Luận án Thực hiện công bằng giữa các thành phần kinh tế ở Việt Nam hiện nay

Công bằng là một hiện tượng xã hội, là khát vọng muôn đời mà nhân loại

tiến bộ không ngừng nỗ lực tìm kiếm, vì thế nó luôn đồng hành cùng lịch sử phát

triển và sự tiến bộ của xã hội loài người từ xưa đến nay, từ trong nhận thức đến thực

tiễn. Với tư cách là phạm trù lịch sử - xã hội, theo thời gian, khái niệm công bằng được

nhận thức ngày càng đầy đủ hơn với nhiều chuẩn mực, giá trị được mở rộng. Tùy từng

bối cảnh lịch sử xã hội, chế độ kinh tế, chính trị, văn hoá khác nhau mà những chuẩn

mực của công bằng được nhận thức và thực thi có những nét khác biệt.

Nói đến công bằng và công bằng xã hội thì nhất định không thể không xem

xét vấn đề trên phương diện kinh tế mà tập trung nhất là công bằng giữa các thành

phần kinh tế với tư cách là các chủ thể của một nền sản xuất xã hội. Công bằng giữa

các thành phần kinh tế là biểu hiện tập trung nhất của công bằng kinh tế. Thực chất

đó là việc thực hiện hài hòa lợi ích giữa các thành phần kinh tế nói chung và các chủ

thể kinh tế nói riêng trên phương diện cơ bản là tiếp cận cơ hội và các nguồn lực để

phát triển và được thụ hưởng các thành quả phát triển một cách công bằng, hợp lý

trên thực tế thông qua hệ thống chính sách, cơ chế và công cụ luật pháp. Thực hiện

tốt công bằng giữa các thành phần kinh tế là động lực quan trọng để phát triển kinh

tế, bởi nó là yếu tố có tác động trực tiếp, mạnh mẽ nhất đến lợi ích của các chủ thể

kinh tế, thúc đẩy sự năng động, sáng tạo của doanh nghiệp và người lao động, giúp

nền kinh tế cởi bỏ các rào cản, huy động tối đa các nguồn lực, giải phóng sức sản

xuất tiềm tàng nhằm thúc đẩy kinh tế và xã hội phát triển. Quan trọng hơn, thực

hiện công bằng giữa các thành phần kinh tế còn là điều kiện cốt lõi để thực hiện

công bằng xã hội và tiến bộ xã hội, là nền tảng, cơ sở cho sự ổn định chính trị - xã

hội và phát triển của đất nước.

pdf 185 trang kiennguyen 19/08/2022 6200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Thực hiện công bằng giữa các thành phần kinh tế ở Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Thực hiện công bằng giữa các thành phần kinh tế ở Việt Nam hiện nay

Luận án Thực hiện công bằng giữa các thành phần kinh tế ở Việt Nam hiện nay
VIỆN HÀN LÂM 
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM 
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI 
HỒ TRẦN HÙNG 
THỰC HIỆN CÔNG BẰNG GIỮA CÁC THÀNH PHẦN 
KINH TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC 
Hà Nội - 2021
VIỆN HÀN LÂM 
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM 
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI 
HỒ TRẦN HÙNG 
THỰC HIỆN CÔNG BẰNG GIỮA CÁC THÀNH PHẦN 
KINH TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 
Ngành: CNDVBC & DVLS 
Mã số: 9 22 90 02 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC 
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Thị Lan Hƣơng 
 2. PGS.TS. Vũ Văn Gầu 
Hà Nội - 2021
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu 
được trích dẫn đầy đủ và rõ ràng. Các số liệu và thông tin đưa ra trong luận án 
đảm bảo tính trung thực và khách quan. Những kết quả nghiên cứu của luận án và 
các công trình công bố của tác giả không trùng với bất kỳ công trình nào./. 
TÁC GIẢ 
MỤC LỤC 
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1 
1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1 
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................... 3 
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án .................................................... 4 
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án ....................................... 4 
5. Đóng góp mới của luận án ................................................................................... 5 
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận án: ................................................ 5 
7. Kết cấu của luận án .............................................................................................. 5 
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN 
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................................................................ 6 
1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ....................... 6 
1.2. Giá trị tham khảo của các công trình được tổng quan và những vấn 
đề luận án tiếp tục nghiên cứu ........................................................................ 25 
CHƢƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỰC HIỆN 
CÔNG BẰNG GIỮA CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ Ở VIỆT NAM ........... 29 
2.1. Công bằng, thành phần kinh tế và công bằng giữa các thành phần 
kinh tế ............................................................................................................. 29 
2.2. Cơ sở lý luận của việc thực hiện công bằng giữa các thành phần kinh 
tế ở Việt Nam ................................................................................................. 36 
Tiểu kết chƣơng 2 .................................................................................................. 62 
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CÔNG BẰNG GIỮA CÁC 
THÀNH PHẦN KINH TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ..................................... 63 
3.1. Những thành tựu trong thực hiện công bằng giữa các thành phần 
kinh tế ở Việt Nam hiện nay ........................................................................... 63 
3.2. Những hạn chế trong thực hiện công bằng giữa các thành phần kinh 
tế ở Việt Nam hiện nay ................................................................................... 90 
3.3. Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế trong thực hiện công bằng 
giữa các thành phần kinh tế ở Việt Nam hiện nay ....................................... 112 
Tiểu kết chƣơng 3 ................................................................................................ 121 
CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN 
CÔNG BẰNG GIỮA CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ Ở VIỆT NAM ......... 122 
4.1. Nhóm giải pháp về nhận thức ................................................................ 122 
4.2. Nhóm giải pháp về thể chế .................................................................... 131 
4.3. Nhóm giải pháp về tăng cường hiệu quả quản lý, điều hành kinh tế 
của Nhà nước ................................................................................................ 138 
4.4. Nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý thực hiện công bằng 
giữa các thành phần kinh tế .......................................................................... 149 
TIỂU KẾT CHƢƠNG 4 ..................................................................................... 160 
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 161 
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA 
TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ................................................... 165 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... 166 
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN 
BĐXH Bình đẳng xã hội 
CBXH Công bằng xã hội 
CNXH Chủ nghĩa xã hội 
CNTB Chủ nghĩa tư bản 
CNCS Chủ nghĩa Cộng sản 
CPH Cổ phần hóa 
DN Doanh nghiệp 
DNDD Doanh nghiệp dân doanh 
DNNN Doanh nghiệp nhà nước 
DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa 
DN FDI Doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài 
DNTN Doanh nghiệp tư nhân 
KTNN Kinh tế nhà nước 
KTTN Kinh tế tư nhân 
KTTT Kinh tế thị trường 
LLSX Lực lượng sản xuất 
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài 
PCI Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 
QHSX Quan hệ sản xuất 
TBCN Tư bản chủ nghĩa 
TLSX Tư liệu sản xuất 
TPKT Thành phần kinh tế 
TTKT Tăng trưởng kinh tế 
VCCI Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam 
XHCN Xã hội chủ nghĩa 
1 
MỞ ĐẦU 
1. Tính cấp thiết của đề tài 
Công bằng là một hiện tượng xã hội, là khát vọng muôn đời mà nhân loại 
tiến bộ không ngừng nỗ lực tìm kiếm, vì thế nó luôn đồng hành cùng lịch sử phát 
triển và sự tiến bộ của xã hội loài người từ xưa đến nay, từ trong nhận thức đến thực 
tiễn. Với tư cách là phạm trù lịch sử - xã hội, theo thời gian, khái niệm công bằng được 
nhận thức ngày càng đầy đủ hơn với nhiều chuẩn mực, giá trị được mở rộng. Tùy từng 
bối cảnh lịch sử xã hội, chế độ kinh tế, chính trị, văn hoá khác nhau mà những chuẩn 
mực của công bằng được nhận thức và thực thi có những nét khác biệt. 
Nói đến công bằng và công bằng xã hội thì nhất định không thể không xem 
xét vấn đề trên phương diện kinh tế mà tập trung nhất là công bằng giữa các thành 
phần kinh tế với tư cách là các chủ thể của một nền sản xuất xã hội. Công bằng giữa 
các thành phần kinh tế là biểu hiện tập trung nhất của công bằng kinh tế. Thực chất 
đó là việc thực hiện hài hòa lợi ích giữa các thành phần kinh tế nói chung và các chủ 
thể kinh tế nói riêng trên phương diện cơ bản là tiếp cận cơ hội và các nguồn lực để 
phát triển và được thụ hưởng các thành quả phát triển một cách công bằng, hợp lý 
trên thực tế thông qua hệ thống chính sách, cơ chế và công cụ luật pháp. Thực hiện 
tốt công bằng giữa các thành phần kinh tế là động lực quan trọng để phát triển kinh 
tế, bởi nó là yếu tố có tác động trực tiếp, mạnh mẽ nhất đến lợi ích của các chủ thể 
kinh tế, thúc đẩy sự năng động, sáng tạo của doanh nghiệp và người lao động, giúp 
nền kinh tế cởi bỏ các rào cản, huy động tối đa các nguồn lực, giải phóng sức sản 
xuất tiềm tàng nhằm thúc đẩy kinh tế và xã hội phát triển. Quan trọng hơn, thực 
hiện công bằng giữa các thành phần kinh tế còn là điều kiện cốt lõi để thực hiện 
công bằng xã hội và tiến bộ xã hội, là nền tảng, cơ sở cho sự ổn định chính trị - xã 
hội và phát triển của đất nước. 
Việt Nam là một quốc gia có xuất phát điểm kinh tế thấp lại trải qua những 
tổn thất nặng nề từ các cuộc chiến tranh. Do vậy, việc lựa chọn mục tiêu tiến lên 
chủ nghĩa xã hội bằng con đường xây dựng, phát triển một nền kinh tế thị trường 
tiến bộ, hiện đại, chưa có tiền lệ là một sự lựa chọn can đảm đầy khó khăn. Dù trải 
2 
qua muôn vàn thử thách, có cả những sai lầm phải trả giá, song những thành quả 
phát triển của ngày hôm nay đã chứng tỏ sự lựa chọn đó là hoàn toàn đúng đắn. 
Thành quả ấy là kết quả của việc không ngừng tìm tòi, nghiên cứu, sẵn sàng thử 
nghiệm những cải cách trong suốt quá trình xây dựng, phát triển đất nước mà trước 
hết là trong lĩnh vực kinh tế. Trong suốt chặng đường đó, thực hiện công bằng xã 
hội nói chung và công bằng kinh tế nói riêng vẫn luôn được xem là một trong 
những mục tiêu ưu tiên xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta nhằm hướng tới xây 
dựng một xã hội “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. 
Sau 35 năm đổi mới đất nước, nhìn theo chiều hướng tích cực, kinh tế Việt 
Nam đã có sự phát triển vượt bậc, đạt nhiều thành tựu quan trọng, tốc độ tăng 
trưởng ổn định, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, công bằng xã hội và 
công bằng kinh tế từng bước được thực hiện. Thực tiễn 35 năm đổi mới cũng cho 
thấy sự nhìn nhận của Đảng đối với các vấn đề kinh tế đã có một bước tiến dài, thể 
hiện sự năng động, nhạy bén song cũng không kém phần cẩn trọng và khoa học. 
Trong đó, theo chúng tôi, điều quan trọng nhất là toàn hệ thống chính trị đã luôn 
quan tâm đến vấn đề thực hiện công bằng giữa các thành phần kinh tế trong điều 
kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chủ trương nhất 
quán của Đảng, Nhà nước ta là không phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế 
và tạo lập môi trường pháp lý bình đẳng, thông thoáng, ổn định để các chủ thể kinh 
tế tự do hợp tác, cạnh tranh nhằm phát huy tối đa hiệu quả của các thành phần kinh 
tế trong một nền kinh tế quốc dân thống nhất. 
Có thể thấy, công bằng giữa các thành phần kinh tế với tư cách các nhóm chủ 
thể khác nhau của xã hội đã được Đảng, Nhà nước nhìn nhận, đánh giá vượt khỏi các 
mục tiêu kinh tế đơn thuần để vươn đến các mục tiêu xã hội, chính trị và cả văn hóa. 
Nó cũng cho thấy, xử lý tốt vấn đề này không chỉ giúp chúng ta thành công trên mặt 
trận phát triển kinh tế mà còn đạt được những thành tựu trong lĩnh vực đời sống xã hội, 
qua đó thể hiện tính ưu việt của chế độ chính trị chúng ta đang theo đuổi. 
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu không thể phủ nhận ấy, nền kinh tế 
nước ta những năm qua cũng đang bộc lộ không ít vấn đề cấp bách cần sớm nhận 
3 
thức và giải quyết, như mô hình tăng trưởng chưa hợp lý; thể chế, cơ chế lạc hậu và 
nhiều bất cập; năng suất lao động thấp, nền kinh tế kém năng động, thiếu động lực 
phát triển; tình trạng tham ô, tham nhũng tràn lan, nợ công, nợ xấu ở mức nghiêm 
trọng Những hạn chế ấy đang làm cho nền kinh tế tiềm ẩn nguy cơ bất ổn và kéo 
theo nhiều hệ lụy phức tạp về mặt chính trị, xã hội. 
Hệ quả đó do nhiều nguyên nhân, nhưng một trong những nguyên nhân quan 
trọng là vấn đề công bằng nói chung và công bằng giữa các thành phần kinh tế nói 
riêng dù đã được chú trọng nhưng thực hiện chưa tốt, chưa thực chất và còn gặp rất 
nhiều khó khăn. Dù chủ trương của Đảng và Nhà nước là xây dựng môi trường cạnh 
tranh bình đẳng, minh bạch, nhưng trên thực tế, các thành phần phần kinh tế vẫn 
chưa thực sự được đối xử công bằng, đặc biệt là trong tiếp cận cơ hội, nguồn lực 
phát triển và trong phân phối. Khu vực kinh tế công dù năng suất và hiệu quả hạn 
chế nhưng lại đang nhận được quá nhiều  ... ệt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
90. Nguyễn Văn Luân. 2012. “Cải cách thể chế để thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế 
và tiến bộ xã hội ở nước ta hiện nay”, Hội thảo khoa học “Thể chế và vai trò 
của thể chế trong phát triển kinh tế tại Việt Nam” Nxb Đại học Quốc gia TP. 
Hồ Chí Minh 
91. C. Mác và Ph. Ăngghen. 1995. Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
92. C. Mác và Ph. Ăngghen. 1993. Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
93. C. Mác và Ph. Ăngghen. 1995. Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
94. C. Mác và Ph. Ăngghen. 1995.Toàn tập, tập 19, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
95. C. Mác và Ph. Ăngghen. 1993.Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
96. C. Mác và Ph. Ăngghen. 1997.Toàn tập, tập 41, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 
97. Lê Chi Mai. 2011. Quản lý chi tiêu công, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội. 
174 
98. Malesky, E. J. 2015. Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 
2015, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). 
99. Malesky, E. J. 2016. Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 
2016, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). 
100. Malesky, E. J. 2017. Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 
2017, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). 
101. Malesky, E. J. 2018. Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 
2018, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). 
102. Malesky, E. J. 2019. Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 
2019, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). 
103. Hồ Chí Minh. 2000. Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
104. Hồ Chí Minh. 2000. Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
105. Hồ Chí Minh. 2000. Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
106. Hồ Chí Minh. 2000. Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
107. Hồ Chí Minh. 2000. Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
108. Hồ Chí Minh. 2000. Toàn tập, tập 18, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
109. Phạm Xuân Nam. 2001. Quản lý sự phát triển xã hội trên nguyên tắc tiến bộ 
và công bằng xã hội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
110. Phạm Xuân Nam. 2004. “Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trong nền kinh 
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, Tạp chí Cộng sản, số 712, 13. 
111. Phạm Xuân Nam. 2004. “Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong nền kinh tế 
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, Tạp chí Xã hội học, số 13 (87). 
112. Phạm Xuân Nam (Chủ biên). 2005. Triết lý phát triển ở Việt Nam, mấy vấn ề 
cốt yếu, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 
113. Phạm Xuân Nam. 2007. “Về khái niệm Công bằng xã hội”, Tạp chí Xã hội 
học số 1 (97). 
114. Phạm Xuân Nam. 2007. “Vấn đề thực hiện công bằng xã hội”, Tạp chí Xã hội 
học, số 2. 
175 
115. Phạm Xuân Nam. 2008. “Công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường 
định hướng XHCN”, Tạp chí Triết học, số 2. 
116. Vũ Hải Nam. 2009. “Quản lý Nhà nước về kinh tế - một số vấn đề đặt ra trước 
yêu cầu mới”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, số 7. 
117. Nguyễn Thị Nga. 2007. Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở 
Việt Nam thời kỳ ổi mới -Vấn ề và giải pháp, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 
118. Ngân hàng thế giới. 2005. Công bằng và phát triển, Nxb. Văn hóa - thông tin, 
Hà Nội. 
119. Ngân hàng thế giới. 2008. Về bảo trợ và thúc ẩy xã hội (thiết kế và triển khai 
mạng lưới an sinh hiệu quả, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 
120. Ngân hàng Thế giới. 2020. “Tổng quan về Việt Nam”, 
, (15/01/2021). 
121. Trần Thảo Nguyên. 2004. “Khái niệm Công bằng xã hội trong triết học 
phương Tây hiện đại và vấn đề Công bằng xã hội trong „Lý thuyết về công 
bằng‟ của J. Rawls”, Tạp chí Triết học, số 6 (157). 
122. Trần Thảo Nguyên. 2006. Triết học kinh tế trong “Lý thuyết về công lý” của 
nhà triết học Mĩ – John Rawls, Nxb Thế giới, Hà Nội. 
123. Nhóm phóng viên kinh tế. 2019. “Tìm lại sức mạnh cho Doanh nghiệp nhà 
nước”. <https://nhandan.com.vn/tin-tuc-kinh-te/tim-lai-suc-manh-cho -doanh-
nghiep-nha-nuoc-362749>. (15/11/2020). 
124. Bùi Văn Nhơn. 2007. “Công bằng xã hội - mục tiêu cốt lõi trong chính sách xã 
hội của Đảng ta”, Tạp chí Cộng sản, số 10. 
125. Đỗ Hồng Nhung, Trần Đăng Khâm. 2020. “Mua bán, sáp nhập Doanh nghiệp 
khởi nghiệp tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Kinh tế tài chính 
Việt Nam, số 6, tháng 12. 
126. Nguyễn Công Nhự (chủ biên). 2003. Vấn ề phân phối thu nhập trong các 
loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam: Thực trạng quan iểm và giải pháp hoàn 
thiện, Nxb Thống kê, Hà Nội. 
176 
127. Nguyễn Xuân Phong. 2008. “Quá trình nhận thức của Đảng về Công bằng xã 
hội”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 4. 
128. Vũ Văn Phúc. 2012. “Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và đảm bảo công 
bằng, an sinh xã hội”, Tạp chí Tuyên giáo, Số 6. 
129. Vũ Văn Phúc. 2013. Đổi mới mô hình tăng trưởng cơ cấu lại nền kinh tế, Nxb 
Chính trị quốc gia, Hà Nội 
130. Nguyễn Duy Quý. 2008. “Công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường 
định hướng xã hội chủ nghĩa”, Tạp chí Triết học, số 3. 
131. Tô Huy Rứa, Hoàng Chí Bảo, Trần Khắc Việt, Lê Ngọc Tòng. 2005. Nhìn lại 
quá trình ổi mới tư duy lý luận của Đảng 1986 – 2005, tập 1,2, Nxb Lý luận 
chính trị, Hà Nội 
132. Simon Vaut và các tác giả khác. 2014. Kinh tế và dân chủ xã hội, Nxb. Khoa 
học xã hội, Hà Nội. 
133. Vũ Thanh Sơn. 2012. “Phân phối thu nhập và của cải theo lý thuyết công bằng 
của John Rawls”, Tạp chí Giáo dục lý luận, Học viện Chính trị - Hành chính 
quốc gia Hồ Chí Minh, Số 10. 
134. Vũ Thanh Sơn (chủ biên). 2014. Phân phối bình ẳng các nguồn lực kinh tế - 
tiếp cận lý luận và thực tiễn ở một số quốc gia, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
135. Stiglitz. 1995. Kinh tế học công cộng, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 
136. Đinh Dũng Sỹ. 2020. “Hệ thống pháp luật Việt Nam trong tiến trình đổi mới 
và phát triển đất nước”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 1 (401). 
137. Phạm Tú Tài, Nguyễn Vĩnh Thanh. 2016. Sử dụng hiệu quả các nguồn lực vật 
chất chủ yếu trong quá trình chuyển ổi mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt 
Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
138. Tạp chí Tài chính. 2018. “Đến năm 2020, cả nước chỉ còn khoảng hơn 100 
doanh nghiệp Nhà nước”, < https://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/den-
nam-2020-ca-nuoc-chi-con-khoang-hon-100-doanh-nghiep-nha-nuoc-
145833.html>, (19/01/2021). 
177 
139. Tạ Ngọc Tấn, Lê Quốc Lý (chủ biên). 2012. Đổi mới, nâng cao hiệu quả 
doanh nghiệp nhà nước ảm bảo vai trò chủ ạo của kinh tế nhà nước trong 
nền KTTT ịnh hướng XHCN, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
140. Nguyễn Đình Tấn. 2014. “Công bằng xã hội và bình đẳng xã hội”, Tạp chí Lý 
luận chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Số 4. 
141. Lê Hữu Tầng. 1993. “Phân hóa giàu nghèo xét từ góc độ công bằng và bình 
đẳng xã hội”, Tạp chí Triết học, số 4. 
142. Lê Hữu Tầng. 1993. “Từ tư tưởng của C. Mác về công bằng và bình đẳng 
trong chủ nghĩa xã hội”, Tạp chí Triết học, số 2. 
143. Lê Hữu Tầng. 1996. “Về công bằng xã hội”, Tạp chí Cộng sản, số 19. 
144. Lê Hữu Tầng (chủ biên). 1997. Về ộng lực của sự phát triển kinh tế - xã hội, 
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 
145. Lê Hữu Tầng. 2008. “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn xung quanh việc thực 
hiện công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Triết học, số 1, 
146. Bùi Ngọc Thanh. 2011. “Những vấn đề cần khắc phục trong giải quyết mối 
quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội”, Tạp chí Nghiên cứu 
lập pháp, Văn phòng Quốc hội, Số 17. 
147. Nguyễn Văn Thạo. 2020. “Nhận thức và giải quyết mối quan hệ giữa tuân theo 
các quy luật của kinh tế thị trường và bảo đảm định hướng xã hội chủ 
nghĩa”,<
quyet-moi-quan-he-giua-tuan-theo-cac-quy-luat-cua-kinh-te-thi-truong-va-
bao-dam-dinh-huong-xa-1509>, (05/01/2021). 
148. Nguyễn Xuân Thắng. 2016. “Một số luận điểm mới về phát triển nền KTTT 
định hướng XHCN ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 9. 
149. Hoàng Đức Thân, Đinh Quang Ty (chủ biên). 2010. Tăng trưởng kinh tế và 
tiến bộ, công bằng xã hội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
150. Phạm Đình Thi. 2020. “Cải cách chính sách thuế góp phần thúc đẩy đổi mới mô 
hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế”, Tạp chí Tài chính, kỳ 1 - 2, tháng 1. 
178 
151. Mai Hữu Thực. 2004. Vai trò của nhà nước trong phân phối thu nhập ở nước 
ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
152. Tổng cục thống kê. “Thông cáo báo chí tình hình kinh tế - xã hội năm 2015”, 
<https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2019/07/thong-cao-bao-
chi-ve-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-nam-2015/>, (15/1/2020). 
153. Tổng cục thống kê. “Thông cáo báo chí tình hình kinh tế - xã hội năm 2016”, 
<ttps://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2019/07/thong-cao-bao-
chi-ve-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-nam-2016/>, (12/6/2020). 
154. Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh. “Thông cáo báo chí tình hình kinh tế - xã hội 
năm 2019”, 
<
01e62-a99e-4773-8e29-d90850c23435&groupId=18> (30/07/20) 
155. Phạm Thị Ngọc Trầm. 2008. “Vấn đề thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội 
trong từng bước phát triển”, Văn kiện Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt 
Nam: Những vấn ề lý luận và thực tiễn, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 
156. Phạm Thị Ngọc Trầm. 2009. Những vấn ề lý luận cơ bản về công bằng xã 
hội trong iều kiện nước ta hiện nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 
157. Đức Tuân. 2020. “Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Phải cải cách mạnh mẽ hơn 
để đất nước tiến lên”, <https://baochinhphu.vn/Tin-noi-bat/Thu-tuong-
Nguyen-Xuan-Phuc-Phai-cai-cach-manh-me-hon-de-dat-nuoc-tien-
len/426215.vgp>, (05/01/2021). 
158. Nguyễn Kế Tuấn (Chủ biên). 2010. Vấn ề sở hữu trong nền kinh tế thị trường 
 ịnh hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
159. Trần Anh Tuấn, Nguyễn Hữu Hải. 2015. Kinh tế khu vực công, những vấn ề 
cơ bản, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 
160. Trần Nguyễn Tuyên. 2010. Gắn kết tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng 
xã hội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
161. Ái Châu Tử. 2020. “Đừng trách cứ doanh nghiệp tư nhân, hãy nhìn xem môi 
trường chúng ta tạo ra cho họ thế nào”, 
179 
 <https://vietnamfinance.vn/dung-trach-cu-doanh-nghiep-tu-nhan-hay-nhin-
xem-moi-truong-chung-ta-tao-ra-cho-ho-the-nao-20180504224245463.htm>, 
(05/01/2021). 
162. Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. 2013. Văn kiện ại hội XI của 
Đảng một số vấn ề lý luận và thực tiễn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 
163. Viện Triết học - Viện Friedrich Ebert Stiftung. 2016. Công bằng xã hội về 
kinh tế và dân chủ hóa kinh tế ở Việt Nam hiện nay, Kỷ yếu Hội thảo khoa học 
quốc tế, Đà Nẵng, Việt Nam. 
164. Viện Triết học - Viện Friedrich Ebert Stiftung, Quỹ Rosa Luxemburg. 2017. 
Tư tưởng của Các Mác về công bằng phân phối và ý nghĩa hiện thời của nó, 
Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế, Buôn Ma Thuột, Việt Nam. 
165. Viện Triết học - Quỹ Rosa Luxemburg. 2019. Thực hiện công bằng xã hội 
trong iều kiện kinh tế thị trường – kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam, Kỷ yếu 
Hội thảo khoa học quốc tế, Ninh Bình, Việt Nam 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_thuc_hien_cong_bang_giua_cac_thanh_phan_kinh_te_o_vi.pdf
  • jpgkl_hohung1.jpg
  • jpgkl_hohung2.jpg
  • pdfQD_HoTranHung.pdf
  • pdfTT Eng HoTranHung.pdf
  • pdfTT HoTranHung.pdf
  • pdfTrichyeu_HoTranHung.pdf