Luận án Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế
Hệ thống ngân hàng đóng vai trò rất lớn trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế và trong thực thi các chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Vì vậy, đảm bảo sự ổn định và phát triển an toàn cho các Ngân hàng thương mại (NHTM) là một yêu cầu quan trọng, cấp thiết. Trải qua nhiều biến động trên thị trường tiền tệ, đặc biệt sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009 và giai đoạn nền kinh tế gặp nhiều khó khăn năm 2012-2014 hệ thống ngân hàng Việt Nam đã bộc lộ nhiều dấu hiệu căng thẳng và tích tụ những yếu tố dễ bị tổn thương, đặc biệt là vấn đề nợ xấu. Hậu quả của tăng trưởng tín dụng quá nóng và không có định hướng chiến lược phù hợp đã tạo ra sức ép cho nền kinh tế; thêm vào đó việc xử lý nợ xấu, loại bỏ các ngân hàng yếu kém ra khỏi hệ thống còn nhiều vướng mắc làm cho hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam giảm sức chống đỡ để có thể chịu đựng được những cú sốc trước những bất ổn tài chính, rủi ro tín dụng có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Trong các nền kinh tế phát triển, hệ thống Ngân hàng luôn luôn giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế. Các NHTM không những đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất – kinh doanh, mà còn là cầu nối giữa các doanh nghiệp, với thị trường, với Chính Phủ và với các nền kinh tế trong khu vực cũng như trên toàn cầu. Vai trò của NHTM đã được khẳng định là không thể thiếu được trong nền kinh tế hiện đại.
Sự phát triển của Thế Giới ngày nay đã khác những Thế Kỷ trước. Đó là sự đổi mới trong quan hệ Kinh tế, Chính trị và Ngoại giao. Sự khác biệt này thể hiện trong quan hệ liên minh và hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, Thế giới vẫn tồn tại các quốc gia, lãnh thổ độc lập. Vì vậy sự khác biệt về kinh tế - chính trị giữa các quốc gia – vùng lãnh thổ là trường tồn. Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự tồn tại của “rủi ro tín dụng trong hội nhập”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI t LÊ THỊ THU TRANG NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội - 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI t LÊ THỊ THU TRANG NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ : 9.34.01.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS.,TS. Lê Văn Hưng 2. TS. Bùi Văn Can Hà Nội - 2021 LỜI CAM ĐOAN Tác giả cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tác giả, với sự giúp đỡ tận tình của Người hướng dẫn khoa học PGS.,TS. Lê Văn Hưng; TS. Bùi Văn Can. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã được công bố công khai, trích dẫn theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực phù hợp với đối tượng và mục tiêu nghiên cứu. Hà Nội, ngày 19 tháng 9 năm 2021 Tác giả Luận án Lê Thị Thu Trang MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1. Chữ viết tắt Nghĩa tiếng việt BCTN : Báo cáo thường niên BHXH : Bảo hiểm xã hội BIDV : Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam CBCNV : Cán bộ công nhân viên CN : Chi nhánh CSH : Chủ sở hữu CSTT : Chính sách tiền tệ GHTD : Gia hạn tín dụng KBNN : Kho bạc nhà nước KH : Khách hàng NHLD : Ngân hàng liên doanh NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHNNg : Ngân hàng nước ngoài NHNo&PTNTVN Hay Agribank : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam NHTM : Ngân hàng thương mại NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần NHTMNN : Ngân hàng thương mại Nhà nước NHTMVN : Ngân hàng thương mại Việt Nam NLCT : Năng lực cạnh tranh NLTC : Năng lực tài chính PGD : Phòng giao dịch RRTD : Rủi ro tín dụng SPDV : Sản phẩm dịch vụ TCNH : Tài chính ngân hàng TCTC : Tổ chức tài chính TCTD : Tổ chức tín dụng TĐTD : Thẩm định tín dụng TĐTD : Thẩm định tín dụng TSDH : Tài sản dài hạn VCSH : Vốn chủ sở hữu VIETCOMBANK : Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam VIETINBANK : Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam XDTD : Xây dựng tín dụng 2. Tiếng Anh AEC : Cộng đồng kinh tế Asean ATM : Máy rút tiền tự động CAR : Hệ số an toàn vốn FDI : Vốn đầu tư trực tiếp GATS : Hiệp định chung về thương mại dịch vụ GDP : Tổng sản phẩm quốc nội IMF : Quỹ tiền tệ quốc tế ODA : Hỗ trợ phát triển chính thức ROA : Suất sinh lợi trên tổng tài sản ROE : Suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu WB : Ngân hàng thế giới WTO : Tổ chức thương mại thế giới DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Huy động vốn của NHNo&PTNTVN giai đoạn 2015 – 2019 64 Bảng 2.2 : Tổng dư nợ cho vay của NHNo&PTNTVN giai đoạn 2015 – 2019 67 Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh của NHNo&PTNTVN giai đoạn 2015 – 2019 71 Bảng 2.4. Tỷ lệ nợ xấu của các NHTM từ 2015 - 2019 73 Bảng 2.5: Phân loại nợ tại NHNo&PTNTVN 93 Bảng 2.6: Phân loại nợ theo tiêu thức định tính ở NHNo&PTNTVN 93 DANH MỤC BIỂU Biểu đồ 1.1. Phân loại rủi ro tín dụng theo nguyên nhân phát sinh 30 Biểu đồ 2.1: Thị phần cho vay của các NHTMNN năm 2016 70 Biểu đồ 2.2. Nợ xấu của các NHTM trong năm 2016 75 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Chức năng của Ngân hàng thương mại 20 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Hệ thống ngân hàng đóng vai trò rất lớn trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế và trong thực thi các chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Vì vậy, đảm bảo sự ổn định và phát triển an toàn cho các Ngân hàng thương mại (NHTM) là một yêu cầu quan trọng, cấp thiết. Trải qua nhiều biến động trên thị trường tiền tệ, đặc biệt sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009 và giai đoạn nền kinh tế gặp nhiều khó khăn năm 2012-2014 hệ thống ngân hàng Việt Nam đã bộc lộ nhiều dấu hiệu căng thẳng và tích tụ những yếu tố dễ bị tổn thương, đặc biệt là vấn đề nợ xấu. Hậu quả của tăng trưởng tín dụng quá nóng và không có định hướng chiến lược phù hợp đã tạo ra sức ép cho nền kinh tế; thêm vào đó việc xử lý nợ xấu, loại bỏ các ngân hàng yếu kém ra khỏi hệ thống còn nhiều vướng mắc làm cho hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam giảm sức chống đỡ để có thể chịu đựng được những cú sốc trước những bất ổn tài chính, rủi ro tín dụng có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Trong các nền kinh tế phát triển, hệ thống Ngân hàng luôn luôn giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế. Các NHTM không những đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất – kinh doanh, mà còn là cầu nối giữa các doanh nghiệp, với thị trường, với Chính Phủ và với các nền kinh tế trong khu vực cũng như trên toàn cầu. Vai trò của NHTM đã được khẳng định là không thể thiếu được trong nền kinh tế hiện đại. Sự phát triển của Thế Giới ngày nay đã khác những Thế Kỷ trước. Đó là sự đổi mới trong quan hệ Kinh tế, Chính trị và Ngoại giao. Sự khác biệt này thể hiện trong quan hệ liên minh và hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, Thế giới vẫn tồn tại các quốc gia, lãnh thổ độc lập. Vì vậy sự khác biệt về kinh tế - chính trị giữa các quốc gia – vùng lãnh thổ là trường tồn. Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự tồn tại của “rủi ro tín dụng trong hội nhập”. Các NHTM là những định chế tài chính trung gian, chúng thuộc sở hữu của nhiều chủ thể. Do đó chúng phải phục vụ các mục đích kinh tế - chính trị của người sở hữu đã tạo ra chúng. Nâng cao năng lực quản trị rủi ro phải đạt kết quả cao và thắng lợi đó là mục tiêu của các chủ sở hữu yêu cầu các định chế NHTM phải đạt được. Các NHTM tồn tại trong một môi trường cụ thể. Để đứng vững và phát triển, chúng phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Đó là những khó khăn về vốn kinh doanh, về trình độ của lao động, môi trường hoạt động, thể chế cho phépĐặc biệt là năng lực quản trị. Đây là kiến thức “tự tạo”. Không có NHTM nào truyền đạt đầy đủ và “thực tâm” chỉ dẫn cho đối tác của mình về các kinh nghiệm trên thương trường. Vì vậy các NHTM phải tìm mọi cách để vượt lên trên các NHTM khác, cùng kinh doanh trên địa bàn. Đây chính là quá trình nâng cao năng lực QTRR trong nội bộ ngành của hệ thống NHTM. Hiện tại nền kinh tế Việt Nam chưa mở cửa hoàn toàn, vì vậy cạnh tranh giữa các NHTM hiện nay chủ yếu là cạnh tranh trong nội bộ ngành. Các NHTM Việt Nam đã tồn tại và phát triển trong điều kiện hành chính - bao cấp quá dài. Khái niệm kinh tế thị trường trong kinh doanh, mới được các NHTM “làm quen” trong thời gian gần đây. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh và đặc biệt là cạnh tranh doanh nghiệp, trong đó có các NHTM, đã trở thành hiện tượng phổ biến. Khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO, với sân chơi rộng hơn và tính bình đẳng giữa các doanh nghiệp, trong đó có hệ thống NHTM cao hơn, thì điều kiện phát triển của các định chế kinh tế này cũng tốt hơn. Nhưng với sân chơi rộng cũng là một thách thức không nhỏ đối với các NHTM Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Vì từ đây các NHTM Việt Nam sẽ bước vào quá trình cạnh tranh khốc liệt. Tác giả Luận án này thấy rằng, các nội dung nêu trên cần được nghiên cứu có hệ thống. Mục đích làm rõ vị trí và vai trò của NHNo&PTNT Việt Nam trong hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay. Đồng thời làm rõ năng lực Quản trị rủi ro của NHNo&PTNT Việt Nam với các NHTM nội địa và khả năng của Ngân hàng này trên sân chơi Quốc tế. Về những nội dung trên, tác giả Luận án nhấn mạnh : Trước hết, vai trò của NHNo&PTNT Việt Nam trong nền kinh tế Việt Nam và với hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay. Thứ hai, Phân tích rõ những điểm mạnh và những hạn chế của NHNo&PTNT Việt Nam về khả năng tài chính, năng lực quản trị...và năng lực quản trị rủi ro tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam trên thị trường. Thứ ba, Đánh giá xếp hạng NHNo&PTNT Việt Nam theo các tiêu chí đã được công bố của hệ thống NHTM trên thị trường. Đây là những nội dung cơ bản đánh giá năng lực quản trị rủi ro tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam và các NHTM có uy tín hàng đầu của Việt Nam hiện nay.Với lý do nêu trên tác giả cho rằng đề tài : “Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, trong điều kiện hội nhập quốc tế” được chọn nghiên cứu là có tính thời sự đối với kinh tế Việt Nam nói chung, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam nói riêng. 2. Mục đích nghiên cứu 2.1. Về lý luận Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của luận án là tập trung nghiên cứu xác định những tác động của những thay đổi khi có sự cố xấu hay rất xấu xảy ra lên một danh mục cấp tín dụng, từ đó đánh giá tác động đến bảng cân đối tài sản và cuối cùng là các tác động lên vốn hay tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng. Từ việc lượng hóa được những tác động này, đánh giá sức chịu đựng của NHTM trước những sự cố xảy ra để từ đó hoạch định các chính sách quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay và xây dựng các chiến lược kinh doanh phù hợp cho từng thời kỳ. Cụ thể, luận án được thực hiện nhằm đạt đến các mục tiêu sau: Thứ nhất: Xác định quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay là hoạt động quản trị cốt lõi, đảm bảo sự phát triển hiệu quả, an toàn và bền vững cho NHTM; Thứ hai: Xác định các yếu tố có thể gây ra rủi ro trong hoạt động cho vay của NHTM, từ đó đo lường lượng hóa các tổn thất có thể xảy ra khi các yếu tố này thay đổi xấu hoặc rất xấu, đánh giá ảnh hưởng của các tổn thất này đến tài sản và vốn của NHTM. Thứ ba: Đánh giá năng lực QTRRTD của NHTM trước những tổn thất khi xảy ra các cú sốc bất lợi, từ đó hoạch định các chính sách quản trị rủi ro và xây dựng các chiến lược kinh doanh phù hợp cho từng thời kỳ. Góp phần làm rõ thêm những vấn đề lý thuyết về quản trị rủi ro tín dụng và vai trò năng lực quản trị rủi ro của ngân hàng thương mại. Từ đó vận dụng vào việc nghiên cứu nâng cao năng lực quản trị rủi ro tại NHNo&PTNTVN; đề xuất hệ thống tiêu chí, đánh giá hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại trong bối cảnh toàn cầu hóa. 2.2. Về thực tiễn Vận dụng lý luận với hệ thống tiêu chí đánh giá đề xuất để “ thẩm định” hiệu quả kinh doanh tại NHNo&PTNTVN trong thời gian 2015-2019 ( khẳng định những kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân yếu kém), từ đó đề xuất định hướng phát triển và giải pháp nâng cao Năng lực quản trị rủi ro (QTRR) tại NHNo&PTNTVN, bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu NHNo&PTNTVN, QTRR và giải pháp nâng cao NLQTRRTD của ngân hàng này (cả về lý luận và thực tiễn) trong nền kinh tế thị trường và trong xu thế hội nhập quốc tế của Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu tập trung đánh giá thực trạng QTRRTD tại NHNo&PTNTVN trong giai đoạn 2015 - 2019; các yếu tố chi phối QTRR, hệ thống tiêu chí đánh giá QTRRTT của NHNo&PTNTVN trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế trong điều kiện của Việt Nam. Do đối tượng nghiên cứu trong luận án này là “Quản trị rủi ro tín tại NHNo&PTNTVN”, nên trong luận án, tác giả chỉ đánh giá việc quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay của NHNo&PTNTVN. Các thuật ngữ Rủi ro tín dụng, Quản trị rủi ro tín dụng, khẩu vị rủi ro tín dụng, chính sách quản trị rủi ro tín dụngsử dụng trong lu ... en, Competitiveness and Efficiency of the banking sector and economic growth in Egypt, Centre for reseach in Economics and Finance, school of manegement, Cranfield University England. [68]. Gituro wainaina, Kibera FN, K’Obonyo PO (2011), Customer Relationship Management and Competitiveness of Commercial Banks in Kenya, Nairobi. [69]. Jean-Michel Sahut, Mehdi Mili and Maroua Ben Krir (2007), Factors of Competitiveness of Islamic Banks, The New Financial Order. Institutions Rating Criteria, Fitch Ratings Ltd. [70] A Guide to IMF Stress TestingMethods and Models (2014), edited by Li Lian Ong, International Monetary Fund. [71]Aaron, M., Armstrong, J., & Zelmer, M. (2012). An Overview of Risk Management at Canadian Banks. Bank of Canada. [72] Basel Committee on Banking Supervision . (09/2000). Principal for the Management of Credit Risk. Basel. [73] Burrows, O., Learmonth, D., & McKeown, J. (09/2012). RAMSI: a top-down stress-testing model. Bank of England; Financial Stability Paper No. 17. [74] Cihak, M. (2004a): Stress Testing: A Review of Key Concepts. CNB, Internal Research Policy Note, no. 2/2004. [75] Cihak, M. (2004b): Designing Stress Tests for the Czech Banking System. CNB, Internal Re- search Policy Note, no. 3/2004. [76]Cihak, M. (2005) "Stress Testing of Banking Systems (in English)," Czech Journal of Economics and Finance (Finance a uver), Charles University Prague, Faculty of Social Sciences, vol. 55(9-10), pages 418-440, September. [77] Dent, K., Westwood, B., & Segoviano, M. (2016). Stress testing of banks: an introduction. Bank of England . [78] Dionne, G. (2013). Risk Management: History, Definition and Critique. Canada: Cirrelt. [79] Foglia, A. (2009). Stress Testing Credit Risk: A Survey of Authorities’ Approaches (Vol. 5). International Journal of Central Banking. [80] Gestel, T. V., & Baesens, B. (2009). Credit Risk Management - Basic Concepts: financial risk components, rating analysis, models, economic and regulatory capital. Oxford university press. [81] Hirtle, B., & Lehnert, A. (2014). Supervisory Stress Tests. Federal Reserve Bank of New York Staff Reports, no. 696. [82 ] Hull, J. C. (2012). Risk management in Financial Institutions, 3rd edition. New Jersey: John Wiley & Sons, Inc. [83 ] INTERNATIONAL MONETARY FUND. (2012). Macrofinancial Stress Testing—Principles and Practices1. The Monetary and Capital Markets Department. INTERNATIONAL MONETARY FUND. [84] Saunders, A., & Cornett, M. M. (2007). Financial Institutions Management A Risk Management Approach, 6th edition. Boston: Mcgraw-Hill Irwin. [85] Supervision, B. C. (2005). An Explanatory Note on the Basel II IRB Risk Weight Functions. BankforInternationalSettlements. [86] Stephan Cowan, Glen Bullivant, Robert addlestone (2004) trong "Effective credit control & debt recovery handbook - Tottel Publisher" Các trang Web: [86] . www.aar.com.au/pubs/asia/china.htp [87] .www.agribank.com [88] . www.bidv.com.vn www.mof.gov.vn [89] . www.citibank.com www.deutsche-bank.de [90] . www.eximbank.com.vn [91] . https://vi.wikipedia.org [92] .www.techcombank.com.vn [93 .www.vietcombank.com.vn [94] .www.vietinbank.vn [95] . [96] . [97] . [98] . [99] .www.vneconomy.vn PHỤ LỤC 01 DANH MỤC CÁC NHÓM SẢN PHẨM DỊCH VỤ CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM I. Nhóm sản phẩm tiền gửi 1. Tiền gửi (bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ): Tiền gửi không kỳ hạn (Tiền gửi thanh toán); Tiền gửi có kỳ hạn: sau toàn bộ, trả lãi sau định kỳ, trước toàn bộ; Tiền gửi lãi suất bậc thang theo thời gian thực gửi; 2. Tiền gửi tiết kiệm (bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ): Tiết kiệm không kỳ hạn; Tiết kiệm có kỳ hạn thông thường; Tiết kiệm có kỳ hạn: Trả lãi sau toàn bộ; trả lãi sau định kỳ, trả lãi trước toàn bộ, trả lãi trước định kỳ. Tiết kiệm: Theo thời gian, theo số dư. Tiết kiệm điều chỉnh lãi suất theo lãi suất cơ bản. Tiết kiệm gửi góp: Định kỳ hàng tháng, không theo định kỳ hàng tháng Tiền gửi tiết kiệm dự thưởng. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn lãi suất tự điều chỉnh theo lãi suất cơ bản của NHNN Tiết kiệm rút gốc linh hoạt. 3. Phát hành giấy tờ có giá (bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ): Giấy tờ có giá ngắn hạn: Gồm kỳ phiếu: trả lãi trước, sau toàn bộ; tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn và các loại giấy tờ có giá ngắn hạn khác: trả lãi trước, sau toàn bộ. Giấy tờ có giá dài hạn: trái phiếu, trả lãi trước, sau toàn bộ, lãi định kỳ; chứng chỉ tiền gửi dài hạn và các loại giấy tờ có giá dài hạn khác; trả lãi trước, sau toàn bộ, lãi định kỳ. II. Nhóm sản phẩm cấp tín dụng 1. Cho vay tiêu dùng: Cho vay mua sắm hàng tiêu dùng, vật dụng gia đình Cho vay xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp mua nhà ở đối với dân cư Cho vay người lao động đi lao động hợp tác có thời hạn nước ngoài Cho vay cầm cố giấy tờ có giá Cho vay mua phương tiện đi lại Cho vay hỗ trợ du học 2. Cho vay sản xuất kinh doanh Cho vay vốn lưu động; Cho vay vốn ngắn hạn phục vụ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (từng lần); Cho vay lưu vụ đối với hộ nông dân; Cho vay theo hạn mức tín dụng; Thấu chi tài khoản doanh nghiệp; Cho vay đầu tư vốn cố định dự án sản xuất kinh doanh; Cho vay đồng tài trợ; Cho vay các dự án theo chỉ định của Chính phủ; Cho vay dự án cơ sở hạ tầng (có tính cộng đồng); Cho hộ nông dân vay theo quyết định 67/1998/QĐ-TTg; Cho vay ưu đãi xuất khẩu; Cho vay để trả nợ nước ngoài trước hạn (tái cơ cấu nợ); Cho vay để đầu tư trực tiếp nước ngoài; Cho vay dự án, chương trình bằng vốn tài trợ nước ngoài; Cấp hạn mức tín dụng dự phòng; Phát hành và sử dụng thẻ tín dụng (nội địa VISA, MASTER) Cho vay dưới hình thức thấu chi thẻ ghi nợ nội địa; Cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán; 3. Dịch vụ bảo lãnh Bảo lãnh vay vốn; Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh thanh toán; Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước; Bảo lãnh đối ứng; Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm; Đồng bảo lãnh; Bảo lãnh khác; 4. Dịch vụ bao thanh toán Bao thanh toán trong nước; 5. Chiết khấu, tái chiết khấu Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng; Chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá; Tín phiếu do NHNN phát hành; Các loại trái phiếu phát hành theo quy định của Chính phủ; Tín phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu do Tổ chức khác phát hành; III. Nhóm sản phẩm dịch vụ tài khoản và thanh toán trong nước 1. Cung cấp thông tin tài khoản (Vấn tin, đối chiếu, kiểm tra, in báo cáo, sao kê) 2. Gửi nhiều nơi, rút nhiều nơi 3. Chuyển tiền Chuyển tiền đi trong nước; Nhận tiền chuyển đến trong nước; 4. Séc Cung ứng séc trong nước; Thanh toán séc trong nước; Nhờ thu séc trong nước; 5. Dịch vụ kết nối quản lý tài khoản và thanh toán cho các công ty và nhà đầu tư chứng khoán 6. Thanh toán hóa đơn IV. Nhóm sản phẩm dịch vụ tài khoản và thanh toán quốc tế 1. Dịch vụ chuyển tiền quốc tế Chuyển tiền kiều hối; Chuyển đến phục vụ thương mại mậu dịch; Chuyển tiền đi nước ngoài; 2. Thanh toán nhờ thu Nhờ thu xuất khẩu (collection); Nhờ thu nhập khẩu; 3. Thư tín dụng Thư tín dụng xuất khẩu (L/C xuất); Thư tín dụng nhập khẩu (L/C nhập); 4. Bảo lãnh quốc tế Thư tín dụng dự phòng; Bank Guarantee/Performance bond; 5. Thanh toán biên mậu Chuyển tiền bằng chứng từ chuyên dùng; Thư ủy thác chuyển tiền; Thư tín dụng mậu dịch biên giới; Thanh toán bằng hối phiếu; Chuyển tiền TTR; 6. Dịch vụ séc nước ngoài Thanh toán séc nước ngoài; Nhờ thu séc nước ngoài; 7. Kinh doanh tiền tệ Mua bán ngoại tệ giao ngay; Mua bán ngoại tệ kỳ hạn; V. Nhóm sản phẩm TRESURY 1. Ngân hàng đại lý Tài trợ thương mại (ngắn hạn, dài hạn); Dịch vụ thanh toán quốc tế; 2. Kinh doanh vốn nội tệ trên thị trường liên ngân hàng Sản phẩm thị trường tiền tệ; Đầu tư, kinh doanh giấy tờ có giá; Sản phẩm phái sinh; 3. Kinh doanh ngoại tệ với các định chế tài chính Giao ngay (Spot); Kỳ hạn (Forwards); Hợp đồng tương lai (Futures); Quyền chọn (Options); Hoán đổi ngoại tệ (Swaps); 4. Các sản phẩm, dịch vụ khác Chuyển tiền đa tệ; Cho vay công ty trực thuộc; Xuất nhập khẩu ngoại tệ mặt; VI. Nhóm sản phẩm đầu tư 1. Đầu tư thương mại Góp vốn thành lập doanh nghiệp mới; Mua cổ phần, góp vốn tại các doanh nghiệp đang hoạt động; Góp vốn hợp đồng hợp tác kinh doanh; 2. Nhận ủy thác đầu tư 3. Dịch vụ tư vấn đầu tư VII. Nhóm sản phẩm thẻ 1. Thẻ ghi nợ/ ATM Thẻ ghi nợ nội địa; Thẻ ghi nợ quốc tế VISA; 2. Thẻ tín dụng Thẻ tín dụng nội địa; Thẻ VISA; Thẻ Master; VIII. Nhóm sản phẩm E - Banking 1. Mobile banking SMS banking (Vấn tin, in sao kê, tự động thông báo sử dụng); VNTOPUP (Nạp tiền điện thoại, nạp tiền ví điện tử); ATRANSFER (Chuyển khoản cá nhân, chuyển khoản thanh toán); Thanh toán hóa đơn; 2. Internet banking 3. Phone banking 4. Home banking 5. Kiosk IX. Nhóm sản phẩm dịch vụ ngân quỹ và quản lý tiền tệ 1. Dịch vụ ngân quỹ Thu đổi tiền; Kiểm định tiền thật giả; Gửi tiền vào kho qua đêm; Dịch vụ thu chi tiền mặt tại đơn vị; Dịch vụ vận chuyển tiền mặt; Cho thuê ngăn tủ, két sắt; Bảo quản tài sản quý hiếm; Giữ hộ giấy tờ có giá; Đổi séc du lịch lấy tiền Đổi ngoại tệ lấy séc du lịch 2. Dịch vụ quản lý tiền tệ Quản lý tài khoản tập trung; Chi trả lương vào tài khoản cá nhân theo danh sách, dịch vụ chi hộ; Ngân hàng phục vụ dự án ODA; X. Nhóm sản phẩm khác 1. Nhóm sản phẩm liên kết Ngân hàng - Bảo hiểm (Bancassurance) Đại lý phân phối bảo hiểm (Bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ) PHỤ LỤC 02 SỐ LƯỢNG CHI NHÁNH, PHÒNG GIAO DỊCH CỦA AGRIBANK TT TỈNH, THÀNH PHỐ SỐ LƯỢNG TỶ LỆ % 1 Hà Nội 303 13.17 2 TP Hồ Chí Minh 192 8.34 3 Hậu Giang 12 0.53 4 Cần Thơ 21 0.93 5 Long An 32 1.42 6 Đồng Tháp 22 0.97 7 An Giang 25 1.11 8 Tiền Giang 27 1.19 9 Bến Tre 29 1.28 10 Vĩnh Long 38 1.68 11 Trà Vinh 22 0.97 12 Sóc Trăng 19 0.84 13 Kiên Giang 28 1.33 14 Bạc Liêu 17 0.75 15 Cà Mau 19 0.84 16 Bình Dương 19 0.84 17 Tây Ninh 21 0.93 18 Đồng Nai 44 1.99 19 Bà Rịa - Vũng Tàu 28 1.24 20 Bình Phước 29 1.28 21 Hải Phòng 39 1.73 22 Vĩnh Phúc 28 1.24 23 Hải Dương 44 1.95 24 Thái Bình 42 1.86 25 Nam Định 51 2.26 26 Ninh Bình 41 1.81 27 Hưng Yên 28 1.24 28 Bắc Ninh 29 1.28 29 Hà Nam 19 0.84 30 Cao Bằng 21 0.93 31 Lạng Sơn 18 0.80 32 Lai Châu 13 0.58 33 Sơn La 21 0.93 34 Lào Cai 22 0.97 35 Hà Giang 19 0.84 36 Bắc Kạn 17 0.75 37 Điện Biên 19 0.84 38 Tuyên Quang 32 1.42 39 Yên Bái 33 1.46 TT TỈNH, THÀNH PHỐ SỐ LƯỢNG TỶ LỆ % 40 Thái Nguyên 30 1.33 41 Bắc Giang 47 2.08 42 Quảng Ninh 47 2.08 43 Hòa Bình 29 1.28 44 Phú Thọ 51 2.26 45 Thanh Hóa 66 2.92 46 Nghệ An 69 3.05 47 Ha Tĩnh 40 1.77 48 Thừa Thiên - Huế 27 1.19 49 Quảng Bình 24 1.06 50 Quảng Trị 24 1.06 51 Đà Nẵng 41 1.81 52 Quảng Nam 44 1.95 53 Quảng Ngãi 26 1.15 54 Bình Định 24 1.06 55 Phú Yên 18 0.80 56 Khánh Hòa 27 1.19 57 Ninh Thuận 10 0.44 58 Bình Thuận 22 0.97 59 Gia Lai 32 1.42 60 Kon Tum 13 0.58 61 Đắc Lắc 57 2.52 62 Đắc Nông 15 0.66 63 Lâm Đồng 34 1.50 TỔNG 2.300 100.00
File đính kèm:
- luan_an_nang_cao_nang_luc_quan_tri_rui_ro_tin_dung_tai_ngan.doc
- ĐÓNG GÓP MỚI CỦA L.A.doc
- TÓM TẮT LUẬN ÁN.doc