Luận án Dạy học xác suất - thống kê cho sinh viên ngành điều dưỡng theo hướng tiếp cận năng lực nghề nghiệp
Theo kết quả nghiên cứu về đào tạo nhân lực lao động Việt Nam trong [54],
để hội nhập với khu vực và thế giới, Việt Nam cần nâng cao vốn tri thức cho người
lao động. Quá trình hội nhập thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa Việt Nam, nhưng
cũng đặt ra thách thức đòi hỏi nền giáo dục nước ta đổi mới theo hướng chú trọng
đến phát triển NL của người học.
Tiếp cận những kết quả nghiên cứu về giáo dục đại học, trong [84], tác giả đã
phân tích thực trạng dạy và học ở bậc đại học, nhấn mạnh sự cần thiết thay đổi toàn
diện hệ thống giáo dục ở Việt Nam - trong đó có giáo dục đại học.
Hiện nay, đổi mới PPDH là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cải
cách giáo dục nói chung, nhất là trong đào tạo ở bậc đại học. Dạy học tập trung tăng
cường hình thành, phát triển NL thực hành, vận dụng kiến thức vào nghề nghiệp.
Điều 39 trong Luật Giáo dục 2019 [45] đã nêu mục tiêu của giáo dục đại học
là “Đào tạo nhân lực trình độ cao, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài; nghiên
cứu khoa học và công nghệ tạo ra tri thức, sản phẩm mới, phục vụ nhu cầu phát
triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, hội nhập quốc tế. Đào tạo
người học phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ; có tri thức, kỹ năng, trách nhiệm
nghề nghiệp; có khả năng nắm bắt tiến bộ khoa học và công nghệ tương xứng với
trình độ đào tạo, khả năng tự học, sáng tạo, thích nghi với môi trường làm việc; có
tinh thần lập nghiệp, có ý thức phục vụ Nhân dân”. Riêng đối với giáo dục NN,
trong Luật Giáo dục NN [46], điều 4 chỉ rõ “mục tiêu đào tạo nhân lực trực tiếp cho
sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, cần có NL hành nghề tương ứng với trình độ đào
tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp”
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Dạy học xác suất - thống kê cho sinh viên ngành điều dưỡng theo hướng tiếp cận năng lực nghề nghiệp
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI LẠI VĂN ĐỊNH DẠY HỌC XÁC SUẤT - THỐNG KÊ CHO SINH VIÊN NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI – 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI LẠI VĂN ĐỊNH DẠY HỌC XÁC SUẤT - THỐNG KÊ CHO SINH VIÊN NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học Bộ môn Toán Mã số: 9. 14. 01. 11 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. Nguyễn Anh Tuấn HÀ NỘI - 2022 i LỜI CẢM ƠN Tác giả chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các phòng ban chức năng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất và tinh thần cho tác giả trong thời gian học tập, nghiên cứu tại trường. Tác giả chân thành cảm ơn các thầy cô Khoa Toán – Tin, các thầy cô chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Toán, các thầy cô ở hội đồng các cấp đã tận tình giúp đỡ tác giả hoàn thành khóa học. Tác giả đặc biệt bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến người thầy giáo kính yêu và tận tụy PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn đã tận tình hướng dẫn và động viên tinh thần trong suốt thời gian thực hiện khóa học. Tác giả gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu, các bạn bè đồng nghiệp Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định và các cơ sở có đào tạo Điều dưỡng viên; các bệnh viện, cơ sở Y tế đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên tác giả trong suốt quá trình học tập nghiên cứu để hoàn thành luận án. Dù đã rất cố gắng, do thời gian nghiên cứu có hạn, trình độ kiến thức cũng như kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên chắc chắn luận án không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được thêm những ý kiến chia sẻ và phản hồi bổ ích để luận án được hoàn thiện hơn và có ý nghĩa thực tiễn trong cuộc sống, trong sự nghiệp giáo dục. Tác giả trân trọng cảm ơn Hà Nội, tháng 1 năm 2022 Tác giả luận án Lại Văn Định ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình do riêng tôi nghiên cứu, các kết quả trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng được công bố ở bất kì nơi nào. Tôi đảm bảo rằng mọi tài liệu tham khảo trong quá trình nghiên cứu hoàn thành luận án đều được trích dẫn đầy đủ, đúng tác giả. Hà Nội, ngày tháng 1 năm 2022 Tác giả luận án Lại Văn Định iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ BP Biện pháp BT Bài tập CTYT Chất thải Y tế DH Dạy học ĐC Đối chứng ĐHSP Đại học Sư phạm GV Giảng viên HĐ Hoạt động HS Học sinh HT Học tập KN Kỹ năng LLDH Lý luận dạy học NCKH Nghiên cứu khoa học NL Năng lực NN Nghề nghiệp NXB Nhà xuất bản PL Phụ lục PP Phương pháp PPDH Phương pháp dạy học SV Sinh viên TĐHĐDNĐ Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định THPT Trung học phổ thông TK Thống kê TN Thực nghiệm TB Trung bình VĐ Vấn đề XS Xác suất XS-TK Xác suất - Thống kê iv MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 5 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 5 4. Giả thuyết khoa học ........................................................................................................... 6 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................... 6 6. Những vấn đề đưa ra bảo vệ .............................................................................................. 6 7. Những đóng góp của luận án ............................................................................................. 6 8. Cấu trúc luận án ................................................................................................................. 7 Chương 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.............................................................. 8 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................................................... 8 1.1.1. Về dạy học Toán theo hướng phát triển năng lực ........................................................ 8 1.1.2. Tình hình nghiên cứu dạy học Xác suất - Thống kê gắn với nghề nghiệp ................ 11 1.1.3. Những nghiên cứu dạy học Xác suất - Thống kê cho sinh viên ngành Y và ngành Điều dưỡng ........................................................................................................... 17 1.2. NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP ...................................................................................... 24 1.2.1. Năng lực ..................................................................................................................... 24 1.2.2. Quan niệm năng lực nghề nghiệp .............................................................................. 25 1.2.3. Năng lực nghề nghiệp Điều dưỡng ............................................................................ 27 1.3. THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC XÁC SUẤT - THỐNG KÊ Ở CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO NGHỀ ĐIỀU DƯỠNG ............................................................................................... 31 1.3.1. Vai trò của Xác suất - Thống kê đối với nghề Điều dưỡng ....................................... 31 1.3.2. Nội dung chương trình và yêu cầu dạy học Xác suất - Thống kê cho sinh viên ngành Điều dưỡng ................................................................................................................ 32 1.3.3. Khảo sát thực trạng dạy và học Xác suất - Thống kê ở các Trường đào tạo nghề Điều dưỡng .......................................................................................................................... 36 1.4. TIẾP CẬN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP TRONG DẠY HỌC XÁC SUẤT - THỐNG KÊ CHO SINH VIÊN NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG ................................................. 41 1.4.1. Khả năng tiếp cận năng lực nghề Điều dưỡng của việc vận dụng Xác suất - Thống kê .............................................................................................................................. 41 v 1.4.2. Cấu trúc năng lực vận dụng Xác suất - Thống kê vào nghề nghiệp của SV ngành Điều dưỡng .......................................................................................................................... 44 1.4.3. Biểu hiện và tiêu chí đánh giá năng lực vận dụng Xác suất - Thống kê vào giải quyết vấn đề thực tiễn trong nghề Điều dưỡng .............................................................................. 54 1.5. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................. 58 Chương 2 – XÂY DỰNG BIỆN PHÁP DẠY HỌC XÁC SUẤT - THỐNG KÊ THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG ................................................................................................... 60 2.1. ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG CÁC BIỆN PHÁP ........................................................ 60 2.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC XÁC SUẤT - THỐNG KÊ TIẾP CẬN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG ................................. 61 2.2.1. Biện pháp 1: Sử dụng tình huống thực tiễn điều dưỡng để gợi động cơ, gây hứng thú cho sinh viên trong quá trình học Xác suất - Thống kê. ...................................................... 61 2.2.2. Biện pháp 2: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng giải bài tập Xác suất - Thống kê có nội dung liên quan đến thực tiễn nghề Điều dưỡng. ................................................. 77 2.2.3. Biện pháp 3: Xây dựng và sử dụng hệ thống ví dụ, bài tập Xác suất - Thống kê gắn với thực tiễn nghề Điều dưỡng. ........................................................................................... 95 2.2.4. Biện pháp 4: Tập luyện cho sinh viên vận dụng Xác suất - Thống kê vào giải quyết tình huống điều dưỡng theo quy trình giải bài toán thực tiễn ............................................ 102 2.2.5. Biện pháp 5: Tổ chức cho sinh viên sử dụng Xác suất - Thống kê trong nghiên cứu khoa học về nghề Điều dưỡng. .......................................................................................... 115 2.3. SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP SƯ PHẠM TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG XÁC SUẤT THỐNG KÊ ..................................................... 123 2.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................... 124 Chương 3 - THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ...................................................................... 126 3.1. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ THỰC NGHIỆM ........................................................ 126 3.1.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................................. 126 3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm ............................................................................................ 126 3.2. KẾ HOẠCH VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM ............................................... 126 3.2.1. Quy trình và phương pháp tiến hành thực nghiệm .................................................. 126 3.2.2. Kế hoạch thực nghiệm ............................................................................................. 128 3.3. NỘI DUNG THỰC NGHIỆM .................................................................................... 130 vi 3.4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ .......................................................... 130 3.4.1. Mục tiêu, nội dung đánh giá .................................................................................... 130 3.4.2. Phương pháp và kết quả đánh giá ............................................................................ 135 3.5. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................... 148 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 149 MỘT SỐ CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ............................................. 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 152 PHỤ LỤC vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Sự khác nhau giữa chẩn đoán điều trị và chẩn đoán điều dưỡng ....................... 29 Bảng 1.2. Kết quả xét nghiệm số lượng bạch cầu WBC ...................................................... 49 Bảng 1.3. Tình hình sử dụng thuốc trong chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp .................... 50 Bảng 1.4. Kết quả xét nghiệm trong chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường ......................... 50 Bảng 1.5. Kết quả xét nghiệm trong chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường ......................... 51 Bảng 1.6. Thực trạng tuân thủ điều ... huộc khối ngành khoa học sức khỏe ở Việt Nam hiện nay, nội dung XS TK được đưa vào giảng dạy và ứng dụng dựa trên một số yếu tố cơ bản về XS TK như sau: Khái niệm XS Định nghĩa cổ điển về XS: XS của một biến cố A là tỉ số giữa số trường hợp thuận lợi của biến cố A với tổng số trường hợp có thể xảy ra. Kí hiệu là P(A). Sè thuËn lîi cña biÕn cè A Sè trêng hîp cã thÓ x¶y ra P A Định nghĩa XS theo TK: Thực hiện phép thử Ƭ n lần độc lập, biến cố A xuất hiện m lần, tỷ số m f A n gọi là tần suất của biến cố A. Khi n thay đổi, tần suất f A cũng thay PL.70 đổi nhưng nó luôn dao động quanh một số cố định p nào đó, n càng lớn thì f A càng gần số cố định p đó. Số cố định p đó được gọi là XS của biến cố A theo nghĩa TK. Trên thực tế khi n đủ lớn ta xấp xỉ p P A f A . Thực tiễn cuộc sống hàng ngày phần lớn chúng ta sử dụng XS theo TK, dù nó không chính xác và bất biến như định nghĩa cổ điển về XS nhưng sai số nhỏ khi n đủ lớn nên người ta chấp nhận được nó. Khái niệm TK TK là khoa học nghiên cứu các phương pháp thu thập, phân tích và xử lý các số liệu nhằm phát hiện các quy luật TK trong tự nhiên và xã hội. Năm 1920 nhà văn người Anh H.G.Wells đã dự báo là “Trong một tương lai không xa, kiến thức TK và tư duy TK sẽ trở thành một yếu tố không thể thiếu được trong học vấn phổ thông của mỗi công dân, giống như khả năng biết đọc, biết viết vậy”. Năm 1973, khi tổng kết về công tác cải cách giáo dục UNESCO đã khẳng định “XS TK là một trong 9 quan điểm chủ chốt để xây dựng học vấn trong thời đại ngày nay”. Các dạng (mức độ) TK - TK mô tả: là các phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu. - TK suy luận: là bao gồm các phương pháp ước lượng các đặc trưng của tổng thể, phân tích mối liên hệ giữa các hiện tượng nghiên cứu, dự đoán hoặc ra quyết định trên cơ sở thu thập thông tin từ kết quả quan sát mẫu. Để hiểu biết TK, con người cần có các kỹ năng xây dựng và thu thập dữ liệu, tổ chức sắp xếp dữ liệu dưới dạng bảng biểu, biểu đồ; làm việc với các đại diện khác nhau của dữ liệu TK; diễn tả và giải thích những kết quả có ý nghĩa TK [22]. Phân phối chuẩn Đại lượng ngẫu nhiên liên tục X được gọi là có phân phối chuẩn với tham số số trung bình x và độ lệch chuẩn s nếu hàm mật độ của nó có dạng 2 1 x-x 2 s1 f x = e s 2 . Kí hiệu X~N( x ,s). Đặc biệt khi x 0 , 1s thì phân phối chuẩn N(0;1) được gọi là phân phối chuẩn tắc. Phân phối chuẩn trong nghiên cứu điều dưỡng Phân phối chuẩn có vai trò rất quan trọng trong khoa học TK, đặc biệt trong các khoa học thực nghiệm như kinh kế, kĩ thuật, y học,. PL.71 Một số đặc tính sinh trắc học thường tuân theo quy luật phân phối chuẩn như: Chiều cao, cân nặng, chỉ số huyết áp, đường máu, sự hiểu biết kiến thức bệnh, chỉ số ôxy trong máu,. Như một quy luật tự nhiên, hầu như các biến số trong nghiên cứu điều dưỡng đều tuân theo quy luật phân phối chuẩn. Còn các biến chưa tuân theo phân phối chuẩn ta có thể hoán chuyển để các biến đó trở thành biến có phân phối chuẩn. Khi các biến rời rạc với kích thước mẫu lớn trong phân phối Bernoulli và Poisson cũng có thể xấp xỉ bằng quy luật phân phối chuẩn. Các test TK Để hiểu sâu sắc về vai trò và ý nghĩa của số liệu TK thì các test TK giúp cho chúng ta giải thích được điều đó. Hầu hết các biến số về sinh trắc đều có chỉ số chuẩn xác định. Nhờ có test TK mà ta đánh giá được các biến hiện tại trong nghiên cứu điều dưỡng có phù hợp với biến chuẩn không. Qua đó mà ta có những quyết định sáng suốt trong thực nghiệm, chăm sóc điều dưỡng và đời sống hàng ngày. Kiểm định giả thuyết TK Một quy tắc hay một thủ tục quyết định dẫn tới việc bác bỏ hay chấp nhận giả thuyết đã nêu gọi là một kiểm định (test) giả thuyết TK. Mối quan hệ giữa u, t và p trong trong giảng dạy và báo cáo nghiên cứu Trong giảng dạy XS TK người ta thường dùng các giá trị u, t để kiểm định giả thuyết TK tương ứng với phân phối chuẩn và phân phối chưa chuẩn nhưng trong các phần mềm thì người ta lại hay dùng p. Các giá trị u, t và p là các giá trị tra ngược của nhau, khi biết p (hay α) dùng các hàm phân phối ta tính được u, t, ngược lại khi biết u, t qua hàm phân phối ta tìm được p. Trong thực tiễn người ta thường có những bảng tính sẵn để tra mối quan hệ giữa các tham số này. Phần mềm TK Phần mềm TK là một công cụ của tin học dùng tập hợp những câu lệnh để lập trình các thuật Toán theo một trật tự xác định nhằm tự động thực hiện một số nhiệm vụ tổ chức, xử lý, phân tích các số liệu và suy luận kết quả xử lý giúp cho những nhà TK dễ dàng, thuận lợi và hiệu quả hơn trong công việc. Ngày nay khoa học phát triển, nhất là công nghệ thông tin nên có rất nghiều phần mềm TK để phân tích và xử lý số liệu như: R, SPSS, STATA, EXCEL, EPI INFO, MNITAB.. Phần mềm phổ TK mà nhiều các bộ y tế hay dùng là R và SPSS, riêng phần mềm SPSS đã được trường Đại học Điều dưỡng đưa vào chương trình giảng dạy cho SV với tên học phần là Tin học ứng dụng. PL.72 Phụ lục 13. Sơ lược về trường Đại học Điều dưỡng Nam Định Trường Đại học Điều dưỡng Nam Ðịnh được thành lập theo Quyết định số 24/2004/QÐ - TTg ngày 26/02/2004 của Thủ tướng Chính phủ. Trường Đại học Điều dưỡng Nam Ðịnh là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế. Trường có 11 phòng chức năng và 6 khoa: Khoa Khoa học cơ bản; Khoa Y học cơ sở; Khoa Điều dưỡng – Hộ sinh; Khoa Y học lâm sàng; Khoa Y tế công cộng; Khoa kỹ thuật Y học. Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định hiện đào tạo các chuyên ngành: Cử nhân Điều dưỡng; Cử nhân Hộ sinh; Cử nhân Dinh dưỡng; Cử nhân Y tế công cộng. Cử nhân Điều dưỡng là người có năng lực thực hành nghề nghiệp theo pháp luật, tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp và năng lực điều dưỡng trình độ đại học; có ý thức phục vụ nhân dân; có sức khỏe và năng lực tư duy; làm việc độc lập và phối hợp, tự học và nghiên cứu khoa học, quản lý và phát triển nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân [79]. Cử nhân Hộ sinh là người có năng lực thực hành nghề nghiệp theo pháp luật, tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp và chuẩn năng lực hộ sinh ở trình độ đại học; có sức khỏe và năng lực tư duy; làm việc độc lập và phối hợp; sáng tạo, tự học và nghiên cứu khoa học; quản lý và phát triển nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, sức khỏe sinh sản nói chung; sức khỏe bà mẹ trẻ em trước, trong, sau sinh và trẻ em dưới 5 tuổi nói riêng [80]. Cử nhân Y tế công cộng là người có y đức, sức khỏe, có kiến thức về khoa học cơ bản, khoa học xã hội, y học cơ sở, y tế công cộng để tham gia phát hiện và tổ chức giải quyết các vấn đề về sức khỏe ưu tiên trong cộng đồng; có khả năng tự học và nghiên cứu khoa học đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân [81]. Cử nhân Dinh dưỡng là người có kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức chuyên ngành và kỹ năng thực hành cơ bản để giải quyết các vấn đề dinh dưỡng cộng đồng, an toàn thực phẩm và dinh dưỡng lâm sàng - tiết chế, có khả năng độc lập thực hiện một số kỹ thuật cơ bản của chuyên ngành để phục vụ cho công tác dinh dưỡng dự phòng, chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh và cho cộng đồng; có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm cao, tác phong thận trọng, chính xác; có khả năng tự học và nghiên cứu khoa học, đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân [82]. PL.73 Trong các chương trình đang được đào tạo tại trường Đại học Điều dưỡng Nam Định thì ngành trọng điểm là Điều dưỡng. Hiện nay, ngoài các chương trình cử nhân thì nhà trường còn đào tạo các chương trình chuyên khoa I, Thạc sỹ, Tiến sĩ Điều dưỡng. Một số môn chuyên ngành giảng dạy cho cử nhân Điều dưỡng ở trường Đại học Điều dưỡng Nam Định. Điều dưỡng cơ sở: Trang bị cho SV những kiến thức, kỹ năng, thái độ về ngành nghề Điều dưỡng, các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản giúp SV hình thành năng lực nghề nghiệp. Kiểm soát nhiễm khuẩn trong thực hành điều dưỡng: Trang bị những năng lực về hệ thống tổ chức phòng chống nhiễm khuẩn, sự an toàn của người bệnh trong môi trường bệnh viện; các nhiễm khuẩn mắc phải trong bệnh viện; các quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn, sử dụng bằng chứng liên quan đến nhiễm khuẩn. Quản lý điều dưỡng: Trang bị cho SV những năng lực, kỹ năng về khoa học quản lý nói chung và quản lý y tế; vận dụng kiến thức về quản lý y tế vào trong các hoạt động quản lý điều dưỡng, phát triển kỹ năng duy trì các mối quan hệ hợp tác nhằm xây dựng nhóm chăm sóc sức khỏe hiệu quả. Giáo dục sức khỏe: Trang bị cho SV những năng lực về thực hành đúng các kỹ năng truyền thông - giáo dục sức khỏe để giúp người dân và người bệnh thực hiện hành vi sức khỏe lành mạnh nhằm giảm tỷ lệ mắc bệnh, tàn tật. Chăm sóc người bệnh nội khoa: Trang bị cho SV những năng lực, kỹ năng ứng dụng quá trình điều dưỡng để nhận định phân tích, lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc người bệnh nội khoa, chuyên khoa hệ nội. Tư vấn cho người bệnh, gia đình người bệnh và cộng đồng để phòng ngừa các biến chứng và tăng cường sức khỏe trong lĩnh vực nội khoa. Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi: Trang bị cho SV những thay đổi vê tâm sinh lý và các vấn đề sức khỏe của người cao tuổi; nhu cầu chăm sóc của người cao tuổi và vai trò điều dưỡng. Thực hiện thành thạo các kỹ thuật và quy trình chăm sóc điều dưỡng cho người cao tuổi. Chăm sóc người bệnh ngoại khoa: Trang bị cho SV những năng lực, kỹ năng ứng dụng quy trình điều dưỡng để nhận định phân tích, lập và thực hiện khoa học chăm sóc người bệnh Ngoại khoa, chuyên khoa hệ Ngoại. Tư vấn cho người bệnh, gia đình người bệnh và cộng đồng để phòng ngừa các biến chứng và tăng cường sức khỏe trong lĩnh vực Ngoại khoa. Chăm sóc sức khỏe phụ nữ: Trang bị cho SV những năng lực về chăm sóc người bệnh Sản phụ khoa, giúp cho SV nhận định và đưa ra được khoa học chăm sóc đúng cho người bệnh và PL.74 sản phụ; ứng dụng quá trình điều dưỡng sản phụ khoa trong phát hiện giải quyết vấn đề và lập khoa học sơ cứu, cấp cứu sản phụ khoa trong những tình huống khẩn cấp, nguy kịch đơn lẻ và hàng loạt. Chăm sóc sức khỏe trẻ em: Trang bị cho SV những năng lực, kỹ năng điều dưỡng để nhận định, phân tích, łập và thực hiện được khoa học chăm sóc trẻ bị bệnh, tư vấn cho người chăm sóc trẻ và cộng đồng để phòng bệnh và tăng cường sức khỏe trong lĩnh vực nhi khoa. Điều dưỡng cộng đồng: Trang bị cho SV những năng lực, kỹ năng của khoa học điều dưỡng cộng đồng, tiếp cận với người bệnh ở môi trường ngoài bệnh viện, với những người không bị bệnh và đặc biệt là bối cảnh, môi trường của con người có liên quan đến quá trình phát sinh bệnh tật và những nguồn lực mà người dân có thể sử dụng trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng đồng của họ, các nội dung về Tổ chức y tế. PL.75 Phụ lục 14. Xác nhận lấy số liệu ở bệnh viện, các cơ sở có đào tạo nghề Điều dưỡng PL.76 PL.77 PL.78 PL.79 PL.80 PL.81 PL.82 PL.83 PL.84 PL.85 PL.86 PL.87
File đính kèm:
- luan_an_day_hoc_xac_suat_thong_ke_cho_sinh_vien_nganh_dieu_d.pdf
- TOM TAT T. VIET.pdf
- TOM TAT T.ANH.pdf