Luận án Hành vi đi lễ chùa của sinh viên trên địa bàn Hà Nội
Từ xưa đến nay, đền, chùa luôn có vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân Việt Nam. Quan niệm “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” là đặc tính tâm lý tồn tại từ rất lâu đời. Tục lệ đi lễ chùa vào dịp các ngày lễ tết, tuần rằm, mồng một đã trở thành một nét văn hóa tín ngưỡng độc đáo trong đời sống tâm linh của người dân Việt Nam và là hoạt động thường xuyên không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người. Vì vậy, dù có theo đạo Phật hay không thì họ vẫn luôn mang trong lòng sự ngưỡng mộ, thành kính, tôn nghiêm mỗi khi đến cửa Phật.
Từ sau Cách mạng tháng Tám và đặc biệt là kể từ khi nước nhà thống nhất, Đảng cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam đã rất quan tâm đến vấn đề tự do tín ngưỡng của người dân, đã có nhiều chính sách đảm bảo sự tự do tín ngưỡng, duy tu bảo dưỡng các di tích lịch sử, trong đó có nhiều ngôi chùa và các đền thờ ở khắp mọi nơi trên đất nước. Mọi người dân đều được tự do hành lễ theo tín ngưỡng của mình. Trong các nghi thức thực hành các nghi lễ tôn giáo có hành vi đi lễ. Với đạo Phật là lễ chùa, với đạo Thiên chúa là đi lễ ở nhà thờ. Vì vậy, hành vi đi lễ chùa của các tín đồ đạo Phật là hành vi phổ biến. Không chỉ người già theo quan niệm “trẻ vui nhà, già vui chùa” mà tất cả mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp đều đi lễ chùa khi có điều kiện hoặc có sự kiện nào đó trong cuộc đời, trong đó, có tầng lớp thanh niên.
Thanh niên đi lễ chùa trở thành hiện tượng phổ biến. Trong số lứa tuổi thanh niên đó, nhiều người là sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Họ là những người có trình độ học vấn, có hiểu biết xã hội. Hành vi đi lễ chùa cuả sinh viên được nhiều khoa học quan tâm, không chỉ xã hội học, tôn giáo học mà cả khoa học tâm lý cũng rất quan tâm đến hành vi này. Dưới góc độ tâm lý học, bản chất của hành vi đi lễ chùa của sinh viên là gì, họ đi lễ chùa chỉ là vấn đề tâm linh hay có mục đích, động cơ nào khác vẫn chưa được khai thác. Vì thế, rất cần các nghiên cứu dưới góc độ tâm lý học về hành vi đi lễ chùa của sinh viên.
Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước. Đây cũng là nơi tập trung phát triển của nhiều loại hình tôn giáo, tín ngưỡng, trong đó có đạo Phật. Quá trình đổi mới đã thúc đẩy sự tăng trưởng rất nhanh của nên kinh tế, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Người dân có điều kiện nhiều hơn để chăm lo, quan tâm đến đời sống tinh thần của mình. Năm 2007, Hà Nội có khoảng 141 ngôi chùa nổi tiếng, đây là nơi có đời sống sinh hoạt văn hóa Phật giáo khá đậm nét. Chính vì thế, số lượng người đi lễ chùa cũng tăng nhanh và trở thành hoạt động thường xuyên, phổ biến ở mọi lứa tuổi, trong đó phải kể đến độ tuổi sinh viên. Người Việt tin rằng, đi lễ chùa đầu năm không đơn giản chỉ là để ước nguyện, mà đó còn là khoảnh khắc để con người hòa mình vào chốn tâm linh, bỏ lại phía sau bao vất vả trong cuộc mưu sinh. Về nơi cửa Phật, giữa không gian thanh tịnh, mùi khói nhang, sắc màu của đèn hoa, mỗi chúng ta sẽ cảm thấy lòng mình trở nên nhẹ nhàng, thanh thản hơn trước những lo toan của cuộc sống.
Thời gian gần đây, việc lễ chùa hay tìm đến những chốn tâm linh đang bị nhiều người làm lệch lạc đi nét đẹp này, đặc biệt là ở sinh viên. Bên cạnh những người đến chùa lễ Phật vẫn giữ được nét văn hóa thanh lịch khi đến cửa chùa thì cũng còn không ít người đi lễ không xuất phát từ lòng thành kính đã làm mai một bản sắc văn hóa, gây mất mỹ quan như: biểu hiện ăn mặc không phù hợp, giao tiếp thiếu chuẩn mực, hành xử thiếu văn mình. Do sự thiếu hụt thông tin, hiểu biết về đạo Phật, hiện tượng tâm lý đám đông,. khiến cho hành vi đi lễ chùa của một bộ phận sinh viên có biểu hiện biến tướng và phản cảm, không phù hợp với truyền thống, thuần phong mỹ tục của người Việt Nam. Những biểu hiện hành vi đó của sinh viên vô hình chung đã có tính chất lan tỏa và mức độ ngày càng lớn, điều đó đã tác động xấu đến lối sống, tư tưởng, tình cảm và nhân cách một bộ phận không nhỏ giới trẻ. Điều này đã làm phương hại đến các giá trị văn hóa, tinh thần, đến đời sống nói chung của xã hội. Trước bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ và sự tác động tiêu cực từ nhiều phía, đặc biệt là mặt trái của nền kinh tế thị trường, chúng ta đã có phần buông lỏng công tác chỉ đạo, quản lý trên một số lĩnh vực tư tưởng, văn hóa - xã hội, xem nhẹ việc giáo dục nếp sống và lối sống, thiếu sự hướng dẫn kịp thời về phong tục, nên đã để phát sinh nhiều hiện tượng tiêu cực, phản cảm trong xã hội, đặc biệt ở một bộ phận sinh viên khi họ đi lễ chùa.
Chính vì vậy, cần phải sớm có những giải pháp vừa cơ bản, vừa lâu dài mới có thể thay đổi được hành vi của sinh viên khi đi lễ chùa. Đã đến lúc, vấn đề giáo dục tâm linh, giáo dục cách ứng xử khi tham gia lễ hội, khi đến các cơ sở thờ tự cần được nghiên cứu cả về mặt lý luận và thực tiễn để làm chuyển biến ý thức của xã hội nói chung, thanh niên nói riêng. Cần đưa vào giảng dạy trong các nhà trường một cách có hệ thống, nhất là với đối tượng thanh niên, sinh viên. Chỉ khi thay đổi được những hành vi nhỏ nhất theo hướng tích cực khi thực hành lễ hội mới mong thay đổi được nhận thức và từng bước thay đổi hành vi của thanh niên. Từ đó tác động đến ý thức, thói quen, hành vi đi lễ chùa của thanh niên góp phần vào việc xây dựng thủ đô Hà Nội ngày càng văn minh, hiện đại - xứng đáng là trung tâm văn hóa, kinh tế - chính trị của đất nước.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Hành vi đi lễ chùa của sinh viên trên địa bàn Hà Nội
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI PHẠM THỊ THƯƠNG HÀNH VI ĐI LỄ CHÙA CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC HÀ NỘI, NĂM 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI PHẠM THỊ THƯƠNG HÀNH VI ĐI LỄ CHÙA CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC Chuyên ngành: Tâm lý học chuyên ngành Mã số: 9.31.04.01 Người hướng dẫn khoa học GS.TS Trần Quốc Thành HÀ NỘI, NĂM 2021 HÀ NỘI, NĂM 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả luận án Phạm Thị Thương LỜI CẢM ƠN Sau hơn 5 năm học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tôi đã hoàn thành luận án của mình. Bằng tất cả lòng biết ơn chân thành, tôi xin bày tỏ sự tri ân sâu sắc đến: Thầy giáo GS.TS Trần Quốc Thành người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi. Với rất nhiều những khó khăn vốn có và phát sinh trong quá trình thực hiện đề tài, nhưng thầy luôn tận tâm giúp đỡ, khích lệ, tạo động lực để tôi từng bước thực hiện hoàn thành kế hoạch nghiên cứu Ban giám hiệu trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô trong Khoa Tâm lý Giáo dục đã cung cấp, chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm quý, tạo điều kiện thuận lợi về các quy trình, thủ tục trong suốt quá trình tôi thực hiện đề tài. Ban giám hiệu trường Đại học Nội vụ Hà Nội, đặc biệt các thầy cô trong Khoa Quản lý xã hội đã hỗ trợ, tạo điều kiện giúp đỡ, động viên, cho tôi môi trường công tác lý tưởng để tôi thấy mình cần học tập, nghiên cứu nghiêm túc để cống hiến và xứng đáng. Ban quản lý trường Đại học Giao thông Vận tải cùng các thầy cô trong trường và các em sinh viên 3 trường đã giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra, khảo sát. Sư trụ trì, một số thầy cô chuyên ngành tôn giáo đã chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ để tôi hiểu hơn về lĩnh vực tôi nghiên cứu Luận án thực hiện không tránh khỏi những sai sót. Kính mong thầy (cô), nhà khoa học, các bạn học viên và những người qua tâm đến nghiên cứu của tôi, đóng góp ý kiến để tôi có thể làm tốt hơn nghiên cứu về lĩnh vực này trong thời gian tới. Hà Nội, tháng 4 năm 2021 Tác giả luận án Phạm Thị Thương MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI ĐI LỄ CHÙA CỦA SINH VIÊN 8 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 8 1.1.1. Nghiên cứu về hành vi 8 1.1.2. Nghiên cứu về hành vi tôn giáo 13 1.2. Hành vi và hành vi đi lễ chùa 23 1.2.1. Hành vi 24 1.2.2. Hành vi đi lễ chùa 31 1.3. Hành vi đi lễ chùa của sinh viên 34 1.3.1. Khái niệm sinh viên 34 1.3.2. Khái niệm về hành vi đi lễ chùa của sinh viên 38 1.3.3. Biểu hiện của hành vi đi lễ chùa của sinh viên 40 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đi lễ chùa của sinh viên 49 1.4.1. Định hướng giá trị 49 1.4.2. Cảm xúc với Phật giáo 50 1.4.3. Các cơ chế tâm lý xã hội 52 1.4.4. Truyền thống văn hóa dân tộc 53 1.4.5. Điều kiện kinh tế 54 1.4.6. Đặc điểm của ngôi chùa 56 Tiểu kết chương 1 58 Chương 2. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 59 2.1. Tổ chức nghiên cứu 59 2.1.1. Địa bàn nghiên cứu 59 2.1.2. Đặc điểm chùa trên địa bàn Hà Nội 60 2.1.3. Khách thể nghiên cứu 62 2.1.4. Tổ chức nghiên cứu 64 2.2. Phương pháp nghiên cứu 65 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu 65 2.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 66 2.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu 68 2.2.4. Phương pháp quan sát 69 2.2.5. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình 69 2.2.6. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học 70 2.2.7. Phương pháp chuyên gia 72 2.3. Tiêu chí đánh giá thang đo 73 Tiểu kết chương 2 75 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ HÀNH VI ĐI LỄ CHÙA CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 76 3.1. Thực trạng hành vi đi lễ chùa của sinh viên trên địa bàn Hà Nội 76 3.1.1. Khái quát chung về mức độ đi lễ chùa của sinh viên 76 3.1.2. Khái quát chumng về biểu hiện hành vi đi lễ chùa của sinh viên 78 3.1.3. Các biểu hiện cụ thể của hành vi đi lễ chùa của sinh viên 82 3.1.4. So sánh hành vi đi lễ chùa của sinh viên theo các biến số 107 3.2. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đi lễ chùa của sinh viên 118 3.2.1. Đánh giá chung về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đi lễ chùa của sinh viên 118 3.2.2. Đánh giá từng yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đi lễ chùa của sinh viên 119 3.2.3. Tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đi lễ chùa của sinh viên 132 3.3. Kết quả nghiên cứu các trường hợp điển hình 133 3.3.1. Người có mức độ đi lễ chùa thường xuyên 133 3.3.2. Người có mức độ đi lễ chùa thỉnh thoảng 137 3.3.3. Người đi lễ chùa ở mức độ hiếm khi 140 3.4. Giải pháp định hướng hành vi cho sinh viên 145 Tiểu kết chương 3 148 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 149 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 155 TÀI LIỆU THAM KHẢO 156 BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ ĐLC Độ lệch chuẩn TS Tần số TL Tỷ lệ TH Thứ hạng STT Số thứ tự Nxb Nhà xuất bản DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Sự phân bổ khách thể trong mẫu nghiên cứu 63 Bảng 3 1. Biểu hiện các thành tố trong hành vi đi lễ chùa của sinh viên 78 Bảng 3 2. Nhận thức về chùa thờ ai của sinh viên khi đi lễ chùa 83 Bảng 3 3. Nhận thức về Đức Phật là ai của sinh viên khi đi lễ chùa 85 Bảng 3 4. Niềm tin vào Đức Phật của hành vi đi lễ chùa của sinh viên 90 Bảng 3 5. Niềm tin vào bản thân trong hành vi đi lễ chùa của sinh viên 92 Bảng 3 6. Hành động chuẩn bị hành lễ khi đi lễ chùa của sinh viên 96 Bảng 3.7. Thực trạng hành động của hành vi đi lễ chùa 98 Bảng 3.8. Tương quan giữa các mặt biểu hiện trong hành vi đi lễ chùa của sinh viên 102 Bảng 3.9. Mức độ thúc đẩy từ mục đích đi lễ của sinh viên 109 Bảng 3.10. Sức lôi cuốn của Phật giáo đối với sinh viên trong hành vi đi lễ 112 Bảng 3.11. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đi lễ chùa của sinh viên 119 Bảng 3.12. Ảnh hưởng của định hướng giá trị 120 Bảng 3.13. Ảnh hưởng của cảm xúc với Phật giáo 122 Bảng 3.14. Ảnh hưởng của các cơ chế tâm lý xã hội 125 Bảng 3.15. Ảnh hưởng của truyền thống văn hóa dân tộc 126 Bảng 3.16. Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế cá nhân và gia đình 128 Bảng 3.17. Ảnh hưởng của đặc điểm ngôi chùa 130 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Mức độ đi lễ chùa của sinh viên trên địa bàn Hà Nội 76 Biểu đồ 3.2. Tần suất xuất hiện các thành tố trong hành vi đi lễ chùa của 81 Biểu đồ 3.3. So sánh mức độ biểu hiện của khía cạnh nhận thức trong hành vi của sinh viên 88 Biểu đồ 3.4. So sánh khía cạnh niềm tin trong hành vi đi lễ chùa của thanh niên 94 Biểu đồ 3.5. So sánh hành động của thanh niên khi đi lễ chùa (theo các biến số) 100 Biểu đồ 3.6: So sánh mức độ đi lễ chùa của sinh viên theo các biến số 106 Biểu đồ 3.7. Động cơ của hành vi đi lễ chùa của sinh viên (so sánh theo một số biến số) 116 Biểu đồ 3.8. Tần suất xuất hiện các thành tố động cơ trong hành vi đi lễ chùa của sinh viên 118 Biểu đồ 3.9. So sánh mức độ ảnh hưởng của cảm xúc đến hành vi đi lễ chùa của sinh viên 123 DANH MỤC MÔ HÌNH Mô hình 1. Tương quan giữa khía cạnh nhận thức và khía cạnh niềm tin trong hành vi đi lễ chùa của sinh viên 103 Mô hình 2. Tương quan giữa khía cạnh nhận thức và khía cạnh hành động trong hành vi đi lễ chùa của sinh viên 104 Mô hình 3. Tương quan giữa khía cạnh hành động và khía cạnh niềm tin trong hành vi đi lễ chùa của thanh niên 105 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ xưa đến nay, đền, chùa luôn có vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân Việt Nam. Quan niệm “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” là đặc tính tâm lý tồn tại từ rất lâu đời. Tục lệ đi lễ chùa vào dịp các ngày lễ tết, tuần rằm, mồng một đã trở thành một nét văn hóa tín ngưỡng độc đáo trong đời sống tâm linh của người dân Việt Nam và là hoạt động thường xuyên không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người. Vì vậy, dù có theo đạo Phật hay không thì họ vẫn luôn mang trong lòng sự ngưỡng mộ, thành kính, tôn nghiêm mỗi khi đến cửa Phật. Từ sau Cách mạng tháng Tám và đặc biệt là kể từ khi nước nhà thống nhất, Đảng cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam đã rất quan tâm đến vấn đề tự do tín ngưỡng của người dân, đã có nhiều chính sách đảm bảo sự tự do tín ngưỡng, duy tu bảo dưỡng các di tích lịch sử, trong đó có nhiều ngôi chùa và các đền thờ ở khắp mọi nơi trên đất nước. Mọi người dân đều được tự do hành lễ theo tín ngưỡng của mình. Trong các nghi thức thực hành các nghi lễ tôn giáo có hành vi đi lễ. Với đạo Phật là lễ chùa, với đạo Thiên chúa là đi lễ ở nhà thờ. Vì vậy, hành vi đi lễ chùa của các tín đồ đạo Phật là hành vi phổ biến. Không chỉ người già theo quan niệm “trẻ vui nhà, già vui chùa” mà tất cả mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp đều đi lễ chùa khi có điều kiện hoặc có sự kiện nào đó trong cuộc đời, trong đó, có tầng lớp thanh niên. Thanh niên đi lễ chùa trở thành hiện tượng phổ biến. Trong số lứa tuổi thanh niên đó, nhiều người là sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Họ là những người có trình độ học vấn, có hiểu biết xã hội. Hành vi đi lễ chùa cuả sinh viên được nhiều khoa học quan tâm, không chỉ xã hội học, tôn giáo học mà cả khoa học tâm lý cũng rất quan tâm đến hành vi này. Dưới góc độ tâm lý học, bản chất của hành vi đi lễ chùa của sinh viên là gì, họ đi lễ chùa chỉ là vấn đề tâm linh hay có mục đích, động cơ nào khác vẫn chưa được khai thác. Vì thế, rất cần các nghiên cứu dưới góc độ tâm lý học về hành vi đi lễ chùa của sinh viên. Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước. Đây cũng là nơi tập trung phát triển của nhiều loại hình tôn giáo, tín ngưỡng, trong đó có đạo Phật. Quá trình đổi mới đã thúc đẩy sự tăng trưởng rất nhanh của nên kinh tế, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Người dân có điều kiện nhiều hơn để chăm lo, quan tâm đến đời sống tinh thần của mình. Năm 2007, Hà Nội có khoảng 141 ngôi chùa nổi tiếng, đây là nơi có đời sống sinh hoạt văn hóa Phật giáo khá đậm nét. Chính vì thế, số lượng người đi lễ chùa cũng tăng nhanh và trở thành hoạt động thường xuyên, phổ biến ở mọi lứa tuổi, trong đó phải kể đến độ tuổi sinh viên. Người Việt tin rằng, đi lễ chùa đầu năm không đơn giản chỉ là để ước nguyện, mà đó còn là khoảnh khắc để con người hòa mình vào chốn tâm linh, bỏ lại phía sau bao vất vả trong cuộc mưu sinh. Về nơi cửa Phật, giữa không gian thanh tịnh, mùi khói nhang, sắc màu của đèn hoa, mỗi chúng ta sẽ cảm thấy lòng mình trở nên nhẹ nhàng, thanh thản hơn trước những lo toan của cuộc sống. Thời gian gần đây, việc lễ chùa hay tìm đến những chốn tâm linh đang bị nhiều người làm lệch lạc đi nét đẹp này, đặc biệt là ở sinh viên. Bên cạnh những người đến chùa lễ Phật vẫn giữ được nét văn hóa thanh lịch khi đến cửa chùa thì cũng còn không ít người đi lễ không xuất phát từ lòng thành kính đã làm mai một bản sắc văn hóa, gây mất mỹ quan như: biểu hiện ăn mặc không phù hợp, giao tiếp thiếu chuẩn mực, hành xử thiếu văn mình... Do sự thiếu hụt thông tin, hiểu biết về đạo Phật, hiện tượng tâm lý đám đông,... khiến cho hành vi đi lễ chùa của một bộ phận sinh viên có biểu hiện biến tướng và phản cảm, không phù hợp với truyền thống, thuần phong mỹ tục của người Việt Nam. Những biểu hiện hành vi đó của sinh vi ... ểu hiện qua niềm tin Hành vi đi lễ chùa biểu hiện qua hành động Hành vi đi lễ chùa biểu hiện qua nhận thức Pearson Correlation 1 .343** .169** Sig. (2-tailed) .000 .000 N 480 480 480 Hành vi đi lễ chùa biểu hiện qua niềm tin Pearson Correlation .343** 1 .390** Sig. (2-tailed) .000 .000 N 480 480 480 Hành vi đi lễ chùa biểu hiện qua hành động Pearson Correlation .169** .390** 1 Sig. (2-tailed) .000 .000 N 480 480 480 **. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). Bảng 6. Tương quan các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đi lễ chùa của thanh niên Correlations id Định hướng giá trị Cảm xúc với Phật giáo Cơ chế Tâm lý xã hội Truyền thống Văn hóa dân tộc Điều kiện kinh tế Đặc điểm của ngôi chùa Định hướng giá trị Pearson Correlation -.122** 1 .582** .428** .559** .268** .480** Sig. (2-tailed) .007 .000 .000 .000 .000 .000 N 480 480 480 480 480 480 480 Cảm xúc với Phật giáo Pearson Correlation -.059 .582** 1 .623** .470** .465** .583** Sig. (2-tailed) .200 .000 .000 .000 .000 .000 N 480 480 480 480 480 480 480 Cơ chế Tâm lý xã hội Pearson Correlation -.054 .428** .623** 1 .473** .496** .464** Sig. (2-tailed) .240 .000 .000 .000 .000 .000 N 480 480 480 480 480 480 480 Truyền thống Văn hóa dân tộc Pearson Correlation -.053 .559** .470** .473** 1 .308** .601** Sig. (2-tailed) .246 .000 .000 .000 .000 .000 N 480 480 480 480 480 480 480 Điều kiện kinh tế Pearson Correlation .006 .268** .465** .496** .308** 1 .463** Sig. (2-tailed) .888 .000 .000 .000 .000 .000 N 480 480 480 480 480 480 480 Đặc điểm của ngôi chùa Pearson Correlation .001 .480** .583** .464** .601** .463** 1 Sig. (2-tailed) .990 .000 .000 .000 .000 .000 N 480 480 480 480 480 480 480 **. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). Bảng 7. Kết quả hồi quy dự báo biểu hiện trong hành vi đi lễ chùa của thanh niên 7.1. Hành vi đi lễ chùa biểu hiện qua hành động với hành vi đi lễ chùa biểu hiện qua nhận thức Bảng 7.1.1. Mô hình tổng quát Model Summary Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate 1 .169a .028 .026 .60311 a. Predictors: (Constant), Hành vi đi lễ chùa biểu hiện qua nhận thức Bảng 7.1.2. ANOVAa ANOVAa Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression 5.087 1 5.087 13.985 .000b Residual 173.869 478 .364 Total 178.956 479 a. Dependent Variable: Hành vi đi lễ chùa biểu hiện qua hành động b. Predictors: (Constant), Hành vi đi lễ chùa biểu hiện qua nhận thức Bảng 7.1.3. Biều hiện hành vi đi lễ chùa của sinh viênqua hành động tác động đến biểu hiện hành vi đi lễ chùa của sinh viênqua nhận thức Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. B Std. Error Beta 1 (Constant) 2.068 .170 12.146 .000 Hành vi đi lễ chùa biểu hiện qua nhận thức .206 .055 .169 3.740 .000 a. Dependent Variable: Hành vi đi lễ chùa biểu hiện qua hành động 7.2. Biểu hiện hành vi đi lễ chùa qua hành động với biểu hiện hành vi đi lễ chùa qua niềm tin Bảng 7.2.1. Mô hình tổng hợp Model Summary Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate 1 .390a .152 .150 .56354 a. Predictors: (Constant), Hành vi đi lễ chùa biểu hiện qua niềm tin Bảng 7.2.2. ANOVAa ANOVAa Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression 27.152 1 27.152 85.497 .000b Residual 151.804 478 .318 Total 178.956 479 a. Dependent Variable: Hành vi đi lễ chùa biểu hiện qua hành động b. Predictors: (Constant), Hành vi đi lễ chùa biểu hiện qua niềm tin Bảng 7.2.3. Biều hiện hành vi đi lễ chùa của sinh viênqua hành động tác động đến biểu hiện hành vi đi lễ chùa của sinh viênqua niềm tin Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. B Std. Error Beta 1 (Constant) 1.676 .113 14.799 .000 Hành vi đi lễ chùa biểu hiện qua niềm tin .353 .038 .390 9.246 .000 a. Dependent Variable: Hành vi đi lễ chùa biểu hiện qua hành động 7.3. Biểu hiện hành vi đi lễ chùa qua nhận thức với biểu hiện hành vi đi lễ chùa qua niềm tin Bảng 7.3.1 Mô hình tổng hợp Model Summary Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate 1 .343a .117 .116 .46941 a. Predictors: (Constant), Hành vi đi lễ chùa biểu hiện qua niềm tin Bảng 7.3.1. ANOVAa ANOVAa Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression 14.007 1 14.007 63.567 .000b Residual 105.326 478 .220 Total 119.333 479 a. Dependent Variable: Hành vi đi lễ chùa biểu hiện qua nhận thức b. Predictors: (Constant), Hành vi đi lễ chùa biểu hiện qua niềm tin Bảng 7.3.3. Biều hiện hành vi đi lễ chùa của sinh viênqua nhận thức tác động đến biểu hiện hành vi đi lễ chùa của sinh viênqua niềm tin Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. B Std. Error Beta 1 (Constant) 2.310 .094 24.489 .000 Hành vi đi lễ chùa biểu hiện qua niềm tin .254 .032 .343 7.973 .000 a. Dependent Variable: Hành vi đi lễ chùa biểu hiện qua nhận thức 8. Kết quả các bảng dự báo tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đi lễ chùa của thanh niên 8.1. Dự báo các yếu tố ảnh hưởng đến biểu hiện nhận thức trong hành vi đi lễ chùa của thanh niện Bảng 8.1.1. Mô hình tổng hợp Model Summary Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate 1 .433a .188 .177 .45270 a. Predictors: (Constant), Đặc điểm của ngôi chùa, Điều kiện kinh tế, Định hướng giá trị, Cơ chế Tâm lý xã hội, Truyền thống Văn hóa dân tộc, Cảm xúc với Phật giáo Bảng 8.1.2. ANOVAa ANOVAa Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression 22.399 6 3.733 18.217 .000b Residual 96.934 473 .205 Total 119.333 479 a. Dependent Variable: Hành vi đi lễ chùa biểu hiện qua nhận thức b. Predictors: (Constant), Đặc điểm của ngôi chùa, Điều kiện kinh tế, Định hướng giá trị, Cơ chế Tâm lý xã hội, Truyền thống Văn hóa dân tộc, Cảm xúc với Phật giáo Bảng 8.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tác động đến biểu hiện nhận thức trong hành vi đi lễ chùa của thanh niê Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. B Std. Error Beta 1 (Constant) 1.953 .114 17.162 .000 Định hướng giá trị .089 .034 .144 2.579 .010 Cảm xúc với Phật giáo .050 .037 .086 1.359 .175 Cơ chế Tâm lý xã hội .137 .045 .175 3.067 .002 Truyền thống Văn hóa dân tộc -.033 .033 -.058 -1.017 .309 Điều kiện kinh tế .041 .027 .077 1.528 .127 Đặc điểm của ngôi chùa .081 .038 .125 2.107 .036 a. Dependent Variable: Hành vi đi lễ chùa biểu hiện qua nhận thức 8.2. Dự báo các yếu tố ảnh hưởng đến biểu hiện niềm tin trong hành vi đi lễ chùa của thanh niện Bảng 8.2.1. Mô hình tổng hợp Model Summary Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate 1 .601a .361 .353 .54269 a. Predictors: (Constant), Đặc điểm của ngôi chùa, Điều kiện kinh tế, Định hướng giá trị, Cơ chế Tâm lý xã hội, Truyền thống Văn hóa dân tộc, Cảm xúc với Phật giáo Bảng 8.2.2. ANOVAa ANOVAa Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression 78.624 6 13.104 44.493 .000b Residual 139.306 473 .295 Total 217.930 479 a. Dependent Variable: Hành vi đi lễ chùa biểu hiện qua niềm tin b. Predictors: (Constant), Đặc điểm của ngôi chùa, Điều kiện kinh tế, Định hướng giá trị, Cơ chế Tâm lý xã hội, Truyền thống Văn hóa dân tộc, Cảm xúc với Phật giáo Bảng 8.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tác động đến biểu hiện nhận thức trong hành vi đi lễ chùa của thanh niên Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. B Std. Error Beta 1 (Constant) .962 .136 7.049 .000 Định hướng giá trị .179 .041 .214 4.333 .000 Cảm xúc với Phật giáo .177 .044 .224 3.996 .000 Cơ chế Tâm lý xã hội .098 .054 .093 1.825 .069 Truyền thống Văn hóa dân tộc .139 .039 .181 3.553 .000 Điều kiện kinh tế .018 .033 .025 .555 .579 Đặc điểm của ngôi chùa .015 .046 .017 .318 .751 a. Dependent Variable: Hành vi đi lễ chùa biểu hiện qua niềm tin 8.3. Dự báo tác động các yếu tố ảnh hưởng đến biểu hiện hành động trong hành vi đi lễ chùa của thanh niện Bảng 8.3.1. Mô hình tổng hợp Model Summary Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate 1 .435a .189 .179 .55383 a. Predictors: (Constant), Đặc điểm của ngôi chùa, Điều kiện kinh tế, Định hướng giá trị, Cơ chế Tâm lý xã hội, Truyền thống Văn hóa dân tộc, Cảm xúc với Phật giáo Bảng 8.3.2. ANOVAa ANOVAa Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression 33.874 6 5.646 18.406 .000b Residual 145.082 473 .307 Total 178.956 479 a. Dependent Variable: Hành vi đi lễ chùa biểu hiện qua hành động b. Predictors: (Constant), Đặc điểm của ngôi chùa, Điều kiện kinh tế, Định hướng giá trị, Cơ chế Tâm lý xã hội, Truyền thống Văn hóa dân tộc, Cảm xúc với Phật giáo Bảng 8.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng tác động đến biểu hiện hành động trong hành vi đi lễ chùa của thanh niên Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. B Std. Error Beta 1 (Constant) 1.617 .139 11.617 .000 Định hướng giá trị .182 .042 .241 4.324 .000 Cảm xúc với Phật giáo .110 .045 .153 2.418 .016 Cơ chế Tâm lý xã hội -.089 .055 -.093 -1.621 .106 Truyền thống Văn hóa dân tộc .098 .040 .142 2.466 .014 Điều kiện kinh tế .027 .033 .041 .813 .417 Đặc điểm của ngôi chùa .021 .047 .026 .446 .656 a. Dependent Variable: Hành vi đi lễ chùa biểu hiện qua hành động 8.4. Dự báo các yếu tố ảnh hưởng đến biểu hiện động cơ trong hành vi đi lễ chùa của thanh niện Bảng 8.4.1. Mô hình tổng hợp Model Summary Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate 1 .670a .449 .442 .44726 a. Predictors: (Constant), Đặc điểm của ngôi chùa, Điều kiện kinh tế, Định hướng giá trị, Cơ chế Tâm lý xã hội, Truyền thống Văn hóa dân tộc, Cảm xúc với Phật giáo Bảng 8.4.2. ANOVAa ANOVAa Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression 77.097 6 12.850 64.234 .000b Residual 94.620 473 .200 Total 171.717 479 a. Dependent Variable: Hành vi đi lễ chùa biểu hiện qua động cơ b. Predictors: (Constant), Đặc điểm của ngôi chùa, Điều kiện kinh tế, Định hướng giá trị, Cơ chế Tâm lý xã hội, Truyền thống Văn hóa dân tộc, Cảm xúc với Phật giáo Bảng 8.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng tác động đến biểu hiện động cơ trong hành vi đi lễ chùa của thanh niên Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. B Std. Error Beta 1 (Constant) 1.136 .112 10.106 .000 Định hướng giá trị .224 .034 .303 6.595 .000 Cảm xúc với Phật giáo .084 .037 .120 2.307 .021 Cơ chế Tâm lý xã hội .111 .044 .118 2.515 .012 Truyền thống Văn hóa dân tộc .117 .032 .173 3.651 .000 Điều kiện kinh tế .029 .027 .045 1.071 .285 Đặc điểm của ngôi chùa .076 .038 .098 2.008 .045 a. Dependent Variable: Hành vi đi lễ chùa biểu hiện qua động cơ
File đính kèm:
- luan_an_hanh_vi_di_le_chua_cua_sinh_vien_tren_dia_ban_ha_noi.docx
- 1Luanan-banchuan.pdf
- 2TomtattiengAnh.docx
- 2Tomtattienganh.pdf
- 2TomtattiengViet.docx
- 2Tomtattiengviet.pdf
- 3Thong tin tom tat ve nhung diem moi cua LATh.doc
- 3Thong tin tom tat ve nhung diem moi cua LATh.pdf