Luận án Nghèo đa chiều ở vùng trung du và miền núi phía Bắc: Trường hợp tỉnh Lào Cai
Giảm nghèo ở Việt Nam đã đạt được thành tựu đáng kể và được quốc
tế ghi nhận: tỷ lệ nghèo trên đầu người (tính theo chi tiêu tiền tệ) đã giảm
mạnh từ 57% năm 1990 xuống còn 13.5% năm 2014 (theo kết quả rà soát hộ
nghèo năm 2014 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội). Nhận thức
được chất lượng cuộc sống của con người liên quan đến nhiều khía cạnh khác
ngoài thu nhập, năm 2015, Chính phủ Việt Nam đã ban hành chuẩn nghèo đa
chiều (NĐC) áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020, đánh dấu bước quan trọng
trong quá trình chuyển đổi của Việt Nam từ đo lường nghèo theo thu nhập
sang đo lường đa chiều. Là một trong số những nước đi đầu ở khu vực châu Á
– Thái Bình Dương trong áp dụng phương pháp đo lường NĐC để giảm
nghèo ở tất cả các chiều cạnh, trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai
đoạn 2016 - 2020, Việt Nam đã đặt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ NĐC bình quân cả
nước là 1% - 1.5%/năm và riêng các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn
giảm bình quân 4%/năm. Đo lường nghèo theo cách tiếp cận đa chiều, bao
gồm cả thu nhập và các chiều phi tiền tệ như giáo dục, y tế, nhà ở, tiếp cận
nước sạch và vệ sinh, thông tin đã được sử dụng trong thiết kế Chương trình
mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 và trong quá
trình rà soát hộ nghèo để xác định đối tượng hưởng lợi của Chương trình,
cũng như chính sách giảm nghèo và trợ giúp xã hội.
Tuy nhiên, thành quả giảm nghèo không chỉ cộng đồng quốc tế mà bản
thân Chính phủ Việt Nam cũng thừa nhận là chưa bền vững. Nguy cơ tái
nghèo cao, đói nghèo và bất bình đẳng địa phương vẫn còn tồn tại. Nghèo,
bao gồm nghèo cùng cực, vẫn còn phổ biến trong các nhóm dân tộc thiểu số
(DTTS) và các vùng DTTS cư trú. Chiếm 15% tổng dân số, người DTTS
chiếm đến 47% tổng số hộ nghèo trong cả nước (theo kết quả rà soát hộ
nghèo năm 2014 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội). Ngoài tỷ lệ rất
cao đối với nghèo về mức thu nhập, còn thấy vấn đề nghèo tương tự ở những
lĩnh vực khác như y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh. Các nhóm2
DTTS luôn tụt hậu khá xa so với mức trung bình của cả nước. Bên cạnh đó,
các hình thức mới của nghèo đô thị đã xuất hiện ở nhóm những người nhập cư
và người lao động khu vực phi chính thức với hệ quả là làm chậm mức tăng
trưởng kinh tế và ổn định xã hội
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghèo đa chiều ở vùng trung du và miền núi phía Bắc: Trường hợp tỉnh Lào Cai
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG NGÔ XUÂN QUYẾT NGHÈO ĐA CHIỀU Ở VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC: TRƯỜNG HỢP TỈNH LÀO CAI LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội – 2021 BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG NGÔ XUÂN QUYẾT NGHÈO ĐA CHIỀU Ở VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC: TRƯỜNG HỢP TỈNH LÀO CAI Ngành: Kinh tế phát triển Mã số : 9 31 01 05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. GS. TS. Ngô Thắng Lợi 2. TS. Nguyễn Thị Hoa Hà Nội - 2021 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của gia đình, đồng nghiệp, quý thầy cô và Ban lãnh đạo Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương; Trung tâm tư vấn, đào tạo và thông tin tư liệu. Trước hết, NCS trân trọng cám ơn GS. TS Ngô Thắng Lợi, TS Nguyễn Thị Hoa, là những thầy, cô đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện hoàn thành luận án. Đồng thời, tác giả trân trọng cám ơn các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Bộ môn Kinh tế Phát triển và các cán bộ Trung tâm tư vấn, đào tạo và thông tin tư liệu đã tạo một môi trường nghiên cứu đầy tính khoa học và thuận lợi để tác giả hoàn thành luận án của mình. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Tác giả Ngô Xuân Quyết LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Với danh dự và trách nhiệm cá nhân, tôi cam đoan rằng đề tài luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tài liệu tham khảo trong luận án đã được trích dẫn rõ ràng. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là hoàn toàn trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ ở bất kỳ đề tài hoặc học vị nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Tác giả Ngô Xuân Quyết i MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................. v DANH MỤC BẢNG ............................................................................................. vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HỘP ............................................................................ vii MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Những điểm mới của luận án .......................................................................... 4 2.1. Về khoa học ..................................................................................................... 4 2.2. Về thực tiễn ..................................................................................................... 4 3. Kết cấu của luận án .......................................................................................... 4 Chương 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN .......................................................................................... 6 1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NGHÈO ĐA CHIỀU................................................................................... 6 1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến nghèo đa chiều .................. 6 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước có liên quan đến nghèo đa chiều ................... 14 1.1.3. Những khoảng trống nghiên cứu ................................................................ 22 1.2. HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN ............................................... 23 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 23 1.2.2. Đối tượng, phạm vi và câu hỏi nghiên cứu ................................................ 24 1.2.3. Cách tiếp cận và khung phân tích .............................................................. 24 1.2.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 28 Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN, CHỈ TIÊU ĐO LƯỜNG VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ NGHÈO ĐA CHIỀU ................................................................ 33 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHÈO ĐA CHIỀU ............................................ 33 2.1.1. Khái niệm về nghèo đa chiều ..................................................................... 33 2.1.2. Vai trò của việc đánh giá và thúc đẩy giảm nghèo đa chiều ...................... 35 2.1.3. Đặc điểm của việc đánh giá và thúc đẩy giảm nghèo đa chiều.................. 36 ii 2.1.4. Nội dung phản ánh nghèo đa chiều ............................................................ 37 2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo đa chiều ................................................ 38 2.2. CHỈ TIÊU ĐO LƯỜNG NGHÈO ĐA CHIỀU VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC, TỈNH LÀO CAI ........................................................ 45 2.2.1. Một số bộ chỉ tiêu đo lường nghèo đa chiều của thế giới, Việt Nam ........ 45 2.2.2. Đề xuất bộ chỉ tiêu đo lường nghèo đa chiều áp dụng cho vùng Trung du và miền núi phía Bắc và tỉnh Lào Cai .................................................................. 55 2.3. KINH NGHIỆM GIẢM NGHÈO CỦA MỘT SỐ NƯỚC ...................... 58 2.3.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc .................................................................... 58 2.3.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc ....................................................................... 59 2.3.3. Kinh nghiệm một số nước ASEAN ........................................................... 60 2.3.4. Bài học cho thực hiện giảm nghèo đa chiều ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc và tỉnh Lào Cai ...................................................................................... 61 Chương 3. THỰC TRẠNG NGHÈO ĐA CHIỀU Ở VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC: TRƯỜNG HỢP TỈNH LÀO CAI ........................... 63 3.1. ĐẶC ĐIỂM VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC VÀ TỈNH LÀO CAI ............................................................................................................. 63 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên ...................................................................................... 63 3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ........................................................................... 65 3.2. THỰC TRẠNG NGHÈO ĐA CHIỀU Ở VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC: TRƯỜNG HỢP TỈNH LÀO CAI ....................................... 68 3.2.1. Thực trạng chỉ số nghèo đa chiều ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc và tỉnh Lào Cai ..................................................................................................... 68 3.2.2. Thực trạng chỉ số nghèo từng chiều vùng Trung du và miền núi phía Bắc và tỉnh Lào Cai ..................................................................................................... 71 3.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGHÈO ĐA CHIỀU Ở KHU VỰC TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI PHÁ BẮC: TRƯỜNG HỢP TỈNH LÀO CAI83 3.3.1. Đặc điểm vị trí địa lý .................................................................................. 83 3.3.2. Điều kiện tự nhiên ...................................................................................... 84 iii 3.3.3. Tiềm năng kinh tế ....................................................................................... 87 3.3.4. Đặc điểm của hộ gia đình ........................................................................... 92 3.3.5. Cơ chế, chính sách ..................................................................................... 95 3.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NGHÈO ĐA CHIỀU Ở VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC: TRƯỜNG HỢP TỈNH LÀO CAI .................. 101 3.4.1. Những kết quả đạt được ........................................................................... 101 3.4.2. Những tồn tại, hạn chế ............................................................................. 103 3.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế ................................................. 107 Chương 4. GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO ĐA CHIỀU VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC: TRƯỜNG HỢP TỈNH LÀO CAI .................. 113 4.1. BỐI CẢNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NGHÈO ĐA CHIỀU Ở VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC, TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2021 - 2030 ......................................................................................................... 113 4.1.1. Bối cảnh quốc tế ....................................................................................... 113 4.1.2. Bối cảnh trong nước ................................................................................. 116 4.2. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIẢM NGHÈO ĐA CHIỀU VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC, TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2021 - 2030 ......................................................................................................... 120 4.2.1. Quan điểm giảm nghèo đa chiều .............................................................. 120 4.2.2. Định hướng về đo lường nghèo đa chiều và thực hiện giảm nghèo đa chiều122 4.3. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY GIẢM NGHÈO ĐA CHIỀU VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC VÀ TỈNH LÀO CAI .................................. 128 4.3.1. Hoàn thiện thước đo nghèo đa chiều ........................................................ 128 4.3.2. Hoàn thiện hệ thống chính sách giảm nghèo đa chiều ............................ 133 4.3.3. Hoàn thiện hệ thống dữ liệu phục vụ giám sát và đánh giá chương trình/chính sách giảm nghèo .............................................................................. 137 4.3.4. Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước giảm nghèo đa chiều ................. 142 4.3.5. Cải thiện môi trường kinh tế và hạ tầng phục vụ sản xuất cho vùng nghèo, người nghèo ........................................................................................................ 143 iv 4.3.6. Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhóm đối tượng nghèo .................................................................................................................. 146 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 149 1. Kết luận ......................................................................................................... 149 2. Một số hạn chế của luận án ......................................................................... 150 3. Kiến nghị hướng nghiên cứu tiếp theo ....................................................... 150 CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .......................................................................................................... 152 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 153 CÁC PHỤ LỤC ................................................................................................ 162 v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt BHYT BHXH BTXH Bộ LĐTBXH CSHT : : : : : Bảo hi ... 0.112 6 0.43 5 6 0.076 7 Yên Bái 0.068 9 0.39 4 13 0.084 5 Thái Nguyên 0.003 13 0.39 9 12 0.009 13 Lạng Sơn 0.039 11 0.42 3 9 0.046 10 188 Bắc Giang 0.003 14 0.36 1 14 0.003 14 Phú Thọ 0.018 12 0.40 1 11 0.021 12 Điện Biên 0.318 1 0.43 4 7 0.169 1 Lai Châu 0.247 2 0.43 6 5 0.143 3 Sơn La 0.140 5 0.43 9 4 0.101 4 Hòa Bình 0.044 10 0.40 9 10 0.037 11 Nguồn: Tính toán từ kết quả VHLSS 2018 189 Bảng 3.14. Các chỉ số nghèo đa chiều của tỉnh các tỉnh Vùng Trung du và miền núi phía Bắc năm 2016 H Số thứ tự đánh giá H (theo mức độ nghiêm trọng) A Số thứ tự đánh giá A (theo mức độ nghiêm trọng) MPI Số thứ tự đánh giá MPI (theo mức độ nghiêm trọng) Chung 0.075 - 0.416 - 0.031 - TDMNPB 0.137 - 0.430 - 0.059 - Hà Giang 0.321 3 0.46 1 0.148 2 Cao Bằng 0.196 6 0.431 5 0.084 6 Bắc Kạn 0.131 9 0.424 8 0.055 9 Tuyên Quang 0.139 8 0.421 10 0.058 8 Lào Cai 0.181 7 0.424 7 0.076 7 Yên Bái 0.201 5 0.415 11 0.084 5 Thái Nguyên 0.022 13 0.433 4 0.009 13 Lạng Sơn 0.112 10 0.409 12 0.046 10 Bắc Giang 0.008 14 0.369 14 0.003 14 Phú Thọ 0.052 12 0.397 13 0.021 12 Điện Biên 0.402 1 0.424 6 0.169 1 Lai Châu 0.325 2 0.441 3 0.143 3 Sơn La 0.229 4 0.442 2 0.101 4 Hòa Bình 0.087 11 0.421 9 0.037 11 Nguồn: Tính toán từ kết quả VHLSS 2016 190 Bảng 3.15: Chính sách liên quan đến giảm nghèo của tỉnh Lào Cai TT Chính sách HĐND ban hành Chính sách UBND ban hành I Chính sách tăng cường tiếp cận dịch vụ xã hội (giáo dục, y tế) 1 Nghị quyết số 92/2016/NQ- HĐND ngày 15/12/2030 của HĐND tỉnh Lào Cai về quy định về khoảng cách và địa bàn làm căn cứ xác định học sinh không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày được hỗ trợ tiền ăn, tiền nhà ở và gạo; tỷ lệ khoán kinh phí phục vụ việc nấu ăn cho học sinh tại trường theo Nghị định số 116/NĐ-CP của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Quyết định 132/2016/QĐ-UBND ngày 20/12/2016 của UBND tỉnh Lào Cai về việc thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Lào Cai. 2 Quyết định số 13/2017/QĐ- UBND ngày 15/3/2017 của UBND tỉnh Lào Cai về quy định mức hỗ trợ tiền ăn; hỗ trợ cho giáo viên quản lý học sinh và cấp dưỡng nấu ăn cho học sinh bán trú; hỗ trợ học phẩm và sách giáo khoa cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi và học sinh phổ thông ở các xã khu vực III và các thôn đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2016-2020 3 Nghị quyết 46/2014/NQ-HĐND ngày 17/12/2014 của HĐND tỉnh Lào Cai về quy định chế độ hỗ trợ chi phí khám, chữa bệnh cho người nghèo, một số đối tượng chính sách; quản lý, sử dụng quỹ Quyết định 10/2016/QĐ-UBND ngày 26/02/2016 của UBND tỉnh Lào Cai ban hành quy định chế độ hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh cho người nghèo, một số đối tượng chính sách, quản lý, sử 191 khám, chữa bệnh người nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016 - 2020. dụng quỹ khám chữa bệnh người nghèo tỉnh Lào Cai 4 Nghị quyết số 10/2017/NQ- HĐND ngày 17/7/2017 của HĐND tỉnh Lào Cai về quy định giá dịch vụ khám, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Qũy bảo hiểm y tế trong các cơ sở khám, chữa bệnh của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Lào Cai. 4 Nghị quyết số 09/2019/NQ- HĐND ngày 10/7/2019 của HĐND tỉnh Lào Cai quy định mức chi hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ gia đình cận nghèo trên địa bàn tỉnh Lào Cai (hỗ trợ thêm 30% từ ngân sách địa phương) II Chính sách tăng cường thu nhập (tín dụng, sản xuất nông lâm nghiệp, phát triển cơ sở hạ tầng) 1 Nghị quyết 70/2016/NQ-HĐND ngày 18/7/2016 của HĐND tỉnh Lào Cai về về chính sách hỗ trợ lãi suất tiền vay ngân hàng cho các dự án phát triển sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp đối với các huyện nghèo và huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao trên địa bàn Quyết định 96/2016/QĐ-UBND ngày 07/9/2016 của UBND tỉnh Lào Cai ban hành quy định hỗ trợ lãi suất tiền vay ngân hàng cho các dự án đầu tư phát triển sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp đối với các huyện nghèo và các huyện có tỷ lệ hộ nghèo 192 tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016 - 2020. cao trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2016 - 2020. 2 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐND ngày 10/7/2019 của HĐND tỉnh Lào Cai về việc sử dụng ngân sách địa phương ủy thác qua ngân hàng chính sách xã hội để cho vay phát triển kinh tế xã hội tại các xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 40% trở lên trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2019-2025. 3 Quyết định số 86/2016/QĐ- UBND ngày 31/8/2016 của UBND tỉnh về hỗ trợ kinh phí cho các xã thuộc huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai thực hiện giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016- 2020 (hỗ trợ 02 tỷ đồng/xã/năm). 193 Bảng 3.16: Đánh giá tích cực/hạn chế NĐC tỉnh Lào Cai và vùng Trung du và miền núi phía Bắc Chỉ số H hay tỷ lệ NĐC của vùng TDMNPB đứng thứ 3 cả nước (sau vùng Tây Nguyên và vùng đồng bằng sông Cửu Long) và cao hơn mức NĐC chung của cả nước Chỉ số H hay tỷ lệ NĐC của tỉnh Lào Cai cao hơn mức NĐC chung của vùng TDMNPB và gấp 2,4 lần mức NĐC chung của cả nước. So với các tỉnh trong vùng TDMNPB độ nghiêm trọng về độ rộng của NĐC ở mức trung bình của vùng nhưng so sánh tỷ lệ NĐC của tỉnh Lào Cai với các tỉnh có mức độ nghiêm trọng ít hơn thì còn khoảng cách lớn. Chỉ số A hay điểm bình quân thiếu hụt của các hộ NĐC ở vùng TDMNPB cao nhất cả nước. Điều này cho thấy, tình trạng NĐC ở vùng TDMNPB vừa diễn ra trên diện rộng và mức độ nghiêm trọng nghèo cao. Chỉ số A hay điểm bình quân thiếu hụt của các hộ NĐC thấp hơn mức thiếu hụt chung của vùng TDMNPB nhưng vẫn cao hơn mức thiếu hụt chung của cả nước. Như vậy tuy tỷ lệ NĐC của tỉnh Lào Cai cao hơn nhưng xét về mức độ nghiêm trọng lại ít hơn mức chung của vùng. So sánh với các tỉnh trong vùng thì mức độ thiếu hụt của tỉnh Lào Cai vẫn ở mức trung bình. Kết hợp đánh giá NĐC của vùng TDMNPB về cả chiều rộng và chiều sâu thì chỉ số MPI bằng với vùng đồng bằng sông Cửu Long và thấp hơn Tây Nguyên, cao hơn nhiều so với cả nước. Kết hợp đánh giá NĐC của tỉnh Lào Cai về cả chiều rộng và chiều sâu thì chỉ số MPI của tỉnh Lào Cai cao hơn nhiều so với cả nước và vẫn cao hơn mức chung của vùng. So sánh với các tỉnh trong vùng TDMNPB, tỉnh Lào Cai cũng xếp ở mức trung bình. Như vậy thực trạng NĐC ở tỉnh Lào Cai ở mức trung bình cửa vùng nhưng vẫn nghiêm trọng hơn so với cả nước. Tuy nhiên về độ sâu của nghèo thì 194 tỉnh Lào Cai không quá khác biệt so với các tỉnh trong vùng, nhưng số lượng hộ nghèo lớn nên chỉ số MPI cao. Mức độ thiếu hụt cao nhất của vùng TDMNPB lần lượt là BHXH (chiều tiếp cận an sinh), nhà tiêu (điều kiện sống), giáo dục cho người lớn (chiều giáo dục) và chiều thu nhập. Mức độ thiếu hụt cao nhất của tỉnh Lào Cai là chất lượng nhà, BHXH và nhà tiêu đều là những chỉ tiêu liên quan đến điều kiện sống của các hộ gia đình và an sinh xã hội. Tiếp đó là thiếu hụt về giáo dục người lớn (chiều giáo dục) và chiều thu nhập Mức độ thiếu hụt thấp nhất của vùng TDMNPB và cả nước đều tập trung vào tiếp cận dịch vụ y tế. So với các vùng khác, vùng TDMNPB cũng có mức độ thiếu hụt về tiếp cận dịch vụ y tế thấp hơn Mức độ thiếu hụt thấp nhất của tỉnh Lào Cai là chỉ tiêu giáo dục trẻ em (chiều giáo dục), tiếp cận dịch vụ y tế (chiều y tế) và tiếp cận thông tin (chiều điều kiện sống) Về chiều y tế (i) Mức độ thiếu hụt trong tiếp cận dịch vụ y tế vùng TDMNPB gần như là thấp nhất các vùng, chỉ thua đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng. (ii) Thiếu hụt về chỉ tiêu bảo hiểm y tế so với các vùng còn lại của cả nước, vùng TDMNPB thấp nhất Về chiều y tế (i) Mức độ thiếu hụt chỉ tiêu tiếp cận dịch vụ y tế của tỉnh Lào Cai thấp hơn nhiều so với mức độ thiếu hụt chung cả nước và mức độ thiếu hụt của vùng. So với các tỉnh trong vùng TDMNPB thì tỉnh Lao Cai cũng có kết quả rất khả quan (ii) Tỷ lệ thiếu hụt chỉ tiêu bảo hiểm y tế của tỉnh Lào Cai khá thấp so với chung cả nước và chung vùng TDMNPB. So sánh với các tỉnh trong vùng thì mức độ thiếu hụt chỉ tiêu bảo 195 và thấp hơn mức thiếu hụt chung của cả nước hiểm y tế cũng khá tốt Về chiều giáo dục (i) Thiếu hụt chỉ tiêu giáo dục trẻ em vùng TDMNPB, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long đang giữ cao nhất nhưng vùng TDMNPB ở mức bằng với mức chung của cả nước. (ii) Mức độ thiếu hụt về giáo dục người lớn cao nhất tập trung vào ba vùng TDMNPB, vùng Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu long, trong đó vùng TDMNPB thấp hơn hai vùng còn lại nhưng cao hơn mức thiếu hụt chung của cả nước Về chiều giáo dục (i) Tỷ lệ thiếu hụt chỉ tiêu giáo dục trẻ em cao hơn mức chung của vùng và cả nước. So với các tỉnh trong vùng TDMNPB thì có mức độ thiếu hụt khá cao. (ii) Mức độ thiếu hụt chỉ tiêu giáo dục người lớn cao hơn rất nhiều so với chung cả nước và vùng Về chiều điều kiện sống Các chỉ tiêu hố xí, nguồn nước sinh hoạt và chất lượng nhà vùng TDMNPB, vùng Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu long tiếp tục dẫn đầu cả nước về mức độ thiếu hụt. Trong đó, vùng TDMNPB có mức độ thiếu Về chiều điều kiện sống (i) Tỷ lệ thiếu hụt chỉ tiêu hố xí/nhà tiêu cao hơn nhiều so với mức thiếu hụt chung cả nước và gần bằng mức độ thiếu hụt chung của vùng TDMNPB. So sánh với các tỉnh trong vùng thì tỉnh Lào Cai có mức độ thiếu hụt khá thấp (ii) Chỉ tiêu chất lượng nhà ở thì tỉnh Lào Cai có tỷ lệ thiếu hụt khá cao gấp đôi so với tỷ lệ thiếu hụt chung của vùng TDMNPB, gấp 4 lần 196 hụt về nguồn nước sinh hoạt cao nhất cả nước so với tỷ lệ thiếu hụt chung cả nước (iii) Tỷ lệ thiếu hụt chỉ tiêu nguồn nước sinh hoạt của tỉnh Lào Cai khá cao và cao hơn nhiều so với tỷ lệ thiếu hụt chung cả nước. So sánh với các tỉnh trong vùng thì tỉnh Lào Cai có mức độ thiếu hụt về nguồn nước sinh hoạt nghiêm trọng ở mức giữa của vùng. Về chiều thu nhập vùng TDMNPB, vùng Tây Nguyên và Bắc trung bộ và Duyên hải miền Trung dẫn đầu cả nước về mức thiếu hụt thu nhập. Trong đó, vùng TDMNPB là cao nhất Về chiều thu nhập Tỷ lệ thiếu hụt chỉ tiêu thu nhập của tỉnh Lào Cai cao gần gấp 3 lần so với chung cả nước và cao hơn mức thiếu hụt chung của vùng TDMNPB. Xét trên toàn vùng TDMNPB thì tỉnh Lào Cai có mức độ thiếu hụt ở mức trung bình. Về chiều an sinh xã hội Tỷ lệ thiếu hụt chỉ tiêu bảo hiểm xã hội của vùng TDMNPB thấp hơn so với chung cả nước và thấp nhất cả nước Về chiều an sinh xã hội Tỷ lệ thiếu hụt chỉ tiêu bảo hiểm xã hội của tỉnh Lào Cai thấp hơn so với chung cả nước, và ngang với mức độ thiếu hụt của vùng TDMNPB. Tỷ lệ thiếu hụt chỉ tiêu bảo hiểm xã hội là một trong những chỉ tiêu có mức độ thiếu hụt lớn chỉ thấp hơn chỉ tiêu đào tạo người lớn và BHYT, đây không chỉ là vấn đề của riêng tỉnh Lào Cai mà xét đối với chung cả nước cũng có xu hướng như vậy Nguồn: Tổng hợp của Tác giả
File đính kèm:
- luan_an_ngheo_da_chieu_o_vung_trung_du_va_mien_nui_phia_bac.pdf
- 2. Tom tat luan an - NCS Ngo Xuan Quyet - K10 - tieng viet.pdf
- 3. Summary of doctoral thesis - NCS Ngo Xuan Quyet - K10 - ENG.pdf
- 4. Trang thong tin - NCS Ngo Xuan Quyet - K10.pdf
- 5. Trang thong tin - NCS Ngo Xuan Quyet - K10 - tieng anh.pdf
- QĐ Quyet K10.pdf