Luận án Nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo của hạ sĩ quan, binh sĩ ở Quân chủng Hải quân hiện nay

Biển, đảo Việt Nam là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, không chỉ chứa đựng tiềm năng kinh tế to lớn, cửa ngõ mở rộng quan hệ giao thương với quốc tế mà còn là địa bàn chiến lược trọng yếu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bảo vệ chủ quyền biển, đảo là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, trong đó Quân chủng Hải quân là lực lượng nòng cốt, chuyên trách và trực tiếp. Để hoàn thành tốt vai trò là lực lượng nòng cốt, chuyên trách trong quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo cần thường xuyên quan tâm nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo của mọi quân nhân trong Quân chủng, nhất là hạ sĩ quan, binh sĩ nhằm giúp họ nhận thức sâu sắc hơn giá trị của sự cống hiến, sẵn sàng hy sinh bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc và góp phần tăng cường nhân tố chính trị - tinh thần, làm cơ sở cho nâng cao chất lượng, sức mạnh chiến đấu của Quân chủng Hải quân.

Nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò là lực lượng nòng cốt, chuyên trách trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo, trong những năm qua, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân và lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan, đơn vị thường xuyên quan tâm nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo cho mọi quân nhân, nhất là hạ sĩ quan, binh sĩ, xác định đây là một trong những nội dung trọng tâm của công tác giáo dục chính trị - tư tưởng. Do vậy, đã khơi dậy được niềm tin, lòng yêu nước, niềm tự hào, tự tôn dân tộc; củng cố và nâng cao ý thức, trách nhiệm của hạ sĩ quan, binh sĩ trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Tuy nhiên, so với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra, ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo của hạ sĩ quan, binh sĩ ở Quân chủng Hải quân vẫn còn những hạn chế nhất định. Một bộ phận hạ sĩ quan, binh sĩ nhận thức chưa sâu sắc vị trí, vai trò, tầm quan trọng nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo, nên thái độ, trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo của một số hạ sĩ quan, binh sĩ chưa thật sự đúng đắn và rõ ràng; vẫn còn biểu hiện ngại khó, ngại khổ, chủ quan, mất cảnh giác với âm mưu kích động của các thế lực thù địch trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế trên đây là do nhận thức, trách nhiệm của một số chủ thể trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo của hạ sĩ quan, binh sĩ còn hạn chế; công tác giáo dục, rèn luyện ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo của hạ sĩ quan, binh sĩ ở một số đơn vị có nội dung, hình thức, biện pháp chậm đổi mới; môi trường văn hóa quân sự cùng với cơ sở vật chất và việc giải quyết chế độ, chính sách cho hạ sĩ quan, binh sĩ ở một số đơn vị còn bất cập, chưa thỏa đáng.

 

doc 217 trang kiennguyen 11300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo của hạ sĩ quan, binh sĩ ở Quân chủng Hải quân hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo của hạ sĩ quan, binh sĩ ở Quân chủng Hải quân hiện nay

Luận án Nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo của hạ sĩ quan, binh sĩ ở Quân chủng Hải quân hiện nay
LỜI CAM ĐOAN
 Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng.
 TÁC GIẢ LUẬN ÁN
 Lê Văn Kiều
MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
5
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 
10
1.1
Những công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến đề tài luận án
10
1.2.
Khái quát kết quả nghiên cứu chủ yếu của các công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án và những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục nghiên cứu
24
Chương 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO Ý THỨC BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO CỦA HẠ SĨ QUAN, BINH SĨ Ở QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN 
30
2.1.
Quan niệm ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo và nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo của hạ sĩ quan, binh sĩ ở Quân chủng Hải quân
30
2.2.
Nhân tố cơ bản quy định nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo của hạ sĩ quan, binh sĩ ở Quân chủng Hải quân
57
Chương 3
THỰC TRẠNG Ý THỨC BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO CỦA HẠ SĨ QUAN, BINH SĨ Ở QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY
73
3.1.
Thực trạng ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo của hạ sĩ quan, binh sĩ ở Quân chủng Hải quân hiện nay
73
3.2.
Một số vấn đề đặt ra đối với nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo của hạ sĩ quan, binh sĩ ở Quân chủng Hải quân hiện nay
106
Chương 4
YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NÂNG CAO Ý THỨC BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO CỦA HẠ SĨ QUAN, BINH SĨ Ở QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN HIỆN NAY 
117
4.1. 
Yêu cầu nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo của hạ sĩ quan, binh sĩ ở Quân chủng Hải quân hiện nay
117
4.2.
Giải pháp cơ bản nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo của hạ sĩ quan, binh sĩ ở Quân chủng Hải quân hiện nay
124
KẾT LUẬN
165
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 
167
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
168
PHỤ LỤC
186
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận án
Biển, đảo Việt Nam là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, không chỉ chứa đựng tiềm năng kinh tế to lớn, cửa ngõ mở rộng quan hệ giao thương với quốc tế mà còn là địa bàn chiến lược trọng yếu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bảo vệ chủ quyền biển, đảo là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, trong đó Quân chủng Hải quân là lực lượng nòng cốt, chuyên trách và trực tiếp. Để hoàn thành tốt vai trò là lực lượng nòng cốt, chuyên trách trong quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo cần thường xuyên quan tâm nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo của mọi quân nhân trong Quân chủng, nhất là hạ sĩ quan, binh sĩ nhằm giúp họ nhận thức sâu sắc hơn giá trị của sự cống hiến, sẵn sàng hy sinh bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc và góp phần tăng cường nhân tố chính trị - tinh thần, làm cơ sở cho nâng cao chất lượng, sức mạnh chiến đấu của Quân chủng Hải quân. 
Nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò là lực lượng nòng cốt, chuyên trách trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo, trong những năm qua, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân và lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan, đơn vị thường xuyên quan tâm nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo cho mọi quân nhân, nhất là hạ sĩ quan, binh sĩ, xác định đây là một trong những nội dung trọng tâm của công tác giáo dục chính trị - tư tưởng. Do vậy, đã khơi dậy được niềm tin, lòng yêu nước, niềm tự hào, tự tôn dân tộc; củng cố và nâng cao ý thức, trách nhiệm của hạ sĩ quan, binh sĩ trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Tuy nhiên, so với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra, ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo của hạ sĩ quan, binh sĩ ở Quân chủng Hải quân vẫn còn những hạn chế nhất định. Một bộ phận hạ sĩ quan, binh sĩ nhận thức chưa sâu sắc vị trí, vai trò, tầm quan trọng nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo, nên thái độ, trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo của một số hạ sĩ quan, binh sĩ chưa thật sự đúng đắn và rõ ràng; vẫn còn biểu hiện ngại khó, ngại khổ, chủ quan, mất cảnh giác với âm mưu kích động của các thế lực thù địch trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế trên đây là do nhận thức, trách nhiệm của một số chủ thể trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo của hạ sĩ quan, binh sĩ còn hạn chế; công tác giáo dục, rèn luyện ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo của hạ sĩ quan, binh sĩ ở một số đơn vị có nội dung, hình thức, biện pháp chậm đổi mới; môi trường văn hóa quân sự cùng với cơ sở vật chất và việc giải quyết chế độ, chính sách cho hạ sĩ quan, binh sĩ ở một số đơn vị còn bất cập, chưa thỏa đáng. 
Hiện nay, tình hình thế giới, khu vực diễn biến mau lẹ, phức tạp và khó lường; tình hình tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo tiếp tục diễn ra căng thẳng, quyết liệt hơn. Đặc biệt, gần đây Trung Quốc gia tăng các hoạt động quân sự trên Biển Đông, trên Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam làm cho tình hình càng thêm căng thẳng. Trước tình hình đó, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc đang đặt ra những yêu cầu mới. Do vậy, nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo cho mọi đối tượng quân nhân trong Quân chủng, nhất là hạ sĩ quan, binh sĩ - lực lượng đông đảo và trực tiếp thực thi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo là vấn đề quan trọng và cấp thiết. 
Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài: “Nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo của hạ sĩ quan, binh sĩ ở Quân chủng Hải quân hiện nay” làm luận án nghiên cứu. 
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở luận giải làm rõ một số vấn đề lý luận và thực trạng ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo của hạ sĩ quan, binh sĩ ở Quân chủng Hải quân, luận án đề xuất giải pháp cơ bản nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo của hạ sĩ quan, binh sĩ ở Quân chủng Hải quân hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án.
- Luận giải một số vấn đề lý luận nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo của hạ sĩ quan, binh sĩ ở Quân chủng Hải quân.
- Đánh giá thực trạng ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo của hạ sĩ quan, binh sĩ ở Quân chủng Hải quân hiện nay và luận giải một số vấn đề đặt ra đối với nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo của hạ sĩ quan, binh sĩ ở Quân chủng Hải quân hiện nay.
- Xác định yêu cầu và đề xuất giải pháp cơ bản nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo của hạ sĩ quan, binh sĩ ở Quân chủng Hải quân hiện nay. 
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo của hạ sĩ quan, binh sĩ ở Quân chủng Hải quân. 
Phạm vi nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu dưới góc độ triết học một số vấn đề lý luận và thực trạng ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo và nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo của hạ sĩ quan, binh sĩ ở các đơn vị huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu trong Quân chủng Hải quân nhân dân Việt Nam. Thực hiện điều tra, khảo sát đại diện tại một số đơn vị thuộc Vùng 1, Vùng 2, Vùng 3, Vùng 4, Vùng 5 Hải quân (Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 147, Lữ đoàn 170 thuộc Vùng 1 Hải quân; Lữ đoàn 171, Tiểu đoàn DK1 thuộc Vùng 2 Hải quân; Tiểu đoàn huấn luyện 355 thuộc Vùng 3 Hải quân; Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 101, Lữ đoàn 146, Lữ đoàn 162 thuộc Vùng 4 Hải quân; Lữ đoàn 127 thuộc vùng 5 Hải quân; Lữ đoàn tàu ngầm 189). Số liệu, giữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu, đánh giá thực trạng chủ yếu từ năm 2015 đến nay.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về ý thức, ý thức xã hội và mối quan hệ giữa tồn tại xã hội với ý thức xã hội; tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chiến lược của Đảng Cộng sản Việt Nam về bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và Chiến lược biển Việt Nam.
Cơ sở thực tiễn 
Dựa vào kết quả điều tra, đánh giá thực trạng ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo của hạ sĩ quan, binh sĩ ở Quân chủng Hải quân hiện nay; thông qua kế thừa kết quả các công trình nghiên cứu đã được công bố liên quan đến đề tài luận án; dựa vào các tư liệu, tài liệu, nghị quyết, báo cáo, thống kê, tổng kết của Quân chủng Hải quân có liên quan đến vấn đề nghiên cứu; kết hợp với tổng hợp, khái quát kết quả điều tra, khảo sát tại một số đơn vị ở Quân chủng Hải quân. 
Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành như: Lôgíc và lịch sử; phân tích và tổng hợp; trừu tượng hóa, khái quát hóa; hệ thống và cấu trúc; so sánh; điều tra xã hội học và xin ý kiến chuyên gia.
5. Những đóng góp mới của luận án
- Quan niệm ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo của hạ sĩ quan, binh sĩ ở Quân chủng Hải quân và quan niệm nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo của hạ sĩ quan, binh sĩ ở Quân chủng Hải quân.
- Chỉ rõ được các nhân tố cơ bản quy định nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo của hạ sĩ quan, binh sĩ ở Quân chủng Hải quân. 
- Giải pháp cơ bản nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo của hạ sĩ quan, binh sĩ ở Quân chủng Hải quân hiện nay. 
6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận và thực trạng ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo và nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo của hạ sĩ quan, binh sĩ ở Quân chủng Hải quân.
Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án bổ sung, cung cấp thêm những luận cứ khoa học cho lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan, đơn vị xây dựng, xác định chủ trương, biện pháp lãnh đạo nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo của hạ sĩ quan, binh sĩ ở Quân chủng Hải quân hiện nay. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy, học tập, tuyên truyền nội dung có liên quan. 
7. Kết cấu của luận án
Luận án gồm: Mở đầu, 4 chương (8 tiết), kết luận, danh mục các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến đề tài luận án của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. 
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Những công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến đề tài luận án
1.1.1. Những công trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu liên quan đến ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa 
Trong công trình “Bước đầu tiếp cận ý thức bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa ở con người Việt Nam trong thời kỳ mới” [178], tác giả Trương Thành Trung đã đưa ra quan niệm: “Xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa cho người dân Việt Nam trong thời đại ngày nay chính là nâng cao giác ngộ của họ về giá trị của độc lập, tự do, hạnh phúc” [178, tr. 16]. Bên cạnh đó, tác giả phân tích, luận giải một cách chặt chẽ, sâu sắc và khoa học về cơ sở của sự hình thành ý thức bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trên các khía cạnh: Ý thức bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa hình thành trên cơ sở truyền thống yêu nước và văn hóa giữ nước của dân tộc Việt Nam; ý thức bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa thực chất là ý thức chính trị được hình thành trên cơ sở sự giác ngộ về trách nhiệm xã hội của con người đối với độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; giữ vững sự ổn định chính trị là một cơ sở vững chắc để xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; tổ chức các hoạt động bả ... sát biển và Hải quan trong đấu tranh phòng, chống các tội phạm về ma tuý tại địa bàn biên giới, cửa khẩu và trên biển.
40
21-7-2003
Quyết định 149/2003/QĐ-TTg ngày 30-5-2001. Về một số chính sách và cơ chế khuyến khích phát triển đội tàu biển Việt Nam 
4. Chỉ thị của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Thủ tướng Chính phủ)
41
29-3-1980
Chị thị số 85/chính trị về việc xử lý tàu nước ngoài xâm phạm vùng biển Việt Nam 
42
25-2-1993
Chỉ thị số 73/TTg về một số công tác cần làm ngay để bảo vệ môi trường
43
09-8-1995
Chỉ thị số 445/TTg về việc tổ chức triển khai thi hành pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính 
44
28-10-1995
Chỉ thị số 701/TTg về đấu tranh chống buôn lậu trên biển
45
18-1-1997
Chỉ thị số 39/TTg về việc bảo đảm an toàn cho người và phương tiện nghề hoạt động trên biển
5. Thông tư
46
19-12-1980
Thông tư số 60/TTg hướng dẫn việc tổ chức thực hiện Bản quy chế cho tàu thuyền nước ngoài hoạt động trên các vùng biển của nước Cộng hoà xã hộ chủ nghĩa Việt Nam 
47
21-10-2002
Thông tư liên tịch 156/2002/TTLT-BQP-BGTVT ngày 21-10-2002. Hướng dẫn việc phối hợp thực hiện quản lý Nhà nước giữa Bộ quốc phòng và Bộ giao thông vận tải về hoạt động của lực lượng Cảnh sát biển và việc phối hợp giữa lực lượng cảnh sát biển với các lực lượng có liên quan thuộc Bộ Giao thông vận tải trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hộ chủ nghĩa Việt Nam.
 6. Văn bản của một số Bộ, ngành có liên quan
48
06-8-1991
Quyết định số 1533/QĐ-VT về ban hành quy tắc phòng ngừa va chạm tàu thuyền trên biển
Bộ Giao thông vận tải
49
08-9-1994
Quyết định số 1438/QĐ-PC về cơ quan, trình tự và thủ tục xác nhận việc trình “kháng nghị hàng hải” ở Việt Nam 
Bộ Giao thông vận tải
50
17-5-1995
Quyết định số 2788/QĐ/PC quy định về tàu biển nước ngoài vận chuyển hàng hoá, hành khách và hành lý giữa các cảng biển Việt Nam 
Bộ Giao thông vận tải
51
02-10-1996
Quyết định số 2628/QĐ-TCCB về việc thành lập “Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam”
Bộ Giao thông vận tải
52
02-7-1982
Thông tư số 99/PC về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 330/CP ngày 9-7-1981
Bộ Giao thông vận tải
53
08-03-1987
Chỉ thị số 04/CT/VP của Bộ trưởng Bộ thuỷ sản về công tác phòng chống bão lụt, lũ. Giảm nhẹ thiên tai và bảo đảm an toàn cho người và phương tiện nghề cá hoạt động trên biển
Bộ thuỷ sản
54
12-11-1996
Công văn số 2592/MTG của Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường về việc kiểm soát ô nhiễm biển từ các phương tiện giao thông thuỷ
Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường
55
05-9-1990
Quyết định số 333/CNNG-KHKT về việc ban hành Quy chế bảo vệ môi trường và trong các hoạt động dầu khí biển
Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường
 7. Hiệp định Hàng hải giữa Việt Nam và nước ngoài
1
22-11-1979
1999
Việt Nam - Thái Lan
Sửa đổi, bổ sung
2
03-01-1983
Việt Nam - Cuba
3
12-11-1983
Việt Nam - Hunggary
4
25-10-1991
Việt Nam - Inđônêxia
5
27-1-1992
Việt Nam - Philipphin
6
31-3-1992
Việt Nam - Malaixia
7
16-4-1992
Việt Nam - Xingapo
8
20-7-1992
Việt Nam - Ucraina
9
8-3-1992
Việt Nam - Trung Quốc
10
27-5-1993
Việt Nam - Liên Bang Nga
11
29-6-1993
Việt Nam - Cộng hòa Liên bang Đức
12
01-09-1994
Việt Nam - Rumani
13
6-12-1995
Việt Nam - Ba Lan
14
12-4-1995
Việt Nam - Hàn Quốc
Ngày ký
Tên công ước
1
18-12-1990
Công ước về gia nhập Tổ chức Hàng hải thế giới (IMO – Convention 48)
2
18-12-1990
Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển năm 1974 (SOLAS 74)
3
18-12-1990
Công ước quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, cấp chứng chỉ và trực ca cho thuyền viên năm 1978 và Nghị định Thư bổ sung năm 1985 (STCW 78/95)
4
18-12-1990
Công ước quốc tế về phòng ngừa ô nhiễm dầu từ tàu biển năm 1973 và Nghị định thư bổ sung năm 1978 (MARPOL 73/78)
5
18-12-1990
Công ước quốc tế về phòng ngừa va chạm trên biển năm 1972 (COLRREG 72)
6
18-12-1990
Công ước quốc tế về nạn khô năm 1966 (LL66)
7
18-12-1990
Công ước quốc tế đo dung tích tàu biển năm 1969 (TONNAGE 69)
8
12-10-1992
Nghị định thư bổ sung năm 1978 của SOLAS 74
9
1999
Công ước quốc tế về thông tin toàn cầu (INMAST)
10
1975
Biên bản ghi nhớ về kiểm tra của quốc gia có cảng biển trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (TOKYO-MOU)
11
1998
Hiệp định ASEAN về tìm kiếm cứu nạn trên biển
(Nguồn: Ban Biên giới, Bộ Ngoại giao, tháng 3 năm 2021)
Phụ lục 12
TUYÊN BỐ CỦA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ XHCN VIỆT NAM 
VỀ LÃNH HẢI, VÙNG TIẾP GIÁP, VÙNG ĐẶC QUYỀN KINH TẾ 
VÀ THỀM LỤC ĐỊA CỦA VIỆT NAM
Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sau khi được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chuẩn y. Tuyên bố quy định các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau:
1. Lãnh hải của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam rộng 12 hải lý, ở phía ngoài đường cơ sở nối liền các điểm nhô ra nhất của bờ biển và các điểm ngoài cùng của các đảo ven bờ của Việt Nam tính từ ngấn nước thuỷ triều thấp nhất trở ra.
Vùng biển ở phía trong đường cơ sở và giáp với bờ biển là nội thuỷ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải của mình cũng như đối với vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải.
2. Vùng tiếp giáp lãnh hải của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là vùng biển tiếp liền phía ngoài lãnh hải Việt Nam có chiều rộng là 12 hải lý hợp với lãnh hải Việt Nam thành một vùng biển rộng 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của Việt Nam.
Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện sự kiểm soát cần thiết trong vùng tiếp giáp lãnh hải của mình nhằm bảo vệ an ninh, bảo vệ các quyền lợi về hải quan, bảo đảm sự tôn trọng các quy định về y tế, về di cư, nhập cư trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải Việt Nam.
3. Vùng đặc quyền kinh tế của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiếp liền lãnh hải Việt Nam và hợp với lãnh hải Việt Nam thành một vùng biển rộng 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam.
Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về việc thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật và không sinh vật ở vùng nước, ở đáy biển và trong lòng đất dưới đáy biển của vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam: có quyền và thẩm quyền riêng biệt về các hoạt động khác phục vụ cho việc thăm dò và khai thác vùng đặc quyền kinh tế nhằm mục đích kinh tế; có thẩm quyền riêng biệt về nghiên cứu khoa học trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thẩm quyền bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
4. Thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam mở rộng ra ngoài lãnh hải Việt Nam cho đến bờ ngoài của rìa lục địa; nơi nào bờ ngoài của rìa lục địa cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam không đến 200 hải lý thì thềm lục địa nơi ấy mở rộng ra 200 hải lý kể từ đường cơ sở đó.
Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chủ quyền hoà toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam bao gồm tài nguyên khoáng sản, tài nguyên không sinh vật và tài nguyên sinh vật thuộc loại định cư ở thềm lục địa Việt Nam.
5. Các đảo và quần đảo thu lãnh thổ Việt Nam ở ngoài vùng lãnh hải nói ở Điều 1 đều có lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng như đã quy định trong các điều 1, 2, 3 và 4 của Tuyên bố này.
6. Xuất phát từ các nguyên tắc của Tuyên bố này, các vấn đề cụ thể liên quan tới lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ được quy định chi tiết thêm trên cơ sở bảo vệ chủ quyền phục vụ lợi ích của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phù hợp với luật phát và tập quán quốc tế.
7. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ cùng các nước liên quan, thông qua thương lượng trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế, giải quyết các vấn đề về các vùng biển và thềm lục địa của mỗi bên. 
Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 1977
(Nguồn: Văn phòng Hội đồng Nhà nước)
Phụ lục 13
NGHỊ QUYẾT VỀ VIỆC PHÊ CHUẨN CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN NĂM 1982 CỦA QUỐC HỘI 
NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Căn cứ vào Điều 84 của Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam năm 1992;
Theo đề nghị của Chủ tịch nước Cộng hoà XHCN Việt Nam; 
Sau khi xem xét báo cáo cho Chính phủ, báo cáo của uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội và ý kiến của các đại biểu Quốc hội về việc phê chuẩn Công ước của Liên Hợp quốc về luật biển năm 1982.
Quyết định:
1. Phê chuẩn Công ước của Liên Hợp quốc về luật biển năm 1982.
2. Bằng việc phê chuẩn Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam biểu thị quyết tâm cùng cộng đồng quốc tế xây dựng một trật tự pháp lý công bằng, khuyến khích sự phát triển và hợp tác trên biển.
3. Quốc hội khẳng định chủ quyền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với các vùng nội thuỷ, lãnh hải, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam trên cơ sở các quy định của Công ước và các nguyên tắc của pháp luật quốc tế, yêu cầu các nước khác tôn trọng các quyền nói trên của Việt Nam.
4. Quốc hội một lần nữa khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và chủ trương giải quyết các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ cũng như các bất đồng khác liên quan đến Biển Đông thông qua thương lượng hoà bình trên tinh thần bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng pháp luật quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982, tôn trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của các nước ven biển đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa; trong khi nỗ lực thúc đẩy đàm phán để tìm giải pháp cơ bản và lâu dài, các bên liên quan cần duy trì ổn định trên cơ sở giữ nguyên trạng, không có hành động làm phức tạp thêm tình hình, không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực.
Quốc hội nhấn mạnh: cần phân biệt vấn đề giải quyết tranh chấp về quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa với vấn đề bảo vệ các vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam căn cứ vào những nguyên tắc và những tiêu chuẩn của Công ước Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982.
5. Quốc hội giao cho Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ nghiên cứu để có những sửa đổi, bổ sung cần thiết đối với các quy định liên quan của pháp luật quốc gia cho phù hợp với Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982, bảo đảm lợi ích của Việt Nam.
Quốc hội giao cho Chính phủ thi hành những biện pháp có hiệu quả nhằm tăng cường bảo vệ và quản lý các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam.
Nghị quyết này để được Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 23 tháng 6 năm 1994.
Chủ tịch quốc hội
 (Đã ký)
Nông Đức Mạnh
(Nguồn: Văn phòng Hội đồng Nhà nước)

File đính kèm:

  • docluan_an_nang_cao_y_thuc_bao_ve_chu_quyen_bien_dao_cua_ha_si.doc
  • doc1 BIA LUAN AN - LE VAN KIEU.doc
  • doc2 BIA TOM TAT TIẾNG VIỆT - LE VAN KIEU.doc
  • doc2 TÓM TẮT TIẾNG VIỆT - LE VAN KIEU.doc
  • doc3 BÌA TÓM TẮT TIẾNG ANH - LE VAN KIEU.doc
  • doc3 TÓM TẮT TIẾNG ANH - LE VAN KIEU.doc
  • doc4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG ANH - LE VAN KIEU.doc
  • doc4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG VIỆT - LE VAN KIEU.doc