Luận án Pháp luật về chống bán hàng đa cấp bất chính ở Việt Nam hiện nay

BHĐC được biết đến như một phương thức kinh doanh đạt hiệu quả cao trong hoạt động

tiếp thị, phân phối cũng như tiêu thụ sản phẩm trong nền kinh tế thị trường hiện đại.

John Milton Fogg từng nói: “Thế kỷ 19 là thế kỷ của khai khoáng, thế kỷ 20 là thế kỷ

của sản xuất, thế kỷ 21 là thế kỷ của phân phối. Sau hai thế kỷ là cơ hội kinh tế cho những nhà

tiên phong trong sản xuất, chế tạo, chúng ta đã bước vào kỷ nguyên phân phối. Bây giờ 80-

85% giá sản phẩm ở khâu phân phối, chỉ còn 15-20% ở trong khâu sản xuất”[99].

Kể từ khi được hình thành tới nay, BHĐC đã có m t ở hầu khắp các nước trên thế giới.

Trong thập niên 1980, phương thức này phát triển mạnh tại các nước như M , Canada,

Mexico, Brazil, Anh, Pháp, Đức, Thụy Điển, Australia Bước sang thập niên 1990, BHĐC

phát triển mạnh ở nhiều nước châu như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia,

Indonesia, Trung Quốc, Thái Lan, v.v. Cuối thế kỷ 20, BHĐC bắt đầu được du nhập vào thị

trường Việt Nam và đạt được tổng doanh thu không ngờ trong hai, ba năm đầu. Tuy nhiên, do

mới vào Việt Nam trong một thời gian ngắn, lịch sử hoạt động còn non trẻ, BHĐC bị một số

chủ thể lợi dụng để thực hiện các hành vi lừa đảo, biến tướng thành BHĐC bất chính để trục

lợi gây dư luận xấu trong xã hội và ảnh hưởng lớn đến uy tín của ngành. BHĐC bất chính là

một hành vi tiêu cực ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của con người và toàn xã hội. Hành vi này

đang xuất hiện ngày càng nhiều ở Việt Nam, hoạt động này diễn ra trên diện rộng và tập trung

ở các vùng quê với nhiều chiêu thức tinh vi. Hiện nay, nhắc đến BHĐC không ít người tỏ ra

thiếu thiện cảm và quan niệm đó là một lĩnh vực kinh doanh không lành mạnh. Việc ngăn ch n

và xử lý kịp thời hành vi bất chính này trong giai đoạn hiện nay là vấn đề cấp thiết được đ t ra.

BHĐC phát triển quá mạnh mẽ khiến cho lợi nhuận từ việc quảng cáo của báo đài,

truyền hình bị ảnh hưởng, cộng thêm nhiều công ty lừa đảo núp bóng kinh doanh đa cấp và

một bộ phân không nhỏ nhà phân phối đa cấp thực hiện những hành vi sai trái đã làm cho dư

luận bắt đầu lên tiếng phản đối BHĐC. Để hòa nhập với xu hướng chung của thế giới cũng

như đáp ứng tình hình thực tế tại Việt Nam, khuôn khổ pháp lý về kinh doanh đa cấp đã dần

được hình thành và mở đầu bằng các quy định về BHĐC của Luật Cạnh tranh năm 2014. Ngày

24 tháng 8 năm 2005 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 110/2005/NĐ-CP về quản lý hoạt

động BHĐC, nghị định này phần nào đã tạo ra một hành lang pháp lý để điều chỉnh hoạt động

BHĐC tại Việt Nam. Sau 8 năm thực thi, nghị định này do được soạn thảo lần đầu tiên m c dù

đã tham khảo kinh nghiệm nhiều quốc gia trên thế giới nhưng chưa có kinh nghiệm về thực2

tiễn quản lý tại Việt Nam nên nội dung Nghị định số 110/2005/NĐ-CP đã bộc lộ nhiều bất cập,

không đáp ứng được sự phát triển nhanh chóng của ngành kinh doanh này. Vì vậy, nghị định

này đã được thay thế bởi Nghị định số 42/2014/NĐ-CP quy định về quản lý hoạt động bán

hàng đa cấp. Tuy nhiên, do hoạt động BHĐC ở Việt Nam ngày một phức tạp với những chiêu

thức biến tương gây thiệt hại nghiệm trọng đến xã hội nên sau 4 năm thực thi Nghị định số

42/2014/NĐ-CP đã được thay thế bằng Nghị định số 40/2018/NĐ-CP“về quản lý hoạt động

kinh doanh theo phương thức đa cấp” nhằm hoàn thiện công tác quản lý về BHĐC. Tính đến

thời điểm này, các văn bản trên đã góp phần quan trọng vào việc đưa hoạt động BHĐC tại Việt

Nam đi vào khuôn khổ. Hơn nữa trong những năm gần đây BHĐC không những gây ra nhiều

bức xúc trong dư luận xã hội mà còn gây ra nhiều vấn đề cho các cơ quan quản lý Nhà nước.

Các phương tiện thông tin đại chúng liên tục phản ánh các hành vi lừa đảo của DN thực hiện

BHĐC bất chính. Nhiều đại biểu Quốc hội còn đưa vấn đề BHĐC bất chính ra chất vấn cơ

quan quản lý nhà nước trước Quốc hội. Có ý kiến cho rằng nên cấm hoàn toàn hoạt động

BHĐC tại Việt Nam. Xuất phát từ những khó khăn đó, các cơ quan quản lý cũng như cộng

đồng DN BHĐC đều có kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện khung quy định pháp luật về

quản lý hoạt động BHĐC. Để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy định pháp luật quản lý hoạt

động kinh doanh đa cấp cũng như làm rõ bản chất của phương thức BHĐC và BHĐC bất

chính thì việc nghiên cứu làm rõ lý luận về BHĐC và BHĐC bất chính, đồng thời đưa ra các

biện pháp pháp lý nhằm hoàn thiện pháp luật về chống bất chính ở Việt Nam hiện nay là việc

làm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc

pdf 195 trang kiennguyen 20/08/2022 5960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Pháp luật về chống bán hàng đa cấp bất chính ở Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Pháp luật về chống bán hàng đa cấp bất chính ở Việt Nam hiện nay

Luận án Pháp luật về chống bán hàng đa cấp bất chính ở Việt Nam hiện nay
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƢ PHÁP 
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI 
TRẦN NGỌC DUNG 
PHÁP LUẬT VỀ CHỐNG BÁN HÀNG ĐA CẤP BẤT 
CHÍNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ 
HÀ NỘI – 2021 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƢ PHÁP 
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI 
TRẦN NGỌC DUNG 
PHÁP LUẬT VỀ CHỐNG BÁN HÀNG ĐA CẤP BẤT 
CHÍNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 
Chuyên ngành: Luật kinh tế 
Mã số: 9.38.01.07 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ 
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. BÙI NGUYÊN KHÁNH 
HÀ NỘI – 2021 
 MỤC LỤC 
Trang phụ bìa 
Lời cam đoan 
Lời cảm ơn 
Mục lục 
Danh mục các từ viết tắt 
Danh mục bảng biểu, biểu đồ 
Danh mục các phụ lục 
Trang 
PHẦN MỞ ĐẦU... 1 
PHẦN TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.......... 7 
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án 7 
1.1. Nghiên cứu lý luận về bán hàng đa cấp, bán hàng đa cấp bất chính và pháp luật 
chống bán hàng đa cấp bất chính ............................. 
1.1.1. Nghiên cứu lí luận về Bán hàng đa cấp và bán hàng đa cấp bất chính................... 
8 
8 
1.1.2. Nghiên cứu lí luận về pháp luật chống bán hàng đa cấp bất chính..................... 18 
1.2. Nghiên cứu về thực trạng quy định của pháp luật chống bán hàng đa cấp bất chính... 19 
1.3. Nghiên cứu đề xuất giải pháp và kiến nghị hoàn thiện pháp luật chống bán hàng 
đa cấp bất chính.... 
25 
2. Đánh giá kết quả các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án.................... 29 
2.1. Những vấn đề đã đƣợc làm sáng tỏ, luận án có thể tiếp thu kế thừa.. 29 
2.2. Những vấn đề nghiên cứu đƣợc triển khai trong Luận án................... 
3. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu của đề tài 
3.1. Lý thuyết nghiên cứu 
3.2. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu của đề tài..... 
31 
31 
31 
32 
Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BÁN HÀNG ĐA CẤP BẤT CHÍNH 
VÀ PHÁP LUẬT CHỐNG BÁN HÀNG ĐA CẤP BẤT CHÍNH 
34 
1.1. Những vấn đề lý luận về bán hàng đa cấp bất chính............ 34 
1.1.1. Bán hàng đa cấp bất chính........... 34 
1.3.2.1. Khái niệm bán hàng đa cấp... 34 
1.1.1.2. Khái niệm bán hàng đa cấp bất chính... 39 
1.1.2. Vai trò của bán hàng đa cấp và sự tác động của bán hàng đa cấp bất chính...... 46 
1.2. Những vấn đề lý luận về pháp luật chống bán hàng đa cấp bất chính... 
1.2.1. Khái niệm pháp luật chống bán hàng đa cấp bất chính.. 
54 
 54 
1.2.2. Nguyên tắc của pháp luật chống bán hàng đa cấp bất chính..... 58 
12.3. Nội dung pháp luật chống bán hàng đa cấp bất chính.. 61 
1.2.4. Vai trò của pháp luật trong việc chống bán hàng đa cấp bất chính...... 66 
1.3. Kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật về chống bán về chống bán hàng đa cấp bất 
chính của một số nƣớc trên thế giới. 
1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới... 
68 
68 
1.3.1.1 Kinh nghiệm tại Hoa Kỳ.................. 68 
1.3.1.2. Kinh nghiệm tại Canada............................................................................................. 71 
1.3.1.3. Kinh nghiệm tại Nhật Bản............................................................................................ 72 
1.3.1.4. Kinh nghiệm tại Hàn Quốc.......................................................................................... 73 
1.3.1.5. Kinh nghiệm tại Trung Quốc 
1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam...... 
 75 
 76 
Kết luận chƣơng 1............... 80 
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CHỐNG BÁN HÀNG ĐA CẤP BẤT 
CHÍNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 
81 
2.1. Thực trạng quy định pháp luật về chống bán hàng đa cấp bất chính 81 
2.1.1. Dấu hiệu nhận diện hành vi bán hàng đa cấp bất chính theo quy định của 
pháp luật...................................................... 
81 
2.1.2. Quy định về điều kiện đăng ký kinh doanh theo phương thức đa cấp.. 87 
2.1.2.1. Về chủ thể và đối tượng được phép bán hàng đa cấp. 
2.1.2.2. Về vốn điều lệ và ký quỹ của doanh nghiệp bán hàng đa cấp.... 
2.1.2.3. Về quy định tài liệu tham gia bán hàng đa cấp. 
2.1.2.4. Về hệ thống thông tin tham gia quản lý bán hàng đa cấp và trang thông tin điện 
tử của doanh nghiệp. 
88 
90 
92 
95 
2.1.3. Chế tài xử phạt bán hàng đa cấp bất chính. 96 
2.1.3.1. Chế tài hành chính 96 
2.1.3.2. Chế tài Dân sự.. 98 
2.1.3.3. Chế tài Hình sự......... 
2.1.4. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi bán hàng đa cấp bất chính.. 
94 
103 
2.2. 2.2. Thực tiễn xử lý vi phạm bán hàng đa cấp bất chính ở Việt Nam hiện nay........... 
2.3. Đánh giá thực trạng quy định của pháp luật chống bán hàng đa cấp bất chính. 
2.3.1. Những điểm đạt được của pháp luật về chống bán hàng đa cấp bất chính.. 
2.3.2. Một số hạn chế của pháp luật trong việc chống bán hàng đa cấp bất chính..... 
105 
112 
112 
114 
Kết luận chƣơng 2................. 120 
CHƢƠNG 3. ĐỊNH HƢỚNG, GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT 
VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHỐNG BÁN HÀNG ĐA CẤP BẤT CHÍNH..... 
 121 
3.1. Định hƣớng hoàn thiện pháp luật chống bán hàng đa cấp bất chính... 121 
3.1.1. Nhận diện chính xác những hạn chế của pháp luật Việt Nam về chống bán 
hàng đa cấp bất chính 
122 
3.1.2. Hoàn thiện pháp luật chống bán hàng đa cấp bất chính xuất phát từ yêu cầu tất 
yếu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam........................................... 
117 
3.1.3. Hoàn thiện pháp luật chống bán hàng đa cấp bất chính nhằm bảo vệ quyền lợi 
hợp pháp của người tham gia bán hàng đa cấp và người tiêu dùng 
 122 
3.1.4. Hoàn thiện pháp luật nhằm đảm bảo tính đồng bộ của pháp luật, chặt chẽ trong 
quản lý nhà nước của các cơ quan có thẩm quyền hướng tới mục tiêu chống bán hàng 
đa cấp bất chính 
124 
3.2. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả cho việc thực hiện pháp luật chống bán 
hàng đa cấp bất chính.. 
126 
3.2.1. Nhóm giải pháp sửa đổi bổ sung và hoàn thiện các quy định pháp luật về chống 
bán hàng đa cấp bất chính........................................... 
126 
3.2.1.1. Bổ sung quy định về bán hàng đa cấp bất chính 127 
3.2.1.2. Về chất lượng, giá cả hàng hóa của doanh nghiệp bán hàng đa cấp. 130 
3.2.1.3. Hoàn thiện một số quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh nhằm chống 
bán hàng đa cấp bất chính . 
3.2.1.4. Về địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp bán hàng đa cấp tại phương.. 
3.2.1.5. Hoàn thiện quy định pháp luật về chế tài xử phạt bán hàng đa cấp bất chính 
3.2.2. Nhóm giải pháp tổ chức quản lý Nhà nƣớc trong hoạt động bán hàng đa cấp 
132 
138 
141 
151 
3.2.2.1. Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ quan quản lý nhà nước trong hoạt động 
bán hàng đa cấp...................................................................................................................... 
151 
3.2.1.2. Xây dựng văn bản hướng dẫn chi tiết hơn để đảm bảo tính khả thi của Nghị định 
40/2018/NĐ-CP chống bán hàng đa cấp bất chính 
147 
3.2.3. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả chống bán hàng đa cấp bất chính.. 154 
3.2.3.1. Nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý 
và xử lý các vi phạm bán hàng đa cấp bất chính. 
154 
3.2.3.2. Tích cực tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thực xã hội về quản lý 
bán hàng đa cấp nhằm chống bán hàng đa cấp bất chính.................................................... 
158 
Kết luận chƣơng 3 160 
KẾT LUẬN................ 161 
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN LUẬN ÁN 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 
PHỤ LỤC 
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và trích dẫn 
trong luận án đảm bảo tính chính xác, trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn 
đúng theo quy định. 
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận án. 
 TÁC GIẢ LUẬN ÁN 
LỜI CẢM ƠN 
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Bùi Nguyên Khánh, người thầy đã 
luôn tận tình truyền đạt kiến thức, hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành Luận án. Tôi xin 
bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới quý thầy cô giáo trường Đại học Luật Hà Nội và các 
nhà khoa học đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu, chỉ bảo, động viên, khuyến khích tôi 
hoàn thành Luận án này. 
TÁC GIẢ LUẬN ÁN 
 Trần Ngọc Dung 
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN 
STT TỪ VIẾT TẮT GIẢI THÍCH 
1 BHĐC Bán hàng đa cấp 
2 TNHC Trách nhiệm hành chính 
3 TNDS Trách nhiệm dân sự 
4 TNHS Trách nhiệm hình sự 
5 BTTH Bồi thường thiệt hại 
6 BLDS Bộ luật Dân sự 
7 BLHS Bộ luật Hình Sự 
8 NĐ Nghị định 
9 DN Doanh nghiệp 
10 QHXH Quan hệ xã hội 
11 QPPL Quy phạm pháp luật 
12 QHPL Quan hệ pháp luật 
 13 CT& BVNTD Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng 
14 CTKLM Cạnh tranh không lành mạnh 
15 WFDSA (World Federation of Direct Selling Association) 
Hiệp hội bán hàng trực tiếp thế giới 
16 US- FTC Ủy ban Thương mại Hoa Kỳ 
17 KDTPTĐC Kinh doanh theo phương thức đa cấp 
18 Nghị định số 
110/2005/NĐ-CP 
Nghị định số 110/2005/NĐ-CP của chính phủ 
về quản lý hoạt động BHĐC 
19 Nghị định số 
42/2014/NĐ-CP 
Nghị định số 42/2014/NĐ-CP quy định về 
quản lý hoạt động bán hàng đa cấp 
20 Nghị định số 
40/2018/NĐ-CP 
Nghị định số 40/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt 
động kinh doanh theo phương thức đa cấp 
21 Nghị định 
141/2018/NĐ-CP 
22 LCT Luật Cạnh tranh 
23 BCT Bộ Công Thương 
24 UBND Uỷ ban nhân dân 
25 SCT Sở Công Thương 
26 BVQLNTD Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 
DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ 
Bảng biểu 2.1: Bảng thống kê số liệu Cục CT &BVNTD xử phạt về hành vi bán hàng đa 
cấp bất chính trong các năm 2015, 2016, 2017, 2018, 2019 ((Nguồn Số liệu: Cục quản lý 
cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng) 
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ thể hiện số lượng các DN bị xử lý vi phạm BHĐC bất chính trong 
các năm 2015, 2016, 2017, 2018, 2019 (Nguồn Số liệu: Cục quản lý cạnh tranh và Bảo 
vệ người tiêu dùng) 
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ thể hiện mức tiền phạt của các DN bị xử lý vi phạm BHĐC bất 
chính trong các năm 2015, 2016, 2017, 2018, 2019 (Nguồn Số liệu: Cục quản lý cạnh 
tranh và Bảo vệ người tiêu dùng) 
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC 
Phụ lục 1 Sơ đồ hệ thống cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh 
doanh đa cấp 
Phụ lục 2 Danh sách các doanh nghiệp bán hàng đa cấp ở Việt nam tính đến 
tháng 12 năm 2020 
Phụ lục 3 Sơ đồ bán hàng đơn cấp và bán hàng đa cấp 
Phụ lục 4 Mô hình bán hàng đa cấp bất chính: Pozi và kim tự tháp 
Phụ lục 5 Các thị trường dẫn đầu về doanh thu kinh doanh đa cấp năm 2019 
Phụ lục 6 Cơ cấu phân bổ người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp toàn 
cầu năm 2019 
Phụ lục 7 Các thị trường thế giới lớn nhất về người tham gia bán hàng đa cấp 
năm 2019 
Phụ lục 8 Sản phẩm được bán bới các doanh nghiệp đa cấp trên thế giới 
Phụ lục 9 Biểu đồ thể hiện tăng trưởng của ngành bán hàng đa cấp từ 2017 
đến 2020 
Phụ lục 10 Doanh số bán hàng đa cấp năm 2020 trên toàn thế giới 
Phụ lục 11 Số lượng người tham gia bán hàng đa cấp trên toàn thế giới tính 
đến năm 2020 
Phụ lục 12 Bộ quy tắc ứng xử của liên đoàn các hiệp hội bán hàng trực tiếp 
thế giới (WFDSA) 
 1 
PHẦN MỞ ĐẦU 
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 
BHĐC được biết đến như một phương thức kinh doanh đạt hiệu quả cao trong hoạt động 
tiếp thị, phân phối cũng như tiêu thụ sản phẩm trong nền kinh tế thị trường hiện đại. 
 John Milton Fogg từng nói: “Thế kỷ 19 là thế kỷ của khai k ... n toàn thế giới 
M phẩm, chăm sóc cá nhân (26,2%) và sản phẩm sức khỏe (36,2%) cùng chiếm hơn 
62% doanh số ngành hàng. Hàng Gia dụng & Đồ dùng cao cấp tăng từ 11,7% vào năm 2019 
lên 14,4% vào năm 2020, trong khi quần áo & phụ kiện giảm từ 6,2% xuống 4,7%. 
Nguồn: WFDS 2021 
8.4 
46.9 
4.7 
25.8 
64.8 
5.2 5.2 
2.3 
4.5 
6.8 
4.7 
0
10
20
30
40
50
60
70
CÁC SẢN PHẨM ĐƢỢC BÁN TOÀN CẦU 
Quần áo, phụ kiện M phẩm, chăm sóc cá nhân Chăm sóc tại nhà 
Đồ gia dụng Chăm sóc sức khoẻ Đồ chơi, lưu niệm 
Đồ ăn, thức uống Cải tạo nhà Tiện ích 
Dịch vụ tài chính Khác
4.7% 
26.2% 
2.6% 
14.4% 
36.2% 
2.9% 2.9% 
1.3% 2.5% 
3.8% 2.6% 
PHỤ LỤC 9 
Tăng trƣởng của ngành bán hàng đa cấp từ năm 2017 đến năm 2020 
Nếu loại trừ doanh thu từ Trung Quốc, ngành công nghiệp này tiếp tục tăng trưởng 
với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm 3 năm là 3,0% trong giai đoạn 2017-2020. (CAGR 
bao gồm cả Trung Quốc là -0,1%). 
 Nguồn: WFDS 2021 
180 183.1 175.3 179.3 
146.4 148.8 151.3 
160.1 
0
50
100
150
200
250
300
350
400
2017 2018 2019 2020
BÁN HÀNG TRỰC TIẾP TOÀN CẦU TIẾP TỤC TĂNG MẠNH 
Bao gồm Trung Quốc Không bao gồm Trung Quốc 
PHỤ LỤC 10 
Doanh số bán hàng đa cấp năm 2020 trên toàn thế giới 
Số liệu bán hàng được thể hiện vào năm 2020 là USD không đổi theo giá bán lẻ ước tính, 
chưa trừ thuế giá trị gia tăng. M là Quốc gia đứng đầu trong bảng xếp hạng trên thế giới năm 
2020. Kêt quả kinh doanh toàn cầu. 
BÁN HÀNG TOÀN CẦU: 179,3 Triệu USD 
Châu Á không bao gồm Trung Quốc * 57,3 - 
tăng 3,5% 
Trung Quốc 19,2 - giảm 2 
Châu M 64,7 - tăng 10,6% 
Châu Âu 36,2 - tăng 1,6% 
Châu Phi & Trung Đông 1,9 - tăng 4,0% 
 Nguồn: WFDS 2021 
 40,100 
 19,183 
 17,967 
 17,748 
 15,411 
 8,252 
 6,978 
 5,277 
 5,130 
 4,462 
Mỹ 
Trung Quốc 
Đức 
Hàn Quốc 
Nhật Bản 
Brazil
Malaysia
Mexico
Pháp
Đài Loan
78% DOANH SỐ TOÀN CẦU ĐƢỢC TẠO RA BỞI 10 QUỐC GIA HÀNG 
ĐẦU 
Châu Á, 43% 
Châu Mỹ, 36% 
Châu Âu, 20% 
Châu Phi, Trung Đông, 
1% 
DOANH THU BÁN HÀNG 
Châu Á Châu Mỹ Châu Âu Châu Phi, Trung Đông
PHỤ LỤC 11 
Số lƣợng ngƣời tham gia bán hàng đa cấp tính đến năm 2020 
SỐ NGƢỜI THAM GIA BÁN HÀNG ĐA CẤP TOÀN CẦU: 125,4 TRIỆU 
Châu Á không bao gồm Trung Quốc * 66,0 - tăng 2,2% 
Trung Quốc * 3,6 - giảm 13,1% 
Châu M 33,7 - tăng 9,0% 
Châu Âu 14,5 - tăng 2,6% 
Châu Phi & Trung Đông 7,6 - tăng 18,2% 
 Nguồn: WFDS 2021 
Châu Á, 55% 
Châu Mỹ, 27% 
Châu Âu, 12% 
Châu Phi, Trung Đông, 
6% 
 NGƢỜI THAM GIA BHĐC BÁN HÀNG TOÀN CẦU 
Châu Á Châu Mỹ Châu Âu Châu Phi, Trung Đông
PHỤ LỤC 12 
BỘ QUY TẮC CỦA LIÊN ĐOÀN CÁC HIỆP HỘI BÁN HÀNG TRỰC TIẾP THẾ 
GIỚI (WFDSA) 
WFDSA là một tổ chức phi chính phủ, được thành lập từ năm 1978, đại diện cho ngành bán 
hàng trực tiếp với sự tham gia của các Hiệp hội bán hàng trực tiếp từ những quốc gia khác 
nhau Một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu của WFDSA là xây dựng và duy trì bộ 
quy tắc ứng xử ở tiêu chuẩn cao nhất để áp dụng toàn cầu cho các thành viên của Liên đoàn. 
Bộ quy tắc ứng xử này tập trung vào 3 mối quan hệ lớn nhất trong hoạt động bán hàng trực 
tiếp (bao gồm cả bán hàng đa cấp) như sau: 
 • Quy tắc ứng xử đối với người tiêu dùng 
• Quy tắc ứng xử giữa Doanh nghiệp và Người tham gia 
• Quy tắc ứng xử giữa các doanh nghiệp 
Dưới đây là một số quy tắc chính được WFDSA xây dựng và áp dụng cho các Hiệp hội thành 
viên cũng như các doanh nghiệp bán hàng trực tiếp là thành viên của mỗi Hiệp hội. 
 I. Quy tắc ứng xử đối với ngƣời tiêu dùng 
 1. Hành vi bị cấm: Người tham gia không được phép có các hành vi gian lận, lừa dối ho c 
gây nhầm lẫn. 2. Giới thiệu: Không cần yêu cầu, Người tham gia phải giới thiệu rõ ràng, trung 
thực về bản thân, doanh nghiệp, bản chất của sản phẩm và nêu rõ mục đích của việc chào bán 
sản phẩm cho khách hàng tiềm năng. 
3. Thông tin: Người tham gia phải cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác về giá cả và điều 
khoản tín dụng (nếu có); điều khoản thanh toán; chính sách trả hàng; bảo hành; dịch vụ hậu 
mãi và thời gian giao hàng. Liên quan tới hiệu quả sử dụng sản phẩm, Người tham gia chỉ đưa 
ra những tuyên bố đã được Doanh nghiệp cho phép. 
4. Giải đáp: Người tham gia phải giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng về sản phẩm và điều 
kiện giao dịch một cách chính xác và dễ hiểu; chỉ đưa ra các cam kết đã được doanh nghiệp 
cho phép. 
5. Tài liệu: Tài liệu hỗ trợ bán hàng, tài liệu quảng cáo và thư tín không được phép chứa các 
thông tin mang tính lừa dối hay gây nhầm lẫn khi mô tả về sản phẩm, chức năng, công dụng, 
hình ảnh ho c các minh họa về sản phẩm. Tài liệu hỗ trợ bán hàng phải rõ tên, địa chỉ và số 
điện thoại liên lạc của Công ty và số điện thoại của Người tham gia. 
 6. Tài liệu xác nhận: Người tham gia không được sử dụng bất kỳ tài liệu xác nhận ho c 
chứng thực không được phép sử dụng, sai sự thật, hết hiệu lực ho c không còn áp dụng nhằm 
gây nhẫm lẫn cho người tiêu dùng. 
7. So sánh và gièm pha: Người tham gia không được đưa ra những so sánh có thể gây nhầm 
lẫn; không được, trực tiếp ho c gián tiếp, gièm pha bất kỳ doanh nghiệp nào, hoạt động kinh 
doanh hay sản phẩm của doanh nghiệp khác. 
8 Đổi, trả hàng: Người tham gia phải đảm bảo rằng đơn đ t hàng ho c tài liệu tương ứng khác 
thể hiện điều khoản đổi trả hàng trong khoảng thời gian nhất định, theo quy định pháp luật, 
dành cho khách hàng và hoàn trả lại cho khách hàng khoản tiền ho c các lợi ích đã nhận từ 
khách hàng. 
9. Dịch vụ bảo hành và hậu mãi: Các điều khoản về bảo hành, chi tiết và giới hạn của dịch 
vụ hậu mãi, tên và địa chỉ của nhà bảo hành, thời gian bảo hành và hoạt động sửa chữa dành 
cho người mua hàng phải được thể hiện rõ trong các tài liệu đi kèm ho c tài liệu khác được 
giao cùng với sản phẩm. 
 10. Tôn trọng sự riêng tƣ: Người tham gia chỉ được tiếp xúc ho c điện thoại cho Người tiêu 
dùng với cách ứng xử hợp lý và trong thời gian thích hợp nhằm tránh việc xâm phạm sự riêng 
tư của Người tiêu dùng. Người tham gia phải ngay lập tức chấm dứt việc tiếp thị, bán hàng khi 
được yêu cầu bởi Người tiêu dùng. Người tham gia phải thực hiện các bước cần thiết để bảo 
mật các thông tin cá nhân do Người tiêu dùng, khách hàng tiềm năng ho c Người tham gia 
khác cung cấp. 
 11. Sự công bằng: Người tham gia phải lưu ý đến việc thiếu kinh nghiệm của Người tiêu 
dùng và không được lợi dụng lòng tin ho c khai thác các thông tin về tuổi tác, bệnh tật cũng 
như việc yếu kém, hạn chế về ngôn ngữ của Người tiêu dùng. 
12. Trung gian bán hàng: Người tham gia không được thuyết phục khách hàng mua hàng 
của mình với lý do khách hàng đó có thể được giảm giá ho c chiết khấu bằng cách giới thiệu 
khách hàng tiềm năng khác cho Đại diện Bán hàng Trực tiếp để mua hàng hóa tương tự. 
13. Giao hàng: Người tham gia phải giao hàng cho khách hàng đúng thời hạn. 
 II. Quy tắc ứng xử giữa Doanh nghiệp và ngƣời tham gia 
1. Tuân thủ của Ngƣời tham gia: Doanh nghiệp phải yêu cầu Người tham gia của mình tuân 
thủ các chuẩn mực của Bộ Quy tắc ứng xử WFDSA. Đây là điều kiện để Người tham gia tham 
gia vào mạng lưới bán hàng của doanh nghiệp. 
2. Tuyển dụng: Doanh nghiệp và Người tham gia không được thực hiện các hành vi gian lận, 
lừa dối ho c gây nhầm lẫn khi tiếp xúc với Người tham gia hiện hữu ho c tiềm năng. 
 3. Thông tin kinh doanh: Doanh nghiệp phải cung cấp một cách đầy đủ và chính xác cho 
Người tham gia hiện hữu ho c tiềm năng các thông tin về cơ hội nghề nghiệp, các quyền và 
nghĩa vụ; không được cung cấp các thông tin không thể thẩm định ho c đưa ra hứa hẹn không 
thể thực hiện được cho Người tham gia tiềm năng của mình và không được thông tin gian dối 
về cơ hội bán hàng trong quá trình tuyển dụng Người tham gia. 
4. Thƣởng và thù lao: Doanh nghiệp phải thông tin bằng văn bản ho c qua mạng internet cho 
người tham gia về các khoản tiền định kỳ dành cho người tham gia khi bán hàng, mua hàng và 
chi tiết của các khoản thu nhập, hoa hồng, tiền thưởng, chiết khấu, giao hàng, hủy đơn hàng và 
các thông tin có liên quan khác theo thỏa thuận giữa DN và Người tham gia. Tất cả các khoản 
tiền này sẽ được thanh toán ho c giữ lại theo nguyên tắc ứng xử thương mại thích hợp. 
 5. Thu nhập: Doanh nghiệp và người tham gia không được làm sai lệch thông tin về các 
khoản thu nhập thực tế ho c tiềm năng dành cho Người tham gia. Tất cả các khoản thu nhập 
ho c kết quả bán hàng phải được thông tin bằng văn bản. 
 6. Quan hệ: Doanh nghiệp phải chuyển cho người tham gia hợp đồng bằng văn bản có chữ 
ký của cả hai bên ho c văn bản tương tự khác bao gồm toàn bộ các thông tin cần thiết về mối 
quan hệ giữa người tham gia và DN. DN phải thông báo cho người tham gia các trách nhiệm 
pháp lý, bao gồm cả các nghĩa vụ về giấy phép, đăng ký, thuế với cơ quan có thẩm quyền. 
7. Phí: Doanh nghiệp và Người tham gia không được yêu cầu Người tham gia tiềm năng trả 
những khoản chi phí cao và bất hợp lý như phí gia nhập, phí đào tạo, phí hoạt động, phí mua 
các tài liệu quảng cáo và các loại phí khác chỉ nhằm mục đích gia nhập vào hệ thống bán hàng 
của Doanh nghiệp. Tất cả các khoản chi phí để trở thành Người tham gia phải liên quan trực 
tiếp đến giá trị tài liệu được sử dụng để bán hàng hóa, tuân thủ quy định của pháp luật Việt 
Nam trong từng thời kỳ. 
 8. Chấm dứt hợp đồng: Khi Người tham gia yêu cầu chấm dứt hợp đồng, Doanh nghiệp phải 
mua lại hàng hóa tồn đọng của Người tham gia khi hàng hóa này trong tình trạng có thể bán lại 
được bao gồm cả tài liệu khuyến mại, tài liệu hỗ trợ bán hàng, dụng cụ bán hàng, đồng thời 
hoàn trả lại toàn bộ số tiền mà Người tham gia đã trả cho Doanh nghiệp trước đó sau khi đã trừ 
chi phí quản lý tối đa là 10%. 
9. Lƣu trữ hàng hóa: Doanh nghiệp không được yêu cầu hay khuyến khích Người tham gia 
lưu trữ hàng hóa với số lượng lớn không hợp lý; phải thực hiện các bước cần thiết nhằm đảm 
bảo rằng khi nhận thù lao cho doanh thu tuyến dưới của mình, Người tham gia có thể tiêu thụ 
ho c bán hết lượng hàng hóa đạt chỉ tiêu để nhận tiền thù lao. 
10. Hàng hóa khác: Doanh nghiệp phải nghiêm cấm Người tham gia thực hiện việc tiếp thị 
ho c yêu cầu tuyến dưới của mình mua bất kỳ các tài liệu, hàng hóa khác không phù hợp với 
các chính sách và quy định của Doanh nghiệp. 
 11. Đào tạo và huấn luyện: Doanh nghiệp phải đào tạo và huấn luyện Người tham gia của 
mình để họ thực hiện việc bán hàng một cách đúng mực. Việc đào tạo có thể được thực hiện 
qua các buổi huấn luyện, các tài liệu, hướng dẫn bằng bản in hay đào tạo trên mạng, băng hình. 
 III. Quy tắc ứng xử giữa các doanh nghiệp 
1. Nguyên tắc: Các Doanh nghiệp phải ứng xử với nhau trên tinh thần cạnh tranh lành mạnh. 
2. Lôi kéo: Doanh nghiệp và Người tham gia không được lôi kéo ho c chiêu dụ Người tham 
gia của Doanh nghiệp khác. 
3. Gièm pha: Doanh nghiệp không được gièm pha và cho phép Người tham gia gièm pha 
hàng hóa của Doanh nghiệp khác, chương trình bán hàng và kế hoạch tiếp thị hay bất kỳ 
nguyên tắc nào của Doanh nghiệp khác.3 
3
 Bản dịch đăng trên: Bản tin và người tiêu dùng số 46/2014 , Cục cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng [Tr7,tr8] 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_phap_luat_ve_chong_ban_hang_da_cap_bat_chinh_o_viet.pdf
  • pdfTóm tắt LUẬN ÁN (TIẾN ANH).pdf
  • pdfTóm tắt LUẬN ÁN (TIẾNG VIỆT).pdf
  • pdfTHÔNG TIN ĐIỂM MỚI (TIẾNG VIỆT).pdf
  • pdfTHÔNG TIN ĐIỂM MỚI TIẾNG ANH.pdf