Luận án Hiệu quả kinh tế - Xã hội của doanh nghiệp dệt may ở tỉnh Nam Định

Doanh nghiệp nói chung và DNDM nói riêng có vị trí đặc biệt quan trọng của nền kinh tế, là bộ phận chủ yếu tạo ra hàng hóa, dịch vụ cho xã hội, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá trị sản phẩm và giá trị xuất khẩu. Những năm gần đây, hoạt động của doanh nghiệp trong đó có DNDM có những bước phát triển nhanh, mạnh góp phần giải phóng sức sản xuất, huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế - xã hội. Các doanh nghiệp, nhất là các DNDM đã đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách, đồng thời tham gia giải quyết hiệu quả các vấn đề xã hội như tạo việc làm cho người lao động, nâng cao mức thu nhập, chú trọng bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất.

Cùng với hệ thống doanh nghiệp, các doanh nghiệp dệt may đã có những bước phát triển mạnh mẽ trong những năm qua và ngày càng đóng vai trò quan trọng vào tăng trưởng của nền kinh tế. Trong tất cả các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu hiện nay, các doanh nghiệp dệt may đóng góp kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng cao. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp thuộc ngành dệt may hiện sử dụng khoảng ba triệu lao động công nghiệp, chiếm tỷ trọng trên 10% so với lao động công nghiệp cả nước, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội.

Trong nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta hiện nay, HQKTXH của DNDM luôn được các chủ thể quản lý quan tâm. Hiệu quả kinh tế - xã hội là một phạm trù phản ánh mối quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được về kinh tế - xã hội với chi phí bỏ ra của các đơn vị sản xuất kinh doanh, các ngành, các địa phương cũng như toàn bộ nền kinh tế, là yếu tố quan trọng góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển KT - XH của đất nước. Quan tâm tới HQKTXH của DNDM sẽ giúp phát huy được lợi thế so sánh, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực nhằm đạt được kết quả sản xuất kinh doanh cao nhất với chi phí bỏ ra thấp nhất. Từ đó, giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội như tạo công ăn việc làm, nâng cao mức thu nhập cho người lao động, đóng góp vào ngân sách nhà nước và giải quyết các vấn đề môi trường.

Nam Định thuộc đồng bằng châu thổ Sông Hồng, là tỉnh nổi tiếng với nhiều ngành nghề truyền thống có từ lâu đời trong đó có ngành dệt may. Với điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội tương đối thuận lợi và yếu tố lịch sử nên Nam Định là địa phương có nhiều DNDM hoạt động. Nằm trong hệ thống doanh nghiệp của nền kinh tế quốc dân, những năm gần đây, DNDM đã có những bước phát triển mạnh mẽ, duy trì tốc độ tăng trưởng, nâng cao giá trị xuất khẩu của ngành dệt may, thu hút được nhiều lao động với mức thu nhập ngày một tăng, đóng góp một phần đáng kể vào ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, HQKTXH của DNDM ở Nam Định vẫn còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến việc thực hiện chiến lược phát triển của ngành dệt may và các mục tiêu kinh tế - xã hội của Tỉnh. Kết quả sản xuất kinh doanh chủ yếu là doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế vẫn tăng đều qua các năm, nhưng doanh thu thuần trừ đi vốn sản xuất kinh doanh bình quân hàng năm có xu hướng giảm xuống và lợi nhuận trước thuế tăng chậm hơn so với sự gia tăng của tổng chi phí bỏ ra và chi phí bộ phận; Lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp dệt may tăng chậm hơn so với vốn chủ sở hữu bình quân hàng năm và tổng tài sản; Kết quả đóng góp vào ngân sách nhà nước hàng năm của các doanh nghiệp dệt may so với chi phí bỏ ra đang có xu hướng giảm, các doanh nghiệp dệt may ở tỉnh Nam Định phải bỏ ra lượng chi phí nhiều hơn để tạo ra một việc làm cho người lao động, tham gia giải quyết vấn đề môi trường trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may còn hạn chế. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XIX đề ra.

 

doc 193 trang kiennguyen 20/08/2022 3680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Hiệu quả kinh tế - Xã hội của doanh nghiệp dệt may ở tỉnh Nam Định", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Hiệu quả kinh tế - Xã hội của doanh nghiệp dệt may ở tỉnh Nam Định

Luận án Hiệu quả kinh tế - Xã hội của doanh nghiệp dệt may ở tỉnh Nam Định
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu ra trong luận án là trung thực có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Nguyễn Văn Huy
MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA 
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
5
Chương 1:
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
11
1.1.
Một số công trình nước ngoài liên quan đến đề tài luận án
11
1.2.
Một số công trình trong nước liên quan đến đề tài luận án
17
1.3.
Khái quát kết quả nghiên cứu của một số công trình đã công bố và những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục giải quyết
26
Chương 2:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP DỆT MAY Ở TỈNH NAM ĐỊNH VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
31
2.1.
Những vấn đề chung về hiệu quả kinh tế - xã hội của doanh nghiệp dệt may
31
2.2.
Quan niệm, tiêu chí và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế - xã hội của doanh nghiệp dệt may ở tỉnh Nam Định
45
2.3.
Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của doanh nghiệp dệt may ở một số địa phương trên thế giới, trong nước và bài học rút ra đối với doanh nghiệp dệt may ở tỉnh Nam Định
62
Chương 3:
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP DỆT MAY Ở TỈNH NAM ĐỊNH
74
3.1.
Khái quát về các doanh nghiệp dệt may ở tỉnh Nam Định
74
3.2.
Ưu điểm, hạn chế về hiệu quả kinh tế - xã hội của doanh nghiệp dệt may ở tỉnh Nam Định
78
3.3.
Nguyên nhân ưu điểm, hạn chế và một số vấn đề đặt ra cần giải quyết từ thực trạng hiệu quả kinh tế - xã hội của doanh nghiệp dệt may ở tỉnh Nam Định
101
Chương 4:
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP DỆT MAY Ở TỈNH NAM ĐỊNH THỜI GIAN TỚI
117
4.1.
Quan điểm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của doanh nghiệp dệt may ở tỉnh Nam Định thời gian tới
117
4.2.
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của doanh nghiệp dệt may ở tỉnh Nam Định thời gian tới
132
KẾT LUẬN 
160
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
162
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
163
PHỤ LỤC
176
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT
 Chữ viết đầy đủ
Chữ viết tắt
1.
Chủ nghĩa tư bản
 CNTB
2.
Chủ nghĩa xã hội
CNXH
3.
Doanh nghiệp dệt may
DNDM
4.
Doanh nghiệp nhà nước
DNNN
5.
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership)
CPTPP
6.
Hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreement)
FTA
7.
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (European-Vietnam Free Trade Agreement)
EVFTA
8.
Hiệu quả kinh tế
HQKT
9.
Hiệu quả kinh tế - xã hội
HQKTXH
10.
Hiệu quả xã hội
HQXH
11.
Kinh tế thị trường
KTTT
12.
Kinh tế - xã hội
KT - XH
13.
Lợi nhuận trên tổng tài sản (Return On Asset)
ROA
14.
Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (Return On Equity)
ROE
15.
Trách nhiệm xã hội (corporate social responsibility)
CSR
16.
Xã hội chủ nghĩa
XHCN
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
Tên bảng
Trang
Bảng 3.1
Số lượng doanh nghiệp dệt may đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại thời điểm 31/12 hàng năm ở tỉnh Nam Định
73
Bảng 3.2
Số lượng doanh nghiệp dệt may đang hoạt động tại thời điểm 31/12/2019 phân theo quy mô vốn
74
Bảng 3.3
Số lượng doanh nghiệp dệt may đang hoạt động ở tỉnh Nam Định tại thời điểm 31/12/2019 phân theo quy mô lao động
75
Bảng 3.4
Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dệt may ở tỉnh Nam Định giai đoạn 2012 - 2019
76
Bảng 3.5
Doanh thu thuần và vốn sản xuất kinh doanh bình quân hàng năm của DNDM ở tỉnh Nam Định giai đoạn 2012 - 2019
78
Bảng 3.6
Hệ số đòn bẩy tài chính của các DNDM ở tỉnh Nam Định 
giai đoạn 2012 - 2019
84
Bảng 3.7
Thuế thu nhập doanh nghiệp và vốn sản xuất kinh doanh của DNDM ở tỉnh Nam Định giai đoạn 2012 - 2019
85
Bảng 3.8
Tỷ lệ tổng số lao động trên vốn sản xuất kinh doanh của DNDM ở tỉnh Nam Định giai đoạn 2012 - 2019
87
Bảng 3.9
Tỷ lệ thu nhập hàng năm của người lao động trên vốn sản xuất kinh doanh của DNDM ở tỉnh Nam Định giai đoạn 2012 - 2019
89
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
STT
Tên hình
Trang
Hình 3.1
Tỷ lệ lợi nhuận trước thuế trên vốn sản xuất kinh doanh của DNDM ở tỉnh Nam Định giai đoạn 2012 - 2019
81
Hình 3.2
Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân hàng năm của DNDM ở tỉnh Nam Định giai đoạn 2012 - 2019
82
Hình 3.3
Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản của DNDM ở tỉnh Nam Định giai đoạn 2012 - 2019
83
Hình 3.4
Doanh thu thuần trừ đi vốn sản xuất kinh doanh của DNDM ở tỉnh Nam Định giai đoạn 2012 - 2019
92
Hình 3.5
Doanh thu thuần trên vốn sản xuất kinh doanh của DNDM ở tỉnh Nam Định giai đoạn 2012 - 2019
93
Hình 3.6
Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân hàng năm của DNDM ở tỉnh Nam Định giai đoạn 2012 - 2019
95
Hình 3.7
Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản của DNDM ở tỉnh Nam Định giai đoạn 2012 - 2019
96
Hình 3.8
Hệ số đòn bẩy tài chính của DNDM ở tỉnh Nam Định giai đoạn 2012 - 2019
97
Hình 3.9
Tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp trên vốn sản xuất kinh doanh của DNDM ở tỉnh Nam Định giai đoạn 2012 - 2019
98
Hình 3.10
Tỷ lệ vốn sản xuất kinh doanh trên tổng số lao động của DNDM ở tỉnh Nam Định giai đoạn 2012 - 2019
99
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Doanh nghiệp nói chung và DNDM nói riêng có vị trí đặc biệt quan trọng của nền kinh tế, là bộ phận chủ yếu tạo ra hàng hóa, dịch vụ cho xã hội, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá trị sản phẩm và giá trị xuất khẩu. Những năm gần đây, hoạt động của doanh nghiệp trong đó có DNDM có những bước phát triển nhanh, mạnh góp phần giải phóng sức sản xuất, huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế - xã hội. Các doanh nghiệp, nhất là các DNDM đã đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách, đồng thời tham gia giải quyết hiệu quả các vấn đề xã hội như tạo việc làm cho người lao động, nâng cao mức thu nhập, chú trọng bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất. 
Cùng với hệ thống doanh nghiệp, các doanh nghiệp dệt may đã có những bước phát triển mạnh mẽ trong những năm qua và ngày càng đóng vai trò quan trọng vào tăng trưởng của nền kinh tế. Trong tất cả các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu hiện nay, các doanh nghiệp dệt may đóng góp kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng cao. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp thuộc ngành dệt may hiện sử dụng khoảng ba triệu lao động công nghiệp, chiếm tỷ trọng trên 10% so với lao động công nghiệp cả nước, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội.
Trong nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta hiện nay, HQKTXH của DNDM luôn được các chủ thể quản lý quan tâm. Hiệu quả kinh tế - xã hội là một phạm trù phản ánh mối quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được về kinh tế - xã hội với chi phí bỏ ra của các đơn vị sản xuất kinh doanh, các ngành, các địa phương cũng như toàn bộ nền kinh tế, là yếu tố quan trọng góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển KT - XH của đất nước. Quan tâm tới HQKTXH của DNDM sẽ giúp phát huy được lợi thế so sánh, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực nhằm đạt được kết quả sản xuất kinh doanh cao nhất với chi phí bỏ ra thấp nhất. Từ đó, giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội như tạo công ăn việc làm, nâng cao mức thu nhập cho người lao động, đóng góp vào ngân sách nhà nước và giải quyết các vấn đề môi trường.
Nam Định thuộc đồng bằng châu thổ Sông Hồng, là tỉnh nổi tiếng với nhiều ngành nghề truyền thống có từ lâu đời trong đó có ngành dệt may. Với điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội tương đối thuận lợi và yếu tố lịch sử nên Nam Định là địa phương có nhiều DNDM hoạt động. Nằm trong hệ thống doanh nghiệp của nền kinh tế quốc dân, những năm gần đây, DNDM đã có những bước phát triển mạnh mẽ, duy trì tốc độ tăng trưởng, nâng cao giá trị xuất khẩu của ngành dệt may, thu hút được nhiều lao động với mức thu nhập ngày một tăng, đóng góp một phần đáng kể vào ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, HQKTXH của DNDM ở Nam Định vẫn còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến việc thực hiện chiến lược phát triển của ngành dệt may và các mục tiêu kinh tế - xã hội của Tỉnh. Kết quả sản xuất kinh doanh chủ yếu là doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế vẫn tăng đều qua các năm, nhưng doanh thu thuần trừ đi vốn sản xuất kinh doanh bình quân hàng năm có xu hướng giảm xuống và lợi nhuận trước thuế tăng chậm hơn so với sự gia tăng của tổng chi phí bỏ ra và chi phí bộ phận; Lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp dệt may tăng chậm hơn so với vốn chủ sở hữu bình quân hàng năm và tổng tài sản; Kết quả đóng góp vào ngân sách nhà nước hàng năm của các doanh nghiệp dệt may so với chi phí bỏ ra đang có xu hướng giảm, các doanh nghiệp dệt may ở tỉnh Nam Định phải bỏ ra lượng chi phí nhiều hơn để tạo ra một việc làm cho người lao động, tham gia giải quyết vấn đề môi trường trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may còn hạn chế. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XIX đề ra.
Nghiên cứu lý luận, thực tiễn về HQKTXH của DNDM ở tỉnh Nam Định là vấn đề cần thiết, mang tính thời sự cao, nhất là khi nước ta đang thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, tác giả chọn đề tài: “Hiệu quả kinh tế - xã hội của doanh nghiệp dệt may ở tỉnh Nam Định" làm đề tài luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành kinh tế chính trị.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 
Mục đích nghiên cứu
Làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn về HQKTXH của DNDM ở tỉnh Nam Định; trên cơ sở đó đề xuất quan điểm và giải pháp nâng cao HQKTXH của DNDM ở tỉnh Nam Định thời gian tới.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án.
Luận giải cơ sở lý luận về HQKTXH của DNDM: Xây dựng quan niệm, tiêu chí và các yếu tố ảnh hưởng đến HQKTXH của DNDM ở tỉnh Nam Định; khảo cứu kinh nghiệm nâng cao HQKTXH của DNDM ở một số địa phương ngoài nước, trong nước và bài học rút ra cho tỉnh Nam Định.
Đánh giá thực trạng HQKTXH của DNDM ở tỉnh Nam Định, chỉ rõ nguyên nhân ưu điểm, hạn chế và những vấn đề đặt ra cần giải quyết từ thực trạng HQKTXH của DNDM ở tỉnh Nam Định.
Đề xuất quan điểm, giải pháp nâng cao HQKTXH của DNDM ở tỉnh Nam Định thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Hiệu quả kinh tế - xã hội của doanh nghiệp dệt may.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu HQKTXH của các DNDM ở tỉnh Nam Định trên cơ sở so sánh kết quả đạt được với chi phí bỏ ra trên ba nhóm tiêu chí cơ bản: So sánh kết quả sản xuất kinh doanh (doanh thu thuần, lợi nhuận trước thuế) với vốn sản xuất kinh doanh bình quân hàng năm của các doanh nghiệp dệt may; hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu bình quân, tổng tài sản, khả năng trả nợ thông qua mối quan hệ so sánh giữa lợi nhuận sau thuế với vốn chủ sở hữu bình quân và tổng tài sản; tiêu chí đánh giá hiệu quả xã hội thông qua số lượng việc làm tạo ra, thu nhập hàng năm của người lao động, mức đóng góp vào ngân sách nhà nước hàng năm so với chi phí bỏ ra và giải quyết vấn đề môi trường.
Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu HQKTXH của các DNDM ... ho dệt hoặc may để buôn bán hoặc chế biến thêm; Sản xuất sợi, kết, cuộn, ngâm sợi tổng hợp hoặc sợi tái tạo; Sản xuất vải cotton rộng bản, vải len, vải lụa, vải lanh bao gồm cả sợi tái tạo hoặc tổng hợp; Sản xuất sợi giấy.
Loại trừ: Công việc chuẩn bị được thực hiện gắn với nông nghiệp hoặc trang trại được phân vào ngành 01 (Nông nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên quan); Ươm các cây lấy sợi (đay, gai, lanh...) được phân vào nhóm 01160 (Trồng cây lấy sợi); Tỉa hột bông được phân vào nhóm 01630 (Hoạt động dịch vụ sau thu hoạch); Sản xuất sợi tổng hợp hoặc nhân tạo, sản xuất sợi đơn (bao gồm sợi dai và sợi dùng dệt thảm) từ sợi tổng hợp hoặc sợi nhân tạo được phân vào nhóm 20300 (Sản xuất sợi nhân tạo); Sản xuất sợi thủy tinh được phân vào nhóm 23103 (Sản xuất sợi thủy tinh và sản phẩm từ sợi thủy tinh).
Nhóm ngành 1312 - 13120: Sản xuất vải dệt thoi
Nhóm này gồm: Sản xuất vải cotton khổ rộng bằng cách đan, tấm vải đan, thêu, bao gồm từ sợi nhân tạo hoặc tổng hợp; Sản xuất các tấm vải khổ rộng khác sử dụng sợi lanh, gai, đay và các sợi đặc biệt; Sản xuất vải len tuyết, viền, vải bông, gạc; Sản xuất tấm vải từ sợi thủy tinh; Sản xuất các tấm vải từ sợi các-bon và aramid; Sản xuất các tấm lông nhân tạo bằng cách dệt.
Loại trừ: Sản xuất vải phủ sàn bằng nguyên liệu dệt được phân vào nhóm 13930 (Sản xuất thảm, chăn đệm); Sản xuất nỉ và vải không dệt được phân vào nhóm 13990 (Sản xuất các loại hàng dệt khác chưa được phân vào đâu); Sản xuất các sản phẩm dệt khổ hẹp được phân vào nhóm 13990 (Sản xuất các loại hàng dệt khác chưa được phân vào đâu); Sản xuất sản phẩm dệt bằng cách đan, móc được phân vào nhóm 13910 (Sản xuất vải dệt kim, vải đan móc và vải không dệt khác).
Nhóm ngành 1313 - 13130: Hoàn thiện sản phẩm dệt
Nhóm này gồm: Tẩy hoặc nhuộm vải dệt, sợi, sản phẩm dệt bao gồm cả quần áo; Hồ vải, nhuộm, hấp, làm co, chống co, ngâm kiềm vải, sản phẩm dệt bao gồm cả quần áo; Tẩy quần áo bò; Xếp nếp và các công việc tương tự trên sản phẩm dệt; Làm chống thấm nước, tạo lớp phủ, cao su hoá hoặc ngâm vải; In lụa trên trang phục và sản phẩm dệt.
Loại trừ: Sản xuất vải dệt được ngâm tẩm, phủ lớp cao su, cao su là thành phần chính được phân vào nhóm 22190 (Sản xuất sản phẩm khác từ cao su).
Nhóm 139: Sản xuất hàng dệt khác
Nhóm này gồm: Sản xuất các sản phẩm được tạo ra từ vải dệt, ngoại trừ quần áo mặc, chẳng hạn như hàng dệt may sẵn, thảm và chăn mền, dây thừng, dây chão, vải dệt gối, và một số đồ trang sức...
Nhóm ngành 1391 - 13910: Sản xuất vải dệt kim, vải đan móc và vải không dệt khác
Nhóm này gồm: Sản xuất và gia công các sản phẩm vải len như: Vải nhung và vải bông, Lưới và đồ trang trí cửa sổ, vải đan trên máy Raschel và các máy tương tự, Các loại vải bằng đan móc khác; Sản xuất sản phẩm giả da lông thú từ việc may đan. Thêu gia công trên vải, thêu các sản phẩm may mặc khác (trừ thêu trang phục).
Loại trừ: Sản xuất lưới và đồ trang trí cửa sổ, vải màn dạng ren được đan từ máy Raschel hoặc từ các máy móc tương tự được phân vào nhóm 13990 (Sản xuất các loại hàng dệt khác chưa được phân vào đâu); Sản xuất quần áo, đồ trang sức trang điểm, đan, thêu được phân vào nhóm 14300 (Sản xuất trang phục dệt kim, đan móc).
Nhóm ngành 1392 - 13920: Sản xuất hàng dệt sẵn (trừ trang phục)
Nhóm này gồm: 
Sản xuất sản phẩm dệt sẵn từ bất kỳ nguyên liệu dệt nào, kể cả vải len như: Chăn, túi ngủ, Khăn trải giường, bàn hoặc bếp, Chăn, chăn lông vịt, đệm ghế, gối và túi ngủ.
Sản xuất các sản phẩm dệt may sẵn như: Màn, rèm, mành, ga trải giường, tấm phủ máy móc hoặc bàn ghế, Vải nhựa, lều bạt, đồ cắm trại, buồm, bạt che ô tô, che máy móc và bàn ghế, Cờ, biểu ngữ, cờ hiệu... Vải lau bụi, khăn lau bát, chén, đĩa và các đồ tương tự, áo cứu đắm, dù.
Nhóm này cũng gồm: Sản xuất chăn điện; Sản xuất thảm thêu tay; Sản xuất vải phủ lốp ô tô.
Loại trừ: Sản xuất hàng dệt dùng trong kỹ thuật được phân vào nhóm 13990 (Sản xuất các loại hàng dệt khác chưa được phân vào đâu).
Nhóm ngành 1393 - 13930: Sản xuất thảm, chăn, đệm
Nhóm này gồm: Sản xuất tấm lát phủ sàn như: thảm tấm, chăn đệm, thảm lau chân; Sản xuất tấm phủ sàn dệt dạng nỉ có lỗ.
Loại trừ: Sản xuất thảm chùi chân từ nguyên liệu tết bện được phân vào nhóm 1629 (Sản xuất sản phẩm khác từ gỗ; sản xuất sản phẩm từ tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bện); Sản xuất tấm phủ sàn từ nguyên liệu nhựa, cao su, tết bện được phân vào nhóm 1629 (Sản xuất các sản phẩm khác từ gỗ; sản xuất sản phẩm từ tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bện); Sản xuất vải sơn lót sàn nhà, tấm phủ sàn có mặt cứng được phân vào nhóm 2220 (Sản xuất sản phẩm từ plastic).
Nhóm ngành 1394 - 13940: Sản xuất các loại dây bện và lưới
Nhóm này gồm: Sản xuất dây thừng, dây chão, dây bện và dây cáp từ sợi dệt hoặc sợi tương tự, bất kể chúng được tẩm phủ tráng, bọc bằng cao su, plastic hay không; Sản xuất lưới đan từ dây chão, dây thừng, bện; Sản xuất các sản phẩm lưới hoặc dây chão; lưới đánh cá, lưới chắn thuyền, dây cáp, dây chão có lõi bằng kim loại, dây đeo, lót đệm...
Loại trừ: Sản xuất lưới tóc được phân vào nhóm 14100 (May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú)); Sản xuất dây kim loại được phân vào nhóm 2599 (Sản xuất sản phẩm khác bằng kim loại chưa được phân vào đâu).
Nhóm ngành 1399 -13990: Sản xuất các loại hàng dệt khác chưa được phân vào đâu
Nhóm này gồm: Hoạt động liên quan đến dệt hoặc sản phẩm dệt chưa được phân vào đâu trong ngành 12, 13.
Cụ thể: Sản xuất các sản phẩm tấm dệt khổ hẹp, bao gồm các tấm dệt sợi ngang không có sợi dọc được ghép với nhau thông qua chất kết dính, Sản xuất nhãn hiệu, băng rôn...; Sản xuất đồ tỉa trang trí: vải viền, quả tua; Sản xuất nỉ; Sản xuất màn tuyn và các màn bằng vải khác, sản xuất viền đăng ten cuộn, đăng ten mảnh, dải hoặc mẫu ten rời để trang trí; Sản xuất tấm dệt được tẩm, được phủ hoặc tráng nhựa; Sản xuất sợi kim loại hoá hoặc dây thừng và dây cao su có lớp nguyên liệu dệt phủ ngoài, sợi dệt được tráng, phủ hoặc bọc bằng cao su hoặc nhựa; Sản xuất vải bố làm lốp xe bằng sợi nhân tạo có độ bền cao; Sản xuất các loại vải được tráng hoặc xử lý khác nhau như: quần áo đi săn, vải dùng cho hoạ sĩ, vải thô và các loại vải hồ cứng...; Sản xuất các sản phẩm dệt khác: mạng đèn măng sông; Sản xuất ống phun nước, băng chuyền, băng tải (bất kể chúng được tăng cường bằng kim loại hoặc vật chất khác hay không); Sản xuất vải lót máy móc; Sản xuất vải quần áo dễ co giãn; Sản xuất vải dùng vẽ tranh sơn dầu và vải vẽ kỹ thuật; Sản xuất dây giày; Sản xuất bông đánh phấn và găng tay; May bao đựng gạo, vắt sổ quần áo.
Loại trừ: Sản xuất tấm phủ sàn được phân vào nhóm 13920 (Sản xuất hàng dệt sẵn (trừ trang phục)); Sản xuất sản phẩm dệt làm đồ chèn lót, hoặc sản phẩm chèn lót: như khăn tắm, băng vệ sinh được phân vào nhóm 17090 (Sản xuất các sản phẩm khác từ giấy và bìa chưa được phân vào đâu); Sản xuất băng chuyền, băng tải bằng sợi dệt, dây thừng, dây chão được phủ, tráng cao su, trong đó cao su là thành phần chính được phân vào nhóm 22190 (Sản xuất sản phẩm khác từ cao su); Sản xuất tấm, tờ hoặc mảnh cao su có liên kết với sợi vải dệt với mục đích tăng cường được phân vào nhóm 22190 (Sản xuất sản phẩm khác từ cao su), nhóm 2220 (Sản xuất sản phẩm từ plastic); Sản xuất quần áo từ sợi kim loại được phân vào nhóm 2599 (Sản xuất sản phẩm khác bằng kim loại chưa được phân vào đầu).
Nguồn: [84]
Phụ lục 12
NGÀNH MAY (Mã ngành: 14)
Ngành này gồm: Hoạt động may (may gia công hoặc may sẵn) bằng tất cả các nguyên liệu (ví dụ da, dệt, vải đan hoặc móc), tất cả các loại quần, áo (quần áo mặc ngoài hoặc quần áo lót của nam, nữ, trẻ em; quần áo đi làm, quần áo ở nhà hoặc quần áo của người thành thị...) và các đồ phụ kiện. Sản xuất trang phục ở ngành này không có sự phân biệt giữa quần áo cho người lớn và quần áo cho trẻ em hay quần áo truyền thống hoặc hiện đại.
Nhóm ngành 141 - 1410 -14100: May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú)
Nhóm này gồm: Sản xuất trang phục, nguyên liệu sử dụng có thể là bất kỳ loại nào có thể được tráng, phủ hoặc cao su hoá; Sản xuất trang phục bằng da hoặc da tổng hợp bao gồm các phụ kiện bằng da dùng trong các ngành công nghiệp như tạp dề da; Sản xuất quần áo bảo hộ lao động; Sản xuất quần áo khoác ngoài từ vải len, vải đan móc hoặc không phải đan móc... cho phụ nữ, nam giới, trẻ em như: áo khoác ngoài, áo jac ket, bộ trang phục, quần, váy...; Sản xuất quần áo lót hoặc quần áo đi ngủ làm từ vải len, vải đan móc, cho nam giới, phụ nữ hoặc trẻ em như: Áo sơ mi, áo chui đầu, quần đùi, quần ngắn bó, bộ pyjama, váy ngủ, áo blu...; Sản xuất quần áo cho trẻ em, quần áo bơi, quần áo trượt tuyết; Sản xuất mũ mềm hoặc cứng; Sản xuất các đồ phụ kiện trang phục khác: Tất tay, thắt lưng, caravat, lưới tóc, khăn choàng; Sản xuất đồ lễ hội; Sản xuất mũ lưỡi trai bằng da lông thú; Sản xuất giày, dép từ nguyên liệu dệt không có đế; Sản xuất chi tiết của các sản phẩm trên.
Loại trừ: Sản xuất trang phục bằng da lông thú (trừ mũ lưỡi trai) được phân vào nhóm 14200 (Sản xuất sản phẩm từ da lông thú); Sản xuất giày dép được phân vào nhóm 15200 (Sản xuất giày, dép); Sản xuất trang phục bằng cao su hoặc nhựa không bằng cách khâu mà chỉ gắn với nhau được phân vào nhóm 22190 (Sản xuất sản phẩm khác từ cao su) và nhóm 22209 (Sản xuất sản phẩm khác từ plastic); Sản xuất găng tay da thể thao và mũ thể thao được phân vào nhóm 32300 (Sản xuất dụng cụ thể dục, thể thao); Sản xuất mũ bảo hiểm (trừ mũ dùng cho thể thao) được phân vào nhóm 32900 (Sản xuất khác chưa được phân vào đâu); Sản xuất quần áo bảo vệ và quần áo chống lửa được phân vào nhóm 32900 (Sản xuất khác chưa được phân vào đâu); Sửa chữa trang phục được phân vào nhóm 95290 (Sửa chữa xe đạp, đồng hồ, đồ dùng cá nhân và gia đình chưa được phân vào đâu).
Nhóm ngành 142 - 1420 -14200: Sản xuất sản phẩm từ da lông thú
Nhóm này gồm sản xuất sản phẩm làm từ da lông thú như: Trang phục lông thú và phụ trang; Các phụ kiện làm từ lông da như tấm, miếng lót, mảnh dải...; Các sản phẩm phụ khác từ da lông thú như thảm, đệm, mảnh đánh bóng công nghiệp.
Loại trừ: Sản xuất da lông sống được phân vào nhóm 014 (chăn nuôi) và nhóm 01700 (Săn bắt, đánh bẫy và hoạt động dịch vụ có liên quan); Chế biến da thô và da sống được phân vào nhóm 1010 (Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt); Sản xuất lông thú giả (quần áo có lông dài thông qua đan, dệt) được phân vào nhóm 13110 (Sản xuất sợi) và nhóm 13120 (Sản xuất vải dệt thoi); Sản xuất mũ lông thú được phân vào nhóm 14100 (May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú)); Sản xuất trang phục có trang trí lông thú được phân vào nhóm 14100 (May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú)); Thuộc, nhuộm da được phân vào nhóm 15110 (Thuộc, sơ chế da; sơ chế và nhuộm da lông thú); Sản xuất bốt, giày có phần lông thú được phân vào nhóm 15200 (Sản xuất giày, dép).
Nhóm ngành 143 - 1430 - 14300: Sản xuất trang phục dệt kim, đan móc
Nhóm này gồm: Sản xuất trang phục đan móc và các sản phẩm may sẵn khác, đan móc trực tiếp thành sản phẩm như: Áo chui đầu, áo len, áo gile và các đồ tương tự; Sản xuất hàng dệt kim như áo nịt, tất, soóc.
Loại trừ: Sản xuất vải đan móc, được phân vào nhóm 13910 (Sản xuất vải dệt kim, vải đan móc và vải không dệt khác).
Nguồn: [84]

File đính kèm:

  • docluan_an_hieu_qua_kinh_te_xa_hoi_cua_doanh_nghiep_det_may_o_t.doc
  • doc1 BIA LUAN AN - HUY.doc
  • doc2 BÌA TÓM TẮT TIẾNG VIỆT - HUY.doc
  • doc2 TÓM TẮT TIẾNG VIỆT - HUY.doc
  • doc3 BÌA TÓM TẮT TIẾNG ANH - HUY.doc
  • doc3 TÓM TẮT TIẾNG ANH - HUY.doc
  • doc4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG ANH - HUY.doc
  • doc4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG VIỆT - HUY.doc