 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu những vấn đề lý luận về cơ động xã hội và phân tích thực trạng những yếu tố ảnh hưởng đến cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, trên cơ sở đó đưa ra một số dự báo xu hướng biến đổi và một số kiến nghị nhằm cung cấp luận chứng khoa học giúp cho việc hình thành, xây dựng các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước Lào về cán bộ. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu và làm rõ thêm cơ sở lý luận, một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Mô tả và phân tích thực trạng cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ Nhà nước Lào qua dữ liệu khảo sát từ cựu học viên HVCT-HCQG Lào. Tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến sự biến chuyển trong đội ngũ cán bộ Nhà nước Lào hiện nay. Đưa ra dự báo và đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm hạn chế những tiêu cực, phát huy tính tích cực trong cơ động xã hội của đội ngũ cán bộ Nhà nước Lào. 3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án chỉ tập trung nghiên cứu đối tượng là cơ động xã hội trong đội ... ộ ảnh hưởng của các yếu tố sau đến việc đạt được chức vụ hiện tại/sự thăng tiến của bản thân/cán bộ Nhà nước? Các yếu tố Mức độ ảnh hưởng Rất nhiều Nhiều Bình thường Ít Không ảnh hưởng 1. Nguồn gốc xuất thân 2. Giới tính (Nam/nữ) 3. Trình độ học vấn/chuyên môn 4. Bằng cấp lý luận chính trị 5. Lứa tuổi 6. Thâm niên làm việc 7. Nơi cư trú của bản thân/gia đình 8. Chủng tộc 9. Sức khỏe của bản thân 10. Địa vị người bạn đời 11. Hoàn cảnh kinh tế gia đình 12. Sự nỗ lực/chiến đấu của bản thân 13. Kiến thức chuyên môn được đào tạo 14. Thời gian giành cho công việc 15. Sự đầu tư về tài chính 16. Kinh nghiệm làm việc 17. Kỹ năng lãnh đạo, quản lý 18. Sự ủng hộ vật chất của gia đình 19. Sự ủng hộ tinh thần của gia đình 20. Sự ủng hộ của bạn bè 21. Sự ủng hộ của đồng nghiệp 22. Sự ủng hộ của lãnh đạo trực tiếp 23. Sự ủng hộ của lãnh đạo cấp trên 24. Thực hiện tốt công tác cán bộ 25. Nơi được đào tạo (Trường học/quốc gia) 26. Hoàn cảnh kinh tế-xã hội nơi công tác 27. Nghề nghiệp của bố mẹ, họ hàng, anh, chị em, vợ/chồng 28. Sự rủi ro/sự may mắn 29. Có trong quy hoạch cán bộ 30. Do chính sách của Đảng và NN 30. Yếu tố khác (ghi rõ) Câu 29: Xin ông/bà cho biết mục tiêu hướng tới của bản thân trong 5 năm sắp tới? Các mục tiêu Ý kiến Rất đồng ý Đồng ý Không đồng ý Khó xác định/không phù hợp 1. Một chức vụ lãnh đạo, quản lý 2. Vị trí cao hơn 3. Làm ở cơ quan cũ nhưng thay đổi công việc mới 4. Làm ở cơ quan khác liên quan đến chuyên môn của mình 5. Làm ở cơ quan khác không liên quan đến chuyên môn của mình 6. Làm ở cơ quan khác và làm việc cũ 7. Làm ở cơ quan khác và làm việc mới 8. Có công việc lý thú, thu nhập cao 9. Công việc đem lại cơ hội thăng tiến 10. Tôi đã có vị trí tôi muốn 11. Mong muốn chức vụ ngoài cơ quan NN 12. Có đóng góp cho cơ quan và xã hội 13. Không muốn thay đổi công việc 14. Công việc ổn định, an toàn 15. Công việc mở ra nhiều cơ hội 16. Được khuyến khích ghi nhận 17. Tiền lương, phúc lợi chân chính 18. Có thời gian, cơ hội làm thêm 19. Muốn đi đào tạo/bồi dưỡng nâng cấp chuyên môn 20. Muốn đi đào tạo/bồi dưỡng nâng cấp tin học/ngoại ngữ/liên quan đến công việc 21. Muốn về hưu, nhận lương hưu 22. Khác (ghi cụ thể)... Câu 30: Ông/bà tự đánh gia mức độ hài lòng về vị trí công việc của bản thân hiện nay? 1. Rất hài lòng 0 3. Bình thường 0 5. Rất chưa hài lòng 0 2. Hài lòng 0 4. Chưa hài lòng 0 Câu 31: Theo ông/bà thì nên hạn chế hay thúc đẩy hơn nữa sự thay đổi về học hàm/học vị của đội ngũ cán bộ Nhà nước?(Tự ý và không dự trên quy hoạch cán bộ). 1. Hạn chế 0 2. Khuyến khích 0 Vì sao: Giải pháp nào: Câu 32: Theo ông/bà thì nên hạn chế hay thúc đẩy hơn nữa việc chuyển nơi công tác của đội ngũ cán bộ Nhà nước? (Tự ý và không dự trên quy hoạch cán bộ). 1. Hạn chế 0 2. Khuyến khích 0 Vì sao:.... Câu 33: Theo ông/bà giải pháp nào nhằm hạn chế việc chuyển nơi công tác của đội ngũ cán bộ Nhà nước hiện nay? .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Câu 34: Theo ông/bà giải pháp nào nhằm khuyến khích sự thăng tiến của đội ngũ cán bộ Nhà nước? .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Xin trân thành cảm ơn! BẢNG HỎI PHỎNG VẤN SÂU (Dành cho nhóm đối tượng là cán bộ lãnh đạo của Ban Tổ chức Trung ương) I. Thông tin chung: Họ và tên:.. Đơn vị công tác: Chức vụ hành chính/vị trí công tác:.. Thâm niên công tác:.. Học vấn: Học vị (nếu có):..... II. Phần nội dung: Xin ông/bà cho biết tình hình chung của cán bộ Nhà nước hiện nay? Ông/bà đánh giá về công tác cán bộ của chúng ta hiện nay có những vấn đề thuận lợi và khó khăn gì? Đánh giá của ông/bà về công tác đào tạo đội ngũ cán bộ Nhà nước đặc biệt là đội ngũ cán bộ đang được đào tạo tại Học viện CT-HCQG Lào? (Vấn đề đầu vào) Xin ông/bà cho biết tình hình đội ngũ cán bộ Nhà nước đã được đào tạo tại Học viện CT-HCQG Lào? Mặt tích cực và mặt tiêu cực: Chất lượng đào tạo, đánh giá và xếp loại cán bộ; Hiện tượng làm thêm; Áp dụng chuyên môn được đào tạo; Hiện tượng chảy chất xám, chuyển lĩnh vực làm việc; Nâng cao học vấn, chuyên môn Chạy chức vụ; Ảnh hưởng của những vấn đề trên đối với cơ quan. Những yếu tố ảnh hưởng đến các vấn đề trên? Một số kiến nghị và giải pháp đối với vấn đề trên. Xin trân trọng cảm ơn!BẢNG HỎI PHỎNG VẤN SÂU (Dành cho nhóm đối tượng là cán bộ lãnh đạo - quản lý của Bộ Nội vụ) I. Thông tin chung: Họ và tên:.. Đơn vị công tác: Chức vụ hành chính/vị trí công tác:.. Thâm niên công tác:.. Học vấn: Học vị (nếu có):..... II. Phần nội dung: Xin ông/bà cho biết tình hình chung của cán bộ Nhà nước hiện nay? Ông/bà đánh giá về công tác cán bộ của chúng ta hiện nay có những vấn đề thuận lợi và khó khăn gì? Xin ông/bà cho biết tình hình đội ngũ cán bộ đã được đào tạo tại Học viện CT-HCQG Lào mà thuộc cơ quan tổ chức của ông/bà? Mặt tích cực và mặt tiêu cực: Chất lượng đào tạo; Đánh giá, xếp loại cán bộ; Hiện tượng làm thêm; Áp dụng chuyên môn được đào tạo; Hiện tượng chảy chất xám, chuyển lĩnh vực làm việc; Nâng cao học vấn, chuyên môn Chạy chức vụ; Ảnh hưởng của những vấn đề trên đối với cơ quan. Những yếu tố ảnh hưởng đến các vấn đề trên? Một số kiến nghị và giải pháp đối với vấn đề trên. Xin trân trọng cảm ơn!BẢNG HỎI PHỎNG VẤN SÂU (Dành cho nhóm đối tượng là cán bộ lãnh đạo của HVCT-HCQG Lào) I. Thông tin chung: Họ và tên:.. Đơn vị công tác: Chức vụ hành chính/vị trí công tác:.. Thâm niên công tác:.. Học vấn: Học vị (nếu có):..... II. Phần nội dung: Xin ông/bà cho biết tình hình chung của cán bộ Nhà nước hiện nay? Ông/bà đánh giá về công tác cán bộ của chúng ta hiện nay có những vấn đề thuận lợi và khó khăn gì? Đánh giá của ông/bà về công tác đào tạo đội ngũ cán bộ Nhà nước đặc biệt là đội ngũ cán bộ đang được đào tạo tại Học viện CT-HCQG Lào? Nhà trường; Giảng viên; Học viên; Vấn đề đặt ra đối với công tác đào tạo như: Vấn đề về chương trình đào tạo, đầu vào, giảng viên, quá trình giảng dạy, chính sách, cơ sở hạ tầng Xin ông/bà cho biết tình hình đội ngũ cán bộ Nhà nước đã được đào tạo tại Học viện CT-HCQG Lào? Mặt tích cực và mặt tiêu cực: Chất lượng đào tạo; Đánh gia, xếp loại cán bộ; Hiện tượng làm thêm; Áp dụng chuyên môn được đào tạo; Hiện tượng chảy chất xám, chuyển lĩnh vực làm việc; Nâng cao học vấn, chuyên môn Chạy chức vụ; Ảnh hưởng của những vấn đề trên đối với cơ quan. Những yếu tố ảnh hưởng đến các vấn đề trên? Một số kiến nghị và giải pháp đối với vấn đề trên. Xin trân trọng cảm ơn! BẢNG HỎI PHỎNG VẤN SÂU (Dành cho nhóm đối tượng là cán bộ lãnh đạo của các tỉnh mà có cựu học viên của HVCT-HCQG Lào) I. Thông tin chung: Họ và tên:.. Đơn vị công tác: Chức vụ hành chính/vị trí công tác:.. Thâm niên công tác:.. Học vấn: Học vị (nếu có):..... Tỉnh:. II. Phần nội dung: Xin ông/bà cho biết tình hình chung của cán bộ Nhà nước hiện nay tại Tỉnh ông/bà? Ông/bà đánh giá về công tác cán bộ của cơ quan ông/bà hiện nay có những vấn đề thuận lợi và khó khăn gì? Đánh giá của ông/bà về công tác đào tạo đội ngũ cán bộ Nhà nước đặc biệt đào tạo tại Học viện CT-HCQG Lào? Nhà trường; Giảng viên; Học viên (cán bộ ở Tỉnh của ông/bà); Vấn đề đặt ra đối với công tác đào tạo như: Vấn đề về chương trình đào tạo, đầu vào, giảng viên, quá trình giảng dạy, chính sách, cơ sở hạ tầng Xin ông/bà đánh giá tình hình đội ngũ cán bộ Nhà nước đã được đào tạo tại Học viện CT-HCQG Lào? Mặt tích cực và mặt tiêu cực: Chất lượng đào tạo; Xếp loại cán bộ; Hiện tượng làm thêm; Áp dụng chuyên môn được đào tạo; Hiện tượng chảy chất xám, chuyển lĩnh vực làm việc; Nâng cao học vấn, chuyên môn Chạy chức vụ; Ảnh hưởng của những vấn đề trên đối với cơ quan. Những yếu tố ảnh hưởng đến các vấn đề trên? Một số kiến nghị và giải pháp đối với vấn đề trên. Xin trân trọng cảm ơn! BẢNG HỎI PHỎNG VẤN SÂU (Dành cho nhóm đối tượng là đội ngũ cán Nhà nước - cựu học viên của HVCT-HCQG Lào) I. Phần thông tin chung: Họ và tên: Tuổi:; Tình trạng hôn nhân:... Dân tộc:.; Nhóm ngôn ngữ:..... Nơi sinh:................................................................. Nơi cư trú hiện nay:. Thông tin về gia đình như: + Bố: Nghề nghiệp; Chức vụ:... Nơi công tác:. Nơi sinh sống hiện nay:. + Mẹ: Nghề nghiệp; Chức vụ:... Nơi công tác:. Nơi sinh sống hiện nay:. + Vợ/chồng: Nghề nghiệp; Chức vụ: Nơi công tác:. Nơi sinh sống hiện nay:. + Anh/chị/em: Nghề nghiệp; Chức vụ:... Nơi công tác:. Nơi sinh sống hiện nay:. . II. Phần nội dung về trước và sau khi tốt nghiệp từ HVCT-HCQG: Học tại Học viện: Lớp: Khóa:..; Từ năm.đến năm Nếu được đào tạo/bồi dưỡng thêm tại học viện: Lớp: Khóa..., năm... đến năm. Học vấn, học vị (nếu có): + Trước:..... + Sau:. Chuyên môn đào tạo: + Trước:..... + Sau:. Đơn vị công tác: + Trước đi học tại Học viện:..... + Sau đi học tại Học viện:. Chức vụ hành chính/vị trí công tác: + Trước đi học tại Học viện:..... + Sau đi học tại Học viện:. Thâm niên công tác: + Trước đi học tại Học viện:..... + Sau đi học tại Học viện:. Nơi sinh sống: + Trước đi học tại Học viện:..... + Sau đi học tại Học viện:. Hoàn cảnh kinh tế gia đình: + Trước đi học tại Học viện:..... + Sau đi học tại Học viện:. III. Nội dung chính về tính cơ động xã hội: Ông/bà đánh giá về năng lực và sự áp dụng chuyên môn được đào tạo vào công việc? Sau khi tốt nghiệp ông/bà có được đi nâng cấp học hàm không? Cấp gì? Ở đâu? Chuyên môn gì? Ông/bà có đi làm thêm không? Làm liên quan đến công việc không? Tại sao phải đi làm thêm? Làm thêm có mặt tích cực và tiêu cực như thế nào đối với công việc của ông/bà? Sau khi tốt nghiệp ông/bà có sự thay đổi về lĩnh vực công tác không? Chuyển đi đâu và tại sao? Sau khi tốt nghiệp ông/bà có sự thay đổi về chức vụ hành chính/vị trí công tác không? Sự thăng tiến của bản thân có những thuận lợi và khó khăn gì? Những yếu tố ảnh hưởng đến các vấn đề trên? Theo ông/bà có kiến nghị và giải pháp đối với vấn đề trên như thế nào? Xin trân trọng cảm ơn!
File đính kèm:
- luan_an_co_dong_xa_hoi_trong_doi_ngu_can_bo_nha_nuoc_cua_nuo.doc
- 2.Tóm tắt Luận án 9-2021 -X.doc
- Hành chinh Quóc gia Lào).pdf