Luận án Đảng lãnh đạo xây dựng các đại đoàn chủ lực trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1949 đến năm 1954

Nghiên cứu Đảng lãnh đạo xây dựng các đại đoàn chủ lực trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là vấn đề có ý nghĩa thiết thực. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm phong phú thêm lịch sử Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954); cung cấp thêm những dữ liệu để lý giải vì sao QĐND Việt Nam mới ra đời, vũ khí, trang bị thiếu thốn, lạc hậu nhưng đã đánh thắng quân đội nhà nghề của thực dân Pháp có vũ khí hiện đại, sức cơ động và trình độ tác chiến cao, lại được đế quốc Mỹ tiếp sức.

Hiện nay, tình hình thế giới, khu vực đang diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó dự báo. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực quân sự, quốc phòng. Nhiệm vụ xây dựng QĐND, xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh nhằm bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN đang đặt ra những yêu cầu mới. Các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị trong và ngoài nước câu kết với nhau tăng cường hoạt động chống phá ngày càng công khai, trực diện hơn. Vì vậy, nghiên cứu, làm rõ Đảng lãnh đạo xây dựng các đại đoàn chủ lực trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1949 đến năm 1954, đúc rút những kinh nghiệm có giá trị tham khảo, vận dụng vào xây dựng các sư đoàn trong thời kỳ mới là việc làm cần thiết.

Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề, gần 70 năm kể từ khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc, đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về các đại đoàn chủ lực, được đề cập dưới nhiều cấp độ, phạm vi khác nhau. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách độc lập, toàn diện, có tính hệ thống về Đảng lãnh đạo xây dựng các đại đoàn chủ lực từ năm 1949 đến năm 1954 dưới góc độ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.

 

doc 215 trang kiennguyen 19/08/2022 6920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Đảng lãnh đạo xây dựng các đại đoàn chủ lực trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1949 đến năm 1954", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Đảng lãnh đạo xây dựng các đại đoàn chủ lực trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1949 đến năm 1954

Luận án Đảng lãnh đạo xây dựng các đại đoàn chủ lực trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1949 đến năm 1954
 LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tác giả. Số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có xuất xứ rõ ràng và không trùng lặp với các công trình khoa học đã được công bố.
 Tác giả luận án
 NCS Hồ Mậu Dũng
MỤC LỤC 
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
5
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
10
1.1.
Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
10
1.2.
Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục nghiên cứu
27
Chương 2
CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG VỀ XÂY DỰNG CÁC ĐẠI ĐOÀN CHỦ LỰC (1949 - 1951)
32
2.1.
Sự cần thiết xây dựng các đại đoàn chủ lực 
32
2.2.
Chủ trương của Đảng về xây dựng các đại đoàn chủ lực 
42
2.3.
Đảng chỉ đạo xây dựng các đại đoàn chủ lực 
52
Chương 3
ĐẢNG LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG CÁC ĐẠI ĐOÀN CHỦ LỰC (1951 - 1954)
80
3.1.
Sự cần thiết đẩy mạnh xây dựng các đại đoàn chủ lực 
80
3.2.
Chủ trương của Đảng về đẩy mạnh xây dựng các đại đoàn chủ lực 
89
3.3.
Đảng chỉ đạo đẩy mạnh xây dựng các đại đoàn chủ lực 
98
Chương 4
NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM
129
4.1.
Nhận xét Đảng lãnh đạo xây dựng các đại đoàn chủ lực (1949 - 1954)
129
4.2.
Kinh nghiệm từ quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng các đại đoàn chủ lực (1949 - 1954)
142
KẾT LUẬN
163
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
166
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
167
PHỤ LỤC
182
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TT
Chữ viết đầy đủ
Chữ viết tắt
1.
Ban Chấp hành Trung ương
BCHTW
2.
Bộ đội chủ lực
BĐCL
3.
Bộ đội địa phương
BĐĐP
4.
Chính trị quốc gia
CTQG
5.
Chủ nghĩa xã hội 
CHXH
6.
Đảng Cộng sản Việt Nam
ĐCSVN
7.
Lực lượng vũ trang
LLVT
8.
Nhà xuất bản
Nxb
9.
Quân đội nhân dân
QĐND
10.
Xã hội chủ nghĩa
XHCN
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Xây dựng các đại đoàn chủ lực (nay là sư đoàn) làm nòng cốt cho toàn quân, toàn dân kháng chiến là một chủ trương đúng đắn, kịp thời của Đảng trong lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Với vai trò là lực lượng cơ động, tác chiến tập trung, hiệp đồng binh chủng quy mô lớn, các đại đoàn chủ lực đã phối hợp cùng các đơn vị chủ lực, BĐĐP, dân quân du kích, thực hiện những đòn đánh tiêu diệt lớn quân chủ lực của Pháp trên hướng chiến lược, giải phóng và bảo vệ những vùng đất quan trọng, làm chuyển biến lực lượng, cục diện chiến tranh, tiến tới đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của thực dân Pháp. 
Trên thực tế, từ năm 1949 đến năm 1954, được đế quốc Mỹ tiếp sức, thực dân Pháp đã tăng cường lực lượng, đẩy mạnh càn quét, bình định; bổ sung vũ khí, trang bị quân sự, xây dựng các phòng tuyến, cứ điểm và tập đoàn cứ điểm kiên cố. Cùng với đó, quân viễn chính Pháp ráo riết phản công, tấn công trên khắp các chiến trường và đẩy mạnh thực hiện chính sách “dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”. Những âm mưu, thủ đoạn của thực dân Pháp, nhằm tiêu diệt BĐCL, đè bẹp ý chí, tinh thần kháng chiến của quân và dân Việt Nam. 
Trước bối cảnh đó, với tầm nhìn chiến lược, Đảng đã lãnh đạo xây dựng các đại đoàn chủ lực vững mạnh để làm nòng cốt cho toàn quân, toàn dân kháng chiến. Với những chủ trương đúng đắn, sự chỉ đạo sâu sát, toàn diện của Đảng, các đại đoàn chủ lực lần lượt được xây dựng, lớn mạnh về mọi mặt, nhất là trình độ tác chiến; tích cực hỗ trợ BĐĐP, dân quân du kích và chiến tranh du kích phát triển. Trên cơ sở được xây dựng vững mạnh về mọi mặt, Đảng đã phát huy vai trò của các đại đoàn chủ lực trong các chiến dịch, góp phần quyết định vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công là chủ yếu, quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng các đại đoàn chủ lực từ năm 1949 đến năm 1954, vẫn còn những hạn chế nhất định. 
Nghiên cứu Đảng lãnh đạo xây dựng các đại đoàn chủ lực trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là vấn đề có ý nghĩa thiết thực. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm phong phú thêm lịch sử Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954); cung cấp thêm những dữ liệu để lý giải vì sao QĐND Việt Nam mới ra đời, vũ khí, trang bị thiếu thốn, lạc hậu nhưng đã đánh thắng quân đội nhà nghề của thực dân Pháp có vũ khí hiện đại, sức cơ động và trình độ tác chiến cao, lại được đế quốc Mỹ tiếp sức. 
Hiện nay, tình hình thế giới, khu vực đang diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó dự báo. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực quân sự, quốc phòng. Nhiệm vụ xây dựng QĐND, xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh nhằm bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN đang đặt ra những yêu cầu mới. Các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị trong và ngoài nước câu kết với nhau tăng cường hoạt động chống phá ngày càng công khai, trực diện hơn. Vì vậy, nghiên cứu, làm rõ Đảng lãnh đạo xây dựng các đại đoàn chủ lực trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1949 đến năm 1954, đúc rút những kinh nghiệm có giá trị tham khảo, vận dụng vào xây dựng các sư đoàn trong thời kỳ mới là việc làm cần thiết. 
Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề, gần 70 năm kể từ khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc, đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về các đại đoàn chủ lực, được đề cập dưới nhiều cấp độ, phạm vi khác nhau. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách độc lập, toàn diện, có tính hệ thống về Đảng lãnh đạo xây dựng các đại đoàn chủ lực từ năm 1949 đến năm 1954 dưới góc độ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
Từ những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Đảng lãnh đạo xây dựng các đại đoàn chủ lực trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1949 đến năm 1954” làm luận án tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng các đại đoàn chủ lực trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1949 đến năm 1954. Trên cơ sở đó, đúc kết những kinh nghiệm có giá trị tham khảo, vận dụng trong xây dựng các sư đoàn của QĐND Việt Nam hiện nay. 
Nhiệm vụ nghiên cứu 
Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
Làm rõ sự cần thiết xây dựng và đẩy mạnh xây dựng các đại đoàn chủ lực từ năm 1949 đến năm 1954, qua hai giai đoạn: 1949 - 1951 và 1951 - 1954.
Hệ thống hóa, phân tích làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng về xây dựng và đẩy mạnh xây dựng các đại đoàn chủ lực từ năm 1949 đến năm 1954, qua hai giai đoạn: 1949 - 1951 và 1951 - 1954.
Nhận xét và đúc rút kinh nghiệm Đảng lãnh đạo xây dựng các đại đoàn chủ lực từ năm 1949 đến năm 1954.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động lãnh đạo của Đảng về xây dựng các đại đoàn chủ lực trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1949 đến năm 1954. 
Phạm vi nghiên cứu
 Về nội dung: Luận án nghiên cứu làm rõ chủ trương của Đảng gồm: quan điểm, phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp; sự chỉ đạo của Đảng xây dựng các đại đoàn chủ lực về quân sự, chính trị, hậu cần - kỹ thuật qua hai giai đoạn.
Về thời gian: Từ tháng 01 năm 1949, khi Hội nghị cán bộ Trung ương lần thứ sáu họp, bàn về chủ trương xây dựng các đại đoàn chủ lực đến tháng 7 năm 1954, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc. Giai đoạn 1949 - 1951, khi diễn ra Hội nghị cán bộ Trung ương lần thứ sáu đến trước Đại hội Đảng lần thứ II (02/1951). Giai đoạn 1951 - 1954, khi Đại hội Đảng lần thứ II diễn ra đến khi cuộc kháng chiến kết thúc. Tuy nhiên, để đảm bảo tính hệ thống, luận án có đề cập đến một số nội dung liên quan đến trước thời gian nói trên.
 Về không gian: Từ Nam Trung Bộ trở ra miền Bắc. Đây là không gian các đại đoàn chủ lực đã ra đời, chiến đấu và trưởng thành.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh cách mạng và xây dựng LLVT cách mạng.
Cơ sở thực tiễn
Luận án dựa vào thực tiễn lãnh đạo của Đảng về xây dựng các đại đoàn chủ lực, thể hiện trong các nghị quyết, chỉ thị, nghị định, đề án, hồ sơ, kế hoạch, các báo cáo tổng kết của Đảng, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng - Tổng Tư lệnh, Tổng cục Chính trị, Bộ Tổng Tham mưu... những hoạt động chiến đấu, xây dựng của các đại đoàn chủ lực từ năm 1949 đến năm 1954.
Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc là chủ yếu; đồng thời, sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê, để làm rõ các nội dung của luận án.
Phương pháp lịch sử được sử dụng nhằm phân kỳ thời gian, làm rõ bối cảnh lịch sử, quá trình hoạch định chủ trương và chỉ đạo của Đảng về xây dựng các đại đoàn chủ lực theo diễn tiến thời gian.
Phương pháp lôgíc để làm rõ bước phát triển tư duy trong nhận thức và chỉ đạo thực tiễn của Đảng về xây dựng các đại đoàn chủ lực trên cơ sở xâu chuỗi các sự kiện lịch sử và liên kết nội dung của các văn bản có tính chất lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng; khái quát các luận điểm trong luận án; đánh giá những ưu điểm, hạn chế, chỉ rõ nguyên nhân và đúc kết những kinh nghiệm từ thực tiễn Đảng lãnh đạo xây dựng các đại đoàn chủ lực từ năm 1949 đến năm 1954.
Phương pháp so sánh được sử dụng nhằm so sánh sự lãnh đạo của Đảng về xây dựng các đại đoàn chủ lực giữa giai đoạn 1949 - 1951 và 1951 - 1954. Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê được sử dụng nhằm khảo cứu các công trình ở Chương 1, làm rõ chủ trương và luận chứng các mặt chỉ đạo của Đảng về xây dựng các đại đoàn chủ lực qua giai đoạn 1949 - 1951 và 1951 - 1954.
5. Những đóng góp mới của luận án
Luận án cung cấp một số tư liệu mới và hệ thống hóa tư liệu về Đảng lãnh đạo xây dựng các đại đoàn chủ lực từ năm 1949 đến năm 1954.
Góp phần tái hiện có hệ thống chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng về xây dựng các đại đoàn chủ lực trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1949 đến năm 1954.
Đưa ra nhận xét, đánh giá có cơ sở khoa học về quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng các đại đoàn chủ lực từ năm 1949 đến năm 1954.
Đúc kết những kinh nghiệm chủ yếu từ quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng các đại đoàn chủ lực từ năm 1949 đến năm 1954.
6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của đề tài 
Luận án góp phần tổng kết hoạt động lãnh đạo của Đảng về xây dựng các đại đoàn chủ lực trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1949 đến năm 1954.
Khẳng định vai trò quyết định của Đảng đối với sự ra đời, trưởng thành của các đại đoàn chủ lực và vai trò to lớn của các đại đoàn chủ lực trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ cung cấp thêm những luận cứ khoa học cho việc lãnh đạo xây dựng các sư đoàn vững mạnh, đáp ứng yêu cầu xây dựng QĐND Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số quân, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Luận án là tài liệu tham khảo, phục vụ cho nghiên cứu, giảng dạy về lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc Việt Nam ở các nhà trường, cơ quan nghiên cứu trong và ngoài quân đội.
7. Kết cấu của luận án
Luận án gồm: Mở đầu, 04 chương (10 tiết), kết luận, da ... ục, các đại đoàn chủ lực và các LLVT trên địa bàn chiến dịch đã tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Đây là chiến dịch hiệp đồng binh chủng quy mô lớn nhất của LLVT ba thứ quân, 5/7 đại đoàn được huy động tham gia chiến dịch. Chiến dịch Điện Điên Phủ đánh dấu bước phát triển về sự phối hợp chặt chẽ giữa chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy, phát huy sức mạnh tổng hợp của LLVT ba thứ quân, nhất là các đại đoàn chủ lực.
(Nguồn: Lịch sử Bộ Tổng Tham mưu trong cuộc kháng chiến 
chống thực dân Pháp (1945 - 1954), Nxb QĐND, Hà Nội, 2015).
Phụ lục 14
THỐNG KÊ DÂN CÔNG PHỤC VỤ CÁC CHIẾN DỊCH TRONG 
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954)
1. Dân công phục vụ các chiến dịch lớn: 48.400.000 ngày công.
Tên chiến dịch
Ngày công thực hiện
Tỷ lệ % so với quân số tham gia chiến dịch
1. Biên Giới
1.716.000
65 %
2. Trung Du
2.836.805
70%
3. Đường số 18
1.288.000
40%
4. Hà Nam Ninh
1.147.000
40%
5. Hòa Bình
11.914.0001
130%
6. Tây Bắc
7.000.000
165%
7. Thượng Lào
2.535.000
60%
8. Trung Hạ Lào
1.915.000
130%
9. Tây Nguyên
6.000.000
200%
10.Điện Biên Phủ
4.720.000
30%
11. Cả tuyến hậu phương
12.000.000
95%
2. Dân công làm đường giao thông vận tải từ Liên khu IV trở ra: 20.600.000 ngày công.
1. Chiến dịch Hòa Bình tính cả mặt trận địch hậu.
(Nguồn: Chiến tranh cách mạng Việt Nam (1945 - 1975) - Thắng lợi
và bài học, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000).
Phụ lục 15
THỐNG KẾ VIỆN TRỢ CỦA QUỐC TẾ VỀ QUÂN SỰ CHO VIỆT NAM
TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP
Thời gian 
1950
1951
1952
1953
1954
Cộng
Vũ khí, đạn 
949
463
990
1.060
791
4.253
Nguyên liệu
quân giới
71
157
342
103
30
703
Vận tải xăng dầu
120
776
610
1.516
2.047
5.069
Gạo, thực phẩm
2.634
4.210
151
823
1.772
9.590
Quân trang
181
452
713
159
1.505
Quân y
20
27
58
28
24
157
Thông tin
8
1
5
157
29
200
Công binh
40
40
Tổng cộng (tấn)
3.983
6.086
2.156
4.400
4.892
21.517
Trị giá 136 triệu đồng nhân dân tệ, tương đương 54 triệu rúp (theo tính toán giữa Việt Nam và Trung Quốc). Trong đó, vũ khí, trang bị kỹ thuật:
- 24 khẩu sơn pháo 75mm
- 24 khẩu lựu pháo 105mm
- 76 khẩu pháo cao xạ 37mm (của Liên Xô)
- 12 khẩu pháo hỏa tiễn (của Liên Xô)
- 715 xe ô tô vận tải (trong đó có 685 xe của Liên Xô).
(Nguồn: Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp - Thắng lợi 
và bài học, Nxb CTQG, Hà Nội, 1996).
Phụ lục 16
THÀNH TÍCH TIÊU BIỂU CỦA SƯ ĐOÀN 308 
TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP
Sư đoàn 308, là sư đoàn chủ lực được thành lập đầu tiên của QĐND Việt Nam. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Sư đoàn tham gia 13 chiến dịch. Các chiến dịch, Sư đoàn thường được giao ở hướng chính và đều hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong cuộc kháng chiến, Sư đoàn được Đảng, Nhà nước tặng thưởng: 
- Thanh kiếm “Mã đáo thành công” của Mặt trận Việt Minh (1949). 
- Hai cờ thi đua của Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Sư đoàn vì đã có thành tích xuất sắc trong chiến dịch Biên Giới (1950) và chiến dịch Hòa Bình (1951 - 1952).
- Hai triệu đồng tiền thưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh (trích từ tiền tăng gia và nhuận bút của Người) tặng Sư đoàn vì đã lập công xuất sắc trong chiến dịch Tây Bắc (1952). 
- Nhiều lần tuyên dương công trạng trước toàn quân. Hàng chục Huân chương Quân công, Huân chương Lao động từ hạng Nhất đến hạng Ba. 
- Hàng nghìn Huân chương Quân công, chiến công các loại cho cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 308.
(Nguồn: Lịch sử Sư đoàn 308 - Quân Tiên phong (1949 - 2019), 
Nxb QĐND, Hà Nội, 2019).
Phụ lục 17
THÀNH TÍCH TIÊU BIỂU CỦA SƯ ĐOÀN 304
TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Sư đoàn đã tham gia 7 chiến dịch, đánh 221 trận, tiêu diệt được 11.970 tên địch, thu 4.000 súng các loại, bắn rơi 8 máy bay, bắn chìm 8 tàu chiến và ca nô, phá hủy hàng trăm xe cơ giới, thu hàng trăm tấn quân trang, quân dụng. Sư đoàn 304 được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng thưởng cờ “Quyết chiến, quyết thắng”. Các đơn vị và cá nhân được tặng thưởng 1.426 huân chương các loại (trong đó có 28 Huân chương Quân công); 3 đồng chí được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân: Cù Chính Lan, Đặng Đình Hồ, Hoàng Khắc Dược. 
Bắt nguồn từ truyền thống quân đội, được tôi luyện trong chiến đấu gian khổ, lớp lớp cán bộ, chiến sĩ của Sư đoàn 304 đã xây đắp nên truyền thống: “Cơ động - Đoàn kết - Khắc phục khó khăn - Hoàn thành mọi nhiệm vụ trên mọi chiến trường”.
(Nguồn: Lịch sử Sư đoàn 304, tập 1 (1950 -1975), 
Nxb QĐND, Hà Nội, 2011).
Phụ lục 18
THÀNH TÍCH TIÊU BIỂU CỦA SƯ ĐOÀN 312 
TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự giúp đỡ, đùm bọc của nhân dân, Sư đoàn 312 đã xây dựng, chiến đấu anh dũng, vượt qua mọi khó khăn, hy sinh viết nên truyền thống vẻ vang: “Đoàn kết - Anh dũng - Chiến thắng”.
Ngay từ khi ra đời, đội hình của Sư đoàn 312 đã bao gồm nhiều đơn vị từng lập chiến công oanh liệt trên các chiến trường Việt Bắc, Tây Bắc, Trung Du và đồng bằng Bắc Bộ.
Trung đoàn 209, đơn vị nòng cốt thành lập Đại đoàn từng hai lần chiến thắng giặc Pháp trên sông Lô (1947 - 1949) được tặng danh hiệu “Binh đoàn Sông Lô”. Trung đoàn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong chiến dịch Biên Giới với gương hy sinh anh dũng lấy thân mình lấp lỗ châu mai của anh hùng Trần Cừ.
Trung đoàn 165, Trung đoàn Lao Hà, ba lần giải phóng Lào Cai, Hà Giang, được Chính phủ tặng danh hiệu “Trung đoàn Thành Đồng Biên Giới”.
Trung đoàn 141, nòng cốt là Tiểu đoàn 11, đơn vị đánh địch trong công sự vững chắc đầu tiên ở Phủ Thông, được tặng danh hiệu “Tiểu đoàn Phủ Thông”. Trong chiến dịch Hòa Bình (1952), Trung đoàn lập chiến công oanh liệt, tiêu diệt quân Pháp trên điểm cao 400 - 600 (Ba Vì), được tặng danh hiệu “Trung đoàn Ba Vì”.
Các Anh hùng quân đội Trần Cừ, Phan Đình Giót, Trần Can, Nguyễn Văn Thuần, Đinh Văn Mẫu, Hà Văn Nọa, Tạ Quốc Luật; Chiến sĩ thi đua toàn quốc: Chu Viết Sòi, Trần Văn Chơ.
Năm 1950, Sư đoàn được Bộ Tổng Tư lệnh tặng cờ “Gìn giữ non sông” do kiều bào Pháp tặng Bộ Tổng Tư lệnh QĐND Việt Nam. Năm 1954, Sư đoàn được Bộ Tổng Tư lệnh trao tặng cờ “Quyết chiến, quyết thắng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
(Nguồn: Lịch sử Sư đoàn 312 (1950 - 2010), Nxb QĐND, Hà Nội, 2010).
Phụ lục 19
THÀNH TÍCH TIÊU BIỂU CỦA SƯ ĐOÀN 320 
TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP
Sư đoàn đã tham gia 9 chiến dịch và hơn 400 trận đánh lớn, nhỏ, loại khỏi vòng chiến đấu 35.686 tên địch (trên 15.000 lính Âu - Phi), bức rút hàng trăm đồn bốt địch. Thu 4.849 súng các loại, phá hủy 24 xe tăng, bắn rơi 6 máy bay, bắn chìm, bắn cháy 22 chiếc ca nô, thu 24 khẩu pháo 105mm, 96 xe cơ giới, hàng trăm tấn đạn dược và nhiều phương tiện chiến tranh của địch. Sư đoàn đã phối hợp với LLVT và nhân dân địa phương giải phóng 10 tỉnh đồng bằng Bắc Bộ; tiêu diệt và đánh thiệt hại 5 binh đoàn, 3 trung đoàn quân Pháp.
Sư đoàn được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Quân công cho 24 tập thể và cá nhân, 726 Huân chương các hạng, 1 đồng chí được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”; 4 đồng chí được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Các tiểu đoàn: 1, 2, 3 (Trung đoàn 48); tiểu đoàn 4, 5, 6 (Trung đoàn 52); tiểu đoàn 7, 8, 9 (Trung đoàn 64) được tặng danh hiệu tiểu đoàn: Đông Đa, Thanh Lũng, Tiên Yên, Kiên Trung, Bến Hiệp, Yên Ninh, Hưng Công, Đồng Mít, Mạo Chủ.
(Nguồn: Lịch sử Đại đoàn Đồng bằng - Sư đoàn 320 (1951- 2016), Nxb QĐND, Hà Nội, 2016).
Phụ lục 20
THÀNH TÍCH TIÊU BIỂU CỦA SƯ ĐOÀN 316 
TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP 
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Sư đoàn 316 đã tham gia 5 chiến dịch từ Bắc Giang đến Hòa Bình, Tây Bắc, Thượng Lào và đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ. Lúc là lực lượng phối hợp, lúc là lực lượng chủ công, khi là nghi binh chiến lược, ở đâu và nhiệm vụ nào cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 316 đều nêu cao quyết tâm, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Sư đoàn đã tham gia 71 trận đánh, diệt và bắt sống 15.000 tên địch, bắn rơi 13 máy bay, phá hủy và tiêu diệt 42 xe các loại, thu hồi nhiều vũ khí, phương tiện chiến tranh.
Trung đoàn 174, Trung đoàn 98 vinh dự được nhận cờ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Các đồng chí La Văn Cầu, Nông Văn Vương, Bế Văn Đàn, Triệu Văn Báo, Lý Văn Mưu, Đàm Văn Ngụy, Đặng Đức Song được tuyên dương danh hiệu Anh hùng quân đội. Sáu đồng chí được bầu là Chiến sĩ thi đua toàn quốc. Sư đoàn được tặng thưởng 4 Huân chương Quân công hạng Ba và 1 Huân chương hạng Nhất; nhiều cán bộ, chiến sĩ được khen thưởng huấn, huy chương các loại.
(Nguồn: Lịch sử Sư đoàn 316 (1951 - 2010), Nxb QĐND, Hà Nội, 2011).
Phụ lục 21
THÀNH TÍCH TIÊU BIỂU CỦA SƯ ĐOÀN 325 
TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP
Trong quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Sư đoàn 325 đã lập được nhiều chiến công xuất sắc. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Sư đoàn 325 chiến đấu ở Bình - Trị - Thiên, Trung Lào, Hạ Lào, Đông Bắc Campuchia, tham gia trên 400 trận đánh lớn nhỏ khác nhau, tiêu diệt hơn 2 vạn tên địch, bắt 1.330 tên, thu 2 khẩu pháo cối, 36 xe quân sự, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh của địch. Với thành tích lập được trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Sư đoàn 325 vinh dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng cờ “Quyết chiến, quyết thắng”, 718 tập thể, cá nhân được tặng thưởng huân, huy chương các loại. 
Suốt trên chặn đường đấu tranh gian khổ, ác liệt và hy sinh nhưng cũng rất hào hùng, chói lọi, Sư đoàn 325 đã xây đắp nên truyền thống vẻ vang: “Đoàn kết, kiên cường, thần tốc, táo bạo, quyết thắng”. 
(Nguồn: Lịch sử Sư đoàn 325 (1951 - 2013), Nxb QĐND, Hà Nội, 2014).
Phụ lục 22
THÀNH TÍCH CỦA LỰC LƯỢNG PHÁO BINH 
TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP
* Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Bộ đội Pháo binh đã góp phần cùng toàn quân, toàn dân tiêu diệt, làm bị thương và bắt sống 561.900 tên địch, đánh bại đội quân xâm lược Pháp gần 50 vạn tên.
- Thu: 
+ 255 khẩu pháo.
 + 130.415 súng các loại.
 + 504 xe quân sự.
- Bắn hỏng:
+ 433 súng lớn.
+ 603 tàu xuồng.
+ 377 đầu máy xe lửa
+ 9.292 xe các loại.
- Bắn rơi và phá hủy: 435 máy bay các loại.
- Bắn cháy, nổ hàng vạn lít xăng và hàng vạn tấn bom, đạn địch.
* Trong chiến dịch Điện Biên Phủ: Qua 55 ngày đêm chiến đấu, pháo binh đã chi viện cho bộ binh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của chiến dịch, tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ gồm: 16.200 tên, bao gồm:
- 17 tiểu đoàn bộ binh quân dù.
- 3 tiểu đoàn trọng pháo và súng cối cỡ lớn.
- 10 đại đội ngụy bổ sung và các đơn vị cơ giới vận tải, phòng không không quân, các cơ quan chỉ huy và trực thuộc.
- 1 thiếu tướng.
- 16 đại tá, trung tá.
- 353 sĩ quan.
- 1.396 hạ sĩ quan.
- Hạ: 62 máy bay các loại.
- Thu toàn bộ vũ khí phương tiện, cơ sở vật chất kỹ thuật địch, bao gồm:
+ 30 pháo lớn. 
+ 64 xe các loại.
+ 5.915 súng các loại.
+ 20.000 lít xăng dầu.
+ 21.000 chiếc dù.
+ 20 tấn thuốc và dụng cụ quân y.
+ Ngoài ra còn rất nhiều đạn dược, quân trang, quân dụng.
(Nguồn: Lịch sử Pháo binh Quân đội nhân dân Việt Nam (1946 - 2016), 
Nxb QĐND, Hà Nội, 2016).

File đính kèm:

  • docluan_an_dang_lanh_dao_xay_dung_cac_dai_doan_chu_luc_trong_cu.doc
  • doc1 BÌA LUẬN ÁN - HoMauDung.doc
  • doc2 BÌA TÓM TẮT TIẾNG VIỆT - HoMauDung.doc
  • doc2 TÓM TẮT TIẾNG VIỆT - HoMauDung.doc
  • doc3 BÌA TÓM TẮT TIẾNG ANH - HoMauDung.doc
  • doc3 TÓM TẮT TIẾNG ANH - HoMauDung.doc
  • doc4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG ANH - HoMauDung.doc
  • doc4 THÔNG TIN MANG TIẾNG VIỆT - HoMauDung.doc