Luận án Bảo đảm công bằng về phúc lợi xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam hiện nay

Công bằng xã hội là phạm trù chính trị - xã hội, phản ánh khát vọng của loài người, là thước đo để phân biệt bản chất của các chế độ xã hội khác nhau và là mục tiêu của CNXH hướng tới. Ở Việt Nam, công bằng xã hội vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước ta là: “Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách; phát triển hài hoà đời sống vật chất và đời sống tinh thần, không ngừng nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội” [35, tr.79]. Trong đó, bảo đảm công bằng về PLXH là một bộ phận đặc biệt quan trọng nhằm giảm bớt sự chênh lệch thu nhập giữa các cá nhân, các cộng đồng, nhất là đối với các đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương. Thông qua PLXH - một hình thức phân phối cơ bản nhằm khắc phục những khiếm khuyết của thị trường, từng bước xóa bỏ sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn, giữa lao động chân tay và lao động trí óc, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Đại hội XIII của Đảng đã xác định: “Tăng cường quản lý phát triển xã hội, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội, tính bền vững trong các chính sách xã hội, nhất là phúc lợi xã hội, an ninh xã hội, an ninh con người” [36, tr.147].

Bảo đảm công bằng về PLXH cho người dân luôn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhận thức của các chủ thể, điều kiện kinh tế, xã hội và khả năng huy động các nguồn lực xã hội cho việc thực hiện chính sách xã hội nói chung và bảo đảm phúc lợi xã hội nói riêng. Với điều kiện còn nhiều khó khăn như hiện nay, Nhà nước ta chưa đủ khả năng để đảm bảo đầy đủ nhu cầu PLXH của nhân dân, do đó cần phải bảo đảm công bằng về PLXH giữa các vùng, miền, cho các nhóm xã hội, nhất là đối với các đối tượng yếu thế, đồng bào DTTS. Với một quốc gia đa tộc người như Việt Nam, đồng bào DTTS sinh sống chủ yếu ở miền núi, địa bàn chiến lược, thì bảo đảm công bằng về PLXH cho đồng bào DTTS là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, lâu dài, từng bước nâng cao chất lượng sống và tạo nên sự ổn định xã hội vùng biên giới của Tổ quốc, chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và thủ đoạn xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch.

 Đối với các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam, nơi có tỷ lệ đồng bào DTTS chiếm đa số dân cư thì bảo đảm công bằng về PLXH lại càng trở nên quan trọng. Đây là khu vực giữ vị trí chiến lược cả về KT - XH, quốc phòng, an ninh và đối ngoại, là địa bàn có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, điều kiện phát triển KT - XH khó khăn, đời sống của đồng bào các DTTS còn có nhiều thiếu thốn, tỷ lệ hộ nghèo cao, dễ bị tổn thương. Do đó, bảo đảm công bằng về PLXH cho đồng bào DTTS không chỉ thể hiện bản chất ưu việt của chế độ XHCN ở nước ta mà còn trực tiếp góp phần khắc phục dần khoảng cách chênh lệch, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào, tạo nền tảng bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia.

 

doc 227 trang kiennguyen 20/08/2022 5280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Bảo đảm công bằng về phúc lợi xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Bảo đảm công bằng về phúc lợi xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam hiện nay

Luận án Bảo đảm công bằng về phúc lợi xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam hiện nay
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Tác giả luận án
Trương Tất Thịnh
MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
5
Chương 1:
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
11
1.1.
Tổng quan các công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài luận án
11
1.2.
Tổng quan các công trình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến đề tài luận án
16
1.3.
Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề đặt ra luận án tập trung giải quyết
27
Chương 2:
BẢO ĐẢM CÔNG BẰNG VỀ PHÚC LỢI XÃ HỘI CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở CÁC TỈNH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC VIỆT NAM HIỆN NAY - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 
32
2.1.
Phúc lợi xã hội và công bằng về phúc lợi xã hội ở các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam hiện nay
32
2.2.
Quan niệm, vai trò và yếu tố quy định bảo đảm công bằng về phúc lợi xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam hiện nay
54
Chương 3:
BẢO ĐẢM CÔNG BẰNG VỀ PHÚC LỢI XÃ HỘI CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở CÁC TỈNH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC VIỆT NAM HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA
76
3.1.
Thành tựu bảo đảm công bằng về phúc lợi xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam hiện nay
76
3.2.
Hạn chế của bảo đảm công bằng về phúc lợi xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam hiện nay
98
3.3.
 Nguyên nhân và một số vấn đề đặt ra trong bảo đảm công bằng về phúc lợi xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam hiện nay
108
Chương 4:
YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC BẢO ĐẢM CÔNG BẰNG VỀ PHÚC LỢI XÃ HỘI CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở CÁC TỈNH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC VIỆT NAM HIỆN NAY
120
4.1.
Yêu cầu cơ bản tiếp tục bảo đảm công bằng về phúc lợi xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam hiện nay
120
4.2.
Giải pháp chủ yếu tiếp tục bảo đảm công bằng về phúc lợi xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam hiện nay
131
KẾT LUẬN 
162
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
164
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 
165
PHỤ LỤC
176
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TT
Chữ viết đầy đủ
Chữ viết tắt
1
An sinh xã hội
ASXH
2
Bảo hiểm xã hội
BHXH
3
Công bằng xã hội
CBXH
4
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
CNH,HĐH
5
Dân tộc thiểu số
DTTS
6
Hệ thống chính trị
HTCT
7
Kinh tế - xã hội
KT-XH
8
Phúc lợi xã hội
PLXH
9
Xã hội chủ nghĩa
XHCN
10
Xoá đói giảm nghèo
XĐGN
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Công bằng xã hội là phạm trù chính trị - xã hội, phản ánh khát vọng của loài người, là thước đo để phân biệt bản chất của các chế độ xã hội khác nhau và là mục tiêu của CNXH hướng tới. Ở Việt Nam, công bằng xã hội vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước ta là: “Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách; phát triển hài hoà đời sống vật chất và đời sống tinh thần, không ngừng nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội” [35, tr.79]. Trong đó, bảo đảm công bằng về PLXH là một bộ phận đặc biệt quan trọng nhằm giảm bớt sự chênh lệch thu nhập giữa các cá nhân, các cộng đồng, nhất là đối với các đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương. Thông qua PLXH - một hình thức phân phối cơ bản nhằm khắc phục những khiếm khuyết của thị trường, từng bước xóa bỏ sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn, giữa lao động chân tay và lao động trí óc, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Đại hội XIII của Đảng đã xác định: “Tăng cường quản lý phát triển xã hội, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội, tính bền vững trong các chính sách xã hội, nhất là phúc lợi xã hội, an ninh xã hội, an ninh con người” [36, tr.147].
Bảo đảm công bằng về PLXH cho người dân luôn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhận thức của các chủ thể, điều kiện kinh tế, xã hội và khả năng huy động các nguồn lực xã hội cho việc thực hiện chính sách xã hội nói chung và bảo đảm phúc lợi xã hội nói riêng. Với điều kiện còn nhiều khó khăn như hiện nay, Nhà nước ta chưa đủ khả năng để đảm bảo đầy đủ nhu cầu PLXH của nhân dân, do đó cần phải bảo đảm công bằng về PLXH giữa các vùng, miền, cho các nhóm xã hội, nhất là đối với các đối tượng yếu thế, đồng bào DTTS. Với một quốc gia đa tộc người như Việt Nam, đồng bào DTTS sinh sống chủ yếu ở miền núi, địa bàn chiến lược, thì bảo đảm công bằng về PLXH cho đồng bào DTTS là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, lâu dài, từng bước nâng cao chất lượng sống và tạo nên sự ổn định xã hội vùng biên giới của Tổ quốc, chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và thủ đoạn xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch.
 Đối với các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam, nơi có tỷ lệ đồng bào DTTS chiếm đa số dân cư thì bảo đảm công bằng về PLXH lại càng trở nên quan trọng. Đây là khu vực giữ vị trí chiến lược cả về KT - XH, quốc phòng, an ninh và đối ngoại, là địa bàn có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, điều kiện phát triển KT - XH khó khăn, đời sống của đồng bào các DTTS còn có nhiều thiếu thốn, tỷ lệ hộ nghèo cao, dễ bị tổn thương. Do đó, bảo đảm công bằng về PLXH cho đồng bào DTTS không chỉ thể hiện bản chất ưu việt của chế độ XHCN ở nước ta mà còn trực tiếp góp phần khắc phục dần khoảng cách chênh lệch, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào, tạo nền tảng bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia.
Thực tế bảo đảm công bằng về PLXH cho đồng bào DTTS các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam những năm gần đây đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhưng vẫn còn tồn tại một số bất cập. Đến nay, nguồn lực đảm bảo PLXH chủ yếu vẫn từ ngân sách nhà nước, các nguồn lực từ xã hội hoá rất hạn chế; hiệu quả đảm bảo công bằng về PLXH cho đồng bào DTTS còn thấp, mức độ thụ hưởng PLXH của đồng bào được cải thiện chậm và còn chênh lệch so với các khu vực khác và cả nước. Trình độ dân trí còn thấp, khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục, thông tin thấp, mức sống chưa cao, tỷ lệ đói nghèo cao và khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa các nhóm dân cư có xu hướng doãng xa. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp, toàn diện đến đời sống của đồng bào DTTS cũng như quá trình phát triển KT-XH, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn. 
Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn và nghiên cứu vấn đề:“Bảo đảm công bằng về phúc lợi xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 
 Mục đích nghiên cứu 
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn bảo đảm công bằng về PLXH cho đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam hiện nay; luận án đề xuất yêu cầu, giải pháp nhằm tăng cường bảo đảm công bằng về phúc lợi xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu 
Tổng quan một số công trình khoa học tiêu biểu đã công bố có liên quan đến đề tài luận án; chỉ ra những vấn đề mà đề tài luận án cần tập trung nghiên cứu làm rõ;
Luận giải làm rõ một số vấn đề lý luận bảo đảm công bằng về phúc lợi xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam hiện nay;
Phân tích, đánh giá thực trạng bảo đảm công bằng về phúc lợi xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam hiện nay, chỉ rõ nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cần giải quyết;
Xác định yêu cầu cơ bản và giải pháp chủ yếu bảo đảm công bằng về phúc lợi xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 
Đối tượng nghiên cứu 
Bảo đảm công bằng về phúc lợi xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu 
Nội dung nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu làm rõ quan niệm, nội dung, phương thức và vai trò bảo đảm công bằng về phúc lợi xã hội cho đồng bào DTTS ở các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam hiện nay so với người dân trong cả nước. Nội dung bảo đảm PLXH cho đồng bào DTTS rất rộng, trong luận án này tác giả chỉ tập trung nghiên cứu một số nội dung chủ yếu như xoá đói giảm nghèo, trợ giúp xã hội, cứu trợ xã hội, ưu đãi xã hội, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các phúc lợi xã hội cơ bản.
Về không gian: Đề tài nghiên cứu hoạt động bảo đảm công bằng về PLXH cho đồng bào DTTS ở các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam hiện nay, trong đó tập trung nghiên cứu các địa phương ở biên giới Việt -Trung, khảo sát tại 4/7 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam gồm (tỉnh Lai Châu, Cao Bằng, Hà Giang và Quảng Ninh).
Khách thể nghiên cứu: Đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam hiện nay.
Về thời gian: Các số liệu điều tra, tài liệu sử dụng nghiên cứu trong luận án sẽ giới hạn từ năm 2010 đến nay.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 
 Cơ sở lý luận 
Đề tài luận án được xây dựng dựa trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về giải quyết vấn đề dân tộc, về chính sách xã hội, về CBXH; quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về CBXH, bảo đảm công bằng về PLXH cho đồng bào DTTS ở các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam hiện nay.
Cơ sở thực tiễn 
Đề tài luận án dựa trên cơ sở thực tiễn hoạt động thực hiện công bằng về PLXH cho đồng bào DTTS; các nghị quyết, chỉ thị, báo cáo, sơ kết, tổng kết thực hiện công tác dân tộc, công tác chính sách xã hội ở các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam hiện nay; kết quả điều tra, khảo sát điểm tại một số địa phương về vấn đề này.
Phương pháp nghiên cứu 
Đề tài luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành như: kết hợp lôgíc - lịch sử; phân tích và tổng hợp; quy nạp và diễn giải; hệ thống và so sánh; điều tra xã hội học và phương pháp chuyên gia để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu, trong đó, áp dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp, luận án kế thừa kết quả nghiên cứu của những công trình nghiên cứu liên quan, các báo cáo, tổng kết của Trung ương và địa phương, từ đó làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn bảo đảm công bằng về PLXH cho đồng bào DTTS ở các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam hiện nay.
- Phương pháp phân tích tổng hợp giúp tác giả có cái nhìn bao quát về đối tượng nghiên cứu; từ đó giải quyết một chuỗi các giả thuyết liên quan đến kết quả nghiên cứu. 
- Phương pháp đánh giá, luận án xác định khung lý thuyết đánh giá gồm các vấn đề: nội dung, phương thức, vai trò và các yếu tố quy định bảo đảm công bằng về PLXH cho đồng bào DTTS; trên cơ sở đó đánh giá thực trạng bảo đảm công bằng về PLXH cho đồng bào DTTS ở các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam hiện nay.
- Phương pháp xin ý kiến của chuyên gia, thông qua việc tham khảo ý kiến của các nhà khoa học, nhà lãnh đạo, quản lý, các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu, tác giả luận án khái quát và củng cố các nhận đ ... àng tăng 	¨
2. Trung bình, không có gì thay đổi 	¨
3. Nhỏ, khoảng cách thu hẹp dần 	¨
 Câu 16: Theo ông (bà), thụ hưởng phúc lợi xã hội của đồng bào trong khu vực có ngang bằng với cả nước không?
1. Có ¨ 2. Không ¨
 Câu 17: Ở địa phương hiện nay, có hiện tượng phân biệt đối xử trong bảo đảm phúc lợi xã hội không? 
1. Không ¨	2. Có nhưng ít 	¨	3. Thường xuyên ¨
Câu 18: Nếu có hiện tượng phân biệt đối xử thì đó là những hiện tượng nào?
1. Phân biệt đối xử 	¨	2. Thái độ hẹp hòi, cục bộ 	¨
3. Đối xử không công bằng 	¨	4. Gây rối gây mất đoàn kết 	¨
 5. Hiện tượng khác .........................................................................................
Câu 19: Theo ông (bà), nguyên nhân nào dẫn đến những hạn chế trong bảo đảm công bằng về phúc lợi xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương hiện nay?
1
Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở địa phương có nhiều khó khăn
¨
2
Một số chính sách, chương trình, dự án bảo đảm phúc lợi xã hội còn chồng chéo, tản mạn
¨
3
 Nguồn lực tài chính bảo đảm công bằng về phúc lợi xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số còn rất hạn chế 
¨
4
Trình độ, năng lực tổ chức thực hiện chính sách, chương trình, dự án bảo đảm phúc lợi xã hội của đội ngũ cán bộ hệ thống chính trị cấp cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
¨
5
Một bộ phận cán bộ, đồng bào dân tộc thiểu số chưa thật cố gắng vươn lên, còn biểu hiện tự ti, trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước và địa phương. 
¨
6
Do sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch 
¨
 7. Nguyên nhân khác ....................................................................................
............................................................................................................................
Câu 20: Theo ông (bà), để bảo đảm công bằng về phúc lợi xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương, cần thiết phải thực hiện những giải pháp nào sau đây?
1.
Nâng cao nhận thức tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước bảo đảm phúc lợi xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số 
¨
2.
Bổ sung và hoàn thiện hệ thống chính sách bảo đảm công bằng về phúc lợi xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số 
¨
3.
Tập trung phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống mọi mặt cho đồng bào các DTT
¨
4.
Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bảo đảm công bằng 
¨
5.
nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị trong bảo đảm công bằng
¨
6.
Xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp cả về số lượng và chất lượng
¨
7.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện các chính sách, chương trình, dự án đầu tư vùng đồng bào DTTS ở địa bàn.
¨
8.
Tăng cường sự hỗ trợ của các tổ chức Phi chính phủ, tổ chức từ thiện, nhân đạo trong và ngoài nước 
¨
9.
Tích cực đấu tranh làm thất bại âm mưu chống phá của kẻ thù
□
	10. Giải pháp khác.......................................................................................................
..................................................................................................................................................
Tổng hợp kết quả điều tra đối với hộ dân
1. Thông tin chung
Thông tin
Số lượng
Tỷ lệ
- Tuổi đời:
360
100
Dưới 25 tuổi 
37
10,3
Từ 25 đến 35tuổi 
82
22,8
Từ 36 đến 45 tuổi 
165
45,8
Từ 46 đến 56 tuổi
32
8,9
Trên 57 tuổi 
44
12,2
- Địa bàn cư trú: 
360
100
 Thành phố 
0
0
Thị xã, thị trấn 
60
16,7
Nông thôn 
218
60,6
Vùng sâu, vùng xa 
82
22,7
 -Trình độ học vấn:
360
100
 Mù chữ 
19
5,3
Tiểu học, Trung học cơ sở 
71
19,7
Trung học phổ thông
172
47,8
Cao đẳng, đại học
84
23,3
Thạc sĩ, Tiến sĩ 
14
3,9
 2. Tiếp cận thông tin một số chính sách 
TT
Chính sách
Có
Không
Số lượng
Tỷ lệ%
Số lượng
Tỷ lệ%
1
Chính sách xóa đói giảm nghèo
329
91,4
31
8,6
2
Chính sách trợ cấp đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ nghèo, cận nghèo, dân tộc rất ít người
327
90,8
33
9,2
3
Chính sách hỗ trợ cho các gia đình khó khăn, thiên tai, dịch bệnh
301
83,6
59
16,4
4
Chính sách xóa mù chữ và chống tái mù chữ, xây dựng các trường phổ thông dân tộc nội trú, cử tuyển vào đại học cho học sinh dân tộc miền núi.
323
89,7
37
10,3
5
Hỗ trợ học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số học nghề, học Cao đẳng, Đại học 
301
83,6
59
16,4
6
Chính sách tín dụng ưu đãi
284
78,9
76
21,1
7
Chính sách bảo hiểm xã hội
181
50,3
179
49,7
8
Chính sách bảo hiểm y tế 
251
69,7
109
30,3
9
Chính sách đối với người có công 
282
78,3
78
21,7
10
Chính sách chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em
277
76,9
83
23,1
11
Chính sách đầu tư cho y tế cấp xã phường, thị trấn
231
64,2
129
35,8
12
Chính sách bảo đảm thông tin, truyền thông
277
76,9
83
23,1
13
Chính sách đầu tư các khu vui chơi giải trí
185
51,4
175
48,6
14
Chính sách bảo vệ môi trường sống
192
53,3
168
46,7
3. Cách tiếp cận thông tin chính sách 
TT
Cách thức
Số lượng
Tỷ lệ %
1
Qua truyền thanh, truyền hình 
70
19,4
2
Qua báo chí 
74
20,6
3
Qua tập huấn 
81
22,5
4
Qua cán bộ tuyên truyền 
192
53,3
5
Qua trưởng bản/ người có uy tín trong bản 
135
37,5
6
Tự tìm hiểu
59
16,4
 4. Đánh giá về thực hiện các chính sách ở địa phương
TT
Chính sách
Chưa tổ chức thực hiện
Đã tổ chức thực hiện và kết quả
Tốt
Bình
thường
Chưa
tốt
1
Chính sách xóa đói giảm nghèo
0
16,4
78,3
5,3
2
Chính sách trợ cấp đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ nghèo, cận nghèo, dân tộc rất ít người
2,5
22,8
70,0
4,7
3
Chính sách hỗ trợ cho các gia đình khó khăn, thiên tai, dịch bệnh
0
10,3
84,1
5,6
4
Chính sách xóa mù chữ và chống tái mù chữ, xây dựng các trường phổ thông dân tộc nội trú, cử tuyển vào đại học cho học sinh dân tộc miền núi.
0,8
8,9
84,1
6,2
5
Hỗ trợ học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số học nghề, học Cao đẳng, Đại học 
2,5
23,3
69,5
4,7
6
Chính sách tín dụng ưu đãi
8,1
19,7
62,7
9,5
7
Chính sách bảo hiểm xã hội
21,1
8,9
50,3
19,7
8
Chính sách bảo hiểm y tế 
6,2
21,9
62,7
9,2
9
Chính sách đối với người có công 
0
34,7
63,6
1,7
10
Chính sách chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em
2,5
22,5
66,9
8,1
11
Chính sách đầu tư cho y tế cấp xã phường, thị trấn
4,2
21,9
63,1
10,8
12
Chính sách bảo đảm thông tin, truyền thông
0,8
22,5
66,9
9,8
13
Chính sách đầu tư các khu vui chơi giải trí
5,8
19,7
50,3
24,2
14
Chính sách bảo vệ môi trường sống
5,0
21,1
62,7
11,2
 5. Hình thức gia đìnhnhận hỗ trợ trong 12 tháng qua 
TT
Hình thức hỗ trợ
Mức độ quan trọng đối với gia đình
Không quan trọng
Quan trọng
Rất quan trọng
1
Tín dụng ưu đãi
3,1
70,0
26,9
2
Chăm sóc sức khỏe miễn phí
2,8
66,9
30,3
3
Miễn giảm học phí
3,1
63,1
33,8
4
Hỗ trợ tìm việc làm
9,2
62,7
28,1
5
Hỗ trợ chỗ ở
5,5
51,7
42,8
6
Hỗ trợ lương thực, thực phẩm
5,8
50,3
43,9
7
Trợ giúp khi gặp rủi ro, bệnh tật, thiên tai, dịch bệnh
5,0
48,1
46,9
 6. Đánh giá về chất lượng một số phúc lợi xã hội ở địa phương 
Dịch vụ
Chất lượng dịch vụ
Tốt
Trung bình
Chưa tốt
Trả lời
Tỷ lệ %
Trả lời
Tỷ lệ %
Trả lời
Tỷ lệ %
Đảm bảo về ăn, ở, mặc theo nhu cầu tối thiểu
210
58,3
133
36,9
17
4,8
Chăm sóc sức khỏe
241
66,9
79
21,9
40
11,2
Được cấp thẻ bảo hiểm y tế
183
50,8
138
38,3
39
10,9
Giáo duc, đào tạo
302
83,9
47
13,0
11
3,1
Tham gia vào đời sống văn hóa cộng đồng
205
56,9
109
30,3
46
12,8
Thông tin 
209
58,1
125
34,7
26
7,2
Nước sạch
121
33,6
147
40,8
92
25,6
Điện
299
83,1
43
11,9
18
5,0
TT
Phương án
Số lượng
(Người)
Tỷ lệ
(%)
7
Gia đình có được tạo cơ hội, điều kiện thuận lợi để tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản 
Có
323
89,7
Không 
37
10,3
8
Đánh giá hoạt động bảo đảm phúc lợi xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương 
Tốt
121
33,6
Khá
147
40,8
Trung bình
52
14,4
Yếu kém
40
11,2
9
 Nguồn thu nhập chính của gia đình
 Nông nghiệp
251
69,7
 Tiểu thủ công nghiệp
32
11,5
 Dịch vụ
47
13,1
Tiền lương 
30
5,7
10
 Tình trạng bị đói của gia đình trong năm 
Có
162
45,0
Không
198
55,0
11
Loại nhà
Nhà tạm
44
12,2
Nhà mái ngói kiên cố
279
77,5
Nhà mái bằng
37
10,3
12
Nguồn nước chính dùng cho ăn uống của hộ gia đình 
 Nước máy 
25
6,9
Nước mua xi téc, đóng bình 
8
2,3
Giếng khoan/ đào 
192
53,3
Nước mưa, Nước suối/khe
135
37,5
13
Nguồn điện mà hộ gia đình đang sử dụng 
Không có điện
59
16,4
Điện lưới
289
80,3
Điện chui
0
0
Khác
12
3,3
14
Loại nhà vệ sinh của gia đình sử dụng
Tự hoại/bán tự hoại
188
52,2
Khác
172
47,8
Mức độ chênh lệch trong đời sống giữa khu vực với cả nước hiện nay 
Lớn, xu hướng ngày càng tăng
76
21,01
Trung bình, không có gì thay đổi
183
50,8
Nhỏ, khoảng cách thu hẹp dần
101
28,1
16
Có ngang bằng nhau trong thụ hưởng phúc lợi xã hội giữa đồng bào trong khu vực với người dân cả nước 
Có
329
91,4
Không
31
8,6
17
Hiện tượng phân biệt đối xử trong bảo đảm PLXH
Không 
279
77,5
Có nhưng ít 
78
21,7
Thường xuyên 
03
0,8
18
Nếu có hiện tượng phân biệt đối xử thì đó là các hiện tượng
Phân biệt đối xử 
12/81
14,8
Thái độ hẹp hòi, cục bộ 
75/81
92,6
Đối xử không công bằng 
67/81
82,7
Gây rối gây mất đoàn kết
5/81
6,2
19
Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong bảo đảm công bằng về phúc lợi xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương hiện nay
Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở địa phương có nhiều khó khăn
327
90,8
Một số chính sách, chương trình, dự án bảo đảm phúc lợi xã hội còn chồng chéo, tản mạn
301
83,6
 Nguồn lực tài chính bảo đảm công bằng về phúc lợi xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số còn rất hạn chế 
323
89,5
Trình độ, năng lực tổ chức thực hiện chính sách, chương trình, dự án bảo đảm phúc lợi xã hội của đội ngũ cán bộ hệ thống chính trị cấp cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
301
83,6
Một bộ phận cán bộ, đồng bào dân tộc thiểu số chưa thật cố gắng vươn lên, còn biểu hiện tự ti, trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước và địa phương. 
209
58,1
Do sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch 
282
78,3
20
Giải pháp tăng cường bảo đảm công bằng về phúc lợi xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương
Nâng cao nhận thức tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước bảo đảm phúc lợi xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số 
349
96
Bổ sung và hoàn thiện hệ thống chính sách bảo đảm công bằng về phúc lợi xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số 
277
76
Tập trung phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống mọi mặt cho đồng bào các DTT
327
90
Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bảo đảm công bằng 
342
65
nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị trong bảo đảm công bằng
298
82
Xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp cả về số lượng và chất lượng
316
87
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện các chính sách, chương trình, dự án đầu tư vùng đồng bào DTTS ở địa bàn.
323
89
Tăng cường sự hỗ trợ của các tổ chức Phi chính phủ, tổ chức từ thiện, nhân đạo trong và ngoài nước 
321
89,2
Tích cực đấu tranh làm thất bại âm mưu chống phá của kẻ thù
263
73,1

File đính kèm:

  • docluan_an_bao_dam_cong_bang_ve_phuc_loi_xa_hoi_cho_dong_bao_da.doc
  • doc1 BÌA LUẬN ÁN - TAT THINH.doc
  • doc2 BIA TOM TAT TIẾNG VIỆT - TAT THINH.doc
  • doc2 TÓM TẮT TIẾNG VIỆT - TAT THINH.doc
  • doc3 BÌA TÓM TẮT TIẾNG ANH - TAT THINH.doc
  • doc3 TÓM TẮT TIẾNG ANH - TAT THINH.doc
  • doc4 THONG TIN MẠNG TIẾNG VIỆT - TAT THINH.doc
  • doc4 THÔNG TIN MANG TIENG ANH - TAT THINH.doc