Luận án Vốn xã hội tác động đến việc làm và thu nhập của hộ gia đình

Trong phát triển kinh tế, người ta thường nhắc đến các nguồn vốn truyền thống

như: tài chính, văn hóa, tài nguyên (tài nguyên thiên nhiên - TNTN) mà ít người chú ý

đến vốn xã hội. Vốn xã hội (VXH) được xem là một nguồn vốn không thể thiếu trong

cuộc sống. Nguồn gốc của VXH nằm trong khái niệm vốn vật chất (giá trị thặng dư) và

vốn văn hóa (Schultz & Hatch, 1996; Sweetland, 1996). VXH như khoản đầu tư vào các

mối quan hệ (MQH) xã hội (XH) với kỳ vọng tạo ra lợi ích từ khoản đầu tư này (Lin,

1999). Khái niệm “vốn xã hội” có lẽ được bắt nguồn từ Hanifan – nhà cải cách giáo dục

ở West Virginia (trích theo Woolcock, 1998). Từ năm 1973, vốn xã hội là trọng tâm của

các nghiên cứu trong lĩnh vực xã hội học (Wolfe, 1989). Nhưng ở Việt Nam, từ đầu

những năm 2000, lý thuyết vốn xã hội mới được ứng dụng vào giải thích những vấn đề

kinh tế (Trần Hữu Dũng, 2006; Trần Hữu Quang, 2006). Tính hữu dụng của VXH trong

phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) đã được khẳng định như sau: vốn xã hội theo khía

cạnh chuẩn mực (norm) tạo nền tảng cho cấu trúc xã hội (Coleman, 1988); nâng cao hiệu

quả của vốn tài chính (Woolcock, 2000); giảm tác động của các cú sốc kinh tế

(Woolcock, 1998); nhanh chóng hồi phục sau những cú “sốc” kinh tế (Rodrik, 1999);

đóng góp vào sự giàu có của quốc gia (Helliwell & Putnam, 2004); nâng cao sức khỏe

cộng đồng (Veenstra, 2002) và giảm tỷ lệ tội phạm (Sampson, 2012). Những lợi ích của

vốn xã hội xảy ra ở mọi cấp độ: cá nhân, hộ gia đình, khu vực, quốc gia hoặc thậm chí

quốc tế (Halpern, 2005). Vốn xã hội cũng là một điểm quan trọng của tính bền vững (UN,

2012), mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn (Putnam, 2000; Fukuyama, 1995). Ở cấp độ vĩ

mô, vốn xã hội giúp giảm chi phí, do đó làm tăng năng suất, tăng hiệu quả (Putnam, 2000

và 1993). Ở cấp độ cá nhân, những người có mạng lưới XH rộng hơn có nhiều khả năng

được tuyển dụng hơn (Aguilera, 2002) và tiến bộ trong sự nghiệp nhanh hơn (Lin, 2001).

Các loại vốn (kinh tế, TNTN, văn hóa và VXH) đều là các nguồn lực quan trọng cho hiện

tại và tương lai của các cá nhân (Stiglitz, Sen & Fitoussi, 2009).

pdf 212 trang kiennguyen 20/08/2022 3800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Vốn xã hội tác động đến việc làm và thu nhập của hộ gia đình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Vốn xã hội tác động đến việc làm và thu nhập của hộ gia đình

Luận án Vốn xã hội tác động đến việc làm và thu nhập của hộ gia đình
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
PHẠM TẤN HÒA 
VỐN XÃ HỘI TÁC ĐỘNG ĐẾN 
VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA 
HỘ GIA ĐÌNH 
LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ 
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2021 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
PHẠM TẤN HÒA 
VỐN XÃ HỘI TÁC ĐỘNG ĐẾN 
VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA 
HỘ GIA ĐÌNH 
Chuyên ngành: Kinh tế học 
Mã ngành: 62310105 
LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ 
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 
 PGS.TS. NGUYỄN VĂN PHÚC 
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2021 
ii 
i 
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi cam đoan rằng luận án “Vốn xã hội tác động đến việc làm và thu nhập của 
hộ gia đình” là bài nghiên cứu của chính tôi. 
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận án này, tôi cam 
đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận án này chưa từng được công bố 
hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác. 
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận 
án này mà không được trích dẫn theo đúng quy định. 
Luận án này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường 
đại học hoặc cơ sở đào tạo khác. 
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 10 năm 2021 
 Phạm Tấn Hòa 
ii 
LỜI CẢM ƠN 
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến thầy hướng dẫn của tôi - PGS.TS 
Nguyễn Văn Phúc - người đã tận tình hướng dẫn tôi từ bậc cao học đến nghiên cứu 
sinh. Thầy là người gợi ý chủ đề nghiên cứu cũng như định hướng và góp ý cho tôi 
trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình. Dù công tác bận rộn nhưng 
thầy vẫn dành nhiều thời gian để hướng dẫn cho tôi trong những lúc tôi cần sự chỉ 
dẫn. 
Tôi thực sự biết ơn GS.TS. Nguyễn Minh Hà, PGS.TS. Trần Tiến Khai, 
PGS.TS. Trần Hữu Quang, PGS.TS. Nguyễn Hữu Dũng, TS. Phạm Khánh Nam, TS. 
Hà Minh Trí, TS. Lê Thị Thanh Loan, TS. Nguyễn Lê Hoàng Thụy Tố Quyên, TS. 
Nguyễn Kim Phước cùng các Thầy/Cô đang công tác tại Trường Đại học Kinh tế Tp. 
Hồ Chí Minh, Trường Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh đã hỗ trợ về mặt khoa học lẫn 
tinh thần trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu của tôi. 
Tôi xin chân thành cảm ơn Tỉnh ủy tỉnh Long An, UBND tỉnh Long An, Cục 
Thống kê tỉnh Long An, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Long An, Sở Lao động – 
Thương binh và Xã hội tỉnh Long An cùng lãnh đạo các huyện/thị/thành phố thuộc 
tỉnh Long An đã hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thu thập dữ liệu cũng như tổ 
chức các cuộc hội thảo chuyên gia, thảo luận nhóm trong quá trình thực hiện đề tài. 
Ngoài ra, các đồng nghiệp và bạn bè thân hữu cũng đã góp phần quan trọng 
vào sự thành công trong quá trình học tập và nghiên cứu của tôi. 
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến cha mẹ và gia đình đã luôn động 
viên và tạo điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành luận án của mình. 
Tôi không thể hoàn thành luận án này nếu thiếu sự hỗ trợ của những Thầy/Cô, 
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Một lần nữa, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn 
của mình đến Quý vị. 
Phạm Tấn Hòa 
iii 
TÓM TẮT 
Vốn xã hội là một trong năm nguồn vốn sinh kế. Vốn xã hội là nguồn lực giúp 
đảm bảo sinh kế bền vững. Thông qua việc tiếp cận nguồn lực xã hội, các cá nhân, 
hộ gia đình có thể nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất lẫn tinh thần. Luận 
án đã lược khảo các lý thuyết có liên quan đến chủ đề nghiên cứu mà tập trung chính 
là một số lý thuyết kinh tế có liên quan, kết hợp với các lý thuyết vốn xã hội. Qua 
lược khảo lý thuyết, tác giả nhận thấy vốn xã hội tiếp cận theo cấp độ trung mô (hộ 
gia đình) chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm thực hiện thỏa đáng. Điều này đã 
mở ra hướng tiếp cận mới cho luận án. Do đó, luận án tập trung nghiên cứu “vốn xã 
hội tác động đến việc làm và thu nhập của hộ gia đình” nhằm lấp đầy khoảng trống 
nghiên cứu. Song song với lược khảo lý thuyết, luận án cũng hệ thống và phân tích 
những nghiên cứu có liên quan mật thiết với vốn xã hội, việc làm và thu nhập của hộ 
gia đình. Kết quả lược khảo lý thuyết và các nghiên cứu trước đã giúp luận án hình 
thành mô hình nghiên cứu. 
Tuy nhiên, vốn xã hội được các nhà nghiên cứu nhận định là một bức tranh đa 
sắc màu và đa khía cạnh. Để làm rõ mô hình và thang đo nghiên cứu, luận án đã tiến 
hành thu thập ý kiến chuyên gia. Thang đo nghiên cứu sau khi hiệu chỉnh theo ý kiến 
chuyên gia. Bảng hỏi khảo sát được hoàn chỉnh cuối cùng để thu thập dữ liệu tại 7 
huyện/thị của vùng Đồng Tháp Mười (ĐTM) tỉnh Long An. Mẫu trong nghiên cứu 
được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống. 
Kết quả thu thập dữ liệu đạt yêu cầu là 1.197 quan sát. Kết quả phân tích dữ 
liệu cho thấy, dữ liệu đảm bảo độ tin cậy, tính đại diện và phù hợp với thực tiễn. Kết 
quả phân tích mô hình SEM (CB-SEM) cho thấy, hầu hết các giả thuyết đề ra đều 
được chấp nhận, trong đó có giả thuyết chấp nhập hoàn toàn và có giả thuyết chấp 
nhập một phần. Kết quả nghiên cứu đã giúp khẳng định tính đúng đắn trong các lý 
thuyết “sức mạnh của mối quan hệ yếu” của Granovertter, lý thuyết “lỗ hổng cấu 
trúc” của Burt, “lý thuyết mạng lưới quan hệ xã hội” Putnam. Đồng thời, kết quả cũng 
cho thấy sự phù hợp nhất định trong lý thuyết của Portes về mặt trái của vốn xã hội. 
Luận án đã hoàn thành tất cả 5 mục tiêu nghiên cứu đề ra bằng phương pháp 
nghiêu cứu khoa học. Kết quả nghiên cứu đã giúp giải tỏa phần nào những tranh luận 
iv 
của các nhà nghiên cứu trước đây về vốn xã hội, cụ thể là các loại vốn xã hội khác 
nhau có tác động đến việc làm, thu nhập và đa dạng hóa thu nhập của hộ gia đình 
khác nhau. Đồng thời, luận án đã bổ sung một số thang đo vốn xã hội mới gắn với 
việc làm và thu nhập của hộ gia đình. Những thang đo này đã được kiểm chứng bằng 
dữ liệu đủ lớn nên đảm bảo tính đại diện cao. Cụ thể là những thang đo vốn xã hội 
của hộ gia đình như: số thành viên tham gia vào các tổ chức Đảng, Nhà nước; số 
thành viên tham gia vào các tổ chức chính trị xã hội, số người có thể hỗ trợ hộ gia 
đình khi khó khăn (cho mượn tiền), các khoản đóng góp vào các hoạt động cộng 
đồng, các hoạt động hội nhóm và các khoản giao tế của hộ gia đình. Phần lớn những 
thang đo này chưa được ứng dụng trong các nghiên cứu trước đây. Bên cạnh đó, đề 
tài còn phát hiện sự tác động mạnh mẽ, tích cực của đa dạng hóa thu nhập đến thu 
nhập của hộ gia đình. 
Dựa vào kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất những khuyến nghị nhằm tăng 
thu nhập và tăng khả năng đa dạng hóa thu nhập của hộ gia đình cùng với việc tăng 
vốn xã hội của cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn nghiên cứu. Luận án đã hoàn thành 
mục tiêu đề ra. Kết quả nghiên cứu đã phát hiện những điểm mới, đóng góp vào kho 
tàng khoa học cũng như thực tiễn. Luận án góp phần lấp đầy khoảng trống trong 
nghiên cứu liên quan đến vốn xã hội, việc làm, thu nhập và đa dạng hóa thu nhập của 
hộ gia đình. 
v 
ABSTRACT 
Social capital (SC) is one of the five components of livelihood capital. Social 
capital is a resource that aids in the maintenance of long-term livelihoods. Individuals 
and households can enhance their incomes as well as improve their material and 
spiritual lives by having easy access to social "resources." The thesis looked at many 
theories relevant to the research issue, with a particular emphasis on sociological 
theories. It has categorized social capital and systematized theories in order to identify 
research needs. The thesis reveals that social capital, which is conducted in 
households at the meso-level, has not been appropriately considered by researchers, 
based on the theoretical review. To cover research gaps, it focuses on the study of 
"social capital affecting employment and household income." The study rigorously 
assessed the closely linked studies on social capital, employment, and household 
income in accordance with the theoretical review. A tentative analytical framework 
has been constructed using the findings of the theoretical review and earlier studies 
(research model proposed at the end of chapter 2). 
Researchers, on the other hand, see social capital as a vivid and multi-faceted 
image. The thesis surveyed specialists in order to gather their critical viewpoints in 
order to define the study model and scale. Scale based on the judgments of 
professionals. The survey questionnaire was finally completed in order to collect data 
in 7 districts/towns of Long An province's Dong Thap Muoi region. The approach 
used in the study is systematic randomization, which is a type of probability sampling 
(classified into 3 stages, detailed in Chapter 3). 
The data collection yielded a good result of 1,197 (removed 63 survey). The 
results suggest that the data is accurate, representative, and useful. The findings of 
the SEM model analysis (CB-SEM) demonstrate that the majority of the presented 
hypotheses, including the fully accepted and partially accepted hypotheses, are 
accepted. The correctness of Granovertter, Burt, Putnam, Alder, and Kwon's social 
capital theories has been supported by research findings. At the same time, such 
findings suggest that Portes' argument concerning the negative aspects of social 
capital is accurate. 
vi 
All three research objectives were met by the thesis. The findings of the study 
have helped to quell several prior debates about social capital, such as whether 
different categories of social capital have varied effects on household employment, 
income, and income diversification. Simultaneously, numerous additional social 
capital scales related to employment and household income have been added to the 
topic. These scales have been thoroughly tested and found to be highly representative. 
The number of members participating in Party and State-owned organizations; the 
number of members participating in socio-political organizations (SOs); the number 
of people who can support the family in difficult times (lending money); 
contributions to community activities, group activities, and household transactions 
are all examples of household social capital scales. It's worth noting that most of these 
scales haven't been used in earlier research. In addition, the study discovered that 
income diversification has a significant and positive impact on household income. 
The researcher has made recommendations based on the findings of the study 
to enhance income, diversify family income, and increase the social capital of 
individuals and households in the study region. The thesis has met all of its declared 
goals. New elements of research have been uncovered, adding to current scientific 
and practical knowledge. The thesis contributes to filling a research gap in the areas 
of social capital, employment, income, and household income diversification. 
vii 
MỤC LỤC 
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i 
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii 
TÓM TẮT .................................................................................................... ... - Hội thảo khoa học Trường ĐH Ngoại Ngữ - ĐH Quốc Gia Hà 
Nội. Xem tại :  
Carol Newman, Finn Tarp và Lưu Đức Khải (2012). Tóm tắt chính sách 02 của 2012, xem tại: 
CIEM: www.ciem.org.vn. 
Châu Hồng Thắng (2018). Tiềm năng và giải pháp định hướng phát triển du lịch sinh thái Đồng 
Tháp Mười. Tạp chí Khoa học, 15(5), 160. Xem tại: 
Châu Ngọc Hòe & Nguyễn Hoàng Yến (2020). Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ gia đình 
thành viên các hợp tác xã nông nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Tạp chí Khoa 
học xã hội miền Trung, Số 05 (67) – 2020, 36-45. 
Chính Phủ (2013). Nghị quyến số 33/NQ-CP về việc điều chỉnh đia giới hành chính huyện Mộc 
Hóa để thành lập thị xã Kiến Tường và huyện Mộc Hóa còn lại; Thành lập các phường 
thuộc thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An. Hà Nội, ngày 18/03/2013. 
Chính phủ (2021). Dự thảo báo cáo tổng kết thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 
năm 2011-2020, xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030. Xem 
tại: 
35_27935_135_27927_27927.mode=reply&_piref135_27935_135_27927_27927.id=3
936. Truy cập 10.05.2021. 
CIEM (2012). Vai trò của lương và thu nhập như là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền 
vững, Trung tâm Thông tin – Tư liệu, số 8 (2012). 
Cục Thống kê tỉnh Long An (2016-2020). Niên giám thống kê các năm 2016-2020 (số báo cáo 
ước tính). 
Cục Thống kê tỉnh Long An (2020). Báo cáo số liệu thống kê về kinh tế, xã hội tỉnh Long An. 
Tài liệu lưu hành nội bộ (Báo cáo UNBD tỉnh). 
Cục Thống kê tỉnh Long An (2021). Báo cáo số liệu thống kê về kinh tế, xã hội tỉnh Long An 
(ước tính). Tài liệu lưu hành nội bộ (Báo cáo UNBD tỉnh). 
Đỗ Kim Chung (1996). Vấn đề đa dạng hoá kinh tế nông thôn, bài trình bày tại hội thảo kinh tế 
của Trường ĐHNNI, tháng 5 năm 1996. 
Đoàn Bảo Sơn & Hà Minh Trí (2020). Vốn xã hội, chia sẻ tri thức và hiệu quả làm việc của nhân 
viên trong khu vực công tại tỉnh Tiền Giang. HCMCOUJS-KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ 
KINH DOANH, 15(2). 
187 
Hoàng Bá Thịnh (2009). Vốn xã hội, mạng lưới xã hội và những phí tổn. Tạp chí Xã hội học, 1(s 
105), 42-51. 
Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS (tập 
2). NXB Hồng Đức. 
Hồ Đình Hải (2013). Giới thiệu về vùng Đồng Tháp Mười, Xem tại: 
https://sites.google.com/site/vungdongthap10/home 
Huỳnh Phẩm Dũng Phát & Kim Hải Vân (2019). Nguồn vốn vật chất và xã hội của các hộ gia 
đình ở xã Thới Bình, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau. Tạp chí khoa học Trường ĐH Sư 
phạm Tp, Hồ Chí Minh, tập 16, số 5 (2019), trang 121 – 130. 
Huỳnh Thanh Điền (2019). Ảnh hưởng vốn xã hội của lãnh đạo doanh nghiệp đến việc tiếp cận 
quỹ đất phát triển dự án bất động sản. Tạp chí phát triển kinh tế, 29-36. 
Huỳnh Thị Đan Xuân & Mai Văn Nam (2011). Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập 
của các hộ chăn nuôi gia cầm ở Đồng bằng Sông Cửu long. Tạp chí Khoa học Trường 
Đại học Cần Thơ. 
ILO (2017). Chương trình Hợp tác Quốc gia về Việc làm bền vững (DWCP) giai đoạn 2017-
2021, xem tại https://www.ilo.org/wcmsp5/groups/public/asia/ro-bangkok/ilo-
hanoi/documents/publication/wcms_630362.pdf. 
Lê Minh Tiến (2007). Vốn Xã hội và Đo lường vốn xã hội (Social Capital and Its 
Measurement). Available at SSRN 3626925. 
Lê Ngọc Hùng. (2008). Vốn xã hội, vốn con người và mạng lưới xã hội qua một sốn nghiên cứu 
ở Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu Con người, 37(3), 45-54. 
Lê Xuân Bá, Nguyễn Mạnh Hải, Trần Toàn Thắng, Vũ Xuân Nguyệt Hồng, Lưu Đức Khải. 
(2006). Các yếu tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn Việt 
Nam, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, Hà Nội. 
Lương Thị Xuân (2014). Vốn xã hội trong lựa chọn nghề của thanh niên (nghiên cứu trường 
hợp tại địa bàn phường Bắc Sơn và xã Quang Sơn, thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh 
Bình) (Doctoral dissertation). 
Nguyễn Đăng Hiệp Phố. (2016). Tiếp cận lý thuyết khung sinh kế bền vững DFID trong nghiên 
cứu sinh kế của người Mạ ở Vườn Quốc gia Cát Tiên. Tạp chí Khoa học-Đại học Đồng 
Nai, 2, 101-112. 
Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2007). Nghiên cứu khoa học marketing: Ứng dụng 
mô hình cấu trúc tuyến tính SEM. NXB ĐH Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh. 
Nguyễn Kim Phước & Phạm Tấn Hòa (2015). Tác động từ chương trình 135 của Chính phủ đến 
thu nhập của hộ gia đình khu vực Đồng Tháp Mười, tỉnh Long An, Tạp chí Phát triển & 
Hội nhập, số 25 (35), p91-98. 
Nguyễn Kim Phước & Phạm Tấn Hòa (2015). Tác động từ chương trình 135 của Chính phủ đến 
thu nhập của hộ gia đình khu vực Đồng Tháp Mười, tỉnh Long An, Tạp chí Phát triển & 
Hội nhập, số 25 (35) tháng 11-12/2015, p91-98. 
Nguyễn Kim Phước & Phạm Tấn Hòa (2020). Vốn xã hội với sự thành công trong tìm kiếm việc 
làm mới của cựu sinh viên tốt nghiêp hình thức đào tạo từ xa, vừa làm vừa học tại Trường 
Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Kinh tế và Ngân hàng Châu Á, số 173, 
tháng 08.2020, trang 46 – 62. 
Nguyễn Lê Hoàng Thụy Tố Quyên (2018). Vốn xã hội và sức khỏe của lao động di cư đến TP. 
HCM (Doctoral dissertation, Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh). 
Nguyễn Quốc Nghi & Bùi Văn Trịnh (2011). Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người dân 
tộc thiểu số ở đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 
240-250. 
Nguyễn Quý Thanh (2015). Phép đo tam giác về vốn xã hội của người Việt Nam: Mạng lưới 
quan hệ lòng tin. NXB ĐHQG Hà Nội. 
188 
Nguyễn Trọng Hoài & Trần Quang Bảo (2013). Ảnh hưởng của vốn xã hội đến tiếp cận tín dụng 
của hộ gia đình nông thôn VN. Tạp chí phát triển kinh tế, 41-57. 
Nguyễn Trọng Hoài, 2010. Kinh tế phát triển, NXB Thống kê, Hà Nội. 
Nguyễn Tuấn Anh (2018). Vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực trẻ từ những hướng tiếp 
cận khác nhau. Chapter: Vốn xã hội và nguồn nhân lực trẻ. pp.7-28. 
Nguyễn Văn Phúc, Nguyễn Lê Hoàng Thụy Tố Quyên (2014). Vốn xã hội và tăng trưởng kinh 
tế. HCMCOUJS-Kinh tế và Quản trị kinh doanh, 9(2). 
Nguyễn Văn Phúc, Nguyễn Lê Hoàng Thụy Tố Quyên, Huỳnh Đặng Bích Vỵ, Quang Minh 
Quốc Bình, Phạm Quan Anh Thư, Nguyễn Thanh Phong, Hà Minh Trí & Ngô Chính 
(2018). VXH đối với sự thành công trong tìm kiếm việc làm của sinh viên tốt nghiệp đại 
học tại Tp. Hồ Chí Minh, Đề tài nghiên cứu cấp Bộ, Mã số: B2017-MBS-04, nghiệm thu 
tháng 09/2018. 
Phạm Huy Cường (2014). Mạng lưới quan hệ xã hội với việc làm của sinh viên tốt nghiệp. VNU 
Journal of Science: Social Sciences and Humanities, 30(4). 
Phạm Huy Cường (2016). Vốn xã hội với tìm kiếm việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp 
(nghiên cứu trường hợp cựu sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 
Đại học Quốc gia Hà Nội) (Doctoral dissertation, H.: ĐHKHXH&NV). 
Phạm Mỹ Duyên (2020). Sinh kế giảm nghèo bền vững Vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Luận 
án tiến sỹ kinh tế, Trường ĐH Kinh tế - Luật, ĐH Quốc Gia Hồ Chí Minh. 
Phạm Tấn Hòa (2015). Phân tích thu nhập của hộ gia đình khu vực Đồng Tháp Mười, tỉnh Long 
An, Tạp chí Đại học Thủ Dầu Một, số 1 (20) 2- 2015, p9-36. 
Phạm Tấn Hòa (2020). Khung phân tích vốn xã hội với việc làm và thu nhập: Tổng quan lý 
thuyết Tạp chí KINH TẾ VÀ NGÂN HÀNG CHÂU Á, số 168, tháng 03.2020, trang 5 
– 17. 
Phạm Thị Thu Hà (2019). Vốn xã hội của phụ nữ trong tiêu thụ sản phẩm tiểu thủ công nghiệp 
ở một số làng nghề truyền thống vùng châu thổ sông Hồng. VNU Journal of Social 
Sciences and Humanities, 4(3b), 399-412. 
Phạm Thị Tuyết (2014). Vốn xã hội trong hoạt động đánh bắt và buôn bán hải sản của các hội 
gia đình ở xã Hải Hòa, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa (Doctoral dissertation). 
Phan Đình Diệu (2006). Phát huy dân chủ để làm giàu nguồn Vốn xã hội. Tia sáng,  
tiasang. com. vn/Default. aspx? tabid= 87&News= 1826&CategoryID, 16. 
Tổng cục Thống kê (2014). Xem tại  
Tổng cục thống kê (2017). Báo cáo tóm tắt về đề án Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 
Trung ương 7 khóa X. 
Tổng Cục Thống Kê (2020). Báo cáo tình hình KTXH quý IV và năm 2020. Xem tại: 
https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2020/12/baocao-tinh-hinh-kinh-te-
xa-hoi-quy-iv-va-nam-2020/. Truy cập 12.05.2021. 
Tổng Cục Thống Kê (2020). Dân số, lao động việc làm. Xem tại: https://www.gso.gov.vn/px-
web-
2/?pxid=V0232&theme=D%C3%A2n%20s%E1%BB%91%20v%C3%A0%20lao%20
%C4%91%E1%BB%99ng. 
Tổng Cục Thống Kê (2021). Thông cáo báo chí tình hình lao động việc làm quý IV và năm 
2020. Công bố ngày 06/01/2021. Xem tại: https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-
thong-ke/2021/01/thong-cao-bao-chi-tinh-hinh-lao-dong-viec-lam-quy-iv-va-nam-
2020/#:~:text. Truy cập 12.05.2021. 
Trần Đăng Dương (2020). Vốn xã hội và quá trình tìm việc làm của những người giúp việc tại 
Hà Nội-trường hợp chung cư Bắc Linh Đàm (Doctoral dissertation, Đại học Quốc Gia 
Hà Nội). 
Trần Hữu Dũng (2006). Vốn xã hội và phát triển kinh tế. Tạp chí Tia sáng, 13, 32-33. 
189 
Trần Hữu Quang (2006). Lòng tin trong xã hội và vốn xã hội. Bài tham luận tại Hội thảo khoa 
học về" Vốn xã hội trong phát triển" do Tạp chí Tia sáng (thuộc Bộ Khoa học và Công 
nghệ) tổ chức vào ngày, 24-6. 
Trần Hữu Quang (2010). Tìm hiểu khái niệm vốn xã hội, phương pháp nghiên cứu xã hội và lịch 
sử, NXB Từ điển Bách Khoa, Hà Nội, tr. 46 - 59. 
Trần Ngọc Thêm (1999). Cơ sở Văn hóa Việt Nam. Nhà xuất bản Giáo dục, trang 23-27. 
TT (2019). Long An - Điểm hẹn du lịch miền Tây Nam Bộ, xem tại: 
diem-hen-du-lich-mien-tay-nam-bo.html (trang thông tin điện tử của Tạp chí Du lịch), 
truy cập 12.05.2021. 
UBND tỉnh Long An (2020). Báo cáo thực hiện phát triển Kinh tế - Xã hội 05 năm (2016 – 
2021). Báo cáo số 246-BC/BCSĐ ngày 09/10/2020. Tài liệu lưu hành nội bộ. 
UBND tỉnh Long An (2021a). Báo cáo tình hình thực hiện phát triển KTXH năm 2020 và kế 
hoạch phát triển KTXH năm 2021. Báo cáo số 234/BC-UBND ngày 21/01/2021. 
UBND tỉnh Long An (2021b). Báo cáo tổng kết tổ chức & hoạt động của UBND tỉnh nhiệm kỳ 
2016 – 2021. Báo cáo số 879/BC-UBND ngày 18/03/2021. Tài liệu lưu hành nội bộ. 
UBND tỉnh Long An (2021c). Kế hoạch hành động thực hiện chiến lược dân số giai đoạn 2020 
– 2025, tầm nhìn đến năm 2030 của tỉnh Long An. Kế hoạch số 265/KH-UBND ngày 
22.01.2021, tải file tại: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-
265-KH-UBND-2021-hanh-dong-thuc-hien-Chien-luoc-Dan-so-cua-tinh-Long-An-
466996.aspx. 
Võ Thành Khởi (2015). Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình ở huyện Chợ Lách 
tỉnh Bến Tre. Tạp chí số 18 tháng 6/2015, 59-65. 
Võ Văn Tuấn, Lê Cảnh Dũng (2015), Phân tích sinh kế, lý thuyết và thực tiễn, Nxb Đại học Cần 
Thơ. 
Vũ Đình Khoa & Nguyễn Thị Mai Anh (2020). Nguyên cứu ảnh hưởng của vốn xã hội đến đổi 
mới và hiệu quả chuỗi cung ứng. Tạp chí KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, tập 56 - Số 3 
(6/2020), xem tại Website: https://tapchikhcn.haui.edu.vn. 
Vũ Đức Cần (2020). Sở thích rủi ro, vốn xã hội và rủi ro cho vay tín dụng vi mô–nghiên cứu thí 
nghiệm tại vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (Doctoral dissertation, Trường Đại học 
Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh). 
WB (2021). Tổng quan về Việt Nam. Xem tại: 
https://www.worldbank.org/vi/country/vietnam/overview, lần cập nhật gần nhất: 7 
Tháng 4 Năm 2021. Truy cập 12.05.2021. 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_von_xa_hoi_tac_dong_den_viec_lam_va_thu_nhap_cua_ho.pdf
  • pdf2. TOM TAT LUAN AN PHAM TAN HOA (TIENG ANH).pdf
  • pdf3. TOM TAT LUAN AN PHAM TAN HOA (TIENG VIET).pdf
  • pdf6. BAI BAO NGHIEN CUU KHOA HOC CUA PHAM TAN HOA.pdf