Luận án Marketing địa phương nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tỉnh Quảng Nam
Tỉnh Quảng Nam là một tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung với
diện tích tự nhiên khoảng 10.500 km2 và dân số khoảng 1,5 triệu người, gần sân bay
quốc tế Đà Nẵng và ở giữa hai cảng biển quốc tế lớn là Đà Nẵng và Kỳ Hà. Quảng
Nam cũng là tỉnh được thành lập khu kinh tế mở ven biển đầu tiên trên cả nước –
Khu Kinh tế mở Chu Lai và giàu tiềm năng về du lịch với 2 di sản văn hoá thế giới
là Đô thị cổ Hội An, Khu đền tháp cổ Mỹ Sơn và Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù
Lao Chàm. Tuy nhiên, nguồn lực nội tại để phát triển còn nhiều hạn chế, vì vậy,
trong những năm qua, chính quyền tỉnh đã không ngừng nỗ lực thực hiện mở cửa
thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Năm 2019, tỉnh đã cấp mới 19 dự án đầu tư nước
ngoài với tổng số vốn đăng ký gần 84,5 triệu USD của các nhà đầu tư đến từ các
quốc gia: Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Anh, New Zealand. . Tổng số dự
án còn hiệu lực trên địa bàn tỉnh đến nay là 188 dự án với tổng vốn đầu tư 5,9 tỷ
USD, lĩnh vực đầu tư chủ yếu tập trung vào các ngành công nghiệp chế biến – chế
tạo, du lịch – dịch vụ.
Mặt khác, môi trường cạnh tranh để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài ngày
càng trở nên gay gắt khi các địa phương trong vùng và các địa phương thuộc quốc
gia trong khu vực như Lào, Campuchia, Myanmar cũng có xu hướng đẩy mạnh hoạt
động xúc tiến đầu tư. Trong bối cảnh đó, hoạt động thu hút đầu tư của tỉnh Quảng
Nam cần phải được triển khai có chiến lược, khoa học và hệ thống mới có thể tạo ra
lợi thế cạnh tranh bền vững cho tỉnh trong quá trình thu hút đầu tư trong những năm
tới.
Thực tiễn nghiên cứu và kinh nghiệm phát triển xã hội, thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài tại các địa phương trên thế giới và tại Việt Nam cho thấy marketing địa
phương là cách thức phù hợp để tổ chức, thực hiện và đánh giá hoạt động thu hút
đầu tư trực tiếp nước ngoài có hiệu quả. Các tiếp cận marketing trong thu hút đầu tư
mang tính chất của một nền hành chính phục vụ, xem chính quyền địa phương là2
“người bán hàng” và nhà đầu tư là “khách hàng” và sản phẩm cần được bán là “sản
phẩm địa phương”. Từ cách tiếp cận này đòi hỏi chính quyền địa phương phải thay
đổi nhận thức về vai trò của mình trong hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài, nội dung cần thực hiện trong hoạt động thu hút đầu tư và ứng xử với nhà đầu
tư nước ngoài. Marketing địa phương để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể
được xem là một tập hợp các hoạt động nhằm khởi tạo, duy trì và thay đổi thái độ
và hành vi của nhà đầu tư nước ngoài đối với địa phương và từ đó địa phương thu
hút được nhà đầu tư nước ngoài đến thiết lập dự án đầu tư. Nhiều tỉnh, thành phố đã
và đang là địa điểm đầu tư hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài đều đã tiến hành
nghiên cứu, đánh giá cụ thể về hoạt động marketing địa phương và có giải pháp cụ
thể để thực hiện marketing địa phương trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đó
là: Hồ Đức Hùng (2015) nghiên cứu tại TP Hồ Chí Minh, Đặng Thành Liêm (2013)
nghiên cứu ở Bến Tre, Cao Thái Huy (2019) nghiên cứu ở các tỉnh Đông Nam bộ,
Nguyễn Huy Hoàng (2019) nghiên cứu ở Hà Tỉnh v.v. Các hoạt động tỉnh Quảng
Nam để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng là các hoạt động marketing địa
phương, tuy nhiên nghiên cứu marketing địa phương nhằm thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài một cách có hệ thống, khoa học và chiến lược để từ đó đánh giá đầy đủ
thực trạng, đề ra các giải pháp phát triển phù hợp với tình hình thực tiễn mới có thể
đảm bảo thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài bền vững.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Marketing địa phương nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tỉnh Quảng Nam
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN NGUYỄN NGỌC THUYÊN MARKETING ĐỊA PHƯƠNG NHẰM THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) Ở TỈNH QUẢNG NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH 1. TS NGUYỄN NGỌC QUANG 2. 2. PGS, TS LÊ ĐỨC TOÀN ĐÀ NẴNG, NĂM 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN NGUYỄN NGỌC THUYÊN MARKETING ĐỊA PHƯƠNG NHẰM THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) Ở TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 9340101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS NGUYỄN NGỌC QUANG 2. PGS, TS LÊ ĐỨC TOÀN ĐÀ NẴNG, NĂM 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Đà Nẵng, ngày tháng 10 năm 2021 TÁC GIẢ Nguyễn Ngọc Thuyên NGUYỄN NGỌC THUYÊN MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................4 3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu ........................................................4 4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................4 5. Đóng góp của Luận án ..........................................................................................6 6. Kết cấu của Luận án .............................................................................................7 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ MARKETING ĐỊA PHƯƠNG ...........................................................................................................8 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài ...........................8 1.1.1. Nhóm các công trình của tác giả quốc tế tiêu biểu ........................................8 1.1.2. Nhóm các công trình của tác giả trong nước. ..............................................13 1.2. Khoảng trống nghiên cứu ................................................................................21 KẾT LUẠN CHƯƠNG 1 ........................................................................................22 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING ĐỊA PHƯƠNG VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI .................23 2.1. Lý thuyết về Marketing ...................................................................................23 2.1.1.Khái niệm Marketing ......................................................................................23 2.1.2. Các lý thuyết quản trị Marketing ...................................................................23 2.1.3. Tiến trình quản trị Marketing .......................................................................24 2.2. Cơ sở lý luận về Marketing địa phương ........................................................25 2.2.1. Khái niệm về Marketing địa phương ............................................................25 2.2.2. Đặc điểm của marketing địa phương ............................................................29 2.2.3. Phân biệt marketing địa phương và marketing doanh nghiệp ....................30 2.3. Nội dung của Marketing địa phương .............................................................32 2.3.1. Mô hình của Ashworth and Voogd (1990) ....................................................33 2.3.2. Mô hình của Fretter (1993) ...........................................................................35 2.3.3. Mô hình của Kotler & cộng sự (1993) .........................................................37 2.3. Marketing địa phương theo các đối tượng khách hàng mục tiêu ................41 2.3.1. Marketing địa phương để thu hút khách du lịch ..........................................41 2.3.2. Marketing địa phương để thu hút cư dân .....................................................43 2.3.3. Marketing địa phương để thu hút doanh nghiệp .........................................44 2.4. Tổng quan về thu hút FDI và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương .....44 2.4.1. Tổng quan về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ...............................44 2.4.2. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài ....................................................45 2.4.3. Phân loại đầu tư trực tiếp nước ngoài ..........................................................47 2.4.4. Mối quan hệ giữa thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế xã hội địa phương ........................................................................................48 2.5. Mối quan hệ giữa Marketing và thu hút FDI ................................................51 2.5.1. Mô hình các yếu tố thu hút FDI của Lall (1997) .........................................51 2.5.2. Mô hình marketing địa phương để thu hút FDI của Metaxas (2010).........53 2.5.3. Mô hình markeing địa phương để thu hút đầu tư của Phạm Công Toàn (2010) ........................................................................................................................54 2.5.4. Mô hình marketing mix địa phương để thu hút FDI của Nguyễn Đức Hải (2011) ........................................................................................................................58 2.5.5. Mô hình nghiên cứu đề xuất .........................................................................58 2.6. Sự cần thiết hoàn thiện Marketing địa phương nhằm thu hút FDI tại tỉnh Quảng Nam ..............................................................................................................61 2.6.1. Sự đổi mới trong tư duy quản trị địa phương của các cơ quan chức năng nên cần nghiên cứu về hoạt động tiếp thị địa phương để đưa ra các gợi ý cho nhà hoạch định chính sách .............................................................................................61 2.6.2. Hiệu quả của tiếp thị địa phương trong thu hút FDI để phát triển kinh tế xã hội.........................................................................................................................62 2.6.3. Hoàn thiện hoạt động tiếp thị địa phương để cải thiện năng lực cạnh tranh của tỉnh Quảng Nam trong thu hút FDI .................................................................62 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................63 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG MARKETING ĐỊA PHƯƠNG VỀ THU HÚT FDI TẠI TỈNH QUẢNG NAM ..............................................................................64 3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam ...................................64 3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam .........................64 3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội ..............................................................................65 3.2. Thực trạng Marketing địa phương tại tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2015 - 2018 ...................................................................................................................................68 3.2.1. Phân tích hiện trạng ......................................................................................68 3.2.2. Thiết lập mục tiêu Marketing ........................................................................69 3.2.3. Xây dựng chương trình marketing ................................................................70 3.2.4. Về thực hiện hoạt động marketing địa phương ............................................72 3.3. Thực trạng thu hút FDI tại tỉnh Quảng Nam ............................................. 103 3.3.1. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Nam theo lĩnh vực đầu tư ................................................................................................................................ 103 3.3.2. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Nam theo quốc gia, vùng lãnh thổ .................................................................................................................. 106 3.3.3. Tác dộng của Marketing địa phương đối với thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Quảng Nam ........................................................................... 109 3.3.4. Sản phẩm địa phương ................................................................................. 111 3.3.5. Giá cả sản phẩm địa phương ...................................................................... 114 3.3.6. Phân phối sản phẩm địa phương ............................................................... 115 3.3.7. Khuyếch trương sản phẩm địa phương ..................................................... 116 3.3.8. Công chúng địa phương ............................................................................. 116 3.3.9. Chính quyền địa phương ............................................................................ 117 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ..................................................................................... 117 CHƯƠNG 4 HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING ĐỊA PHƯƠNGTRONG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2020 – 2030 ...................................... 119 4.1. Dự báo tình hình thế giới và Việt Nam trong những năm đến ................. 119 4.1.1. Dự báo tình hinh thế giới và Việt Nam ...................................................... 119 4.1.2. Thời cơ, thách thức đối với Việt Nam ........................................................ 121 4.1.3. Định hướng phát triển của tỉnh Quảng Nam và marketing địa phương nhằm thu hút FDI ................................................................................................. 122 4.2. Các giải pháp hoàn thiện Marketing địa phương trong thu hút FDI vào tỉnh Quảng Nam ................................................................................................... 131 4.2.1. Phân tích hiện trạng và các vấn đề liên quan đến thu hút FDI vào tỉnh Quảng Nam ........................................................................................................... 131 4.2.2. Thiết lập mục tiêu marketing địa phương trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Nam đến năm 2030 ................................................. 139 4.2.3. Xây dựng chương trình marketing địa phương ......................................... 145 4.2.4. Thực hiện các hoạt động marketing – mix ................................................ 156 4.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá ................................................... 164 4.2.6. Tiếp tục hoàn thiện năng lực của chính quyền địa phương ..................... 166 4.2.7. Các giải pháp khác ...................................................................................... 169 4.3. Các kiến nghị ......................................................... ... Cẩm Thanh, thành phố Hội An Dịch vụ Nhà hàng rạp xiếc nhỏ 25.000 49 Công ty TNHH MTV LE20 Hội An Phường Cẩm An, thành phố Hội An Dịch vụ Nhà hàng LE20 8.900 50 Công ty TNHH Đông An thành phố Hội An Công nghiệp Dự án Sản xuất chả cá Sami 500.000 51 Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Khoáng sản Quảng Nam CCN Hà Lam – Chợ Được, huyện Thăng Bình Công nghiệp may mặc và da giày DỰ ÁN ĐẦU TƯ NHÀ MÁY VẢI SỢI THỦY TINH QUẢNG NAM 1.000.000 52 Công ty TNHH Thái Việt Agri Group Xã Duy Hòa, huyện Duy Xuyên Nông nghiệp Dự án trang trại chăn nuôi lợn sinh sản siêu nạc Thái Việt 3.455.000 53 CÔNG TY TNHH TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ TÀI NĂNG Phường Cẩm Châu, Thành phố Hội An Giáo dục TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ TÀI NĂNG 70.000 54 Công ty TNHH Chinnmeal Hội An Phường Cẩm Phô, thành phố Hội An Dịch vụ Nhà hàng Chinnmeal 300.000 55 CÔNG TY TNHH MTV BA CON GẤU Phường Cẩm Phô, thành phố Hội An Dịch vụ DỰ ÁN CÀ PHÊ BA CON GẤU 30.000 56 Công ty TNHH GAPADENT Việt Nam CCN Hà Lam – Chợ Được, huyện Thăng Bình Công nghiệp DỰ ÁN SẢN XUẤT THIẾT BỊ DỤNG CỤ Y TẾ NHA KHOA GAPADENT 1.500.000 57 Công ty TNHH HITEX.ONE VINA CCN Hà Lam – Chợ Được, huyện Thăng Bình Công nghiệp may mặc và da giày Nhà máy sản xuất sản phẩm từ sợi HITEX.ONE VINA 2.500.000 58 CÔNG TY TNHH HOI AN - IZER thành phố Hội An Dịch vụ Nhà hàng HOI AN - IZER 7.646 59 Công ty TNHH MTV DAISSHO Việt Nam CCN Tây An, huyện Duy Xuyên Công nghiệp may mặc và da giày NHÀ MÁY SẢN XUẤT ÁO CƯỚI, THỜI TRANG VÀ BAO BÌ NILON 3.300.000 60 CÔNG TY TNHH DỆT MAY EDWARD CCN Hà Lam – Chợ Được, huyện Thăng Bình Công nghiệp may mặc và da giày NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỌC GHẾ SOFA 2.000.000 61 Công ty TNHH MTV Makcha Phường Minh An, thành phố Hội An Dịch vụ Nhà hàng MAKCHA 50.000 62 Công ty TNHH MTV Dệt Thần kỳ Xã Điện Quang, thị xã Điện Bàn Nghiên cứu phát triển khoa học PHÒNG THÍ NGHIỆM NGHIÊN CỨU GIỐNG TẰM 2.200.000 63 CÔNG TY TNHH BUMYUNG VINA CCN Hà Lam – Chợ Được, huyện Thăng Bình Công nghiệp may mặc và da giày Nhà máy dệt Bumyung Vina 1.500.000 64 Công ty TNHH Yeou Lih Silica Sand Việt Nam KCN Tam Hiệp, huyện Núi Thành Công nghiệp xây dựng và khai thác khoáng sản Nhà máy sản xuất chế biến các sản phẩm từ cát 6.083.000 65 Công ty Quốc tế đá Thái Bình Xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành Công nghiệp xây dựng và khai thác khoáng sản Sản xuất, xây dựng và chế biến đá granit xuất khẩu 3.665.000 66 CÔNG TY TNHH ELF Gaz Đà Nẵng huyện Núi Thành Công nghiệp xây dựng và khai thác khoáng sản Tồn trữ, đóng bình và phân phối khi hoá lỏng (LPG) 3.500.000 67 Công ty TNHH Wei Xern Sin Industrial Việt Nam Xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành Công nghiệp xây dựng và khai thác khoáng sản Dự án nhà máy sản xuất đá, cấu kiện bê tông xây dựng 7.700.000 68 Công ty TNHH liên doanh Nguyên liệu giấy Quảng Nam KCN Bắc Chu Lai, huyện Núi Thành Công nghiệp Trồng và chế biến các loại nguyên liệu giấy, sản xuất dăm gỗ xuất khẩu 610.000 69 Công ty TNHH DACOTEX Hải Âu Xanh Huyện Thăng Bình và huyện Núi Thành Công nghiệp may mặc và da giày Nhà máy may xuất khẩu 2.00.000 70 Công ty TNHH Le Domaine de Tam Hai huyện Núi Thành Du lịch Dịch vụ Xây dựng và khai thác kinh doanh một khu du lịch và các hoạt động liên quan đến du lịch 44.397.000 71 Công ty CCI Việt Nam KCN Bắc Chu Lai, huyện Núi Thành Công nghiệp chế tạo Nhà máy sản xuất linh kiện điện tử 12.970.000 72 Công ty TNHH Mapei Việt Nam KCN Bắc Chu Lai, huyện Núi Thành Công nghiệp chế tạo Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm hoá chất dùng trong công nghiệp xây dựng 5.100.000 73 Công ty TNHH Việt Khánh KCN Bắc Chu Lai, huyện Núi Thành Công nghiệp Nhà máy sản xuất và gia công các sản phẩm ngũ kim trang trí nội thất 4.000.000 74 Công ty TNHH LD May mặc Như Thành CCN thị trấn Núi Thành, Núi Thành Công nghiệp may mặc và da giày Gia công may thêu công nghiệp, mua bán hàng may mặc, nguyên phụ liệu ngành may, máy móc thiết bị ngành may 1.200.000 75 Công ty CP Mai Đoàn Xã Tam Tiến, huyện Núi Thành Du lịch Dịch vụ Khu du lịch sinh thái Cát Vàng Chu Lai 28.000.000 76 Công ty TNHH KWANG DONG VINA Xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành Công nghiệp xây dựng và khai thác khoáng sản Sản xuất và kinh doanh đá vật liệu xây dựng 2.008.000 Phụ lục 4.1. Danh mục quy hoạch Cụm Công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến năm 2025, có xét đến năm 2035 TT Danh mục Địa điểm Kết quả rà soát (ha) Quy hoạch Cụm công nghiệp (ha) Giai đoạn đến năm 2025 Giai đoạn xét đến năm 2035 I Thành phố Hội An 1 Cụm CN Thanh Hà Phường Thanh Hà 30,33 30,33 30,33 II Thị xã Điện Bàn 1 CCN Thương Tín Xã Điện Nam Đông 39,73 39,73 39,73 2 CCN Nam Dương Xã Điện Nam Đông 46,10 46,10 46,10 3 CCN An Lưu Xã Điện Nam Đông 48,9 30 48,9 III Huyện Núi Thành 1 CCN Nam Chu Lai Xã Tam Nghĩa 60,2 60,2 60,2 2 CCN Tam Mỹ Tây Xã Tam Mỹ Tây 20,13 20,13 20,13 3 CCN Làng nghề Tam Kỳ Xã Tam Tiến 0 10 10 4 CCN Tam Quang Xã Tam Quang 0 14,7 14,7 IV Huyện Bắc Trà My 1 CCN Tinh dầu quế Thị trấn Trà My 11,4 11,4 11,4 TT Danh mục Địa điểm Kết quả rà soát (ha) Quy hoạch Cụm công nghiệp (ha) Giai đoạn đến năm 2025 Giai đoạn xét đến năm 2035 V Huyện Nam Trà My 1 CCN Trà Mai- Trà Don Xã Trà Don 5 5 5 VI Huyện Hiệp Đức 1 CCN Việt An Xã Bình Lâm 0 9,8 9,8 2 CCN Hiệp Hòa Xã Hiệp Hòa 0 10 10 3 CCN Vườn Lục Xã Bình Lâm 0 5 5 4 CCN Sông Trà Xã Sông Trà 4 30 30 VII Huyện Đông Giang 1 CCN Thôn Bốn Xã 3 7,2 13,2 13,2 2 CCN A Sở Xã Mã Cooih 0 7 7 VIII Huyện Đại Lộc 1 CCN Đại Tân 1 Xã Đại Tân 0 30 50 2 CCN Đại Tân 2 Xã Đại Tân 0 20 50 3 CCN Đại Phong Xã Đại Phong 0 20 50 Phụ lục 4.2. Danh dự án ưu tiên thu hút vốn FDI vào tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030 TT Tên dự án Địa điểm Quy mô (ha) Ghi chú I Nhóm dự án động lực vùng Đồng Nam 1 Nhóm dư án khi – năng lượng và các ngành công nghiệp sử dụng năng lượng, sản phẩm sau khí 2 Nhóm dự án phát triển công nghiệp và dịch vụ gắn với phát triển Sân bay quốc tế Chu Lai 3 Nhóm dự án Khu đô thị du lịch Hội An 4 Nhóm dự án công nghiệp ô tô và công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô 5 Nhóm dự án công nghiệp dệt may và hỗ trợ ngành đệt may gắn với phát triển đô thị Tam Kỳ 6 Nhóm dự án nông nghiệp công nghệ cao II Nhóm dự án đâu tư vào các Cụm Công nghiệp, Khu Công nghiệp 1 Nhà máy sơ chế cây dược liệu Cụm CN thôn 4, xã Ha, huyện Đông Giang 5 2 Nhà máy chế biến các sản phẩm từ cây dược liệu (Sâm Ngọc Linh, Sâm Nam, Giảo Cổ Lam, Quế gốc Trà My) Cụm CN Trà Mai, huyện Nam Trà My 10 TT Tên dự án Địa điểm Quy mô (ha) Ghi chú 3 Nhà máy chế biến nông sản Cụm CN thị trấn Khâm Đức. huyện Phước Sơn 20 III Lĩnh vực Thương mại 1 Khu phi thuế quan gắn với Sân bay Chu Lai (Thu hút các ngành phục vụ, hậu cần cho các dịch vụ hàng không, khu thương mại tự do, các khu chế xuất) Xã Tam Nghĩa và Tam Quang, huyện Núi Thành 225 2 Khu phi thuế quan gắn với Khu bến Cảng Tam Hòa (Thu hút các ngành phục vụ, hậu cần cho các dịch vụ biển, nghề cá, khu ngoại quan, các khu chế xuất) Xã Tam Nghĩa và Tam Quang, huyện Núi Thành 247 3 Trung tâm trưng bày, giới thiệu, mua bán Sâm Ngọc Linh Xã Trà Mai, huyện Nam Trà My 8 Giao dịch quốc tế IV Lĩnh vực Du lịch 1 Khu Du lịch – Dịch vụ ven biển huyện Thăng Bình (Khu nghĩ dưỡng phức hợp, Khu du lịch sinh thái, Khu vui chơi giải trí và thể thao) Xã Bình Hải, huyên Thăng Bình 170 TT Tên dự án Địa điểm Quy mô (ha) Ghi chú 2 Khu du lịch xã đảo Tam Hải Xã Tam Hải, huyện Núi Thành 1.000 3 Dự án khu phức hợp đô thị -du lịch- dịch vụ Nam Hội An Xã Duy Nghĩa (Duy Xuyên) và xã Bình Dương, Bình Minh (Thăng Bình) 2.000 V Lĩnh vực Hạ tầng 1 Đầu tư xây dựng Cảng Kỳ Hà Xã Tam Quang, huyện Núi Thành 35 2 Khu công nghiệp đóng tàu Xã Tam Quang, huyện Núi Thành 20 3 Đầu tư xây dựng Cảng Chu Lai Xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành 75 Phụ lục 4.3. Đề xuất danh mục các hoạt động xúc tiến đầu tư thời kỳ 2021 - 2030 tại tỉnh Quảng Nam TT Loại hoạt động xúc tiến đầu tư Thời gian tổ chức Mục đích/ Nội dung Ngành/ Lĩnh vực kêu gọi đầu tư Đơn vị đầu mối tổ chức Đơn vị phối hợp Dự kiến kinh phí (triệu) 1 Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng thị trường và đối tác đầu tư 2021- 2022 Tổ chức các hoạt động XTĐT có hiệu quả Nhóm 5 dự án trọng điểm, công nghiệp công nghệ cao Trung tâm HCC& XTĐT, Sở Công thương, Sở NN&PTNT, BQL Khu KTM Chu Lai Các tổ chức KOTRA, JETRO, EUROCHARM,.. 250 2 Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ hoạt động xúc tiến đầu tư 2021 Xây dựng hoàn chỉnh, cập nhật thông tin về quy hoạch vùng, ngành, các dự án đầu tư Các ngành có thế mạnh của tỉnh Trung tâm HCC& XTĐT Các ngành, địa phương liên quan 40 3 Xây dựng danh mục các dự án kêu gọi đầu tư 2020-2021 Xây dựng các dự án trọng điểm, dự án công nghệ cao cần ưu tiên thu hút Tập trung vào các lĩnh vực có tiềm năng, có thế mạnh Trung tâm HCC& XTĐT, các địa phương, Sở Công thương, Sở NN&PTNT, BQL Khu KTM Chu Lai Các địa phương, đơn vị liên quan 250 4 Xây dựng các tài liệu, ấn phẩm để xúc 2021 Cập nhật tài liệu, nhu cầu cần đầu tư Nhóm 5 dự án trọng điểm, công Sở Công thương, Sở NN&PTNT, BQL Các địa phương, đơn vị liên quan 300 TT Loại hoạt động xúc tiến đầu tư Thời gian tổ chức Mục đích/ Nội dung Ngành/ Lĩnh vực kêu gọi đầu tư Đơn vị đầu mối tổ chức Đơn vị phối hợp Dự kiến kinh phí (triệu) tiến đầu tư (Cập nhật thông tin, biên soạn và in ấn tài liệu XTĐT, phát hành đĩa bằng tiếng Anh, Pháp, Nhật, Hàn..) nghiệp công nghệ cao và các lĩnh vực có tiềm năng và thế mạnh Khu KTM Chu Lai, Trung tâm HCC & XTĐT 5 Các hoạt động tuyên truyền, quảng bá nhằm giới thiệu tiềm năng, cơ hội đầu tư 2021-2023 Kêu gọi các nhà đầu tư quan tâm, tìm hiểu cơ hội đầu tư vào tỉnh Sở Công thương, , Trung tâm HCC & XTĐT Đại sứ quán Việt Nam Tại Hoa Kỳ Công nghiệp hàng không, Công nghiệp dầu khí và sau khí 350 Tại Nhật Bản Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí 350 Tại Hàn Quốc Công nghiệp hỗ trợ dệt may, cơ khí 300 TT Loại hoạt động xúc tiến đầu tư Thời gian tổ chức Mục đích/ Nội dung Ngành/ Lĩnh vực kêu gọi đầu tư Đơn vị đầu mối tổ chức Đơn vị phối hợp Dự kiến kinh phí (triệu) Tại Đài Loan Công nghiệp phụ trợ 6 Tổ chức diễn đàn kết nối, xúc tiến đầu tư thương mại tại TP Hồ Chí Minh với các nước EU Năm 2021 Giới thiệu cơ hội đầu tư, thương mại vào tỉnh Quảng Nam Các ngành, lĩnh vực có thế mạnh Sở Kế hoạch và Đầu tư 50
File đính kèm:
- luan_an_marketing_dia_phuong_nham_thu_hut_von_dau_tu_truc_ti.pdf
- 2. Tom tat. LA tieng Viet.pdf
- 3. Tom tat. LA. tieng Anh.pdf
- 4. Thong tin LA Viet-Anh.pdf