Luận án Đồ họa chữ trong tranh cổ động Việt Nam giai đoạn 1945 - 2015
Trong nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tranh cổ động (TCĐ) là thể loại
nghệ thuật đồ họa có dấu ấn đậm nét không chỉ về giá trị nghệ thuật, mà còn ở
giá trị tuyên truyền, cổ động các vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa của đất
nước. TCĐ Việt Nam có tính biểu đạt nghệ thuật với sự khái quát cao về hình
tượng, bố cục, màu sắc. Nội dung tuyên truyền của TCĐ sâu sắc, sức chuyển
tải thông điệp mạnh mẽ. Với thành tựu nghệ thuật đặc sắc, TCĐ Việt Nam đã
và đang trở thành đối tượng xem xét thu hút nhiều nhà nghiên cứu ở các lĩnh
vực khác nhau, trong đó tập trung chủ yếu ở lĩnh vực mỹ thuật.
Từ sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945 đến năm 2015, TCĐ Việt Nam
đã trải qua những giai đoạn phát triển liên tục. Mỗi giai đoạn đều để lại dấu ấn
mạnh mẽ và đóng góp quan trọng trong tiến trình của mỹ thuật nước ta, vào
thành công chung của cách mạng Việt Nam trên những mặt trận khác nhau.
Đây cũng là quá trình 70 năm TCĐ đi qua và để lại những thành tựu rực rỡ,
được ghi nhận bởi xã hội, mà những năm sau đó chưa đạt tới.
Tham gia góp phần quan trọng vào những giá trị rực rỡ ấy của TCĐ
còn có nghệ thuật đồ họa chữ. Chữ đã trở thành yếu tố, phương tiện truyền
thông điệp và tạo hình thể hiện đặc trưng ngôn ngữ của TCĐ Việt Nam cùng
hình tượng, màu sắc, bố cục chuyển biến xuyên suốt quá trình hình thành và
phát triển qua các thời kỳ chiến tranh cách mạng, đến xây dựng và phát triển
đất nước, hội nhập với thế giới ngày nay. Chữ được thể hiện ở mỗi tác phẩm
đều cho thấy sự sáng tạo và cảm xúc nghệ thuật trong mục tiêu truyền tải
thông điệp. Sự thể hiện chữ trong TCĐ nước ta đã được nâng lên thành nghệ
thuật đồ họa, do phương pháp thể hiện chữ rất đặc trưng về đường nét, bố cục
và màu sắc từ các thủ pháp đồ họa. Đồ họa chữ ở đây là hình thức biểu đạt
chữ một cách có ý đồ sáng tạo, thích ứng với các ý tưởng và mục đích, trường2
hợp cụ thể của TCĐ. Ngoài vai trò truyền tải thông điệp nội dung tuyên
truyền cổ động dưới dạng câu chữ, đồ họa chữ còn tham gia vào quá trình tạo
hình hình thể, gợi liên tưởng về hình ảnh hay làm nền cho các hình tượng và
tổ chức bố cục tác phẩm. Hơn thế, chữ trở thành phương tiện tạo hình hình
tượng chủ đạo đạt tính biểu tượng trong tác phẩm. Đồ họa chữ đã làm gia tăng
đáng kể cho thẩm mỹ thị giác và tính năng tuyên truyền của TCĐ Việt Nam,
làm nên điểm khác biệt lớn của TCĐ Việt Nam so với TCĐ nước ngoài.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Đồ họa chữ trong tranh cổ động Việt Nam giai đoạn 1945 - 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM ---------------------------------------------------------------------- Nguyễn Thành Nam ĐỒ HOẠ CHỮ TRONG TRANH CỔ ĐỘNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 - 2015 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT Hà Nội – 2021 VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM ---------------------------------------------------------------------- Nguyễn Thành Nam ĐỒ HOẠ CHỮ TRONG TRANH CỔ ĐỘNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 - 2015 Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật Mã số: 9210101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS Nguyễn Nghĩa Phương Hà Nội - 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án tiến sỹ Đồ họa chữ trong tranh cổ động Việt Nam giai đoạn 1945 – 2015 là công trình do tôi nghiên cứu, thực hiện. Những vấn đề nghiên cứu cùng những ý kiến, tài liệu tham khảo và tác phẩm trích dẫn trong luận án đều có chú thích nguồn đầy đủ. Tôi xin chịu trách nhiệm về những nội dung trong luận án. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Tác giả luận án Nguyễn Thành Nam ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. iv MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ TRANH CỔ ĐỘNG VIỆT NAM ............................... 13 GIAI ĐOẠN 1945 - 2015................................................................................ 13 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .............................................................. 13 1.1.1. Những tài liệu nghiên cứu về đồ họa chữ liên quan đến đề tài luận án 13 1.1.2. Những nghiên cứu về tranh cổ động liên quan đến đề tài luận án ............. 21 1.2. Cơ sở lý luận ............................................................................................ 29 1.2.1. Khái niệm cơ bản của đề tài .................................................................. 29 1.2.2. Lý thuyết nghiên cứu ............................................................................. 37 1.2.3.Chức năng đồ họa chữ trong tranh cổ động .......................................... 40 1.3. Khái quát tranh cổ động Việt Nam giai đoạn 1945 – 2015 ..................... 44 1.3.1. Quá trình phát triển .44 1.3.2. Chủ đề nội dung chủ yếu ....................................................................... 52 1.3.3. Hình thức nghệ thuật tiêu biểu .............................................................. 56 Tiểu kết ............................................................................................................ 61 Chương 2. CÁC DẠNG THỨC BIỂU HIỆN CỦA ĐỒ HỌA CHỮ TRONG TRANH CỔ ĐỘNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 – 2015 ........................ 63 2.1. Đồ họa chữ với dạng thức biểu hiện thông tin ngôn ngữ ............................ 63 2.2. Đồ họa chữ với dạng thức biểu hiện gợi hình .......................................... 83 2.3. Đồ họa chữ với dạng thức kiến tạo hình tượng, biểu tượng .................. 101 Tiểu kết .......................................................................................................... 114 Chương 3. MỘT SỐ BÀN LUẬN VỀ ĐỒ HỌA CHỮ TRONG TRANH CỔ ĐỘNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 – 2015 ......................................... 116 3.1. Đồ họa chữ trong mối quan hệ với phong cách tranh cổ động ................ 116 3.1.1. Đồ họa chữ tương đồng với phong cách tranh cổ động ....................... 117 iii 3.1.2. Đồ họa chữ tương phản với phong cách tranh cổ động ....................... 128 3.2. Đặc điểm và sự chuyển biến của đồ họa chữ trong tranh cổ động qua các giai đoạn từ 1945 đến 2015 ............................................................................ 136 3.2.1. Đồ họa chữ viết tay giản dị với kỹ thuật thể hiện thủ công ở giai đoạn đầu TCĐ ........................................................................................................ 137 3.2.2. Đồ họa chữ biểu cảm đa dạng với tiếp biến kiểu chữ và kỹ thuật in hiện đại ở giai đoạn hưng thịnh ............................................................................. 141 3.2.3. Đồ họa chữ tinh tế và phong phú với các chất liệu, công nghệ thể hiện giai đoạn hội nhập toàn cầu .......................................................................... 146 3.3. Giá trị của đồ họa chữ trong tranh cổ động Việt Nam giai đoạn 1945 – 2015 ................................................................................................................... 151 3.3.1. Đồ họa chữ làm gia tăng tính liên tưởng hình tượng và thông điệp của tranh cổ động Việt Nam ................................................................................. 151 3.3.2. Đồ họa chữ góp phần khẳng định tính dân tộc và tính thời đại của tranh cổ động Việt Nam ........................................................................................... 153 Tiểu kết .......................................................................................................... 159 KẾT LUẬN ................................................................................................... 162 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ .......... 166 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 167 PHỤ LỤC ...................................................................................................... 177 iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ CMVN Cách mạng Việt Nam NCS Nghiên cứu sinh NNC Nhà nghiên cứu Nxb Nhà xuất bản PL Phụ lục TCĐ Tranh cổ động TP Thành phố tr trang 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tranh cổ động (TCĐ) là thể loại nghệ thuật đồ họa có dấu ấn đậm nét không chỉ về giá trị nghệ thuật, mà còn ở giá trị tuyên truyền, cổ động các vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa của đất nước. TCĐ Việt Nam có tính biểu đạt nghệ thuật với sự khái quát cao về hình tượng, bố cục, màu sắc. Nội dung tuyên truyền của TCĐ sâu sắc, sức chuyển tải thông điệp mạnh mẽ. Với thành tựu nghệ thuật đặc sắc, TCĐ Việt Nam đã và đang trở thành đối tượng xem xét thu hút nhiều nhà nghiên cứu ở các lĩnh vực khác nhau, trong đó tập trung chủ yếu ở lĩnh vực mỹ thuật. Từ sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945 đến năm 2015, TCĐ Việt Nam đã trải qua những giai đoạn phát triển liên tục. Mỗi giai đoạn đều để lại dấu ấn mạnh mẽ và đóng góp quan trọng trong tiến trình của mỹ thuật nước ta, vào thành công chung của cách mạng Việt Nam trên những mặt trận khác nhau. Đây cũng là quá trình 70 năm TCĐ đi qua và để lại những thành tựu rực rỡ, được ghi nhận bởi xã hội, mà những năm sau đó chưa đạt tới. Tham gia góp phần quan trọng vào những giá trị rực rỡ ấy của TCĐ còn có nghệ thuật đồ họa chữ. Chữ đã trở thành yếu tố, phương tiện truyền thông điệp và tạo hình thể hiện đặc trưng ngôn ngữ của TCĐ Việt Nam cùng hình tượng, màu sắc, bố cục chuyển biến xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển qua các thời kỳ chiến tranh cách mạng, đến xây dựng và phát triển đất nước, hội nhập với thế giới ngày nay. Chữ được thể hiện ở mỗi tác phẩm đều cho thấy sự sáng tạo và cảm xúc nghệ thuật trong mục tiêu truyền tải thông điệp. Sự thể hiện chữ trong TCĐ nước ta đã được nâng lên thành nghệ thuật đồ họa, do phương pháp thể hiện chữ rất đặc trưng về đường nét, bố cục và màu sắc từ các thủ pháp đồ họa. Đồ họa chữ ở đây là hình thức biểu đạt chữ một cách có ý đồ sáng tạo, thích ứng với các ý tưởng và mục đích, trường 2 hợp cụ thể của TCĐ. Ngoài vai trò truyền tải thông điệp nội dung tuyên truyền cổ động dưới dạng câu chữ, đồ họa chữ còn tham gia vào quá trình tạo hình hình thể, gợi liên tưởng về hình ảnh hay làm nền cho các hình tượng và tổ chức bố cục tác phẩm. Hơn thế, chữ trở thành phương tiện tạo hình hình tượng chủ đạo đạt tính biểu tượng trong tác phẩm. Đồ họa chữ đã làm gia tăng đáng kể cho thẩm mỹ thị giác và tính năng tuyên truyền của TCĐ Việt Nam, làm nên điểm khác biệt lớn của TCĐ Việt Nam so với TCĐ nước ngoài. Cho dù đồ họa chữ có đóng góp đáng kể trong quá trình phát triển và tạo dựng các giá trị nghệ thuật của TCĐ, song đến hiện tại hầu như nó bị bỏ ngỏ trong nghiên cứu về TCĐ Việt Nam. Ở góc độ lý luận và lịch sử mỹ thuật, trong những công trình, bài báo khoa học về TCĐ Việt Nam, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước chủ yếu đề cập đến các khía cạnh tạo hình hình thể, hình tượng nghệ thuật, bố cục, chủ đề nội dung. Ở góc độ văn hóa học hay xã hội học, các công trình chỉ tập trung vào tác động của TCĐ về mặt tuyên truyền, cổ động, về vị trí đặt để tác phẩm trong mối quan hệ với không gian.... Ở khía cạnh giá trị thẩm mỹ và chức năng tuyên truyền, các tác giả thường xoay quanh tìm hiểu, nêu bật giá trị hình tượng, bố cục, màu sắc là chủ yếu. Chưa có những đề cập trực tiếp và mang tính hệ thống về đồ họa chữ và các đặc điểm, giá trị của nó trong tác phẩm TCĐ. Xuất phát từ các vấn đề thực tế của TCĐ Việt Nam và đồ họa chữ - một khía cạnh chưa được quan tâm nghiên cứu như vậy, NCS thấy rằng đồ họa chữ trong TCĐ Việt Nam giai đoạn 1945 - 2015 là vấn đề nghiên cứu bổ ích và cần thiết. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu không chỉ nằm ở chính đối tượng đồ họa chữ, mà còn góp phần thấu hiểu giá trị tổng thể của TCĐ Việt Nam - một thể loại nghệ thuật tuyên truyền hàm chứa hai thành tố quan trọng và gắn bó mật thiết: hình tượng và chữ. Đề tài của luận án hướng tới mục tiêu làm rõ những giá trị của đồ họa chữ trong hệ giá trị của TCĐ Việt Nam giai đoạn 1945 - 2015 thông qua những minh chứng thực tiễn và kiến giải khoa học. Từ đó bổ sung vào 3 phần khuyết thiếu bấy lâu nay trong nghiên cứu về TCĐ Việt Nam nói riêng, cho chuyên ngành lý luận và lịch sử mỹ thuật nước ta nói chung. Bên cạnh đó, việc tổng hợp phân tích, nghiên cứu các hình thức biểu đạt của đồ họa chữ ở TCĐ Việt Nam để nhìn nhận lại tính kế thừa, phát huy giá trị bản sắc dân tộc trong sáng tác của các họa sỹ trước đây. Từ đó đúc rút kinh nghiệm cho lớp họa sỹ trẻ hiện nay trong áp dụng những nền tảng công nghệ hình ảnh mới cho sáng tác TCĐ, đặc biệt ở vấn đề sử dụng và sáng tạo đồ họa chữ. Đề tài luận án tiến sỹ chuyên ngành Lý luận và lịch sử mỹ thuật Đồ họa chữ trong tranh cổ động Việt Nam giai đoạn 1945 - 2015 hy vọng sẽ phát hiện, phân tích, kiến giải và đánh giá được các dạng thức biểu hiện, mối quan hệ với các yếu tố tạo hình khác và đặc biệt là giá trị của đồ họa chữ trong TCĐ thuộc phạm vi nghiên cứu. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Phân tích, kiến giải giá trị nghệ thuật đồ họa của chữ với vai trò là yếu tố tạo hình, thông qua các dạng thức biểu hiện kí hiệu đồ họa: thông tin ngôn ngữ, biểu hiện gợi hình, kiến tạo hình tượng và bi ... chữ thì sử 266 dụng hầu hết là chữ có chiều ngang hẹp pha chữ có nét chân nghiêm túc. Đôi khi có sử dụng các phông chữ có đôi chút sáng tạo nhưng rất ít. Nếu so sánh với TCĐ của các nước khác, thì về bố cục của mình còn nhiều điểm lộn xộn. Kiểu chữ còn có khi sai và đặc biệt là chữ của ta có nhiều dấu nên hàng lối hơi lộn xộn và có thể nói nước ta vì sử dụng phông chữ Latinh nhưng ít họa sĩ đồ họa học kỹ và đầy đủ về cấu tạo cơ bản của chữ Latinh nên bố cục chữ còn vụng về so với poster quốc tế. Mặt khác poster của ta còn chịu ảnh hưởng nhiều nhất của Liên xô nhất là những TCĐ về đề tài vệ quốc. Cái đó cũng đúng vì Liên Xô thời trước những năm đầu thế kỷ 20 là thành trì cách mạng vô sản thế giới và về cách vẽ cũng phần nào giống na ná Trung Quốc. Về người tả chân thật bút pháp mạnh mẽ vẽ bố cục công nông dân xếp hàng, kể chuyện sĩ quân dân các tư thế chiến đấu xông lên mạnh mẽ. Rất hiếm gặp các TCĐ theo phong cách trau dồi ý tưởng dùng hình tượng đơn giản. Khúc chiết với bố cục táo bạo mạnh mẽ thông minh dùng thủ pháp so sánh tạo sự tương phản mạnh mà dễ hiểu, người xem phải chịu suy nghĩ một chút và phải có kiến thức thị giác tốt. 3. Quan điểm của thầy/cô với ý kiến cho rằng: “Đồ họa chữ (những hình thức của chữ bằng ngôn ngữ đồ họa) trong tranh cổ động Việt Nam giai đoạn từ 1945 (là kênh tuyên truyền của Đảng ta và định hình rõ phong cách) đến nay được biểu hiện thông qua các dạng thức kí hiệu đồ họa như là: chữ dưới dạng thức kí hiệu đồ họa thông tin ngữ nghĩa (đóng vai trò là tiêu đề, khẩu hiệu, phụ chú) để tạo ra thông điệp truyền thông, chữ có thể đứng độc lập trong chức năng biểu hiện hình tượng đồ họa gọi là kí hiệu đồ họa biểu hình và chữ dưới dạng thức kí hiệu đồ họa biểu tượng khi được cài gắn thêm ý ẩn dụ nào đó”. Trả lời: 267 Những hình thức của chữ bằng ngôn ngữ đồ họa trong TCĐ Việt Nam giai đoạn 1945 năm là tính tuyên truyền của Đảng ta và nó đã định hình rõ phong cách chữ trong TCĐ của ta chủ yếu là truyền tải thông tin ngữ nghĩa bởi các tiêu đề, khẩu hiệu, chú thích phụ đề... Còn dùng chữ có chất năng biểu hiện hình tượng ảnh đồ họa hóa thì hầu như không có từ trước những năm 1945 đến 1960. Bởi vì tại thời điểm này các họa sĩ của ta chưa được biết đến cấu trúc cơ bản của phông chữ Latinh, kiểu chữ và dáng chữ còn mộc mạc. Nhất là bố cục chữ còn vẽ tùy tiện trên tranh. Để có được kiến thức xử lý bố cục kiểu dáng chữ Latinh cho đúng loại chữ nét trơn (Baton) nét to nét nhỏ ra chữ có chân với nhiều thể loại phong phú, kiểu cách thì một cách bài bản thành thạo và kể kỹ năng đánh dấu cho phù hợp với bộ chữ sử dụng nét trơn hay nét to nét nhỏ tỷ lệ của dấu phải thích hợp đồng dạng với kiểu chữ không quá to hay quá nhỏ và phải đánh cho đúng trọng âm của từ. Còn để biết cách sáng tạo chữ phù hợp với nội dung và dùng thủ pháp đồ họa biến hóa có cấu tạo phù hợp với nội dung quảng cáo thì họa sĩ phải có kiến thức sáng tạo và nhạy cảm về đồ họa dùng nét, mảng, hình... Để vẽ chữ như sự đánh giá về chức năng của chữ Latinh đã viết:"chữ là tư duy viết và vẽ tạo ấn tượng sâu sắc về nội dung muốn mô tả cho thị giác người thưởng thức" cái từ “vẽ” ở đây muốn chỉ rõ trình độ nghệ thuật thị giác, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ đồ họa phải đạt đến sự tuyệt mỹ có sức hấp dẫn nghệ thuật thị giác. Mà mức độ này ở trình độ TCĐ của ta chưa đạt đến. 4. Quan điểm của thầy/cô với ý kiến cho rằng: “Mối quan hệ giữa đồ họa chữ và phong cách tạo hình hình tượng trong TCĐ Việt Nam có tính biện chứng. Điều này thể hiện trong lối tư duy thủ pháp tạo hình, giải pháp xử lí bố cục và phương thức truyền tải thông điệp màu sắc tác phẩm của họa sỹ”. Trả lời: 268 Mối quan hệ giữa đồ họa chữ và phong cách tạo hình hình tượng trong TCĐ Việt Nam có tính biên chứng. Điều này thể hiện trong lối tư duy thủ pháp tạo hình, giải pháp xử lý bố cục và phương thức truyền tải thông điệp màu sắc tác phẩm của họa sĩ. Những năm cuối của thế kỷ 20 (từ 1990 đến 1999) nhiều khách du lịch đến Việt Nam, đặc biệt là các chiến binh Mỹ trước đây từng tham gia chiến tranh ở Việt Nam quay lại chiến trường xưa đặc biệt thích và tìm mua những tấm TCĐ Việt Nam về thời kháng chiến chống Mỹ. Về mảng nghệ thuật thị giác họ thấy lại về phong cách biểu hiện từ hình vẽ mộc mạc, bình dị của các anh bộ đội du kích Việt Nam trong khí thế hiên ngang kiên cường, những o du kích nhỏ bé bắt phi công Mỹ trông xinh đẹp, bất khuất... Lối vẽ của các họa sĩ Việt Nam trong TCĐ có đặc điểm không lẫn vào đâu được trên thế giới. Phong cách tạo hình rất ấn tượng nhất là về màu sắc khỏe tươi sáng, chữ viết rõ ràng nêu rõ nội dung họa sĩ mô tả. Đồ họa chữ và hình tượng trong tranh đương nhiên có tính hiện chứng và chữ có tác dụng tuyên truyền cổ vũ, khích lệ, minh họa cho rõ hơn nội dung hình tượng vẽ trong tranh. Đôi khi phần nào cũng minh chứng rõ nét thêm lối tư duy thủ pháp tạo hình và đồng thời có tác dụng xử lý bố cục tranh cho cân đối thị giác hơn. Nhưng không loại trừ cách sắp xếp bố cục chữ bị dàn trải khắp mặt tranh và dùng nhiều phông chữ, cách viết ngang ngửa xéo đứng rất nhiều chiều trong một bố cục. 5. Quan điểm của thầy/ cô với ý kiến cho rằng: “Đặc điểm của tính kế thừa nghệ thuật truyền thống dân tộc và kết quả của quá trình giao lưu tiếp biến nghệ thuật thế giới đã làm nên điểm khác biệt và đặc trưng nổi trội so với các thể loại đồ họa khác, đặc biệt đối với TCĐ nước ngoài”? Trả lời: 269 Đặc điểm của tính kế thừa nghệ thuật truyền thống dân tộc và kết quả của quá trình giao lưu tiếp biến nghệ thuật thế giới đã làm nên điểm khác biệt và đặc trưng nổi trội so với các thể loại đồ họa khác, đặc biệt đối với tcd nước ngoài. Có thể nói sự ra đời TCĐ cổ Việt Nam trước tiên là vũ khí văn hóa tư tưởng sắc bén nhất phục vụ không mệt mỏi trên mặt trận chính trị của Đảng ta qua từng thời kỳ từ năm 1945 năm đến nay càng ngày càng phát triển lớn mạnh nhất là từ cuộc chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược trên toàn quốc, đặc biệt ở miền Bắc, TCĐ trong nghệ thuật đồ họa đúng là đã làm nên điểm khác biệt và nổi trội hơn so với các thể loại đồ họa khác mà còn mang về hơn cả nghệ thuật tạo hình tranh và tượng, TCĐ đã kịp thời đề cập đến mọi chủ trương, chính sách cùng quyết sách chiến lược của quân và dân ta và đã góp phần xứng đáng trong công tác tư tưởng, tạo nên khí thế xông lên chiến thắng quân thù trên mọi mặt trận, khích lệ lòng yêu nước căm thù quân xâm lược tạo nên sức mạnh xông lên giải phóng đất nước năm 1975. Qua các tác phẩm TCĐ đã bộc lộ rất rõ tính kế thừa bản sắc dân tộc, tính truyền thống dân tộc hòa quyện trong xây dựng nhân vật công- nông- binh và nó còn được mài dũa tôi luyện qua sự giao lưu với nghệ thuật thế giới qua cách bố cục sử dụng chữ, đủ màu sắc tươi sáng hấp dẫn và tính đơn giản tạo ý tưởng thông minh ngang tầm nghệ thuật thị giác hiện đại của thế giới. Cái hay của quá trình giao lưu này đã bộc lộ bản sắc nghệ thuật dân tộc của ta không bị hòa tan trong hội nhập mà càng tạo nên cái độc đáo không trộn lẫn pha tạp khi so sánh với nghệ thuật trên thế giới. Vậy là ta đã thành công trong lĩnh vực nghệ thuật này và cho đến nay TCĐ của ta vẫn tồn tại vững vàng không thể thiếu trong đời sống văn hóa của dân tộc. 6. Theo ý kiến của thầy/cô thì: 270 “Đồ họa chữ chuyển biến như thế nào trong quá trình phát triển TCĐ Việt Nam từ 1945 đến hiện tại? Thông qua chủ đề, nội dung tuyên truyền, hình thức nghệ thuậtở từng thời kỳ? Trả lời: Thông qua chủ đề, nội dung, tuyên truyền hình thức nghệ thuật... Ở từng thời kỳ có những nét đặc trưng tiêu biểu như sau: Thế giới có thể chia nghệ thuật TCĐ của Việt Nam được phát triển dần qua những giai đoạn như sau: - Giai đoạn từ 1945 đến 1960: đây là thời kỳ mà Việt Nam trở thành cột mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa bằng bản tuyên ngôn độc lập của chủ tịch Hồ Chí Minh tại Quảng trường Ba đình lịch sử. Lá cờ đỏ sao vàng Quốc Huy bài Tiến Quân ca là những minh chứng cho sự ra đời của một quốc gia một dân tộc đã đấu tranh đứng lên dựng nước. Cũng từ đó những biểu ngữ khẩu hiệu chữ to xuất hiện và TCĐ phôi thai cũng ra đời từ đó từ những tờ truyền đơn hình vẽ binh vận về các anh Dân vệ cứu nước du kích cầm vũ khí xông lên. - Giai đoạn từ 1960 đến 1975 là giai đoạn rực rỡ nhất cho sự phát triển nghệ thuật TCĐ đặc biệt ở miền Bắc khi chiến thắng lịch sử Điện Biên phủ thắng lợi 1954 rồi đất nước bị chia cắt thành hai miền qua vĩ tuyến 17 hình thành rõ hai miền Bắc Nam. Giai đoạn này bắt đầu đào tạo các họa sĩ ở các trường Mỹ thuật miền Bắc, Trường Mỹ thuật Công nghiệp thời đó mới chỉ có hệ trung cấp rồi tới năm 1965 mới có hệ cao đẳng sau đổi thành đại học. Một số thầy cô trẻ được đào tạo tại nước Nga, Ba Lan, Đức, Tiệp, Trung Quốc tốt nghiệp trở về mang theo nguồn kiến thức sách báo do chương trình đào tạo nước ngoài về đẩy nhanh sự phát triển nghệ thuật thị giác trong đó có TCĐ. - Giai đoạn 1975 đến nay là chiến dịch Hồ Chí Minh đại thắng thống nhất đất nước, Bắc Nam sum họp một nhà là nguồn cảm hứng bất tận cho mỹ thuật phát triển và trong đó không thể kể đến thành tích nổi trội của TCĐ và 271 trong đó có sự phát triển của đồ họa chữ. Chữ trong TCĐ lúc này đã có nhiều tiến bộ rõ rệt nhất là bố cục chữ trong tranh đã đúng chỗ đúng cấu trúc và phông chữ la tinh có nhiều tiến bộ về kiểu dáng phù hợp, tỷ lệ chiếm nhiều trong tác phẩm, thậm chí có trang chỉ dùng chữ không cần dùng hình. Hoặc không cần dùng chữ chỉ dùng hình tượng để biểu hiện nội dung. 7. Theo ý kiến của thầy/cô thì: Việc nghiên cứu, đúc kết thành hệ thống cơ sở lý luận mỹ thuật của Đồ họa chữ trong TCĐ Việt Nam có ý nghĩa khoa học và thực tiễn không? Trả lời: - Tôi rất hoan nghênh đề tài luận văn này đã đặt vấn đề nghiên cứu nghệ thuật chữ Latinh dùng trong TCĐ để đúc kết thành hệ thống cơ sở lý luận mỹ thuật của đồ họa chữ có ý nghĩa rất thực tiễn nhằm đưa chữ trở thành luận chứng không chỉ phục vụ cho nội dung tuyên truyền chủ trương chính sách đường lối văn hóa văn nghệ truyền thông còn đi đôi với tính hiện đại mang tầm vóc nghệ thuật đồ họa ngang tầm thế giới hiện tại. Các họa sĩ giờ đã được trang bị kiến thức sáng tác và sử dụng chữ Latinh một cách chuẩn mực có ý thức rõ rệt. Nhưng trong việc sử dụng chữ Latinh mà hiện nay đang có xu hướng bắt chước cấu trúc chữ tượng hình của Trung Quốc để viết theo lối thư pháp là hoàn toàn phải xem lại tại vì nếu viết một hai từ còn có thể chấp nhận. Nhưng viết cả một dòng một bài thơ và là rất khó đọc. Mà cấu trúc của chữ Latinh có nguyên tắc bất di bất dịch là trong 26 chữ cái cái đã hình thành cấu trúc không thể thay đổi từng chữ từ a đến z. Nếu chỉ cần làm sai cấu tạo khi ghép vào sẽ làm người đọc không thể đọc và hiểu nổi từ đó có ý nghĩa gì? Nên biết rằng chữ tượng hình rất sâu sắc. Cách viết thư pháp của họ có ý nghĩa nữa là kiểu viết còn phân chia thứ bậc làm 3 cấp rõ ràng: Cấp trên viết cho cấp dưới, ngang cấp viết cho nhau, cấp dưới viết cho cấp trên.
File đính kèm:
- luan_an_do_hoa_chu_trong_tranh_co_dong_viet_nam_giai_doan_19.pdf
- tom tat luan an.pdf
- thong tin tom tat ket luan moi tieng Anh.pdf
- thong tin tom tat ket luan moi tieng Viet.pdf
- trich yeu luan an tieng Anh.pdf
- trich yeu luan an tieng Viet.pdf