Luận án Nghiên cứu biện pháp tổ chức hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa nâng cao thể lực cho sinh viên Học viện An ninh nhân dân

Giáo dục thể chất (GDTC) trong các trường đại học, cao đẳng là một bộ

phận của hệ thống GDTC trong nhà trường nói chung, nhằm đào tạo những con

người “phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần,

trong sáng về đạo đức, có khả năng lao động, có tính tích cực chính trị - xã hội”.

Điều 20 Luật Thể dục, thể thao nêu rõ: “GDTC là môn học chính khoá thuộc

chương trình giáo dục nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản cho

người học thông qua các bài tập và trò chơi vận động, góp phần thực hiện mục

tiêu giáo dục toàn diện; Hoạt động thể thao trong nhà trường là hoạt động tự

nguyện của người học được tổ chức theo phương thức ngoại khóa phù hợp với

sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người học thực

hiện quyền vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu thể thao” [46].

GDTC giữ một vai trò quan trọng trong nền giáo dục xã hội chủ nghĩa,

có tác dụng tích cực đối với sự hoàn thiện nhân cách, thể chất cho học sinh,

sinh viên (HSSV), nhằm đào tạo con người phát triển toàn diện phục vụ cho

sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và giữ vững an ninh quốc

phòng. Quán triệt sâu sắc vấn đề này, trong nhiều năm qua, Bộ Giáo dục và

Đào tạo, Bộ Công an rất quan tâm đến công tác GDTC trong các Học viện,

trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, thể hiện qua việc

thường xuyên cải tiến các nội dung chương trình giảng dạy, từng bước nâng

cao chất lượng về trang thiết bị, cơ sở vật chất, sân bãi dụng cụ và cả về đội

ngũ giảng viên nhằm nâng cao thể chất cho người học. Nhiều công trình thể

dục thể thao (TDTT) hiện đại được đầu tư, cải tạo và xây dựng nhằm phục vụ

tốt cho công tác giảng dạy nội khóa, hoạt động ngoại khóa, phong trào TDTT

quần chúng và các giải thi đấu thể thao sinh viên.

pdf 233 trang kiennguyen 20/08/2022 7960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu biện pháp tổ chức hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa nâng cao thể lực cho sinh viên Học viện An ninh nhân dân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu biện pháp tổ chức hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa nâng cao thể lực cho sinh viên Học viện An ninh nhân dân

Luận án Nghiên cứu biện pháp tổ chức hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa nâng cao thể lực cho sinh viên Học viện An ninh nhân dân
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ , THỂ THAO VÀ DU LỊCH 
VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO 
TRẦN ĐÌNH HUY 
NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 
THỂ DỤC THỂ THAO NGOẠI KHÓA NÂNG CAO THỂ LỰC 
CHO SINH VIÊN HỌC VIỆN AN NINH NHÂN DÂN 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC 
HÀ NỘI, 2021 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ , THỂ THAO VÀ DU LỊCH 
VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO 
TRẦN ĐÌNH HUY 
NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 
THỂ DỤC THỂ THAO NGOẠI KHÓA NÂNG CAO THỂ LỰC 
CHO SINH VIÊN HỌC VIỆN AN NINH NHÂN DÂN 
Tên ngành: Giáo dục học 
Mã ngành: 9140101 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC 
Cán bộ hướng dẫn khoa học: 
1. GS.TS Lê Quý Phượng 
2. TS Nguyễn Kim Huy 
HÀ NỘI, 2021
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên 
cứu của riêng tôi, số liệu và kết quả trình bày 
trong luận án là trung thực và chưa từng được 
công bố trong bất kỳ công trình nào. 
Tác giả luận án 
Trần Đình Huy 
MỤC LỤC 
Trang bìa 
Trang phụ bìa 
Lời Cam đoan 
Mục lục 
Danh mục chữ viết tắt 
Danh mục các bảng, biểu đồ trong luận án 
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1 
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. ..................... 6 
1.1. Quan điểm, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, Bộ Công an về 
công tác giáo dục thể chất và thể dục thể thao trường học .......................... 6 
1.1.1. Quan điểm, đường lối của Đảng về công tác giáo dục thể chất và thể 
dục thể thao trường học .............................................................................. 6 
1.1.2. Chính sách của Nhà nước về giáo dục thể chất và thể dục thể thao 
trường học .................................................................................................. 8 
1.1.3. Quan điểm chỉ đạo của Bộ Công an về công tác thể dục thể thao ...... 9 
1.2. Cơ sở lý luận về hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa trong Học viện 
An ninh nhân dân ........................................................................................ 11 
1.2.1 Một số khái niệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu....................... 11 
1.2.2. Mục đích, vị trí, vai trò, ý nghĩa của hoạt động thể dục thể thao ngoại 
khóa. ......................................................................................................... 14 
1.2.3. Đặc điểm hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa ............................ 16 
1.2.4. Nội dung, hình thức tổ chức hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa 17 
1.3. Đặc điểm tâm, sinh lý và phát triển thể lực lứa tuổi 18 – 22 ............... 20 
1.3.1. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi 18 – 22 .................................................... 20 
1.3.2. Đặc điểm sinh lý lứa tuổi 18 – 22 ................................................... 23 
1.3.3. Đặc điểm phát triển tố chất thể lực lứa tuổi 18-22........................... 26 
1.4. Khái quát về công tác giáo dục thể chất trong Học viện An ninh 
nhân dân ..................................................................................................... 27 
1.4.1. Khái quát về Học viện An ninh nhân dân ........................................ 27 
1.4.2. Đặc điểm sinh viên Học viện An ninh nhân dân ............................. 29 
1.4.3. Vai trò của hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa đối với sinh viên 
Học viện An ninh nhân dân ...................................................................... 32 
1.4.4. Một số đặc trưng của sinh viên Học viện An ninh nhân dân ảnh 
hưởng đến hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa .................................... 35 
1.5. Các công trình nghiên cứu có liên quan .............................................. 39 
1.5.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới .......................................... 39 
1.5.2. Các công trình nghiên cứu trong nước ............................................ 41 
1.6. Nhận xét chương 1 ............................................................................... 48 
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN 
CỨU. ........................................................................................................... 50 
2.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ..................................................... 50 
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 50 
2.1.2. Khách thể nghiên cứu ..................................................................... 50 
2.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 50 
2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu .................................... 50 
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn ................................................................. 51 
2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm ....................................................... 53 
2.2.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm ....................................................... 53 
2.2.5. Phương pháp kiểm tra y học ........................................................... 55 
2.2.6. Phương pháp kiểm tra tâm lý ........................................................... 59 
2.2.7. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ................................................. 60 
2.2.8. Phương pháp toán thống kê ............................................................. 62 
2.3. Tổ chức nghiên cứu .............................................................................. 64 
2.3.1. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 64 
2.3.2. Thời gian nghiên cứu ....................................................................... 64 
2.3.3. Địa điểm nghiên cứu ....................................................................... 64 
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ....................... 65 
3.1. Đánh giá thực trạng công tác giáo dục thể chất và hoạt động thể 
dục thể thao ngoại khóa của sinh viên Học viện An ninh nhân dân ... 65 
3.1.1. Thực trạng chương trình môn học giáo dục thể chất của Học viện An 
ninh nhân dân ............................................................................................ 65 
3.1.2. Thưc̣ traṇg về đội ngũ giảng viên giảng dạy môn giáo dục thể chất 67 
3.1.3. Thực trạng cơ sở vật chất và kinh phí phục vụ giảng dạy môn giáo 
dục thể chất và tập luyện thể dục thể thao ................................................. 68 
3.1.4. Thực trạng hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa của nam sinh viên 
Học viện An ninh nhân dân ...................................................................... 71 
3.1.5. Thực trạng kết quả học tập môn giáo dục thể chất và thể lực của nam 
sinh viên Học viện An ninh nhân dân ....................................................... 80 
3.1.6. Bàn luận về thực trạng công tác giáo dục thể chất và tham gia các 
hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa của sinh viên Học viện An ninh nhân 
dân ........................................................................................................... 84 
3.2. Lựa chọn và ứng dụng biện pháp tổ chức hoạt động thể dục thể 
thao ngoại khóa nâng cao thể lực cho nam sinh viên Học viện An ninh 
nhân dân ................................................................................................... 104 
3.2.1. Lựa chọn các biện pháp tổ chức hoạt động thể dục thể thao ngoại 
khóa nâng cao thể lực cho nam sinh viên Học viện An ninh nhân dân .... 104 
3.2.2. Xác định tiêu chí đánh giá hiệu quả ứng dụng các biện pháp tổ chức 
hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa nâng cao thể lực của nam sinh viên 
Học viện An ninh nhân dân. ................................................................... 120 
3.2.3. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả các biện pháp tổ chức hoạt động 
TDTT ngoại khóa nâng cao thể lực cho nam sinh viên Học viện An ninh 
nhân dân ................................................................................................. 123 
3.2.4. Bàn luận về lựa chọn và ứng dụng biện pháp tổ chức hoạt động thể 
dục thể thao ngoại khóa nâng cao thể lực cho nam sinh viên Học viện An 
ninh nhân dân ......................................................................................... 135 
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ...................................................................... 150 
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN 
LUẬN ÁN........................................................................................................ 
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN 
ANND - An ninh nhân dân 
CAND - Công an nhân dân 
CLBTDTT - Câu lạc bộ thể dục thể thao 
ĐHQGHN - Đại học Quốc gia Hà nội 
ĐHSPTDTT - Đại học Sư phạm Thể dục thể thao 
GDTC - Giáo dục thể chất 
GDTC&TT - Giáo dục thể chất và thể thao 
GD& ĐT - Giáo dục và Đào tạo 
HLTT - Huấn luyện thể thao 
HLV - Huấn luyện viên 
HSSV - Học sinh sinh viên 
LVĐ - Lượng vận động 
LLVT - Lực lượng vũ trang 
NCKH - Nghiên cứu khoa học 
NSNN - Ngân sách nhà nước 
SV - Sinh viên 
SVHVANND - Sinh viên Học viện An ninh nhân dân 
TDTT - Thể dục thể thao 
TT - Thứ tự 
XHCN - Xã hội chủ nghĩa 
DANH MỤC CÁC ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG TRONG LUẬN ÁN 
cm - Centimet 
kg - Kilôgam 
m - mét 
s - Giây 
DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN 
DANH MỤC BẢNG 
TT Nội dung Trang 
2.1 Cách xác định VO2 max bằng thành tích chạy 12 phút 58 
3.1 Phân phối chương trình môn học Giáo dục thể chất của Học 
viện An ninh nhân dân 
66 
3.2 Thực trạng đội ngũ giảng viên giảng dạy môn Giáo dục thể 
chất tại Hoc̣ viêṇ An ninh nhân dân giai đoạn 2016 – 2018 
68 
3.3 Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập môn 
Giáo dục thể chất tại Học viện Học viện An ninh nhân dân 
70 
3.4 Thực trạng kinh phí phục vụ giảng dạy môn Giáo dục thể 
chất và tập luyện thể dục thể thao tại Học viện ANND 
71 
3.5 Kết quả xác định độ tin cậy của các tiêu chí đánh giá thực 
trạng hoạt động TDTT ngoại khóa của nam sinh viên học 
viện ANND 
72 
3.6 Kết quả phỏng vấn về động cơ, nhận thức của sinh viên về 
hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa (n = 270) 
Sau 
T.73 
3.7 Thực trạng tham gia tập luyện thể dục thể thao ngoại khóa 
của nam sinh viên Học viện An ninh nhân dân (n = 262) 
74 
3.8 Nguyên nhân hạn chế tính tích cực đối với hoạt động thể dục 
thể thao ngoại khóa của nam sinh viên Học viện An ninh 
nhân dân (n = 262) 
76 
3.9 Kết quả phỏng vấn môn thể thao yêu thích khi thể dục thể 
thao ngoại khóa của nam sinh viên (n = 262) 
78 
3.10 Thống kê các nội dung về phong trào thể dục thể thao ngoại 
khóa của nam sinh viên Học viện An ninh nhân dân 
79 
3.11 Thực trạng kết quả học tập môn Giáo dục thể chất của nam 
sinh viên Học viện An ninh nhân dân 
81 
3.12 Tiêu chuẩn rèn luyện thể lực của nam cán bộ, chiến sĩ trong 
Bộ công an 
82 
3.13 Kết quả kiểm tra thể lực của nam sinh viên Học viện An ninh 
nhân dân theo tiêu chuẩn rèn luyện thể lực của Bộ Công an 
Sau 
T.82 
3.14 Kết quả xếp loại thể lực của nam sinh viên Học viện An ninh 
nhân dân theo tiêu chuẩn Rèn luyện thể l ... y tập luyện môn Bóng đá 
- Phát triển nhân cách, đạo đức, ý chí: Phát triển nhân cách, đạo đức, 
rèn luyện tính kiên trì, độc lập, khiêm tốn, chuyên cần, khả năng làm việc 
nhóm. 
2.1.5.2. Thực hành 
 Kỹ thuật căn bản 
 - Kỹ thuật di chuyển 
 - Kỹ thuật chuyền bóng 
 - Kỹ thuật đỡ bóng 
 - Kỹ thuật dẫn bóng. 
 - Kỹ thuật sút bóng 
 - Kỹ thuật qua người, kèm người. 
Chiến thuật 
- Chiến thuật tấn công theo sơ đồ chiến thuật 
- Chiến thuật phòng thủ theo sơ đồ chiến thuật 
Thể lực (Mỗi giáo án tập luyện dành 12-30 phút để tập thể lực) 
Các bài tập phát triển toàn diện các tố chất thể lực: Sức nhanh, sức 
mạnh, sức bền, khả năng phối hợp vận động và mềm dẻo. 
Các bài tập phát triển thể lực chuyên môn. 
Thi đấu: Tổ chức thi đấu giao hữu 
2.1.5.3. Phương pháp và hình thức tổ chức giảng dạy 
- Phương pháp giảng dạy: 
+ Phương pháp giảng dạy kỹ thuật: Phương tập luyện nguyên vẹn, 
Phương pháp sử dụng lời nói, Phương pháp trực quan, Phương pháp sử dụng 
bài tập bổ trợ, Phương pháp sử dụng bài tập dẫn dắt 
+ Phương pháp phát triển thể lực: Phương pháp tập luyện vòng tròn, 
Phương pháp tập luyện ổn định liên tục, Phương pháp tập luyện ổn định ngắt 
quãng (theo tổ), Phương pháp tập luyện biến đổi, Phương pháp trò chơi, 
phương pháp thi đấu. 
- Hình thức tổ chức giảng dạy: Tập luyện theo lớp, Tập luyện theo 
nhóm, Tập luyện cá nhân. 
2.1.6. Nội dung tập luyện môn Bóng rổ 
2.1.6.1. Lý thuyết (dành 5-10 phút trong mỗi buổi tập để trang bị kiến 
thức lý thuyết) 
- Khái quát về môn Bóng rổ (xuất xứ, quá trình phát triển, tác dụng của 
tập luyện Bóng rổ) 
- Nội quy tập luyện môn Bóng rổ 
- Phát triển nhân cách, đạo đức, ý chí: Phát triển nhân cách, đạo đức, 
rèn luyện tính kiên trì, độc lập, khiêm tốn, chuyên cần, khả năng làm việc 
nhóm. 
2.1.6.2. Thực hành 
 Kỹ thuật căn bản 
 - Kỹ thuật di chuyển trong bóng rổ 
 - Đi, chạy, nhảy, quay người. 
 - Kỹ thuật chuyền bóng 
 - Kỹ thuật chuyền bóng bằng hai tay trước ngực. 
 - Kỹ thuật chuyền bóng bằng hai tay từ trên vai. 
 - Kỹ thuật chuyền bóng bật đất. 
 - Kỹ thuật ném rổ 
 - Kỹ thuật ném rổ bằng hai tay trước ngực. 
 - Kỹ thuật tại chỗ ném rổ bằng một tay trên cao. 
 - Kỹ thuật di chuyển hai bước ném rổ bằng một tay trên cao. 
Chiến thuật 
Các chiến thuật cá nhân cơ bản 
- Chiến thuật tấn công 
- Chiến thuật phòng thủ 
Thể lực (Mỗi giáo án tập luyện dành 15-20 phút để tập thể lực) 
Các bài tập phát triển toàn diện các tố chất thể lực: Sức nhanh, sức 
mạnh, sức bền, khả năng phối hợp vận động và mềm dẻo. 
Các bài tập phát triển thể lực chuyên môn. 
Thi đấu: Tổ chức thi đấu giao hữu 
2.1.6.3. Phương pháp và hình thức tổ chức giảng dạy 
- Phương pháp giảng dạy: 
+ Phương pháp giảng dạy kỹ thuật: Phương tập luyện nguyên vẹn, 
Phương pháp sử dụng lời nói, Phương pháp trực quan, Phương pháp sử dụng 
bài tập bổ trợ, Phương pháp sử dụng bài tập dẫn dắt 
+ Phương pháp phát triển thể lực: Phương pháp tập luyện vòng tròn, 
Phương pháp tập luyện ổn định liên tục, Phương pháp tập luyện ổn định ngắt 
quãng (theo tổ), Phương pháp tập luyện biến đổi, Phương pháp trò chơi, 
phương pháp thi đấu. 
- Hình thức tổ chức giảng dạy: Tập luyện theo lớp, Tập luyện theo 
nhóm, Tập luyện cá nhân. 
2.1.7. Nội dung tập luyện môn Điền kinh 
2.1.7.1. Lý thuyết (dành 5-10 phút trong mỗi buổi tập để trang bị kiến 
thức lý thuyết) 
- Khái quát về môn điền kinh (lịch sử, quá trình phát triển, tác dụng của 
tập luyện điền kinh) 
- Thông qua tự tập giúp học viên rèn luyện bản lĩnh vững vàng, ý trí kiên 
trì khắc phục khó khăn, bình tĩnh tự tin, dũng cảm linh hoạt, nhạy bén trong 
chiến đấu. 
- Nâng cao tinh thần say mê, tự giác tập luyện. 
- Tự giác, tích cực trong quá trình tập luyện 
2.1.7.2. Thực hành 
 Kỹ thuật: 
- Kỹ thuật chạy cự ly ngắn 
- Kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi 
- Kỹ thuật chạy cự ly trung bình 
Thể lực: 
Các bài tập phát triển toàn diện các tố chất thể lực: Sức nhanh, sức 
mạnh, sức bền, khả năng phối hợp vận động và mềm dẻo. 
Các bài tập phát triển thể lực chuyên môn. 
Thi đấu: Tổ chức thi đấu giao hữu 
2.1.7.3. Phương pháp và hình thức tổ chức giảng dạy 
- Phương pháp giảng dạy: 
+ Phương pháp giảng dạy kỹ thuật: Phương tập luyện nguyên vẹn, 
Phương pháp sử dụng lời nói, Phương pháp trực quan, Phương pháp sử dụng 
bài tập bổ trợ, Phương pháp sử dụng bài tập dẫn dắt 
+ Phương pháp phát triển thể lực: Phương pháp tập luyện vòng tròn, 
Phương pháp tập luyện ổn định liên tục, Phương pháp tập luyện ổn định ngắt 
quãng (theo tổ), Phương pháp tập luyện biến đổi, Phương pháp trò chơi, 
phương pháp thi đấu. 
- Hình thức tổ chức giảng dạy: Tập luyện theo lớp, Tập luyện theo 
nhóm, Tập luyện cá nhân. 
 2.2. Hoạt động của các đội tuyển thể thao 
Giám đốc Học viện đã ký quyết định thành lập 10 đội dự tuyển thể dục 
thể thao của Học viện để tập luyện thường xuyên nhằm tuyển chọn đội tuyển 
tham gia thi đấu các giải th thao trong và ngoài Học viện gồm có: 
1. Đội Bóng đá nam 
2. Đội Bóng chuyền 
3. Đội Bóng bàn 
 4. Đội Điền kinh 
5. Đội Cầu lông 
6. Đội Taekwondo 
7. Đội Karatedo 
8. Đội Võ CAND 
9. Đội Bắn súng quân dụng 
10. Đội Võ thuật ứng dụng (Có danh sách kèm theo) 
- Khoa quân sự võ thuật và thể dục thể thao chịu trách nhiệm cử giáo 
viên huấn luyện chuyên môn và tổ chức tập luyện. 
 Đối với huấn luyện viên: Tham gia công tác huấn luyện đội tuyển được 
tính 02 giờ/buổi như giờ giảng dạy chính khoá theo quy định của Bộ trưởng 
Bộ Công an qui định chế độ làm việc của giáo viên trong các trường Công an 
nhân dân. 
 Đối với vận động viên là học viên: Tập luyện theo lịch cụ thể do Huấn 
luyện viên thông báo. Trong thời gian tập luyện và thi đấu được hưởng những 
ưu tiên về học tập theo quy định, nếu trùng với lịch thi, kiểm tra thì phòng 
Quản lý đào tạo và Bồi dưỡng nâng cao; phòng Khảo thí và đảm bảo chất 
lượng đào tạo; các Khoa giảng dạy tổ chức phụ đạo thêm và thi riêng sau cho 
các VĐV; VĐV được miễn điểm danh, lao động, trực nhật, vệ sinh, gác đêm 
và các sinh hoạt tập thể khác. 
 Đội dự tuyển thể dục thể thao của Học viện được sử dụng nhà thi đấu, 
sân vận động, bể bơi, trường bắn tập luyện 02 buổi/tuần. Lịch tập luyện do 
huấn luyện viên bố trí và đăng ký với phòng Hậu cần. 
- Kinh phí bồi dưỡng, kinh phí phương tiện, dụng cụ tập luyện do các 
đội dự tuyển tự đảm nhận. 
- Các đội tuyển tham gia Hội thao Tổng cục Chính trị CAND, liên hoan 
võ thuật thanh niên CAND; giải thể thao ứng dụng nghiệp vụ lực lượng 
CAND do Bộ Công an tổ chức; giải chạy Báo Hà Nội mới lần thứ 44 vì Hòa 
bình. 
- Ngoài ra, tùy theo tình hình cụ thể và tính chất của từng giải, Học viện 
sẽ lựa chọn tham gia một số giải do Bộ Công an; TP Hà Nội; quận Thanh 
Xuân, quận Hà Đông; Bộ GD&ĐT tổ chức (Phòng CTĐ, CTCT&CTQC tham 
mưu đề xuất Ban Giám đốc Học viện). 
 2.3. Hoạt động tổ chức thi đấu, các giải thi đấu trong Học viện 
 Bám sát kế hoạch giảng dạy, học tập, kế hoạch năm học và sự chỉ đạo 
của Đảng ủy - Ban giám đốc để xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động thi 
đấu hợp lý, hiệu quả. 
Để việc tập luyện thi đấu thể thao của sinh viên trở thành nội dung của 
đời sống văn hóa thể thao mang tính thường xuyên, liên tục. Khoa Quân sự, 
Võ thuật và Thể dục thể thao thường xuyên tổ chức các giải đấu thể thao, tổ 
chức giải thể thao truyền thống hàng năm, tổ chức cho sinh viên tham gia thi 
đấu giao hữu qua đó tạo sân chơi lành mạnh cho sinh viên. 
Hướng dẫn, tạo điều kiện cho các khóa, các lớp tổ chức các cuộc thi 
đấu nội bộ như sau: 
 - Các hoạt động chào mừng khai giảng năm học mới, kỷ niệm ngày 
Nhà giáo Việt Nam 20/11. 
 + Tổ chức giải thi đấu bóng chuyền nam, nữ toàn Học viện. 
 + Tổ chức giải Bóng đá mi ni toàn Học viện. 
 - Các hoạt động chào mừng Ngày truyền thống Học viện ANND 
 + Tổ chức Hội thi võ tổng hợp CAND khối học viên. 
+ Tổ chức giải thi đấu bóng bàn toàn Học viện. 
2.4. Hoạt động kiểm tra thể lực 
 2.4.1. Nội dung kiểm tra đánh giá thể lực GDTC nội khóa 
TT Nội dung Hệ số 
1 Thực hành chạy 100m Hệ số 1 
2 Thực hành nhảy xa Hệ số 1 
3 Thực hành chạy cự ly trung bình Hệ số 3 
4 Thực hành bơi Hệ số 3 
5 Thực hành thể thao tự chọn Hệ số 2 
2.4.2. Nội dung kiểm tra đánh giá thể lực theo Thông tư số 
24/2013/TT-BCA 
 - Cán bộ, giảng viên, học viên trong độ tuổi từ 18-50 đối với nam, từ 
18-45 đối với nữ đều phải có nghĩa vụ tập luyện và dự kiểm tra tiêu chuẩn rèn 
luyện thể lực trong lực lượng CAND theo Thông tư số 24/2013/TT-BCA 
ngày 11/4/2013 (Chạy 100m, 1500m, bật xa tại chỗ, nằm sấp chống đẩy hoặc 
co tay xà đơn đối với nam; chạy 100m, 800m, bật xa tại chỗ đối với nữ). 
 2.5. Hoạt động hướng dẫn tập luyện ngoại khóa. 
- Tiếp tục củng cố tổ chức, duy trì hoạt động của các Câu lạc bộ quân 
sự, võ thuật TDTT có giáo viên hướng dẫn các môn thể thao để thu hút đông 
đảo cán bộ, giáo viên, học viên tham gia. 
- Tổ chức công tác tập luyện, huấn luyện thường xuyên của các đội dự 
tuyển thể thao (đội dự tuyển bóng đá nam; bóng chuyền nam, nữ; điền kinh; 
cầu lông; bóng bàn; võ thuật; bóng rổ). 
Khoa Quân sự, Võ thuật và TDTT thống nhất, quán triệt đối với toàn 
thể giảng viên bộ môn TDTT về mục đích, yêu cầu và tổ chức thực hiện biện 
pháp. 
Phân công mỗi ngày trong tuần (trừ thứ 7 và chủ nhật), có 02 giảng 
viên tham gia tập luyện cùng và hướng dẫn sinh viên tập luyện ngoại khóa. 
Lịch tập luyện của từng nhóm, lớp được xây dựng cụ thể theo từng 
buổi, từng tuần và từng tháng. 
Giảngviên thực hiện các giờ hướng dẫn sinh viên hoạt động ngoại khóa 
theo tiến trình phù hợp với nội dung yêu cầu của chương trình GDTC. 
Tiến trình thực hiện các buổi hướng dẫn hoạt động ngoại khóa cho sinh 
viên được thực hiện theo yêu cầu: 
Giảm dần vai trò tổ chức và quản lý của giảng viên qua mỗi buổi tập, 
tăng dần tính tự chủ của sinh viên; chuyển dần vai trò từ quản lý sang định 
hướng nội dung và phương pháp tự tập luyện chi sinh viên. 
Tăng dần yêu cầu đối với sinh viên về kỹ năng tổi chức và tự xác định 
cách thức thực hiện các bài tập vận động. 
Tăng cường truyền thụ cho sinh viên: nội dung và phương pháp tự 
kiểm tra, đánh giá khả năng vận động của bản thân. 
 2.6. Bồi dưỡng đội ngũ trợ giảng/hướng dẫn viên 
 - Đối tượng: sinh viên thuộc đội tuyển các môn thể thao có nguyện 
vọng để bồi dưỡng thành trợ giảng, HDV các môn thể thao cho các CLB, sinh 
viên tham gia hoạt động ngoại khóa. 
 - Tổ chức thực hiện: Bộ môn TDTT lựa chọn, lên danh sách và kế 
hoạch bồi dưỡng cụ thể (công tác chuẩn bị chương trình, giáo án giảng dạy; 
bồi dưỡng phương pháp giảng dạy, tập luyện ) thực hiện tại các buổi hướng 
dẫn ngoại khóa của giảng viên. 
 III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 
 Khoa Quân sự võ thuật và Thể dục thể thao 
 Chịu trách nhiệm chính về chuyên môn và công tác trọng tài các giải 
TDTT; Hướng dẫn chuyên môn cho các đơn vị. 
 - Phối hợp với Phòng CTĐ, CTCT&CTQC và các đơn vị chức năng tổ 
chức giải TDTT toàn Học viện. 
 - Quản lý và huấn luyện thường xuyên các đội dự tuyển nhằm xây lực 
lượng vận động viên làm nòng cốt để tham gia các giải thi đấu trong và ngoài 
ngành Công an. 
TRƯỞNG KHOA 
Thượng tá Lê Mạnh Cường 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_bien_phap_to_chuc_hoat_dong_the_duc_the_t.pdf
  • pdfTóm tắt Luận án NCS Trần Đình Huy.pdf
  • pdfTRang thông tin những KL mới của LA Trần Đình Huy.pdf