Luận án Đối ngoại quốc phòng của cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong chiến lược bảo vệ và xây dựng tổ quốc hiện nay

Trong lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân các nước trên thế

giới thời kỳ cận hiện đại, cuộc đấu tranh kiên cường chống thực dân Pháp và đế

quốc cũng như lực lượng tay sai, đã lập nên nhà nước CHDCND Lào vào

ngày 2/12/1975. Đây là thắng lợi có ý nghĩa lịch sử và mang tính thời đại, đã mở

ra kỷ nguyên mới đối với nhân dân Lào, kỷ nguyên xây dựng đất nước hòa bình,

độc lập, dân chủ, thống nhất, phồn vinh và tiến bộ xã hội, góp phần vào sự nghiệp

đấu tranh chung vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội của Lào

nói riêng và trên thế giới nói chung.

Sau khi giành độc lập, nền kinh tế Lào vô cùng khó khan, sản xuất trong

nước đình đốn, đời sống nhân dân đói nghèo. Tiềm lực kinh tế vô cùng nhỏ b .

Hoạt động đối ngoại chưa được mở rộng. Bối cảnh quốc tế diễn biến phức tạp đã

đặt ra yêu cầu bức thiết Đảng và Nhà nước Lào. Về kinh tế, Lào phải đổi mới tư

duy. Về đối ngoại, tạo dựng môi trường hòa bình bên ngoài thuận lợi để giữ

vững ổn định và xây dựng đất nước. Trên cơ sở đó, Đảng NDC Lào đã nhận

thức rõ về đường lối, chủ trương, lập trường quốc tế đúng đắn, sáng tạo và kết

hợp đúng đắn giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Năm 1986, Đại hội

lần thứ IV Đảng NDC Lào đã xác định đường lối đổi mới nhằm thích ứng với

những chuyển biến trong nước và quốc tế, điều chỉnh nội dung chính sách đối

ngoại của Đảng nói chung, chính sách quốc phòng của Lào nói riêng, phù hợp

với xu hướng hòa bình, độc lập, hữu nghị và hợp tác phát triển. Quá trình đổi

mới đã khơi dậy sức mạnh toàn dân, giải phóng sức lao động và đưa đến những

thành công, được coi là những bước ngoặt lớn trong tư duy lãnh đạo của Lào.

Từ đó đến nay, Đảng, Nhà nước và QĐND Lào giành được nhiều thành tựu

quan trọng, to lớn trên tất cả các lĩnh vực: chính trị nội bộ ổn định, trật tự xã hội

được đảm bảo, an ninh-quốc phòng được giữ vững và tăng cường, kinh tế-xã hội,

văn hóa, giáo dục từng bước được nâng cao, đời sống nhân dân từng bước được

cải thiện, vị thế, vai trò của đất nước trên trường quốc tế và khu vực không ngừng

được nâng cao. Bên cạnh đẩy mạnh đối ngoại nhà nước, hoạt động ĐNQP giữa

QĐND Lào với các nước trên thế giới cũng như trong các khuôn khổ đa phương2

cũng được thúc đẩy nhằm tăng cường lòng tin giữa các nước. ặc dù đã đạt được

một số thành tựu nhưng ĐNQP của Lào còn có nhiều vấn đề cần phải giải quyết

như: quy hoạch chiến lược trong quan hệ hợp tác quốc phòng với các nước; quản

lý tập trung, thống nhất chiến lược ĐNQP; gắn ĐNQP với kinh tế, văn hóa, chính

trị và an ninh; thực hiện các cơ chế, quy định, quy chế phối hợp trong chiến lược

ĐNQP; công tác nghiên cứu, dự báo chiến lược, quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán

bộ về đối ngoại; tổng kết và rút kinh nghiệm triển khai chiến lược ĐNQP

pdf 185 trang kiennguyen 20/08/2022 6520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Đối ngoại quốc phòng của cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong chiến lược bảo vệ và xây dựng tổ quốc hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Đối ngoại quốc phòng của cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong chiến lược bảo vệ và xây dựng tổ quốc hiện nay

Luận án Đối ngoại quốc phòng của cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong chiến lược bảo vệ và xây dựng tổ quốc hiện nay
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NGOẠI GIAO 
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO 
------------------ 
SONEPHET PHOMLOUANGSY 
ĐỐI NGOẠI QUỐC PHÒNG CỦA CỘNG HÒA DÂN CHỦ 
NHÂN DÂN LÀO TRONG CHIẾN LƯỢC BẢO VỆ VÀ 
XÂY DỰNG TỔ QUỐC HIỆN NAY 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ 
Mã số: 9310206 
Hà Nội, năm 2021 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NGOẠI GIAO 
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO 
------------------ 
SONEPHET PHOMLOUANGSY 
ĐỐI NGOẠI QUỐC PHÒNG CỦA CỘNG HÒA DÂN CHỦ 
NHÂN DÂN LÀO TRONG CHIẾN LƯỢC BẢO VỆ VÀ 
XÂY DỰNG TỔ QUỐC HIỆN NAY 
Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế 
Mã số: 9310206 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ 
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 
GS.TS. NGUYỄN THÁI YÊN HƯƠNG 
Hà Nội, năm 2021 
LỜI CAM ĐOAN 
 Tôi xin cảm đoan Luận án “Đối ngoại quốc phòng của Cộng hòa Dân 
chủ Nhân dân Lào trong chiến lược bảo vệ và xây dựng tổ quốc hiện nay” là 
công trình nghiên cứu của tôi. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trình bày 
trong Luận án là trung thực và chưa từng được công bố. 
 Hà Nội, ngày tháng 11 năm 2021 
 Tác giả luận án 
SONEPHET PHOMLOUANGSY 
LỜI CẢM ƠN 
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới GS.TS. Nguyễn 
Thái Yên Hương, người đã dành nhiều tâm huyết và công sức hướng dẫn, động 
viên tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận án. 
Tôi xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu và có giá trị 
của các nhà khoa học, các thầy cô tại buổi thảo luận ở Bộ môn và Bảo vệ cơ sở 
giúp tôi hoàn thiện Luận án. 
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của tập thể Phòng Đào tạo sau 
đại học, Ban Đào tạo, Học viện Ngoại giao đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho 
tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận án. 
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới 
bạn bè, người thân trong gia đình, những người luôn cổ vũ, động viên, hỗ trợ, 
giúp đỡ kịp thời để tôi yên tâm thực hiện công trình nghiên cứu của mình. 
 Hà Nội, ngày tháng 11 năm 2021 
 Tác giả luận án 
 SONEPHET PHOMLOUANGSY 
MỤC LỤC 
LỜI CAM ĐOAN 
LỜI CẢM ƠN 
MỤC LỤC 
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐỐI NGOẠI QUỐC 
PHÒNG TRONG CHIẾN LƯỢC BẢO VỆ VÀ XÂY DỰNG TỔ QUỐC 
CỦA LÀO ............................................................................................................ 16 
1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................. 16 
1.1.1. Một số h i niệm về đối ngoại và đối ngoại quốc phòng ................. 16 
1.1.2. Quan điểm của Chủ nghĩa M c-Lênin về đối ngoại ........................ 18 
1.1.3. Tư tưởng Caysỏn Phômvihản về đối ngoại ....................................... 22 
1.1.4. Quan điểm của Đảng, Nhà nước Lào về kết hợp đối ngoại, quốc 
phòng-an ninh .............................................................................................. 25 
1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 34 
1.2.1. Tình hình thế giới, khu vực và trong nước ....................................... 34 
1.2.1.1. Bối cảnh thế giới, khu vực ........................................................ 34 
1.2.1.2. Tình hình trong nước ................................................................ 40 
1.2.2. Sự đổi mới tư duy về đối ngoại của Đảng Nhân dân cách mạng Lào 
từ Đại hội IV đến Đại hội XI ....................................................................... 42 
1.2.3. Phương thức lãnh đạo, nguyên tắc, chủ trương và phương châm 
của Đảng N M Lào về đối ngoại và ĐNQP. ........................................... 46 
1.2.4. Tầm quan trọng của việc củng cố và nâng cao sức mạnh quốc 
phòng của Lào, mở rộng đối ngoại quốc phòng ......................................... 48 
1.3. Nội dung chiến lược đối ngoại quốc phòng trong chiến lược bảo vệ và 
xây dựng tổ quốc ............................................................................................. 52 
1.3.1. Khái quát về chiến lược đối ngoại quốc phòng của Lào .................. 52 
1.3.2. Vai trò của đối ngoại quốc phòng của Lào trong chiến lược bảo vệ 
Tổ quốc trong thời kỳ mới ............................................................................ 54 
1.3.3. Một ố h nh thức hoạt động trong triển khai chiến lược đối ngoại 
quốc phòng .................................................................................................... 55 
TIỂU KẾT ........................................................................................................... 56 
CHƯƠNG 2: THỰC IỄN IỂN KHAI CHIẾN LƯỢC ĐỐI NGOẠI 
QUỐC PHÒNG CỦA L O N M 1 ĐẾN NA .................................. 58 
2.1. Nội dung triển khai chiến lược đối ngoại quốc phòng trong chiến lược 
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ........................................................................... 58 
2.1.1. Nội dung cơ bản của chiến lược bảo vệ và xây dựng Tổ quốc ........ 58 
2.1.2. Kết hợp quốc phòng, an ninh, đối ngoại trong bảo vệ, xây dựng Tổ 
quốc trong thời kỳ mới ................................................................................. 61 
2.1.3. Tăng cường đối ngoại quốc phòng để xây dựng đường biên giới h u 
ngh với c c nước láng giềng ....................................................................... 63 
2.1.4. Th c đ y hợp tác quốc phòng với ASEAN ........................................ 65 
2.2. Triển khai thực hiện mục tiêu, ưu tiên và trọng tâm đối ngoại quốc 
phòng của Lào ................................................................................................. 66 
2.2.1. Mục tiêu của chiến lược đối ngoại quốc phòng của Lào ................. 66 
2.2.2. Ưu tiên của chiến lược đối ngoại quốc phòng của Lào ................... 68 
2.2.3. Trọng tâm trong triển khai chiến lược đối ngoại quốc phòng Lào . 69 
2.3. Thực tiễn triển khai chiến lược đối ngoại quốc phòng ......................... 72 
2.3.1. Đối ngoại quốc phòng ong phương ................................................. 72 
 ớ ốc gia láng giềng ..................................................... 73 
 ớ nướ th nh n AN .............................................. 89 
 ớ nướ tr n thế g ớ ........................................................ 91 
2.3.2. Đối ngoại quốc phòng đa phương ..................................................... 97 
2.3.2.1. Hợ t ố h ng hư ng trong h n hổ ASEAN ....... 98 
2.3.2.2. Hợ t ố h ng hư ng trong hế hợp tác khu 
vực và liên khu vực ............................................................................. 103 
TIỂU KẾT ......................................................................................................... 105 
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC ĐỐI 
NGOẠI QUỐC H NG CỦA L O Đ NH HƯ NG MỘT SỐ ĐỀ 
XUẤT, KIẾN NGH ......................................................................................... 107 
3.1. Đánh giá kết quả triển khai chiến lược đối ngoại quốc phòng .......... 107 
3.1.1. Thành c ng ....................................................................................... 107 
3.1.2. Hạn chế ............................................................................................. 109 
3.1.3. Nguyên nhân..................................................................................... 111 
 g n nh n ư ến th nh ng .......................................... 111 
 g n nh n hạn chế ................................................ 113 
3.1.4. Bài học kinh nghiệm ........................................................................ 115 
3.2. Đ nh hư ng đối ng ại uốc h ng của Là tr ng th i gian t i ........ 117 
3.2.1. Dự báo nh ng nhân tố t c động và yêu cầu đối với hoạch đ nh 
chiến lược đối ngoại quốc phòng ............................................................... 117 
3.2.1.1. Nhân tố t ộng ến việc hoạ h ịnh chiến lượ ối ngoại 
quốc phòng c a Lào ............................................................................ 117 
3.2.1.2. Yêu cầ ối với việc hoạ h ịnh chiến lượ ối ngoại quốc 
phòng ................................................................................................... 122 
 ế l ợ Lào ... 125 
 Ư t n ề ối ngoại quốc phòng ........................................... 125 
 Phư ng hướng về ối ngoại quốc phòng c a Lào ................. 126 
3.2.3. Chủ trương chiến lược về đối ngoại quốc phòng ........................... 130 
3.3. Một số đề xuất, kiến ngh ...................................................................... 136 
3.3.1. Một số đề xuất ................................................................................... 136 
3.3.1.1. Giải pháp tổng thể nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chiến 
lượ ối ngoại quốc phòng .................................................................. 136 
3.3.1.2. Giải pháp cụ thể trong triển khai chiến lượ ối ngoại quốc 
phòng ................................................................................................... 141 
3.3.2. Một số kiến ngh ............................................................................... 145 
TIỂU KẾT ......................................................................................................... 146 
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 148 
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ ...................................................... 151 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 152 
PHỤ LỤC .......................................................................................................... 169 
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 
Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt 
AC ASEAN Community Cộng đồng ASEAN 
ACDFIM 
ASEAN Chiefs of Defence 
Forces Informal Meeting 
Hội nghị không chính thức Tư 
lệnh Lực lượng Quốc phòng 
các nước thành viên AS AN 
ADMM 
ASEAN Defence Ministers 
Meeting 
Hội nghị Bộ trưởng Quốc 
phòng các nước ASEAN 
ADMM+ 
ASEAN Defence Ministers 
Meeting Plus 
Hội nghị Bộ trưởng Quốc 
phòng các nước ASEAN mở 
rộng 
AEC ASEAN Economic Community Cộng đồng Kinh tế ASEAN 
APSC 
ASEAN Political-Security 
Community 
Cộng đồng Chính trị An ninh 
ASEAN 
ARF ASEAN Regional Forum Diễn đàn Khu vực ASEAN 
ASCC 
ASEAN Socio - Cultural 
Community 
Cộng đồng Văn hóa - Xã hội 
ASEAN 
ASEAN 
The Association of Southeast 
Asian Nations 
Hiệp hội các quốc gia Đông 
Nam Á 
BQP Bộ Quốc phòng 
BVTQ Bảo vệ Tổ quốc 
CA-TBD Châu Á-Thái Bình Dương 
CHDCND Cộng hòa Dân chủ Nhân dân 
CLĐN Chiến lược đối ngoại 
CSĐN Chính sách đối ngoại 
CSQP Chính sách quốc phòng 
ĐNQP Đối ngoại quốc phòng 
ĐNQS Đối ngoại quân sự 
Đối thoại 
Shangri-La 
Shangri-La Dialogue 
Hội nghị Cao cấp An ninh 
châu Á-Thái Bình Dương 
HNHTrung 
QuốcT 
 Hội nhập hợp tác quốc tế 
HNQT Hội nhập quốc tế 
LHQ United Nations Liên hiệp quốc 
MCIS 
Moscow Conference on 
International Security 
Hội nghị An ninh Quốc tế 
Moscow 
NDCM Nhân dân Cách mạng 
NGBP Ngoại giao Biên phòng 
NGQP Ngo ...  Tin tức và phân tích hàng ngày ( n Độ),  
212. Trang blog về Chính sách Quốc phòng Nga, https://russiandefpolicy.blog/ 
213. Trang web bang Karnataka (tiếng Anh),  
214. Trang web của ASEAN,  
215. Trang web của Liên minh châu Âu, https://www.europa.eu/ 
216. Trung tâm các vấn đề quốc tế Barcelona, https://www.cidob.org/ 
169 
PHỤ LỤC 
PHỤ LỤC 1 
BÀI PHÁT BIỂU của Đại tướng hăn-sạ-mỏn hăn-nha-lạt, UVBCT, 
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào tại Hội ngh 03 Bộ trưởng Lào-Việt Nam-
Campuchia (Tổ chức tại Thủ đ Phn m-pênh ngày 27.12.2018) 
Kính thưa: - Đại tướng Tia-banh, Phó Thủ tướng Chính phủ, 
Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia. 
 - Đại tướng Ngô Xuân L ch, UVBCT, 
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam. 
 Đoàn đại biểu QĐND Lào chúng tôi rất vui mừng và vinh dự khi được 
tham dự cuộc hội đàm giữa 03 Bộ trưởng Quốc phòng 03 nước anh em tổ chức 
tại Thủ đô Phnôm-pênh/Campuchia ngày hôm nay. 
 Chúng tôi coi đây là một sự kiện có ý nghĩa rất quan trọng và là biểu 
tượng cho sự thắt chặt tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống tốt đẹp mà các vị 
lãnh tụ của 03 nước đã cùng nhau gây dựng nên trước đây. Đảng, Nhà nước, 
Quân đội và nhân dân 03 nước phải cùng nhau bảo vệ, gìn giữ và phát huy mối 
quan hệ này ngày càng đơm hoa kết trái, mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững. 
Lào-Việt Nam-Campuchia là 03 quốc gia có đường biên giới chung, 03 
quốc gia cùng chung 01 số phận, có truyền thống đoàn kết giúp đỡ, tương trợ lẫn 
nhau từ xa xưa, giống như anh em vui buồn sướng khổ có nhau. Do đặc điểm về 
vị trí địa lý của 03 quốc gia cho nên dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, điều kiện 
nào và thời điểm nào, chúng ta sẽ không bao giờ có thể tách rời nhau được. Vì 
vậy, chúng ta phải luôn luôn cùng nhau bảo vệ, gìn giữ, vun đắp mối quan hệ 
đoàn kết quý báu, truyền thống của 03 quốc gia, 03 quân đội Lào-Việt Nam-
Campuchia ngày càng phát triển không ngừng. 
Bất kể trong quá khứ, hiện tại hay tương lai, quân đội và nhân dân 03 nước 
anh em chúng ta vẫn sẽ tiếp tục thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết đặc biệt, mối quan 
170 
hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện, trước sau như một này với Việt Nam 
và Campuchia, tăng cường hợp tác chặt chẽ trong phát triển toàn diện và thiết lập 
khu vực biên giới của ba nước ổn định, duy trì tình hình an ninh nhằm phục vụ cho 
hoạt động phát triển bền vững, lâu dài. Phối hợp chặt chẽ trong công tác bảo vệ, gìn 
giữ môi trường, quản lý-sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Hợp 
tác chặt chẽ trong theo dõi, giám sát, bám nắm và quản lý các cơ quan, tổ chức có 
âm mưu, ý đồ hoạt động gây chia rẽ tình đoàn kết giữa 02 nước hoặc 03 nước 
chúng ta. Chúng tôi hoàn toàn nhất trí về việc tiếp tục tổ chức Hội nghị thường niên 
giữa 03 Bộ trưởng Quốc phòng 03 nước, hình thức luân phiên nhau chủ trì tổ chức 
giống như hiện nay chúng ta đang thực hiện. 
 1. Nếu có vấn đề gì hoặc trường hợp khẩn cấp nào xảy ra tại khu vực biên 
giới, chúng ta kiên quyết phải xử lý, giải quyết vấn đề bằng biện pháp hòa bình, 
gặp gỡ, trao đổi, cùng nhau đàm phán một cách thẳng thắn, bình đẳng, đôi bên 
cùng có lợi, tránh sử dụng các biện pháp vũ lực, vũ trang đối với nhau. Đồng 
thời, cùng nhau ngăn chặn, trấn áp và xử lý các vấn đề buôn lậu, vận chuyển ma 
túy, buôn bán người qua biên giới và tội phạm xuyên quốc gia tại khu vực biên 
giới của 03 nước. 
 2. Chúng tôi nhất trí và hoàn toàn ủng hộ hoạt động thường xuyên tổ chức 
gặp gỡ, hội đàm song phương giữa lực lượng biên phòng của 03 nước Lào-Việt 
Nam-Campuchia tại khu vực biên giới, luân phiên nhau chủ trì tổ chức, trên cơ 
sở cấp Tỉnh là chính, còn cấp Bộ là đối với trường hợp cần thiết (khẩn cấp). 
 3. Trong cuộc hội đàm giữa 03 Bộ trưởng, chúng ta nên đưa ra một chủ đề 
hay một hoạt động nào đó để cùng nhau trao đổi, thảo luận chẳng hạn như: chủ 
đề về “ ng t c ngăn ch n và trấn áp, xử lý giải quyết các vấn đề liên quan 
đến hoạt động vượt biên trái phép” hoặc bất kỳ một chủ đề nào khác được cho 
là cấp thiết và phù hợp. Đề nghị chúng ta cùng thực hiện từ năm 2019 trở đi. 
 Trong tháng 01.2019, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân chúng tôi đang nô 
nức chuẩn bị cho lễ kỷ niệm tròn 70 năm ngày thành lập QĐND Lào. Do đó, 
thay mặt cho toàn thể Ban lãnh đạo BQP nước CHDCND Lào, tôi xin trân trọng 
171 
kính mời 02 Bộ trưởng cùng đoàn đại biểu sang tham dự lễ kỷ niệm nêu trên, 
được tổ chức từ ngày 19-21.01.2019. Lễ kỷ niệm chính thức sẽ diễn ra vào ngày 
20.01.2019. 
 Cuối cùng, t i xin ch c t nh đoàn ết đ c biệt, h u ngh vĩ đại của 03 
nước, 03 quân đội Lào-Việt Nam-Campuchia chúng ta mãi mãi xanh tươi, đời 
đời bền v ng. 
 Nhân d p Tết dương l ch 2019, t i xin ính ch c c c đ/c cùng toàn thể 
các v đại biểu một năm mới dồi dào sức khỏe, hạnh phúc, an khang th nh 
vượng và hoàn thành xuất sắc mọi trọng trách, nhiệm vụ được giao. 
(Xin cảm ơn) 
172 
PHỤ LỤC 2 
Bài phát biểu của Đại tướng hăn-sạ-mỏn hăn-nha-lạt, Ủy viên Bộ 
Chính tr , Bộ trưởng BQP nước H N Lào đối với Đoàn đại biểu Việt 
Nam nhân d p tham dự Hội ngh Bộ trưởng 3 bên tại Phnom Pênh (ngày 
28.12.2018) 
 Kính thưa: Đ/c Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ 
trưởng BQP Nước CHXHCN Việt Nam! 
 - Thưa các đ/c Lào và Việt Nam kính mến! 
 Tôi cùng với Đoàn rất vui mừng được hội đàm với Đại tướng Ngô Xuân 
Lịch và Đoàn nhân dịp tham dự Hội nghị Bộ trưởng 3 bên tại Phnom Pênh lần 
này, với tinh thần hữu nghị, đoàn kết đặc biệt, anh em gắn bó. 
 Buổi hội đàm giữa hai BQP lần này trên tinh thần anh em cùng chung lý 
tưởng, tin tưởng, yêu quý lẫn nhau của cả hai bên, phát huy truyền thống đoàn 
kết đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa hai nước, hai Quân đội Lào-Việt Nam ngày 
càng bền chặt và phát triển tươi đẹp. 
 Xin bày tỏ cảm ơn Đại tướng Ngô Xuân Lịch đã thông báo tình hình nổi 
bật của quốc tế, khu vực và tình hình của Việt Nam cho chúng tôi biết. 
 (Cảm ơn đ/c đã gửi lời thăm hỏi tốt đẹp tới lãnh đạo Đảng-Nhà nước, 
Quân đội và nhân dân Lào, lời nói tốt đẹp về mối quan hệ truyền thống giữa hai 
nước, hai Quân đội Lào-Việt Nam và. 
 Tiếp theo, tôi xin thông báo một số tình hình chung của Lào. 
 Tôi đồng tình với đánh giá về hình quốc tế, khu vực của Đại tướng Ngô 
Xuân Lịch 
 Về phần cá nhân tôi xin thông báo một số tình hình trong nước trong thời 
gian gần đây. ặc dù có khó khăn, nhưng tình hình phát triển kinh tế-xã hội nói 
chung vẫn trong xu hướng tốt và trở thành phong trào của quần chúng, không chỉ 
ở thành thị, ngay cả nông thôn cũng đã có sự chuyển biến theo hướng tích cực, 
đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện. 
173 
 Năm 2018 là năm có nhiều ý nghĩa quan trọng đối với đất nước Lào 
chúng tôi, là năm toàn Đảng, toàn quân và nhân dân các dân tộc tổ chức kỷ niệm 
50 năm ngày thành lập huyện Viêng-xay với không khí vui tươi, phấn khởi. 
Cùng với đó, tập trung chuẩn bị kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Quân đội gắn 
với tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm lần thứ 8 để phấn 
đấu đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng nước kém phát triển. 
 Song song với phát triển kinh tế-xã hội, Đảng-Chính phủ của chúng tôi 
cũng đã củng cố một số hệ thống chính trị, bộ máy tổ chức cấp Trung ương và 
địa phương để phù hợp với nhiệm vụ chính trị trong thời kỳ mới. 
 Thời gian qua, Quốc hội đã tiến hành kỳ họp thứ 6, khóa 8. Kỳ họp đã 
xem xét, thông qua một số luật và nhiều vấn đề quan trọng của đất nước, nhằm 
mục đích xây dựng Nhà nước pháp quyền, bảo đảm giữ gìn, bảo vệ thành quả 
cách mạng, phát huy chế độ dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân. 
 Nhưng bên cạnh đó, đất nước chúng tôi cũng gặp nhiều vấn đề thách thức, 
như: khó khăn về kinh tế-tài chính, các hiện tượng tiêu cực trong xã hội; cùng 
với đó, các thế lực thù địch, không ngừng ra sức đẩy mạnh hoạt động tuyên 
truyền, xuyên tạc, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước. 
 Một vấn đề tác động, ảnh hưởng nữa là trong mùa mưa năm nay, hầu hết 
các Tỉnh đều bị thiên tai, lũ lụt gây thiệt rất lớn tới cơ sở hạ tầng, đời sống và tài 
sản của người dân, thiệt hại nặng nề nhất là sự cố vỡ đập thủy điện Xê-piền-Xê-
nặm-nọi, huyện Sạ-nảm-xay, tỉnh Ắt-ta-pư, làm 13 Bản bị tác động, trong đó 6 
Bản bị ảnh hưởng thiệt hại nặng nề. 
 Từ nguyên nhân trên, các nước bạn bè đã nhanh chóng giúp đỡ đất nước 
chúng tôi cả về vật chất và tinh thần; cử đơn vị cứu hộ, tìm kiếm người mất tích. 
Trong đó, Quân đội Việt Nam anh em đã kịp thời giúp đỡ chúng tôi chân thành 
và chia sẻ thông cảm. 
Thưa đ/c Bộ trưởng! 
 Chúng tôi đánh giá cao sự giúp đỡ chân thành của Việt Nam anh em cho 
Quân đội Lào suốt thời gian qua, lúc nào cũng sát cánh cùng chúng tôi, giúp đỡ 
cả về vật chất, tinh thần và kinh nghiệm cho chúng tôi. 
174 
Chúng tôi rất vinh dự, tự hào thấy rằng mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc 
biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước, hai Quân đội Lào-Việt Nam ngày càng 
đi vào chiều sâu, đơm hoa kết trái, không ngừng phát triển, điều đó được thể 
hiện trong việc thực hiện Hiệp định hợp tác giúp đỡ nhau giữa hai BQP đã có 
hiệu lực và có kết quả thực tế trên nhiều mặt. Về kết quả cụ thể đạt được, Đoàn 
chuyên viên hai bên đã trao đổi thông nhất và báo cáo lãnh đạo mỗi bên, nhất là 
trong thực hiện Hiệp định hợp tác đã đạt được kết quả đáng tự hào, có cơ chế tổ 
chức thực hiện một cách hài hòa, phối hợp chặt chẽ và có hiệu quả tốt, là cơ sở 
chắc chắn để tiếp tục phát huy mối quan hệ hợp tác. 
 Cảm ơn và đánh giá cao sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn của Đảng, Nhà nước, 
Quân đội và nhân dân Việt Nam anh em cho Quân đội Lào và nhân dân Lào 
chúng tôi. 
 Về hương hư ng quan hệ hợp tác giữa hai Quân đội: 
 Trên cơ sở thực hiện theo Nghị quyết của hai Bộ Chính trị và Hiệp định 
hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa 2 BQP Lào-Việt Nam năm 2015-2019 và kế hoạch 
hợp tác năm 2019. 
 Trong đó, đề nghị phía Việt Nam xem x t giúp đỡ thêm: 
 1. Giúp đào tạo, bồi dưỡng sĩ quan nguồn kế cận cấp Bộ, cấp Tổng cục 
hàng năm, có thể mở các khóa tập huấn 3 tháng, 6 tháng hoặc đào tạo 1 năm. 
 2. Giúp xây dựng Trường hạ sĩ quan dân tộc, mỗi năm có thể tiếp nhận 
150 học viên. 
 Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Quân đội Lào (20.01.2019), 
một lần nữa thay mặt lãnh đạo BQP Lào và trên danh nghĩa cá nhân, tôi xin mời 
đ/c Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch cùng Đoàn sang tham dự lễ kỷ niệm từ ngày 19-
21.01.2019. 
 Cuối cùng, xin chúc Đảng-Nhà nước, Quân đội và nhân dân Việt Nam anh em 
hoàn thành nhiệm vụ cao cả trong tổ chức triển khai Nghị quyết Đại hội XII của Đảng. 
 - Chúc đ/c Ngô Xuân lịch mạnh khỏe 
 - Chúc các đ/c Việt Nam và Lào mạnh khỏe 
Xin cảm ơn! 
175 
 Đơn vị trực thuộc 
Đơn vị không trực thuộc, nhưng phối hợp với nhau 
Phòng chính tr - 
an ninh ASEAN 
Phòng Châu Á- 
Thái Binh Dương 
Phòng nghiên 
cứu-tổng hợp 
Phòng Eu-Mỹ Phòng chuyên gia-
sinh viên 
Phòng Báo-IT Ph ng điều ư c- 
Pháp chế 
Phòng 
MIA 
Cục Đối ngoại 
Phòng đối ngoại 17 tỉnh đội 
Phòng đối ngoại 5 sư đoàn 
Phòng đối ngoại, Bộ Tổng tham mưu 
Phòng đối ngoại, Tổng cục chính trị 
Phòng đối ngoại, Tổng cục hậu cần 
Phòng đối ngoại, Tổng cục k thuật 
Chánh Văn h ng Bộ Quốc phòng 
Số 3: Tổ chức Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng Lào 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_doi_ngoai_quoc_phong_cua_cong_hoa_dan_chu_nhan_dan_l.pdf
  • pdfTóm tắt luận án NCS Sonephet Phomlouangsy.pdf
  • docxTrang thông tin luận án NCS Sonephet Phomlouangsy.docx