Luận án Nâng cao chất lượng công tác dân vận của Công an các tỉnh Tây Bắc hiện nay

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn xác định: “CTDV là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp cách mạng của đất nước; là điều kiện quan trọng bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, củng cố và tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân” [8, tr.1]. Thực tiễn chứng minh, CTDV đã góp phần quan trọng tạo nên sự đồng thuận trong xã hội, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, từng bước thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, bảo đảm quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân. Đối với lực lượng CAND, trong đó có Công an các tỉnh Tây Bắc, CTDV được xác định là một trong những công tác cơ bản, một nhiệm vụ chính trị quan trọng thường xuyên, là vấn đề có ý nghĩa chiến lược góp phần thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ trong mọi giai đoạn cách mạng.

Tây Bắc là địa bàn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh, kinh tế, văn hóa, xã hội và đối ngoại của đất nước. Dù có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển, nhưng Tây Bắc vẫn là địa bàn nghèo so với các vùng miền trong cả nước; đời sống Nhân dân còn nhiều khó khăn. Đây là vùng đất còn tiềm ẩn nhiều yếu tố gây mất ổn định, nhất là hoạt động chống phá thường xuyên, quyết liệt của các TLTĐ. Nhận thức sâu sắc vị trí, tầm quan trọng của CTDV, của địa bàn chiến lược và việc xây dựng “thế trận lòng dân” ở Tây Bắc, trong những năm qua, Công an các tỉnh Tây Bắc đã chú trọng, tăng cường tiến hành CTDV. Nhờ đó, chất lượng CTDV đã không ngừng được nâng lên, góp phần quan trọng trong xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc; khơi dậy và phát huy vai trò, sức mạnh của Nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh với các loại tội phạm, bảo vệ vững chắc nền ANQG, bảo đảm TTATXH trên địa bàn. Đồng thời khơi dậy khát vọng cống hiến, quyết tâm thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, của các tỉnh Tây Bắc về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Thực tiễn cho thấy, nhận thức, trình độ giác ngộ, hành động cách mạng và chất lượng cuộc sống mọi mặt của Nhân dân đã có những chuyển biến tích cực; mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, chính quyền các cấp, lực lượng Công an các tỉnh Tây Bắc với các tầng lớp Nhân dân được củng cố, tăng cường. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, chất lượng và thực tiễn nâng cao chất lượng CTDV của Công an các tỉnh Tây Bắc vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, khuyết điểm cả trong nhận thức và hành động. Nhận thức, trách nhiệm và năng lực của chủ thể nâng cao chất lượng CTDV ở một số đơn vị còn bộc lộ những hạn chế nhất định. Chất lượng nội dung, hình thức, biện pháp nâng cao chất lượng CTDV của Công an các tỉnh Tây Bắc ở một số đơn vị chưa đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đặt ra. Mức độ chuyển biến, phát triển về chất lượng và kết quả CTDV của Công an các tỉnh Tây Bắc ở một số địa phương còn thấp

Hiện nay, sự nghiệp đổi mới đất nước, hội nhập quốc tế đang đặt ra cho CTDV những yêu cầu cao hơn đối với việc tạo sự đồng thuận cao trong toàn xã hội, xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa lực lượng Công an với Nhân dân. Mặt khác, các TLTĐ tiếp tục đẩy mạnh chiến lược “Diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; bên cạnh đó, những thách thức an ninh phi truyền thống, tác chiến trên không gian mạng, tội phạm công nghệ cao, internet và mạng xã hội. đã và đang chia rẽ đoàn kết nội bộ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, trong đó có địa bàn trọng điểm Tây Bắc. Thực tiễn đó đòi hỏi cần nâng cao hơn nữa chất lượng CTDV nói chung, của Công an các tỉnh Tây Bắc nói riêng. Để góp phần đáp ứng yêu cầu đặt ra, đã, đang có nhiều công trình được triển khai nghiên cứu về CTDV nói chung, trên các địa bàn, vùng miền nói riêng. Tuy nhiên, đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu về nâng cao chất lượng CTDV của Công an các tỉnh Tây Bắc dưới góc độ khoa học chính trị. Do vậy, nghiên cứu lý luận, đánh giá thực trạng, từ đó đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng CTDV của Công an các tỉnh Tây Bắc trong giai đoạn hiện nay là vấn đề cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.

 

doc 189 trang kiennguyen 12321
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nâng cao chất lượng công tác dân vận của Công an các tỉnh Tây Bắc hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nâng cao chất lượng công tác dân vận của Công an các tỉnh Tây Bắc hiện nay

Luận án Nâng cao chất lượng công tác dân vận của Công an các tỉnh Tây Bắc hiện nay
 LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo qui định.
 Tác giả luận án
 Nguyễn Đình Châu
MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
5
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
9
1.1.
Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài luận án
9
1.2.
Các công trình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến đề tài luận án
15
1.3.
Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố và những vấn đề đặt ra luận án cần tập trung giải quyết
26
Chương 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA CÔNG AN CÁC TỈNH TÂY BẮC
30
2.1.
Công an các tỉnh Tây Bắc và công tác dân vận của Công an các tỉnh Tây Bắc
30
2.2.
Những vấn đề cơ bản về chất lượng và nâng cao chất lượng công tác dân vận của Công an các tỉnh Tây Bắc
57
Chương 3
THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA CÔNG AN CÁC TỈNH TÂY BẮC
77
3.1.
Thực trạng nâng cao chất lượng công tác dân vận của Công an các tỉnh Tây Bắc
77
3.2.
Nguyên nhân và kinh nghiệm nâng cao chất lượng công tác dân vận của Công an các tỉnh Tây Bắc
115
Chương 4
YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA CÔNG AN CÁC TỈNH TÂY BẮC HIỆN NAY
129
4.1.
Tình hình, nhiệm vụ và yêu cầu nâng cao chất lượng công tác dân vận của Công an các tỉnh Tây Bắc
129
4.2.
Những giải pháp nâng cao chất lượng công tác dân vận của Công an các tỉnh Tây Bắc
138
KẾT LUẬN
175
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 
177
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 
178
PHỤ LỤC
191
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT
Chữ viết đầy đủ
Chữ viết tắt
1
An ninh chính trị 
ANCT
2
An ninh Nhân dân
ANND
3
An ninh quốc gia
ANQG
4
An ninh Tổ quốc
ANTQ
5
An ninh trật tự
ANTT
6
Cán bộ, chiến sĩ
CBCS
7
Chính trị quốc gia
CTQG
8
Chủ nghĩa xã hội
CNXH
9
Công an Nhân dân
CAND
10
Công tác dân vận
CTDV
11
Dân tộc thiểu số
DTTS
12
Nhà xất bản
Nxb
13
Quân đội Nhân dân
QĐND
14
Thế lực thù địch
TLTĐ
15
Trật tự an toàn xã hội
TTATXH
16
Ủy ban Nhân dân
UBND
17
Vận động quần chúng
VĐQC
18
Xã hội chủ nghĩa
XHCN
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn xác định: “CTDV là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp cách mạng của đất nước; là điều kiện quan trọng bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, củng cố và tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân” [8, tr.1]. Thực tiễn chứng minh, CTDV đã góp phần quan trọng tạo nên sự đồng thuận trong xã hội, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, từng bước thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, bảo đảm quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân. Đối với lực lượng CAND, trong đó có Công an các tỉnh Tây Bắc, CTDV được xác định là một trong những công tác cơ bản, một nhiệm vụ chính trị quan trọng thường xuyên, là vấn đề có ý nghĩa chiến lược góp phần thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ trong mọi giai đoạn cách mạng.
Tây Bắc là địa bàn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh, kinh tế, văn hóa, xã hội và đối ngoại của đất nước. Dù có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển, nhưng Tây Bắc vẫn là địa bàn nghèo so với các vùng miền trong cả nước; đời sống Nhân dân còn nhiều khó khăn. Đây là vùng đất còn tiềm ẩn nhiều yếu tố gây mất ổn định, nhất là hoạt động chống phá thường xuyên, quyết liệt của các TLTĐ. Nhận thức sâu sắc vị trí, tầm quan trọng của CTDV, của địa bàn chiến lược và việc xây dựng “thế trận lòng dân” ở Tây Bắc, trong những năm qua, Công an các tỉnh Tây Bắc đã chú trọng, tăng cường tiến hành CTDV. Nhờ đó, chất lượng CTDV đã không ngừng được nâng lên, góp phần quan trọng trong xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc; khơi dậy và phát huy vai trò, sức mạnh của Nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh với các loại tội phạm, bảo vệ vững chắc nền ANQG, bảo đảm TTATXH trên địa bàn. Đồng thời khơi dậy khát vọng cống hiến, quyết tâm thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, của các tỉnh Tây Bắc về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Thực tiễn cho thấy, nhận thức, trình độ giác ngộ, hành động cách mạng và chất lượng cuộc sống mọi mặt của Nhân dân đã có những chuyển biến tích cực; mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, chính quyền các cấp, lực lượng Công an các tỉnh Tây Bắc với các tầng lớp Nhân dân được củng cố, tăng cường. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, chất lượng và thực tiễn nâng cao chất lượng CTDV của Công an các tỉnh Tây Bắc vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, khuyết điểm cả trong nhận thức và hành động. Nhận thức, trách nhiệm và năng lực của chủ thể nâng cao chất lượng CTDV ở một số đơn vị còn bộc lộ những hạn chế nhất định. Chất lượng nội dung, hình thức, biện pháp nâng cao chất lượng CTDV của Công an các tỉnh Tây Bắc ở một số đơn vị chưa đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đặt ra. Mức độ chuyển biến, phát triển về chất lượng và kết quả CTDV của Công an các tỉnh Tây Bắc ở một số địa phương còn thấp
Hiện nay, sự nghiệp đổi mới đất nước, hội nhập quốc tế đang đặt ra cho CTDV những yêu cầu cao hơn đối với việc tạo sự đồng thuận cao trong toàn xã hội, xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa lực lượng Công an với Nhân dân. Mặt khác, các TLTĐ tiếp tục đẩy mạnh chiến lược “Diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; bên cạnh đó, những thách thức an ninh phi truyền thống, tác chiến trên không gian mạng, tội phạm công nghệ cao, internet và mạng xã hội... đã và đang chia rẽ đoàn kết nội bộ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, trong đó có địa bàn trọng điểm Tây Bắc. Thực tiễn đó đòi hỏi cần nâng cao hơn nữa chất lượng CTDV nói chung, của Công an các tỉnh Tây Bắc nói riêng. Để góp phần đáp ứng yêu cầu đặt ra, đã, đang có nhiều công trình được triển khai nghiên cứu về CTDV nói chung, trên các địa bàn, vùng miền nói riêng. Tuy nhiên, đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu về nâng cao chất lượng CTDV của Công an các tỉnh Tây Bắc dưới góc độ khoa học chính trị. Do vậy, nghiên cứu lý luận, đánh giá thực trạng, từ đó đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng CTDV của Công an các tỉnh Tây Bắc trong giai đoạn hiện nay là vấn đề cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.
Với những lẽ nêu trên, nghiên cứu sinh lựa chọn nghiên cứu đề tài “Nâng cao chất lượng công tác dân vận của Công an các tỉnh Tây Bắc hiện nay” làm luận án tiến sĩ Khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước.
 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, làm rõ những vấn đề về lý luận, thực tiễn và đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng CTDV của Công an các tỉnh Tây Bắc hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến nâng cao chất lượng CTDV của Công an các tỉnh Tây Bắc hiện nay.
- Khái quát, luận giải một số vấn đề về các tỉnh Tây Bắc và Công an các tỉnh Tây Bắc; luận giải, làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn về chất lượng và nâng cao chất lượng CTDV của Công an các tỉnh Tây Bắc.
- Đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng CTDV của Công an các tỉnh Tây Bắc.
- Phân tích sự tác động của tình hình, nhiệm vụ, xác định yêu cầu và đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng CTDV của Công an các tỉnh Tây Bắc hiện nay.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Nâng cao chất lượng CTDV của Công an các tỉnh Tây Bắc.
Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn nâng cao chất lượng CTDV của Công an các tỉnh Tây Bắc. Phạm vi nghiên cứu, khảo sát ở Công an các tỉnh Hòa Bình, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La và Điện Biên. Tư liệu và số liệu chủ yếu từ năm 2010 đến năm 2020.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Luận án được nghiên cứu trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng về CTDV nói chung và CTDV của lực lượng CAND nói riêng.
Cơ sở thực tiễn
Toàn bộ các hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, tiến hành CTDV và nâng cao chất lượng CTDV của Công an các tỉnh Tây Bắc; các công trình nghiên cứu tổng kết thực tiễn, các báo cáo sơ, tổng kết về CTDV, nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác này của Công an các tỉnh Tây Bắc và các tài liệu thu thập được của tác giả về CTDV và nâng cao chất lượng CTDV của Công an các tỉnh Tây Bắc.
Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học chuyên ngành, liên ngành, chú trọng sử dụng các phương pháp: lôgíc; lịch sử; phân tích, tổng hợp; điều tra xã hội học; thống kê, so sánh; tổng kết thực tiễn và phương pháp chuyên gia.
5. Những đóng góp mới của luận án
- Xây dựng quan niệm về CTVD và nâng cao chất lượng CTDV của Công an các tỉnh Tây Bắc.
- Rút ra một số kinh nghiệm về nâng cao chất lượng CTDV của Công an các tỉnh Tây Bắc.
- Đề xuất một số nội dung, biện pháp mới cụ thể, thiết thực, khả thi trong các giải pháp nâng cao chất lượng CTDV của Công an các tỉnh Tây Bắc hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án góp phần làm sâu sắc thêm những vấn đề lý luận về chất lượng và nâng cao chất lượng CTDV của Công an các tỉnh Tây Bắc.
Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp luận cứ khoa học giúp Công an các tỉnh Tây Bắc có căn cứ để xác định chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo; vận dụng vào thực tiễn nâng cao chất lượng CTDV.
- Luận án có thể làm tài liệu phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy ở các nhà trường trong Công an, Quân đội.
7. Kết cấu của luận án
Kết cấu của luận án gồm: mở đầu, 4 chương (9 tiết), kết luận, các công trình khoa học của tác giả liên quan đến luận án đã được công bố, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục.
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài luận án
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về quần chúng nhân dân và công tác dân vận của đảng
Xổm Nức Xổm Vi Chít (2008), Đổi mới phương thức Đảng lãnh đạo Nhà nước ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào hiện nay [32]. Nội dung luận án đã nêu lên Đảng Nhân dân cách mạng Lào đóng vai trò quan trọng trong quá trình lãnh đạo, thực hiện công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước những năm qua; đưa ra nội dung đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. Qua phân tích, luận giải những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn phương thức lãnh đạo của Đảng, tác giả khẳng định Đảng cần tăng cường vai trò lãnh đạo, phát huy hiệu lực quản lý của Nhà nước, quyền làm chủ của nhân dân, khắc phục những hạn chế trong quá trình lãnh đạo. Trong đó, để phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tác giả luận án cho rằng cần phải làm tốt công tác quần chúng, trong đó chú trọng công tác tuyên truyền, vận động.
Bun Thoong Chít Ma Ni (2010), Đảng Nhân dân cách mạng Lào lãnh  ... c gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
Tô Lâm (2014), “Giữ vững An ninh trật tự vùng Tây Bắc”, Cổng thông tin điện tử Thông tấn xã Việt Nam, ngày 06/11/2014.
Tô Lâm (2016), Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của Nhân dân trong sự nghiệp giữ gìn trật tự, an ninh, Nxb CTQG, Hà Nội.
Tô Lâm (2017), Quần chúng Nhân dân - Nhân tố quyết định thắng lợi cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh, trật tự, Nxb CAND, Hà Nội.
Tô Lâm (2018), Công an Nhân dân Việt Nam với tác phẩm Tư cách người Công an cách mệnh của Hồ Chí Minh, Nxb CTQG, Hà Nội.
Lê Mậu Lâm (2017), “Xây dựng tổ chức Đảng ở nông thôn vùng Tây Bắc”, Báo Nhân dân, ngày 18/01/2017.
Đặng Vũ Liêm (2002), Nâng cao hiệu quả công tác vận động quần chúng của Bộ đội biên phòng trong đấu tranh phòng, chống truyền đạo trái phép ở địa bàn biên giới Tây Bắc hiện nay, Đề tài NCKH, Tổng Cục chính trị, Bộ Quốc phòng, Hà Nội.
Nguyễn Mậu Linh (2017), Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác dân vận ở Tây Nguyên từ năm 2001 đến năm 2010, Luận án tiến sĩ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
Ngô Xuân Lịch (2015), “Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của Quân đội, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, Tạp chí Quân đội Nhân dân online, ngày 12/10/2015.
Luật Công an Nhân dân, Nxb CTQG, Hà Nội, 2018.
Hoàng Danh Luyến (2011), “Thực hiện tốt công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở địa bàn Quân khu 1”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số (8), tr. 17 - 20.
Lê Quang Mạnh (2012), “Nâng cao hiệu quả công tác dân vận của sinh viên Học viện An ninh nhân dân tại địa bàn thực tế”, Tạp chí Khoa học và Giáo dục an ninh, Số (11), tr.23 - 26.
Nguyễn Đức Minh (1997), Người có uy tín trong dân tộc thiểu số các tỉnh phía Bắc đối với sự nghiệp đảm bảo an ninh trật tự. Giải pháp và kiến nghị, Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội.
Nguyễn Thị Hồng Minh (2019), “Sơ kết 5 năm phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc”, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 19/11/2019.
Phon Chay Khăm Bun My (2011), Vai trò của Quân đội Nhân dân Lào trong đấu tranh chống chiến lược “Diễn biến hòa bình” ở nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
Sôm Phon Su Văn Na (2010), “Công tác vận động quần chúng trong xây dựng, củng cố sự ổn định về chính trị, yếu tố bảo đảm cho sự ổn định của Tổ quốc”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số (4), tr. 29 - 34.
Trần Thành Nam (2015), “Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn nhằm xóa đói, giảm nghèo bền vững vùng Tây Bắc”, Tạp chí Cộng sản, số (8), tr. 35 - 39.
P.G.Xô-Phi-Nốp (1981), Sơ yếu lịch sử Công an Liên Xô, Nguyễn Lâm Đàm dịch, Trường Sĩ quan An ninh, Bộ Công an, Hà Nội.
Bun Thoong Chít Ma Ni (2010), Đảng Nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo xây dựng nông thôn mới giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ khoa học chính trị, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội
Thu Nga (2020), “Tổng kết công tác xây dựng phong trào “Toàn dân bảo vệ ANTQ” năm 2019”, Cổng thông tin điện tử tỉnh Yên Bái, ngày 10/01/2020, Yên Bái
Nhà xuất bàn Chính trị quốc gia Sự thật (2014), Lý luận và kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác dân vận, Hà Nội.
Khay Sỷ Mi Đa Phon (2012), “Công tác đảm bảo an ninh vùng dân tộc thiểu số tỉnh Xiêng Khoảng của lực lượng an ninh nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào”, Tạp chí Khoa học giáo dục an ninh, số tháng 8, tr. 31 - 36.
Bùi Xuân Phong (2015), Công tác vận động người có uy tín trong dân tộc Mông góp phần bảo vệ an ninh, trật tự ở vùng chiến lược Tây Bắc, Luận án Tiến sĩ Luật học, Học viện ANND, Hà Nội.
Phan Viết Phổng (2003), Vấn đề đạo Tin Lành trong dân tộc H’Mông các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta hiện nay, Tiến sĩ triết học, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
Trần Hữu Sâm (2004), Bộ đội biên phòng tham gia đấu tranh chống truyền đạo Tin lành trái phép trong đồng bào dân tộc thiếu số ở khi vực biên giới Tây Bắc, Luận án Tiến sĩ Quân sự, Học viện Quốc phòng, Hà Nội.
Pờ Pờ Sơn (2009), “Công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh trật tự ở địa bàn các huyện biên giới tỉnh Điện Biên của lực lượng Công an Nhân dân”, Tạp chí Khoa học giáo dục an ninh, số (11), tr. 26 - 30.
Thào Xuân Sùng (2009), Dân tộc H’Mông ở Sơn La với việc giải quyết vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo hiện nay, Nxb CTQG, Hà Nội.
Thào Xuân Sùng (2016), Xây dựng đội ngũ cán bộ dân vận người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới, Nxb CTQG, Hà Nội.
Phạm Văn Sỹ (2018), “Quân đội và công tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số”, Tạp chí Quân đội Nhân dân online, ngày 04/8/2018.
Gao Shu Tao (2011), Nghiên cứu vấn đề “tam nông” trong xây dựng nông thôn mới, Nxb Đại học Giao thông Tây Nam, Trung Quốc
Vũ Đình Tấn (2001), Đổi mới công tác dân vận của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Học viện Chính trị Quân sự, Bộ Quốc phòng, Hà Nội.
Phạm Thị Minh Tính (2017), “Một số bài học kinh nghiệm trong công tác dân vận của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước online, ngày 09/12/2017.
Phan Nhật Toàn (2014), “Công tác vận động quần chúng là người dân tộc thiểu số tham gia bảo vệ an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh Gia Lai”, Tạp chí Khoa học giáo dục an ninh, số (10), tr. 37 - 42.
Tổng cục thống kê (2019), Thông cáo báo chí về tình hình kinh tế - xã hội quý IV năm 2019, Hà Nội
 Đinh Tùng (2019), “Hội nghị sơ kết thực hiện các chuyên đề về đẩy mạnh phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới; tổng kết, trao giải thưởng Liên hoan các “Nhóm liên gia tự quản” về an ninh trật tự giỏi toàn tỉnh lần thứ nhất - năm 2019”, Cổng thông tin điện tử tỉnh Sơn La, ngày 13/11/2019.
Nguyễn Thế Tư (2014) Xây dựng lực lượng nòng cốt làm công tác dân vận trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay, Nxb CTQG, Hà Nội.
Nguyễn Thế Tư (2015), “Suy nghĩ về thực hành “Dân vận khéo” theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, Tạp chí dân vận, (10), tr.32 - 36.
Nguyễn Hồng Thái (2018), “Lực lượng vũ trang Quân khu 2 chủ động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, cứu hộ, cứu nạn”, Tạp chí quốc phòng toàn dân online, ngày 06/09/2018.
Phạm Quang Thanh (2006), “Một số kinh nghiệm rút ra từ hoạt động công tác dân vận của bộ đội biên phòng khu vực biên giới nước ta”, Tạp chí Dân vận, số (5), tr. 20 - 21.
Dương Quốc Thành (2019), Công tác dân vận của lực lượng Công an đối với đồng bào dân tộc H’mông ở Nghệ An, Đề tài khoa học cấp cơ sở, Học viện An ninh Nhân dân, Hà Nội.
 Mạch Quang Thắng (2006), “Dân vận - Vấn đề luôn luôn đổi mới (qua nghiên cứu tác phẩm Dân vận của Hồ Chí Minh)”, Tạp chí Lý luận chính trị, số (8), tr. 8 - 12.
 Trần Thị Lâm Thi (2019), Phòng ngừa tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia do người dân tộc thiểu số thực hiện trên địa bàn các tỉnh Tây Bắc và phụ cận, Đề tài khoa học cấp Bộ, Học viện ANND, Hà Nội.
 Khăm Say Sẻng Phạ A Thít (2012), “Công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh trật tự trên lĩnh vực tôn giáo tại địa bàn tỉnh Bô Li Khăm Xay nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào”, Tạp chí Khoa học giáo dục an ninh, số tháng 4, tr. 25 - 29.
Khăm Phay Sẻng Phạ A Thít (2019), Công tác dân vận người dân tộc H’mông trong đảm bảo an ninh quốc gia nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Luận án Tiến sĩ, Học viện ANND, Hà Nội
 Thủ tướng Chính phủ (2000), Chỉ thị số 18/2000/CTTTg, ngày 21/9/2000 của Thủ tướng Chính phủ về Tăng cường công tác dân vận trong tình hình mới, Hà Nội.
 Đặng Trí Thủ (2012), Công tác dân vận đồng bào Khmer của các đảng bộ xã, phường, thị trấn ở Tây Nam Bộ trong giai đoạn hiện nay, Luận án Tiến sĩ khoa học chính trị, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
Vũ Xuân Thủy (2017), Các tỉnh ủy ở Tây Nguyên lãnh đạo công tác dân vận giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
 Nguyễn Ngọc Trang (2006), Vấn đề Nhà nước H’mông tự trị - Thực trạng và giải pháp, Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội.
 Nguyễn Ngọc Trang (2002), “Tình hình di cư tự do của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Bắc - Một số ý kiến về công tác an ninh”, Tạp chí CAND, số (5), tr.23 - 26.
 Vương Trang (2019), Sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 07 và 3 năm thực hiện chỉ thị 08 của Bộ công an, Cổng thông tin điện tử Tỉnh ủy Lai Châu, ngày 15/8/2019, Lai Châu.
 Lê Quang Trấn (2012), “Công tác vận động đồng bào dân tộc Thái góp phần bảo vệ an ninh trật tự của lực lượng An ninh Công an tỉnh Điện Biên”, Tạp chí Khoa học giáo dục an ninh, số (5), tr. 19 - 23.
 Nguyễn Thế Trung (2015), Một số vấn đề về công tác dân vận trong giai đoạn hiện nay, Nxb CTQG, Hà Nội.
Nguyễn Thế Trung (2014), Tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và Nhân dân trong thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội
 Đặng Mạnh Trung (2011), Công tác vận động đồng bào công giáo của Đảng bộ một số tỉnh ở miền Đông Nam Bộ từ năm 1986 đến năm 2006, Luận án Tiên sĩ Lịch sử, Học viện Chính trị - Hành Chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
 Trần Đức Uẩn (2007), Công tác vận động quần chúng của bộ đội biên phòng tham giai giải quyết vấn đề truyền đạo Tin lành trái pháp luật ở khu vực biên giới đất liền, Luận án Tiến sĩ Luật học, Học viện ANND, Hà Nội.
V.I.Lênin (1917), “Diễn văn kết thúc cuộc thảo luận bản báo cáo về hòa bình ngày 26 tháng Mười”, V.I.Lênin toàn tập, tập 35, Nxb Tiến bộ Mátxcơva, 1976, tr.20-24.
Chăn Thi Đươn Sa Vẳn (2005), “Công tác dân vận của Đảng Nhân dân cách mạng Lào trong giai đoạn đấu tranh giành chính quyền về chính trị và có sự hậu thuẫn bằng vũ trang”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số (2), tr. 24 - 27.
Nguyễn Thị Vân (2014), Nâng cao chất lượng việc thực tế công tác dân vận của sinh viên các trường, Học viện trong Công an nhân dân, Đề tài khoa học Cấp cơ sở, Học viện ANND, Hà Nội.
Lê Kim Việt (2002), Công tác vận động nông dân của Đảng trong thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
Khăm Sa Vằn Phôm Mạ Vông (2009), “Công tác vận động Nhân dân của huyện ủy huyện Ba Chiêng, tỉnh Chăm Pa Sắc trong đẩy mạnh chương trình xây dựng bản và cụm phát triển”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số (10), tr. 23 - 26.
Sẳn Ti Súc Cang Phu Vông (2015), Công tác dân vận của bộ đội địa phương các tỉnh Tây Bắc Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn hiện nay, Luận án Tiến sĩ, Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng, Hà Nội
La Trấn Vũ (1964), Lịch sử tư tưởng chính trị Trung Quốc, Nxb Sự thật, Hà Nội.
Xu Văn My Xỷ Xu Phạp My Xay (2003), “Công tác vận động quần chúng đấu tranh chống các thế lực thù địch lợi dụng đạo Phật xâm phạm an ninh quốc gia ở thành phố Viêng Chăn - Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Khoa học giáo dục an ninh, số (12), tr. 31 - 35.
Xu Văn My Xỷ Xu Phạp My Xay (2011), Công tác vận động quần chúng đấu tranh hoạt động lợi dụng tôn giáo xâm phạm an ninh quốc gia ở Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào, Luận án Tiến sĩ Luật học, Học viện ANND, Hà Nội.
Song Hong Yuan (2012), Xây dựng nông thôn mới Trung Quốc - chính sách và thực tiễn, Nxb Nông nghiệp Trung Quốc.
Nguyễn Như Ý (2011), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

File đính kèm:

  • docluan_an_nang_cao_chat_luong_cong_tac_dan_van_cua_cong_an_cac.doc
  • doc1 BÌA LUẬN ÁN - Dinh Chau.doc
  • doc1 PHU LUC - Dinh Chau.doc
  • doc2 BÌA TÓM TẮT TIẾNG VIỆT - Dinh Chau.doc
  • doc2 TÓM TẮT TIẾNG VIỆT - Dinh Chau.doc
  • doc3 BÌA TÓM TẮT TIẾNG ANH - Dinh Chau.doc
  • doc3 TÓM TẮT TIẾNG ANH - Dinh Chau.doc
  • doc4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG ANH - Dinh Chau.doc
  • doc4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG VIỆT - Dinh Chau.doc