Luận án Định hướng giá trị gia đình của người Việt Nam sống tại Việt Nam và Ba Lan
Trong quá trình sinh sống và làm việc tại nước ngoài, người nhập cư nói
chung và người Việt Nam nhập cư nói riêng luôn diễn ra quá trình thích nghi và
tiếp biến văn hóa. Sam (2000) đã nghiên cứu làm rõ những yếu tố ảnh hưởng tới
hạnh phúc của người nhập cư tại nước ngoài và nhận thấy sự cân bằng giữa hai nền
văn hóa, văn hóa gốc của người nhập cư và văn hóa của nước đến, đóng vai trò
quan trọng [96]; nhờ đó, người nhập cư có thể hòa nhập tốt hơn [84]. Nguyên nhân
khiến trẻ em nhập cư rơi vào trạng thái stress là do các em gặp khó khăn trong việc
cân bằng hai nền văn hóa khác nhau [84]. Ví dụ, trong gia đình nhập cư, trẻ ít chú
ý đến các giá trị văn hóa truyền thống, trong khi bố mẹ lại luôn chú trọng và việc
giữ gìn và hướng con cái đến các giá trị này [95]. Sự khác biệt này gây ra tình
trạng căng thẳng ở người Việt Nam nhập cư [88]. Như vậy, quá trình thích nghi và
tiếp biến luôn đòi hỏi người nhập cư phải linh hoạt và điều chỉnh các giá trị sống
cho phù hợp với bối cảnh cụ thể. Quá trình này được coi là thành công khi người
nhập cư hòa nhập tốt và xã hội và nền văn hóa mới nhưng cũng đồng thời duy trì
được các giá trị văn hóa bản sắc của họ. Zhou và Bankston (1994) đã nghiên cứu
và khẳng định văn hóa truyền thống của người nhập cư có vai trò rất quan trọng, là
vốn xã hội (social capital) giúp người nhập cư hòa nhập tốt và vươn lên trong cuộc
sống. Những sinh viên nhập cư khẳng định sự gắn bó với các giá trị gia đình truyền
thống của dân tộc họ thường đạt thành tích cao trong học tập [123]. Liên quan đến
vấn đề thành thích học tập của trẻ em nhập cư, Caplan (1985) trên cơ sở so sánh trẻ
em nhập cư gốc Việt và trẻ em trong các gia đình bản địa và nhận thấy trẻ nhập cư
thực hiện rất tốt các nhiệm vụ học tập của mình dù ngôn ngữ của chúng có thể kém9
hơn nhóm trẻ bản xứ [46]. Hsin (2010) đã khẳng định việc biết nhiều ngôn ngữ là
một biểu hiện rõ nét của quá trình tiếp biến văn hóa ở trẻ và gia đình nhập cư.
Những điều kiện giúp trẻ có thể học tốt ngôn ngữ và biết nhiều thứ tiếng như môi
trường đa ngôn ngữ (tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Trung), những trải nghiệm xuyên
quốc gia như nghe nhạc và các bài hát Việt, về thăm quê hương cũng như gọi điện
về cho họ hàng ở Việt Nam [71].
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Định hướng giá trị gia đình của người Việt Nam sống tại Việt Nam và Ba Lan
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI MAI VĂN HẢI ĐỊNH HƢỚNG GIÁ TRỊ GIA ĐÌNH CỦA NGƢỜI VIỆT NAM SỐNG TẠI VIỆT NAM VÀ BA LAN LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC Hà Nội, 2021 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI MAI VĂN HẢI ĐỊNH HƢỚNG GIÁ TRỊ GIA ĐÌNH CỦA NGƢỜI VIỆT NAM SỐNG TẠI VIỆT NAM VÀ BA LAN Ngành: Tâm lý học Mã số: 9.31.04.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Văn Hảo Hà Nội, 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ một công trình nào khác. Tác giả luận án Mai Văn Hải LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án này, tôi xin dành những lời tri ân chân thành đến PGS.TS. Lê Văn Hảo, người đã tận tình động viên, khuyến khích và hướng dẫn tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Tâm lý – Giáo dục, Học viện Khoa học Xã hội, Ban Giám hiệu và các phòng ban chức năng đã tổ chức giảng dạy, hỗ trợ tôi trong quá trình học tập. Tôi xin cảm ơn các thầy cô trong lĩnh vực tâm lý học đã chỉ bảo, góp ý cho tôi trong quá trình viết luận án. Tôi muốn bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, người thân và bạn bè đã động viên, hỗ trợ tôi trong quá trình học tập. Tác giả luận án MỤC LỤC Nội dung Trang Mở đầu .............................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................. 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 3 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu ...................................... 3 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án ................................................... 5 6. Đóng góp mới của luận án .......................................................................... 6 7. Cấu trúc của luận án ................................................................................... 7 Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về giá trị gia đình và định hƣớng giá trị gia đình .................................................................................................. 8 1.1. Nghiên cứu ở nƣớc ngoài về giá trị gia đình và định hƣớng giá trị gia đình ........................................................................................................................... 8 1.1.1. Các nghiên cứu về giá trị gia đình .......................................................... 8 1.1.2. Các nghiên cứu về định hướng giá trị gia đình ...................................... 18 1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam về giá trị gia đình và định hƣớng giá trị gia đình ........................................................................................................................... 28 12.1. Hướng nghiên cứu về các giá trị nói chung của người Việt Nam trong đó có có giá trị gia đình .............................................................................................. 28 1.2.2. Hướng nghiên cứu về giá trị và định hướng giá trị gia đình thể hiện ở các mối quan hệ trong gia đình ............................................................................... 31 Chƣơng 2. Cơ sở lý luận về định hƣớng giá trị gia đình ............................. 35 2.1. Lý luận về các giá trị phổ quát trên thế giới .......................................... 35 2.1.1. Lý thuyết của Geert Hofstede .................................................................. 35 2.1.2. Lý thuyết của Shalom Schwartz .............................................................. 38 2.1.3. Lý thuyết của Inglehart ........................................................................... 39 2.2. Lý luận về giá trị....................................................................................... 41 2.2.1. Khái niệm ................................................................................................ 41 2.2.2. Đặc điểm ................................................................................................. 43 2.2.3. Phân loại ................................................................................................. 45 2.3. Lý luận về định hƣớng giá trị .................................................................. 46 2.3.1. Khái niệm ................................................................................................ 46 2.3.2. Đặc điểm ................................................................................................. 48 2.3.3. Vai trò của định hướng giá trị ................................................................ 50 2.4. Lý luận về gia đình ................................................................................... 51 2.4.1. Khái niệm ................................................................................................ 51 2.4.2. Phân loại ................................................................................................. 53 2.4.3. Một số chức năng cơ bản của gia đình ................................................... 53 2.5. Lý luận về định hƣớng giá trị gia đình và định hƣớng giá trị gia đình của Việt Nam ........................................................................................................... 55 2.5.1. Khái niệm ................................................................................................ 55 2.5.2. Một số đặc điểm định hướng giá trị gia đình iệt Nam hiện nay ........... 55 2.5.3. Định hướng giá trị gia đình iệt Nam truyền thống ............................... 57 2.5.4. Định hướng giá trị gia đình của Ba Lan ................................................. 61 2.6. Các yếu tố ảnh hƣởng tới định hƣớng giá trị gia đình ......................... 64 2.6.1. Yếu tố khách quan ................................................................................... 64 2.6.2. Yếu tố cá nhân ......................................................................................... 67 Chƣơng 3. Tổ chức và phƣơng pháp nghiên cứu định hƣớng giá trị gia đình của ngƣời Việt Nam sống tại Việt Nam và Ba Lan ...................................... 72 3.1. Tổ chức nghiên cứu .................................................................................. 72 3.1.1. Giai đoạn nghiên cứu lý luận .................................................................. 72 3.1.2. Giai đoạn nghiên cứu thực tiễn ............................................................... 73 3.2. Mẫu khách thể khảo sát thực trạng........................................................ 73 3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................ 74 3.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu ............................................................ 74 3.3.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ..................................................... 78 3.3.3. Phương pháp phỏng vấn sâu ................................................................... 82 3.3.4. Phương pháp phân tích chân dung ......................................................... 86 3.3.5. Xử lý kết quả nghiên cứu bằng thống kê toán học .................................. 86 Chƣơng 4. Kết quả nghiên cứu thực tiễn định hƣớng giá trị gia đình của ngƣời Việt Nam sống tại Việt Nam và Ba Lan ............................................. 89 4.1. Định hƣớng giá trị nói chung của hai nhóm khách thể ........................ 89 4.2. Định hƣớng giá trị gia đình thể hiện trong chức năng của gia đình ... 98 4.3. Định hƣớng giá trị gia đình thể hiện trong các mối quan hệ cơ bản của gia đình ................................................................................................................... 102 4.3.1. Mối quan hệ cha mẹ - con ....................................................................... 102 4.3.2. Mối quan hệ vợ - chồng ........................................................................... 114 4.4. Ảnh hƣởng của một số yếu tố đến định hƣớng giá trị gia đình của hai nhóm ................................................................................................................. 126 4.4.1. Thời gian nhập cư và định hướng giá trị gia đình .................................. 126 4.4.2. Ảnh hưởng của các yếu tố nghề nghiệp, giới và tuổi đến định hướng giá trị gia đình .............................................................................................................. 131 4.5. Phân tích chân dung tâm lý ..................................................................... 132 4.5.1. Khách thể L ............................................................................................. 132 4.5.2. Khách thể Q ............................................................................................. 134 4.5.3. Khách thể K ............................................................................................. 136 Thảo luận và Kết luận ..................................................................................... 141 1. Thảo luận ..................................................................................................... 141 2. Kết luận ........................................................................................................ 143 3. Kiến nghị ...................................................................................................... 146 4. Hạn chế của luận án và hƣớng nghiên cứu trong tƣơng lai .................... 147 Danh mục tài liệu tham khảo ......................................................................... 149 Công trình đã công bố Phụ lục DANH MỤC CÁC BẢNG Tên bảng Trang Bảng 2.1. Các giá trị phổ quát theo quan điểm của Hofstede 36 Bảng 2.2. Việt Nam và Ba Lan theo lý thuyết của Hofstede 37 Bảng 3.1: Thông tin về mẫu nghiên cứu 74 Bảng 3.2. Thông tin về các khách thể tham gia phỏng vấn sâu 84 Bảng 4.1. Đánh giá của hai nhóm về 10 giá trị trên thế giới theo quan điểm của Schwartz 89 Bảng 4.2. Đánh giá của hai nhóm khách thể nhập cư và không nhập cư về các giá trị phổ biến ở Việt Nam 91 Bảng 4.3. Các giá trị quan trọng nhất theo nhận định của các khách thể 93 Bảng 4.4. Ý nghĩ đầu tiên xuất hiện khi nghĩ về gia đình của người nhập cư 96 Bảng 4.5. Niềm tin của hai nhóm khách thể về chức năng của gia đình 99 Bảng 4.6. Xu hướng hành vi thể hiện chức năng của gia đình của hai nhóm 101 Bảng 4.7. Mối quan hệ giữa niềm tin và hành vi thể hiện chức năng của gia đình 102 Bảng 4.8. Niềm tin về mối quan hệ cha mẹ - con ở hai nhóm khách thể 103 Bảng 4.9. Xu hướng hành vi thể hiện mối quan hệ cha mẹ - con ở hai nhóm khách thể 106 Bảng 4.10. Tương quan giữa niềm tin và xu hướng hành vi trong mối quan hệ cha mẹ - con 107 Bảng 4.11. Niềm tin c ... không biết nhiều tiếng Ba Lan. Vẫn sống với nhau, sinh con đẻ cái Lúc làm ăn được thì không sao, lúc không làm ăn được thì xảy ra nhiều vấn đề. Họ không hòa nhập được, không đồng cảm được với nhau, không hiểu nhau được. Ngôn ngữ là quan trọng. Sinh hoạt hàng ngày, con cái không chỉ kiếm tiền mà còn nuôi dạy. Đó là nguyên nhân chính: không hiểu ngôn ngữ, phong tục tập quán. Phần lớn những gia đình như thế là tan vỡ. - chú có thích có ít nhất một đứa con trai không? Theo tôi con nào cũng được. Con gái tình cảm hơn. Phong tục tập quán mình thích con trai nhưng con gái thì nó thông minh, quan tâm hơn. Xin chân thành cảm ơn bác. 16. Khách thể 16 Tuổi: 39 Nơi sống: Lodz Nghề nghiệp: nấu ăn Năm kết hôn 10 năm Hỏi: Lý do anh sang Ba Lan là gì? 209 - Lúc đó ở quê có nhiều người đưa họ hàng, người quen sang Ba Lan làm việc. Mình cũng đi theo diện này. Lúc đầu không có giấy tờ, đi du lịch rồi trốn ở lại. Sau đó mình có giấy tờ nhân đạo. Anh nói rõ hơn về giấy tờ nhân đạo được không? - Giấy tờ nhân đạo là những người ở Ba Lan làm việc trên 5 năm mà không có giấy tờ hợp pháp thì được cấp giấy tờ nhân đạo. Có giấy tờ này thì được ở lại Ba Lan làm việc bình thường nhưng không được sang nước khác. Kể cả về Việt Nam thì về rồi không được sang lại. Hỏi. Anh có thể chia sẻ thêm về suy nghĩ của anh về gia đình được không? - Quan trọng, đi làm cũng vì gia đình chứ. Mình có vợ con ở nhà rồi mới sang đây. Hơn chục năm có được về nước đâu. Nói thật, có tiền mình về nước ngay. Nhưng phải chấp nhận ở lại làm ăn đã. Em trai mình khi sang đây thì nó phát hiện bị bệnh, bên này hệ thống bảo hiểm cũng tốt, bệnh viện chu đáo mới sống được chứ nó bệnh tật vậy, ở Việt Nam thì không thể có tiền mà chạy chữa. Hỏi: Sang bên này anh lập gia đình với người Ba Lan, anh suy nghĩ thế nào về vấn đề này? - Sang đây rồi, phải tìm hướng làm ăn, tìm việc để làm, rồi từ đó tìm người làm cùng, hỗ trợ nhau. Làm sao mà làm một mình được. Mà có làm một mình, cuộc sống cũng phải có lúc này lúc kia. Nên việc đó là bình thường. Nếu ở trong nước có thể coi việc mình ra nước ngoài rồi chung sống cùng người vợ Ba Lan là rất to chuyện, nhưng ở bên này, không thế thì làm sao được. Hỏi: Anh nhận thấy mối quan hệ vợ chồng bên này thế nào? Có khác so với ở Việt Nam không? - Có những cái khác. Bên này mối quan hệ đó bình đẳng hơn. Ở Việt Nam kiểu gì đàn ông dù không nói ra cũng phải là người đứng đầu. Tất nhiên dù bình đẳng hơn xưa thì chồng vẫn phải là người quyết những cái quan trọng, phải tự chủ. Ở bên này người chồng không vậy. Ít gia trưởng hơn. Hỏi: Giờ ta trao đổi chút về mối quan hệ cha mẹ - con trong gia đình, theo anh thì con cái của người Việt Nam bên này có ứng xử khác với con cái ở Việt Nam không, ứng xử với cha mẹ trong gia đình ấy? - Có khác, khác là thế này, về mặt văn hóa, trong gia đình Việt mà ở bên này, đặc biệt với gia đình lấy tây thì rất khác rồi, nên trẻ cũng khác. Ví dụ như nó có cả hai ngôn ngữ (Việt Nam – Ba Lan) thì tư duy nó cũng khác. Nó không biết nhiều về phong tục, văn hóa Việt, nhưng nó vẫn biết ít nhiều. Điều đó khiến nó không quá xa lạ nhưng cũng không hoàn toàn là người Việt Nam. Nó cũng có thể chăm chỉ học hành nhưng tự do hơn. Lớn lên là thích đi học và không muốn ở cùng. Nhà mình không có con bên này, nhưng đó là điều mình nhận thấy như vậy. - Hỏi: anh có thích có con trai không? Mình có con trai ở nhà (Việt Nam) rồi. Hi vọng sớm đón được vợ sang rồi sau đó đến con. Nhưng mình thì vẫn thấy thích có con trai. Trai hay gái thì vẫn bình thương nhưng cũng thích con trai. - Hỏi: Tiếp xúc với người Việt Nam bên này, em nhận thấy người Việt Nam hay sống cùng nhau như vợ chồng, dù ở Việt Nam đã có gia đình, anh thấy hiện tượng này có phổ biến không? Anh suy nghĩ và lý giải thế nào? Nhiều đấy, lý giải thì mình nói ở trên rồi. Sang đây, phải thế mới sống và làm ăn được. Cố gắng làm ăn, hạn chế chơi bời, cờ bạc, để dành dụm cho gia đình ở Việt Nam, có điều kiện thì đưa vợ sang làm cùng. Thế là được. Chứ nói thật, có mà hâm mà sống một mình bao nhiêu năm trời. - Hỏi: sống bên này, anh có cố gắng giữ gìn những nét văn hóa Việt không? Có, Ewa cũng biết một số phong tục Việt Nam. Như quen với việc ăn cơm. Giao thừa ở Việt Nam thì bên này là 6h tối, mình vẫn làm ở quán, nhưng nó bật bia chúc mừng. Sinh nhật tớ thì alo mấy người bạn quen quen, uống rượu với nhau sau giờ làm, làm các món ăn Việt Nam. - Hỏi: Sống cùng người vợ Ba Lan, anh có nhận thấy sự khác biệt văn hóa nhiều không? Tại sao nhiều người lập gia đình với người nước ngoài lại hay ly dị? 210 Mình thấy có những cái khác. Thực ra họ cũng rất tôn trọng gia đình, chung thủy. Nhưng khác là khác trong nếp nghĩ, cách sống. Giờ ai cũng phải lo làm ăn, kiếm tiền cả, khó mà có thể đòi hỏi những điều đạo đức cao siêu gì. Ở với nhau, cùng thu chi tính toán đã. Suy nghĩ đơn giản hay phức tạp thì quán cũng phải có lãi đã rồi thì mới tính việc khác được. Cuộc sống mà. Mình làm vất vả, nó biết, nó cũng động viên chăm sóc đấy. Nhưng nếu nói về sự lam lũ, chịu khó thì nó không thể bằng mình được. - Hỏi: Anh có định về Việt Nam không? Giờ cứ làm ăn đã. Sau mà đón được vợ từ Việt Nam sang thì tốt. Cuộc sống ở đây cũng quen rồi. Vâng, xin cảm ơn anh 17. Khách thể 17 Anh/chị vui lòng cho biết 5 điều mà anh/chị cho là quan trọng nhất, ý nghĩa nhất với anh/chị là gì? Sức khỏe, hạnh phúc, gia đình, kinh tế, thành công. Anh/chị có thể chia sẻ những suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa, vai trò của gia đình với anh/chị được không? Là một trong những điều quan trọng nhất, ai cũng có. Lúc rơi vào khó khăn hoạn nạn, bơ vơ xứ người, thèm có một gia đình, một ngôi nhà để sống, để về. Việc đi du học, sang Ba Lan làm ăn, lấy vợ, a thấy đó cũng là một lựa chọn, đúng sai thì tùy cách nhìn nhưng luôn phải xây đắp cho gia đình. Lý do gì khiến anh/chị sang Ba Lan? Anh/chị có định quay trở về sinh sống tại Việt Nam hay không? Vì sao? Mình sang Ba Lan làm ăn. Những năm đầu làm ăn còn dễ, giờ khó hơn. Mình không có ý định quay về Việt Nam. Ba Lan là quê hương thứ hai rồi. Giờ vợ con, gia đình, công việc bên này. Cứ bị cuốn vào công việc, cũng không nghĩ nhiều đến về VN nữa. Anh/chị suy nghĩ như thế nào về quan hệ tình dục không dựa trên hôn nhân? Mình không nghĩ nhiều, mỗi người có một cách sống riêng. Hoàn cảnh, cuộc sống, cách nghĩ, cách sống của họ khác mình. Có ý kiến cho rằng sống và làm việc ở nước ngoài, quan điểm về sự chung thủy, gắn bó vợ chồng cũng khác so với ở Việt Nam. Anh chị có đồng ý với quan điểm đó không? Vì sao? Ba Lan và Việt Nam khác về nền văn hóa, nhưng họ cũng rất chung thủy, tôn trọng bạn đời. Phải hiểu nền văn hóa, đất nước họ thì mới nhận xét đúng đắn được. Mình nhận thấy người Ba Lan cũng rất chung thủy với bạn đời. Mình không tìm hiểu sâu về tư tưởng, văn hóa của họ nhưng mình nhận ra điều đó trong quá trình sinh sống, làm việc tại đây và trong sinh hoạt với người Ba Lan. Anh/chị suy nghĩ như thế nào về việc cần phải có con trai? Người Việt Nam ta hay thích con trai. Kể cả có nói không thích thì cũng rất mong có một đứa con trai. Theo mình biết Ba Lan trước kia cũng vậy. Nhưng gần đây điều đó không còn nữa. Nhiều người còn thấy con gái gần gũi, hay quan tâm, thăm hỏi bố mẹ hơn con trai. Với nhiều người Việt Nam, đặc biệt thế hệ bằng tuổi mình trở lên, không có con trai là phải “cố” đấy. Nhưng mình thì thấy bình thường, không quan trọng việc này. 211 Anh/chị nhận thấy sự khác nhau trong mối quan hệ cha mẹ - con cái khi ở Việt Nam và ở Ba Lan không? Khác nhau như thế nào? Có khác. Con cái bên này nó tự chủ hơn. Nhiều đứa thành đạt đấy. Nó tự tin với con đường, nghề nghiệp của nó. Không như ở Việt Nam mình phải theo con đường của bố mẹ, rồi bố mẹ định hướng. Đây thì nó theo đuổi con đường và đam mê của nó. Nó lớn lên thích tự do chứ không thích ở cùng bố mẹ, lấy tiền của bố mẹ. Mối quan hệ giữa anh chị em trong gia đình người Việt khi sinh sống ở Ba Lan và ở Việt Nam có khác nhau không? Khác nhau như thế nào? Ở đâu thì anh chị em cũng lo làm ăn cả. Giờ ai cũng bận. Nhiều người nhờ anh em làm ăn được rồi đưa sang đây, sau đó thì lại bất hòa mà không liên lạc với nhau. Nhưng nói chung, bên này ít có tính duy tình, bảo vệ lẫn nhau kiểu sau lũy tre làng như ở Việt Nam. Anh/chị có suy nghĩ như thế nào về hiện tượng nhiều người dù đã có gia đình ở Việt Nam nhưng vẫn sống, cặp bồ với người khác khi sống tại đây? Mỗi người có một cuộc sống, hoàn cảnh riêng. Nhưng với những người Việt Nam mình biết thì họ phải vậy để làm ăn, sinh sống. Ở bên này xa gia đình, xa các mối quan hệ xã hội. Ví dụ, một người đàn ông Việt làm nấu ăn ở một thị trấn nhỏ cách trung tâm thành phố cả trăm km. Có khi cả tháng mới trực tiếp gặp người Việt Nam, vậy thì họ phải liên lạc với nhau, tìm đến nhau mà sinh sống làm ăn. Nhu cầu tâm sinh lý, rồi chia sẻ khó khăn, vui buồn. Có người khi về Việt Nam còn đến thăm gia đình, chồng của chính người vợ đang sinh sống với mình như vợ chồng ở Ba Lan. Cái đó là cuộc sống. Không ai giống ai. Người Ba Lan, nhất là những người có học vấn, gia đình cơ bản họ không làm vậy, họ có đức tin, nhưng những người lao động bình thương sang đây làm ăn thì phải chấp nhận hỗ trợ nhau như vậy để phát triển, để làm ăn. Ai cũng phải cố gắng bươn chải, sinh sống và hỗ trợ nhau ở đất khách quê người này. Theo nhận định của anh/chị, có khoảng bao nhiêu phần trăm người Việt Nam ngoại tình, sống cặp với người khác tại đây? Nhiều đấy. Xa xôi cách trở, người ta tìm đến nhau để hỗ trợ trong công việc, cuộc sống. Có khi vẫn có tài sản riêng, có khi làm ăn chung, nhưng nhìn chung khá nhiều. Theo anh/chị, đâu là lý do của hiện tượng ngoại tình, cặp bồ như trên? Mình nói phía trên rồi. Họ phải sống, phải nương tựa vào nhau nơi đất khách. Anh/chị đã làm gì để gìn giữ những giá trị gia đình Việt, gìn giữ “nếp nhà” trong điều kiện sống tại Ba Lan? Mình vẫn tổ chức các hoạt động như đón tết, tụ tập bạn bè Việt, làm các món ăn Việt Nam. Trong đó, đều dùng tiếng Việt, hát karaoke bài hát tiếng Việt. Nói là ở nước ngoài nhưng thực ra cuộc sống, giao tiếp mình vẫn thường xuyên với người Việt Nam. Con mình đều biết tiếng Việt. Theo bạn, vì sao nhiều cặp vợ chồng Việt Nam – Ba Lan thường ly dị? Cũng tùy trường hợp. Với những người có học vấn cao, công việc ổn định, gia đình con cái đều đã ở Ba Lan. Gia đình họ vẫn hạnh phúc. Con họ đều trưởng thành, học đại học và có công việc tốt. Nhóm hay ly dị, bỏ nhau thường rơi vào những người lao động chân tay, nhiều khi lấy cô gái tây đi làm phụ cùng để có giấy tờ. Sau đó làm ăn không được, cô gái nghiện rượu hay lý do nào đó mà bỏ nhau. Nếu nói là khác biệt văn hóa thì mình không nhận thấy rõ lắm. Thực ra là do hoàn cảnh, công việc. Khi đã có một cuộc sống ổn định, mọi thứ đầy đủ rồi thì cứ sống vui khỏe, thích thì về Việt Nam chơi, rồi lại sang Ba Lan. Con cái thì nó ở riêng nhưng cuối tuần về thăm bố mẹ. Còn ly dị thì có thể ở nhóm cuộc sống và công việc chưa ổn định như vậy.
File đính kèm:
- luan_an_dinh_huong_gia_tri_gia_dinh_cua_nguoi_viet_nam_song.pdf
- hai1.jpg
- hai2.jpg
- hai3.jpg
- hai4.jpg
- TT Eng MaiVanHai.pdf
- TT MaiVanHai.pdf
- Trichyeu_MaiVanHai.pdf