Luận án Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu chè của Việt Nam

Với nhiều đặc tính tốt cho sức khỏe, lành mạnh và nét văn hóa độc đáo, chè được nhiều người trên thế giới yêu thích. Tại Diễn đàn chè Toàn cầu Dubai lần thứ 7, chè được chỉ ra là đồ uống phổ biến thứ hai thế giới, chỉ sau nước. Hiện nay, có tới 160 quốc gia và vùng lãnh thổ có thói quen uống chè, khoảng 3 tỷ người trên thế giới có nhu cầu tiêu dùng chè. Trong số 1,5 nghìn tỷ lít đồ uống không cồn (không bao gồm nước máy) được con người tiêu thụ hàng năm, chè được tiêu thụ đến 266 tỷ lít - vượt xa các loại đồ uống chế biến sẵn trên thế giới như cà phê, sữa, nước trái cây, đồ uống năng lượng và thể thao, đồ uống có ga. Mặc dù vậy, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm của ngành hàng này xu hướng chững lại ở nhiều nước trên thế giới. Bên cạnh đó, nguồn cung chè trên thế giới khá đa dạng với 47 quốc gia sản xuất chè, khoảng 120 quốc gia tham gia xuất khẩu chè với chủng loại, mẫu mã đa dạng, công nghệ chế biến đa dạng khiến áp lực cạnh tranh trong ngành này cao.

Ở Việt Nam, phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, nâng cao giá trị hàng nông sản và chè, đẩy mạnh xuất khẩu là chủ trương lớn của Nhà nước để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Ngành chè là ngành công nghiệp có ý nghĩa kinh tế quan trọng, góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm, thu nhập cho hàng trăm nghìn lao động. Việt Nam đã và đang là một trong những nước xuất khẩu chè hàng đầu, góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và thế giới. Mặc dù, có nhiều lợi thế để sản xuất và xuất khẩu chè, tuy nhiên, giá trị xuất khẩu chè qua các năm có sự biến động lớn, kém ổn định, giá cả còn ở mức thấp, thương hiệu chưa được khẳng định. Tính đến năm 2018, cả nước có 34 tỉnh, thành trồng chè, với 123,3 nghìn ha. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu chè chiếm 0,5% tổng giá trị xuất khẩu nông sản, 0,08% tổng GDP. Sản lượng chè năm 2018 chỉ đạt hơn 77 nghìn tấn, giảm mạnh 47% so với năm 2017. Giá trị xuất khẩu đạt hơn 209 triệu USD, giảm 8% so với năm 2017. Mặc dù sản lượng xuất chè xuất khẩu của Việt Nam đứng thứ 5 thế giới nhưng giá trị xuất khẩu chỉ đứng thứ 8. Trong đó, phần lớn sản lượng chè của nước ta xuất khẩu ở dạng thô và được tiêu thụ dưới thương hiệu của các nhà nhập khẩu. Bên cạnh đó, hiện nay, nhiều sản phẩm chè của Việt Nam bị từ chối nhập khẩu trên nhiều thị trường, hoặc xuất khẩu với giá bán thấp khiến đời sống của người dân trong ngành gặp khó khăn, nhiều doanh nghiệp phải giải thể. Để tháo gỡ khó khăn cho ngành, cần có sự quan tâm vào cuộc quyết liệt của các cơ quan quản lý. Điều này nên bắt đầu bằng việc xác định các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu chè của Việt Nam.

Có nhiều nhân tố khác nhau có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu chè của Việt Nam. Vậy những nhân tố đó là gì? Xu hướng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này như thế nào? Dưới ảnh hưởng của các nhân tố này, Việt Nam đã khai thác hết tiềm năng tại các thị trường hay chưa? Đây là những câu hỏi thực sự quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn đối với nhà hoạch định chính sách.

Mặt khác, trong bối cảnh hoạch định chính sách dựa trên các bằng chứng, nhiều nghiên cứu định lượng trên thế giới đã tập trung đánh giá tác động của các chính sách vĩ mô của Chính phủ tới toàn nền kinh tế và các ngành hàng. Ở Việt Nam các tác động của các chính sách thương mại tới xuất khẩu chè vẫn chưa được quan tâm, giải đáp.

Vì các lý do trên, tác giả thực hiện đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu chè Việt Nam” nhằm phân tích nhân tố chính ảnh hưởng tới việc xuất khẩu chè của Việt Nam tới các nước trên thế giới, ước tính tiềm năng thương mại tại các thị trường này và từ đó giải đáp các vấn đề liên quan đến hoạch định chính sách nêu trên.

 

docx 192 trang kiennguyen 9501
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu chè của Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu chè của Việt Nam

Luận án Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu chè của Việt Nam
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
_____________________________
NGUYỄN THỊ THƠ
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG 
 ĐẾN XUẤT KHẨU CHÈ CỦA VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HỌC
Hà Nội – 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
______________________________
NGUYỄN THỊ THƠ
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG 
 ĐẾN XUẤT KHẨU CHÈ CỦA VIỆT NAM
Ngành: Kinh tế học
Mã số: 9310101
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN VĂN NGHIẾN
PGS. TS. HOÀNG VĂN BẰNG
Hà Nội – 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi, Nguyễn Thị Thơ, xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu nêu ra và trích dẫn trong luận án là trung thực. Toàn bộ kết quả nghiên cứu của luận án chưa từng được bất cứ ai khác công bố tại bất cứ công trình nào.
Hà Nội, ngày tháng năm 2022
Tập thể giáo viên hướng dẫn
Tác giả
TS. Nguyễn Văn Nghiến
Nguyễn Thị Thơ
LỜI CẢM ƠN
Thực hiện luận án này vừa thú vị vừa đầy thử thách, và tôi sẽ không thể hoàn thành nó nếu không có sự giúp đỡ và động viên của nhiều cá nhân và tổ chức.
Trước hết, tôi xin cảm ơn hai giáo viên hướng dẫn, TS. Nguyễn Văn Nghiến và PGS.TS. Hoàng Văn Bằng đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tác giả trong quá trình hoàn thành Luận án. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn TS. Nguyễn Ngọc Thuyết, người đã cho tôi những nhận xét quý báu của về các lệnh STATA mà tôi đã sử dụng.
Tôi sẽ không thể hoàn thành luận án này mà không được sự giúp đỡ, hỗ trợ, tạo điều kiện hết lòng của các thầy/cô trong Viện Kinh tế và Quản lý, trường Đại học Bách khoa Hà Nội. 
Tôi đặc biệt biết ơn tập thể Ban Giám hiệu nhà trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh qua các năm đã cho phép tôi được tham gia học Nghiên cứu sinh, hỗ trợ cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Các thành viên trong gia đình tôi luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc giúp tôi vượt qua các giai đoạn khó khăn trong quá trình thực hiện luận án. Tôi biết ơn vô cùng vì những hi sinh, yêu thương, chia sẻ, cảm thông họ đã dành cho tôi trong hành trình vừa qua. 
Tận sâu trong đáy lòng mình, tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2022
Tác giả
Nguyễn Thị Thơ
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Nghĩa tiếng Anh
Nghĩa tiếng Việt
APEC
Asia - Pacific Economic Cooperation
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương
ASEAN
Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
BTA
Bilateral trade agreement
Hiệp định thương mại khu vực về thương mại song phương 
CAC
Codex Alimentarius Commission
Uỷ ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Codex Quốc tế
COMESA
Mercado Comum da África Oriental e Austral 
Thị trường chung Đông và Nam Phi
EU
European Union
Liên minh châu Âu
FAO
Food and Agriculture Organization of the United Nations
Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc
FE
Fixed Effect Model
Mô hình hiệu ứng cố định
FGLS
Feasible Generalized Least. Squares
Phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát khả thi
FTA
Free Trade Agreement 
hiệp định thương mại tự do
GDP
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
GNI
Gross national income
Tổng sản phẩm quốc dân
GSP
Generalized System of Preferences
Hệ thống ưu đãi phổ cập
GTAP
Global Trade Analysis Project 
Mô hình phân tích thương mại toàn cầu
HACCP
Hazard Analysis and Critical Control Point System
Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn
IGG
Intergovernmental Group
Nhóm nghiên cứu liên chính phủ về mặt hàng chè (IGG) của FAO
ITC
International Trade Centrel 
Trung tâm thương mại thế giới
MERCOSUR
Mercado Común del Sur
Cộng đồng Thị trường Nam Mỹ
MRL
Maximum Residue Level
Giới hạn tối ta đư lượng thuốc bảo vệ thực vật
NAFTA
North America Free Trade Agreement
Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ
NLS
Nonlinear Least Square
Hồi quy phi tuyến tối thiểu
NTM
Non - tariff measures
Các biện pháp phi thuế quan
OECD
Organization for Economic Cooperation and Development
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
OLS
 Ordinary least squares
Phương pháp bình phương nhỏ nhất
PPML
Poisson Pseudo Maximum Likelihood
Phương pháp ước lượng tối đa hóa khả năng
R&D
 Research & development
Nghiên cứu và phát triển
RE
Random Effect Mode
Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên
RTA
Regional Trade Agreement
Hiệp định Thương mại Khu vực
SPS
Sanitary and Phytosanitary
Biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động vật
TBT
Technical barriers to trade
Biện pháp kỹ thuật đối với thuong mại
WTO
World Trade Organization
Tổ chức thương mại thế giới
VITAS
Vietnamese Tea Association
Hiệp Hội chè Việt Nam
DANH MỤC BẢNG 
Bảng 1.1. Các nhân tố/ nhóm nhân tố đưa vào trong các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu nông sản bằng mô hình trọng lực	12
Bảng 1.2. Các nhân tố được phát hiện có ảnh hưởng tới xuất khẩu chè Việt Nam qua các nghiên cứu thực nghiệm	14
Bảng 3.1. Mô tả các biến nghiên cứu	60
Bảng 3.2. So sánh các biến được đưa vào mô hình và các biến được tìm thấy trong các nghiên cứu khác bằng mô hình trọng lực	61
Bảng 3.3. Danh sách các quốc gia được đưa vào nghiên cứu	64
Bảng 3.4.: Kết quả thống kê mô tả các biến trong mô hình	65
Bảng 4.1. Giá trị chè xuất khẩu theo mã sản phẩm từ 2015-2019	73
Bảng 4.2. Sản lượng tiêu thụ chè của Việt Nam 	87
Bảng 4.3. Mục đích nhập khẩu chè của một số nước trên thế giới năm 2019	91
Bảng 5.1. Kết quả ước lượng mô hình trọng lực cho ngành chè Việt Nam bằng các phương pháp	94
Bảng 5.2. Kết quả ước lượng mô hình trọng lực cho ngành chè Việt Nam bằng phương pháp PPML	98
Bảng 5.3. Số đơn xin cấp bằng sáng chế của cư dân một số nước xuất khẩu chè 	101
Bảng 5.4. Một số thông báo của EU về vi phạm quy định về MRL của chè nhập khẩu từ Việt Nam	106
Bảng 5.5. Quy định MRL của Việt Nam và so sánh với EU	107
Bảng 5.6. Tiềm năng xuất khẩu chè của Việt Nam	119
Bảng 6.1. Đánh giá của doanh nghiệp về tiếp cận vốn từ các nguồn chính thức	132
DANH MỤC BIỂU
Biểu 4.1. Giá trị và sản lượng sản xuất chè thế giới	69
Biểu 4.2. Các nước có sản lượng sản xuất chè lớn nhất thế giới năm 2018 	70
Biểu 4.3. Tiêu thụ chè trên toàn cầu 	70
Biểu 4.4. Giá trị và sản lượng giao dịch chè trên toàn thế giới qua các năm	71
Biểu 4.5. Các nước có sản lượng xuất khẩu chè lớn nhất thế giới năm 2019 	71
Biểu 4.6. Các nước có giá trị xuất khẩu chè lớn nhất thế giới năm 2019 	72
Biểu 4.7. Tỷ trọng giá trị thương mại các loại chè năm 2019	72
Biểu 4.8. Sản lượng sản xuất chè Việt Nam	75
Biểu 4.9. Giá trị xuất khẩu chè Việt Nam	88
Biểu 4.10. Giá xuất khẩu chè trung bình hàng năm của Việt Nam 	88
Biểu 4.11. Giá xuất khẩu chè Việt Nam so với thế giới (USD/tấn) 	89
Biểu 4.12.: Số thị trường chè được khai thác qua các năm 	89
Biểu 4.13. Tổng sản lượng xuất khẩu chè của Việt Nam sang 12 quốc gia (khu vực) hàng đầu trong 19 năm (từ 2001 đến 2019)	90
Biểu 5.1. Năng suất, sản lượng, diện tích trồng chè của Việt Nam 	99
Biểu 5.2. Năng suất trồng chè của Việt Nam và một số nước trên thế giới 	100
Biểu 5.3. Sản lượng chè Việt Nam và thế giới	109
Biểu 5.4. Mức thuế trung bình các quốc gia nhập khẩu áp dụng đối với mã hàng 0902 của Việt Nam từ 2001 đến 2018	110
Biểu 5.5. Biểu đồ thuế quan trung bình đối với mặt hàng chè của Việt Nam và số FTA của Việt Nam ký kết với các đối tác trong 18 năm nghiên cứu	111
Biểu 5.6. Giá trị xuất khẩu chè Việt Nam sang một số nước ASEAN	112
Biểu 5.7. Số FTA các quốc gia nhập khẩu nghiên cứu ký kết với các nhà cung cấp khác trên thế giới	114
Biểu 5.8. Sự khác biệt yếu tố tài trợ của Việt Nam và 47 nước nhập khẩu chè từ 2001 đến 2018	114
Biểu 6.1. Chi phí thương mại theo lĩnh vực và nhóm thu nhập của một số nước trên thế giới	129
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Thương mại giữa các nước trước khi các rào cản thương mại thay đổi	38
Hình 2.2. Thương mại giữa các nước trước khi các rào cản thương mại thay đổi	39
Hình 3.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất của luận án	63
Hình 4.1. Chuỗi giá trị chè đơn giản ở Việt Nam	75
Hình 4.2. Các nước nhập khẩu chè Việt Nam năm 2019 	90
Hình 5.1. Quy luật Engle đối với hàng chè Việt Nam	104
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Với nhiều đặc tính tốt cho sức khỏe, lành mạnh và nét văn hóa độc đáo, chè được nhiều người trên thế giới yêu thích. Tại Diễn đàn chè Toàn cầu Dubai lần thứ 7, chè được chỉ ra là đồ uống phổ biến thứ hai thế giới, chỉ sau nước. Hiện nay, có tới 160 quốc gia và vùng lãnh thổ có thói quen uống chè, khoảng 3 tỷ người trên thế giới có nhu cầu tiêu dùng chè. Trong số 1,5 nghìn tỷ lít đồ uống không cồn (không bao gồm nước máy) được con người tiêu thụ hàng năm, chè được tiêu thụ đến 266 tỷ lít - vượt xa các loại đồ uống chế biến sẵn trên thế giới như cà phê, sữa, nước trái cây, đồ uống năng lượng và thể thao, đồ uống có ga. Mặc dù vậy, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm của ngành hàng này xu hướng chững lại ở nhiều nước trên thế giới. Bên cạnh đó, nguồn cung chè trên thế giới khá đa dạng với 47 quốc gia sản xuất chè, khoảng 120 quốc gia tham gia xuất khẩu chè với chủng loại, mẫu mã đa dạng, công nghệ chế biến đa dạng khiến áp lực cạnh tranh trong ngành này cao. 
Ở Việt Nam, phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, nâng cao giá trị hàng nông sản và chè, đẩy mạnh xuất khẩu là chủ trương lớn của Nhà nước để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Ngành chè là ngành công nghiệp có ý nghĩa kinh tế quan trọng, góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm, thu nhập cho hàng trăm nghìn lao động. Việt Nam đã và đang là một trong những nước xuất khẩu chè hàng đầu, góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và thế giới. Mặc dù, có nhiều lợi thế để sản xuất và xuất khẩu chè, tuy nhiên, giá trị xuất khẩu chè qua các năm có sự biến động lớn, kém ổn định, giá cả còn ở mức thấp, thương hiệu chưa được khẳng định. Tính đến năm 2018, cả nước có 34 tỉnh, thành trồng chè, với 123,3 nghìn ha. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu chè chiếm 0,5% tổng giá trị xuất khẩu nông sản, 0,08% tổng GDP. Sản lượng chè năm 2018 chỉ đạt hơn 77 nghìn tấn, giảm mạnh 47% so với năm 2017. Giá trị xuất khẩu đạt hơn 209 triệu USD, giảm 8% so với năm 2017. Mặc dù sản lượng xuất chè xuất khẩu của Việt Nam đứng thứ 5 thế giới nhưng giá trị xuất khẩu chỉ đứng thứ 8. Trong đó, phần lớn sản lượng chè của nước ta xuất khẩu ở dạng thô và được tiêu thụ dưới thương hiệu của các nhà nhập khẩu. Bên cạnh đó, hiện nay, nhiều sản phẩm chè của Việt Nam bị từ chối nhập khẩu trên nhiều thị trường, hoặc xuất khẩu với giá bán thấp khiến đời sống của người dân trong ngành gặp khó khăn, nhiều doanh nghiệp phải giải thể. Để tháo gỡ khó khăn cho ngành, cần có sự quan tâm vào cuộc quyết liệt của các cơ quan quản lý. Điều này nên bắt đầu bằng việc xác định các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu chè của Việt Nam.
Có nhiều nhân tố khác nhau có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu chè của Việt Nam. Vậy những nhân tố đó là gì? Xu hướng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này như thế nào? Dưới ảnh hưởng của các nhân tố này, Việt Nam đã khai thác hết tiềm năng tại các thị trường hay chưa? Đây là những câu hỏi thực sự quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn đối với nhà hoạch định chính sách. 
Mặt khác, trong bối cảnh hoạch định chính sách dựa trên các bằng chứng, nhiều nghiên cứu định lượng trên thế giới đã tập trung đánh giá tác động của các chính sác ... 
Điều tra các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang các đối tác thương mại trong giai đoạn 2007–2017
Dữ liệu bảng 2007–2017
Việt Nam và 50 đối tác thương mại
Xuất khẩu thủ công mỹ nghệ
GDP hai nước, lạm phát nước xuất khẩu, dân số hai nước, tỷ giá, khoảng cách địa lý, khoảng cách kinh tế, độ mở cửa nền kinh tế, ngôn ngữ Anh, thành viên APEC.
GLS, REM
Phụ lục 3. Tổng hợp một số nghiên cứu ứng dụng mô hình trọng lực để đánh giá tiềm năng thương mại (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
TT
Tác giả
Mục tiêu
Dữ liệu
Quốc gia
Martinez (2003) 
Đánh giá thương mại Mercosur - Liên minh Châu Âu và tiềm năng thương mại sau các thỏa thuận đạt được gần đây giữa cả hai khối thương mại.
Dữ liệu bảng
20 nước
Do (2006)
Nghiên cứu thương mại song phương giữa Việt Nam và 23 Châu Âu
Dữ liệu bảng, 1993 - 2004
Việt Nam và 23 đối tác châu Âu
Batra (2007)
Ước tính về tiềm năng thương mại toàn cầu của Ấn Độ
Mặt cắt ngang, 2000
Toàn cầu
Lubinga (2009)
Khám phá các nhân tố quyết định tổng dòng chảy thương mại song phương của Uganda và tiềm năng thương mại được dự đoán của nước này
Dữ liệu bảng, 1970 - 2006
Thụy Sĩ, Hà Lan, Bỉ, Anh, Pháp, Nam Phi và Kenya
Mohammad (2010)
Điều tra tiềm năng thương mại toàn cầu của Úc
1972 - 2006
57 đối tác
Bình và cộng sự (2011)
Áp dụng mô hình trọng lực để phân tích hoạt động thương mại của việt nam
Dữ liệu bảng, 2000 to 2010
Việt Nam và 60 đối tác
Gull và Yasin (2011)
Ước tính tiềm năng thương mại của Pakistan
Dữ liệu bảng, 1981 - 2005
42 quốc gia
Andre và Joel (2011)
Điều tra các nhân tố quyết định xuất khẩu gỗ và các sản phẩm bằng gỗ của Nam Phi bằng cách sử dụng phương pháp tiếp cận mô hình trọng lực. Nó tiếp tục điều tra xem có tiềm năng thương mại chưa được khai thác giữa Nam Phi và các đối tác thương mại của nó trong lĩnh vực.
Dữ liệu bảng, 1997 - 2004
Nam Phi và 68 đối tác
Lubas (2011)
Kết hợp các sửa đổi và sửa đổi gần đây đối với mô hình trọng lực của thương mại để đánh giá khoảng cách giữa khối lượng thực tế của dòng thương mại xuất khẩu và khối lượng được dự đoán bởi mô hình cho Cộng hòa Belarus
Dữ liệu bảng, 1998 - 2006
42 quốcg gia
Trung & Thu (2015)
Xem xét tiềm năng thương mại của hàng hóa thông minh với khí hậu (CSG) của Việt Nam
Dữ liệu bảng, 2002 - 2013
Việt Nam và 45 đối tác
Wani & dhami (2016)
Điều tra tiềm năng thương mại đối với Úc
Dữ liệu mặt cắt ngang, 2001 và 2005
Úc và 50 đối tác thương mại
Aldon và cộng sự (2019)
Nghiên cứu này nhằm thực hiện một mô hình trọng lực để đo lường tiềm năng của thương mại trái cây Indonesia.
Li Huang và cộng sự (2019)
Sử dụng mô hình trọng lực để phân tích thực nghiệm các nhân tố có ảnh hưởng đến thương mại các sản phẩm mây tre đan từ Trung Quốc và ước tính tiềm năng thương mại của chúng
Dữ liệu bảng, 2007 - 2017
 Trung Quốc và 24 đối tác
Aldon và cộng sự (2019)
Sử dụng mô hình trọng lực để đo lường tiềm năng thương mại quốc tế
Dữ liệu mặt cắt ngang, 2007, 2010
Quốc gia nhập khẩu chính của Indonesia
Phụ lục 4. Nguồn gốc của mô hình trọng lực cấu trúc theo lập luận của Anderson, Van Wincoop (2003)
Bên tiêu dùng
Hãy xem xét một thế giới gồm các quốc gia được lập chỉ mục bởi i. Ngay từ đầu, tác giả giả định rằng các quốc gia có thể giao dịch với nhau và do đó, người tiêu dùng ở một quốc gia có thể mua các loại giống từ bất kỳ quốc gia nào khác. Hiện tại, thương mại là vô giá. Người tiêu dùng ở mỗi quốc gia đều giống nhau và tối đa hóa tiện ích CES trên một chuỗi liên tục của các giống (chỉ số v) trong K ngành (chỉ số k) với biểu mẫu sau:
 (4)
Tập hợp Vi, xác định phạm vi của các giống được tiêu thụ ở quốc gia i. Như thường lệ, tác giả sử dụng xik(v) để chỉ số lượng của giống v từ ngành k được tiêu thụ ở quốc gia i, và pik (v) để biểu thị đơn giá của nó. Tác giả sử dụng ký hiệu hàm vì tính liên tục của các giống. Trong phiên bản của mô hình với một số lượng giống nhau rời rạc, v trở thành một chỉ số con và các tích phân được thay thế bằng các tổng.
Hàm tiện ích chỉ đơn giản là tổng các tiện ích con của ngành, mỗi tiện ích trong số đó có trọng số như nhau. Hạn chế đó có thể dễ dàng được nới lỏng bằng cách tổng hợp chức năng tiện ích và cho phép chức năng tiện ích khác nhau và cho phép các trọng lượng khác nhau. Tuy nhiên, miễn là các chia sẻ là ngoại sinh của mô hình, các kết quả cơ bản vẫn giữ nguyên. Xem Chaney (2008) để biết ví dụ về các ứng suất thay thế trông như thế nào. Anderson và Van Wincoop (2003) và Helpman et al. (2008) xét trên thực tế, hãy xem xét một ngành duy nhất để tránh làm lộn xộn đại số với các chỉ số bổ sung. Nhưng không có gì làm sáng tỏ điều này, và trong trường hợp hiện tại, sẽ rất hữu ích nếu giữ lại một số phân tách theo ngành để chúng ta có thể xem xét một vài hàm ý dữ liệu quan trọng đến từ mô hình trong bối cảnh đa ngành.
Hạn chế ngân sách ở quốc gia ta là:
 (5)
Trong đó Ei là tổng chi tiêu của quốc gia đó và Eik là tổng chi tiêu của quốc gia i trong lĩnh vực k. Vấn đề của người tiêu dùng là chọn xik (v) cho tất cả v sao cho tối đa hóa (4) tuân theo (5). Lagrangian là:
 (6)
Lấy điều kiện đặt hàng đầu tiên đối với số lượng và đặt nó bằng 0 sẽ cho:
 (7)
Định nghĩa nhóm lại các điều khoản và sắp xếp lại để có được:
Bây giờ sắp xếp lại một lần nữa, nhân với giá, tổng hợp trên tất cả các giống trong một ngành nhất định, và sau đó giải cho hệ số Lagrangian:
Để nhận được hàm cầu trực tiếp, hãy thay biểu thức này cho số nhân Lagrangian trở lại điều kiện bậc nhất (8):
Trong đó, là chỉ số giá CES lý tưởng cho ngành k ở quốc gia i.
Bên sản xuất
Vấn đề của nhà sản xuất trong mô hình này là tối đa hóa lợi nhuận. Giả sử có một loạt các công ty liên tục, tức là một số lượng lớn không đếm được trong số đó, sẽ làm cho vấn đề này dễ giải quyết hơn nhiều. Nó chỉ ra rằng các tương tác chiến lược biến mất và các công ty tính phí liên tục. Về mô hình tổng thể, phần này cung cấp cho chúng ta một phương trình định giá cân bằng, với phương trình cầu cân bằng được rút ra trong phần trước, chỉ là tất cả những gì chúng ta cần để tạo ra lực hấp dẫn.
 Mỗi quốc gia i có một thước đo Nik của các công ty đang hoạt động trong lĩnh vực k. Mỗi công ty sản xuất một sản phẩm độc nhất, do đó, C tổng số đo trên toàn thế giới về sản phẩm trong mỗi lĩnh vực là. Để sản xuất một đơn vị sản phẩm của mình, một công ty phải trả một chi phí cố định fik và một chi phí khả biến αik. Do đó, với tỷ lệ tiền lương bằng w, hàm lợi nhuận của một công ty điển hình là:
Với sự liên tục của các giống, tại thời điểm này, không thành vấn đề cho dù chúng ta giả định cạnh tranh Bertrand (giá cả) hay Cournot (số lượng). Nếu các công ty chơi Bertrand, điều kiện đặt hàng đầu tiên là: 
Giải quyết cho giá cả mang lại:
Để làm điều gì đó với biểu thức đó, chúng ta cần biết thêm về phần . Trên thực tế, nó có thể được đánh giá trực tiếp bằng cách sử dụng hàm cầu (13) và lưu ý rằng do giả định về nhóm lớn (liên tục của các công ty) . Nói cách khác, một sự thay đổi nhỏ về giá của một công ty không ảnh hưởng đến mức giá chung trong ngành vì có rất nhiều công ty đang cạnh tranh. Vì vậy, chúng ta có thể viết:
Do đó, điều kiện đặt hàng đầu tiên để tối đa hóa lợi nhuận có thể được viết lại thành:
sau đó được sắp xếp lại và giải quyết các mức giá để đưa ra:
Chi phí thương mại
Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa xem xét các điều kiện mà thương mại quốc tế diễn ra. Hiện tại, mô hình chỉ đơn giản bao gồm một tập hợp các hàm cầu và điều kiện định giá cho tất cả các đồng và các ngành. Như vậy, mô hình mô tả thương mại trong một thế giới không có ma sát, trong đó hàng hóa được sản xuất tại quốc gia i có thể được vận chuyển đến quốc gia j miễn phí. Do đó, giao dịch chênh lệch đảm bảo giá cả giống nhau ở cả hai quốc gia.
Để đưa ra xung đột thương mại, chúng ta có thể sử dụng công thức chung “tảng băng trôi”. Khi một công ty vận chuyển hàng hóa từ quốc gia i đến quốc gia j, thì công ty đó phải gửi τijk ≥ 1 đơn vị để một đơn vị đến. Sự khác biệt có thể được coi là “tan chảy” (giống như một tảng băng) trên đường đến đích. Tương tự, chi phí biên của việc sản xuất ở quốc gia i một đơn vị hàng hóa sau đó được tiêu thụ ở cùng quốc gia i là wαki, nhưng nếu cùng một sản phẩm được tiêu thụ ở quốc gia j thì chi phí cận biên thay vào đó là τijk wαik. Sử dụng định nghĩa này, thương mại phi chi phí tương ứng với τijk = 1 và τijk tương ứng với một cộng với thuế suất theo giá trị quảng cáo. Vì quy mô của ma sát thương mại liên quan đến một hệ số băng trôi nhất định không phụ thuộc vào số lượng hàng hóa được vận chuyển, chúng ta có thể coi chi phí tảng băng trôi về bản chất là có thể thay đổi (không cố định).
Lấy hai quốc gia i và j bất kỳ, sự hiện diện của chi phí thương mại tảng băng có nghĩa là giá ở quốc gia j của hàng hóa được sản xuất ở quốc gia i là (từ phương trình (20) ở trên):
Kết quả này cho phép tác giả viết lại chỉ số giá quốc gia ở dạng hữu ích hơn (và tổng quát):
Lưu ý rằng chỉ số này bao gồm các giống được sản xuất và tiêu thụ ở cùng một quốc gia: tất cả các thuật ngữ τiik chỉ đơn giản là được đặt thành thống nhất, để phản ánh việc không có các rào cản thương mại nội bộ.
Khép lại mô hình
Đây là tất cả các thành phần cần thiết để kết hợp một mô hình trọng lực cấu trúc. Bí quyết là kết hợp chúng đúng cách. Mô hình trọng lực thường liên quan đến giá trị của thương mại song phương (xijk), tức là xuất khẩu từ quốc gia này sang quốc gia j của một loại sản phẩm cụ thể. Kết hợp phương trình giá (22) với hàm cầu (13) sẽ cho:
Biểu thức trên cho chúng ta xuất khẩu song phương của một loại sản phẩm duy nhất. Để rút ra một cái gì đó rõ ràng giống như một phương trình trọng lực, chúng ta cần tổng hợp biểu thức này để đưa ra tổng xuất khẩu theo ngành từ i đến j, tức là Xijk. Từ khía cạnh sản xuất của mô hình, rõ ràng tất cả các doanh nghiệp trong một quốc gia nhất định đều đối xứng về chi phí cận biên, doanh số, giá cả... Sử dụng thước đo Ni của các công ty hoạt động ở nước i, do đó chúng ta có thể viết tổng xuất khẩu theo ngành rất đơn giản: 
	(24)
Bây giờ đến phần quan trọng: giới thiệu một bản sắc kế toán cân bằng chung. Đó phải là trường hợp thu nhập của ngành ở quốc gia i, Yki, là thu nhập kiếm được từ tổng doanh thu trên toàn thế giới của tất cả các giống được sản xuất tại địa phương trong lĩnh vực đó. Như vậy:
Tiếp theo, thay thế biểu thức đó trở lại vào phương trình xuất khẩu của ngành (24):
hoặc ở dạng logarit phổ biến hơn: 
Phụ lục 5. Bảng thống kê mô tả các biến thuộc mô hình
Phụ lục 6. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến giải thích trong mô hình (Nguồn: Tác giả tính toán từ phần mềm Stata)
Phụ lục 7. Kết quả hồi quy bằng phương pháp 0LS
Phụ lục 8. Kết quả hồi quy bằng phương pháp FE
Phụ lục 9. Kết quả hồi quy bằng phương pháp RE
Phụ lục 10. Kết quả hồi quy bằng phương pháp PPML
Phụ lục 11. Kết quả hồi quy bằng phương pháp chọn mẫu Heckman
Phụ lục 12. Kiểm định Ramsey của phương pháp OLS
Phụ lục 13. Kiểm định Ramsey của phương pháp FE
Phụ lục 14. Kiểm định Ramsey của phương pháp RE
Phụ lục 15. Kiểm định Ramsey của phương pháp PPML
Phụ lục 16. Kiểm định Ramsey của phương pháp chọn mẫu Heckman
Phụ lục 17. Kiểm định Hausman lựa chọn giữa phương pháp FE và RE

File đính kèm:

  • docxluan_an_nghien_cuu_cac_nhan_to_anh_huong_den_xuat_khau_che_c.docx
  • pdfLuận án - Nguyen Thi Tho.pdf
  • docxTom tat luan an - Nguyen Thi Tho.docx
  • pdfTom tat luan an - Nguyen Thi Tho.pdf
  • pdfThon tin dua len mang - Tieng Anh.pdf
  • docxThong tin dua len mang - Tieng Anh.docx
  • docxThong tin dua len mang - Tieng Viet.docx
  • pdfThong tin dua len mang - Tieng Viet.pdf
  • docxTrich yeu luan an - Nguyen Thi Tho.docx
  • pdfTrich yeu luan an - Nguyen Thi Tho.pdf