Luận án Nghiên cứu sinh kế bền vững của hộ nông dân nuôi trồng thủy sản vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế

Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới có nghề nuôi trồng thuỷ sản

phát triển và cũng là nước có lịch sử nuôi trồng thuỷ sản lâu đời. Nuôi trồng thủy sản

đã trở thành một bộ phận quan trọng đóng góp không nhỏ cho nền kinh tế quốc dân

góp phần tăng tích luỹ vốn và xuất khẩu ra các thị trường lớn như Châu Âu, Mỹ, Nhật

bản. Nuôi trồng thủy sản của Việt Nam đang dần đi theo hướng hàng hóa, sản xuất

liên kết theo chuỗi giá trị. Chính vì vậy, việc nâng cao sinh kế từ hoạt động nuôi trồng

thủy sản ngày càng được chú trọng đầu tư nghiên cứu và áp dụng.

Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương có nhiều lợi thế và tiềm năng

để phát triển nuôi trồng thủy sản [22]. Điều này được thể hiện ở sự đa dạng sinh học

khác nhau ở cả ba cấp độ sinh thái, loài và nguồn gien [33]; trong đó phải kể đến hệ

đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (TGCH) là hệ đầm phá ven biển lớn nhất ở nước ta

và thuộc vào loại lớn trên thế giới, có chiều dài hơn 68 km dọc theo bờ biển, với

tổng diện tích hơn gần 22 nghìn ha, chiếm 4,3% diện tích lãnh thổ, tương đương

17,2% diện tích đồng bằng của tỉnh Thừa Thiên Huế [30]. Vùng đầm phá tỉnh Thừa

Thiên Huế nằm ở phía Đông tỉnh Thừa Thiên Huế, bao gồm: 45 xã thuộc 5 huyện,

thị xã (huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc và thị xã Hương Trà)

dân số trung bình năm 2020 là 240.608 người, bằng 21,22% dân số của tỉnh Thừa

Thiên Huế (1.133.713 người), chiếm 42,11% tổng dân số sống tại nông thôn

(571.392 người) có vai trò rất quan trọng đối với phát triển dân sinh, kinh tế xã hội

của tỉnh Thừa Thiên Huế, khu vực miền Trung và cả nước. Đối với phát triển kinh

tế xã hội, vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai là một không gian lớn chứa đựng

nhiều nguồn tài nguyên sinh học, đất đai, mặt nước và là môi trường sống của hơn

1/5 dân số của tỉnh Thừa Thiên Huế [52]. Do đó, nó có tầm quan trọng khu vực và

quốc tế giữ vai trò đặc biệt trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội không chỉ của

tỉnh Thừa Thiên Huế mà cả khu vực miền Trung và cả nước, nhất là đối với các

ngành du lịch, nông nghiệp và thủy sản, có ý nghĩa lớn trong việc dự trữ sinh quyển,

duy trì, bảo tồn đa dạng sinh học; đồng thời là vùng xung yếu về môi trường, nhạy

cảm về sinh thái, cần được đặc biệt quan tâm [33].

pdf 193 trang kiennguyen 7441
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu sinh kế bền vững của hộ nông dân nuôi trồng thủy sản vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu sinh kế bền vững của hộ nông dân nuôi trồng thủy sản vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế

Luận án Nghiên cứu sinh kế bền vững của hộ nông dân nuôi trồng thủy sản vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
ĐẠI HỌC HUẾ 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ 
NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG 
NGHIÊN CỨU SINH KẾ BỀN VỮNG CỦA HỘ NÔNG DÂN 
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VÙNG ĐẦM PHÁ 
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP 
HUẾ, 2021 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
ĐẠI HỌC HUẾ 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ 
NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG 
NGHIÊN CỨU SINH KẾ BỀN VỮNG CỦA HỘ NÔNG DÂN 
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VÙNG ĐẦM PHÁ 
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 
 Ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP 
 Mã số : 9620115 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP 
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 
1. PGS. TS. BÙI ĐỨC TÍNH 
2. PGS.TS. TRỊNH VĂN SƠN 
HUẾ, 2021
i 
 LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ “ Nghiên cứu Sinh kế bền vững của hộ nông 
dân nuôi trồng thủy sản vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế” là công trình nghiên 
cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là 
trung thực, khách quan và là kết quả quá trình làm việc nghiêm túc của bản thân. 
Kết quả này chưa từng được công bố trên các tài liệu khoa học trong nước và quốc 
tế. Các tài liệu tham khảo và kế thừa trong luận án đều được trích dẫn và chú thích 
đầy đủ. Nếu có gì sai sót tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. 
Tác giả luận án 
 Nguyễn Thị Thu Hương 
ii 
LỜI CẢM ƠN 
Để hoàn thành luận án tiến sĩ “Nghiên cứu Sinh kế bền vững của hộ nông 
dân nuôi trồng thủy sản vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế”, tôi đã nhận được sự 
giúp đỡ quý báu của một số cơ quan, tập thể và cá nhân. 
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Bùi Đức Tính và 
PGS.TS. Trịnh Văn Sơn quý thầy đã tận tâm, định hướng, giúp đỡ, hướng dẫn khoa 
học cho tôi trong quá trình thực hiện luận án. 
Tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban giám đốc Đại học Huế; trường Đại học 
Kinh tế - Đại học Huế; Ban Đào tạo sau Đại học - Công tác sinh viên, Đại học Huế; 
phòng Đào tạo trường Đại học Kinh tế, Khoa Kinh tế và Phát triển; các phòng ban 
chức năng và tập thể các nhà khoa học của trường Đại học Kinh tế đã giúp đỡ, tư 
vấn góp ý cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Lãnh đạo Tỉnh ủy và 
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế; lãnh đạo Thị ủy và UBND thị xã Hương Trà, các 
phòng ban liên quan đã quan tâm giúp đỡ, bố trí thời gian trong công việc để tôi 
hoàn thành nhiệm vụ. 
Lãnh đạo các huyện Phú Lộc, huyện Phú Vang, thị xã Hương Trà, huyện 
Quảng Điền, huyện Phong Điền và các xã phường, thị trấn vùng đầm phá tỉnh Thừa 
Thiên Huế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên môi trường, Sở 
Kế hoạch - Đầu tư, Cục thống kê, Chi cục thủy sản tỉnh Thừa thiên Huế; trưởng các 
thôn, xóm, các Hợp tác xã và các hộ gia đình đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá 
trình thu thập thông tin, điều tra, phỏng vấn số liệu tại các địa phương. 
Cảm ơn gia đình, quý thầy cô, quý anh chị lãnh đạo tỉnh và các huyện, thị xã, 
quý anh chị đồng nghiệp đã quan tâm, khích lệ, động viên tôi trong quá trình thực 
hiện và hoàn thành luận án. 
Xin chân thành cảm ơn. 
 Huế, ngày tháng 11 năm 2021 
 Nghiên cứu sinh 
 Nguyễn Thị Thu Hương 
iii 
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 
ADB Ngân hàng phát triển châu Á 
AHP Trọng số theo thứ hạng phân bậc 
BĐKH Biến đổi khí hậu 
BTC Bán thâm canh 
BVMT Bảo vệ môi trường 
CARE Tổ chức nhân đạo và Hỗ trợ quốc tế 
Cs Cộng sự 
CP Chính phủ 
CPTTP Hiệp định đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên thái Bình Dương 
DT Diện tích 
DFID Cơ quan phát triển quốc tế Vương Quốc Anh 
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long 
ĐBTS Đánh bắt thủy sản 
EVFTA Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu 
FAO Tổ chức nông lương thế giới 
HLSI Chỉ số đo lường mức độ bền vững sinh kế 
IDS Viện nghiên cứu phát triển Vương Quốc Anh 
IPCC Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu 
KHCN Khoa học công nghệ 
KHKT Khoa học kỹ thuật 
KT-XH Kinh tế xã hội 
LA Giá trị vốn sinh kế 
LĐ Lao động 
LVI Độ nhảy cảm và năng lực thích ứng 
LVI-IPCC Tính dễ tổn thương và khả năng thích ứng 
r Hệ số tương quan 
N Số mẫu đánh giá 
NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 
NTTS Nuôi trồng thủy sản 
ODA Hỗ trợ phát triển chính thức 
iv 
P Xác suất 
PRA Đánh giá nhanh nông thôn 
QC Quảng canh 
QCCT Quảng canh cải tiến 
SDĐ Sử dụng đất 
SKBV Sinh kế bề vững 
SIS Các loài cá nhỏ bản địa ở Bangladesh 
SLA Tiếp cận sinh kế bền vững 
SLI Chỉ số sinh kế bền vững 
SWOT Mô hình phân tích ma trận 
TC Thâm canh 
TGCH Tam Giang - Cầu Hai 
TN&MT Tài nguyên môi trường 
TS Thủy sản 
TSCĐ Tài sản cố định 
UBND Ủy ban nhân dân 
UBLHQ Ủy ban liên hợp quốc 
UNCSD Ủy ban hợp quốc về phát triển bền vững 
UNDP Chương trình phát triển của liên hợp quốc 
VSMT Vệ sinh môi trường 
WTO Tổ chức thương mại thế giới 
v 
MỤC LỤC 
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i 
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii 
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... iii 
MỤC LỤC ................................................................................................................... v 
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... x 
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .......................................................................................... xiii 
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................xiv 
DANH MỤC SƠ ĐỒ ...............................................................................................xiv 
PHẦN I.MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1 
1. Tính cấp thiết của luận án ....................................................................................... 1 
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án ............................................................................ 4 
3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 4 
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 4 
5. Những đóng góp mới của luận án ........................................................................... 5 
6. Kết cấu của luận án ................................................................................................. 6 
PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................. 7 
CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ SINH KẾ 
BỀN VỮNG CỦA HỘ NÔNG DÂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN .......................... 7 
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu sinh kế và sinh kế bền vững nuôi trồng 
thủy sản trên thế giới ................................................................................................... 7 
1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước về sinh kế và sinh kế bền 
vững của hộ nông dân nuôi trồng thủy sản ............................................................... 11 
1.3. Khoảng trống cho nghiên cứu luận án ............................................................... 16 
TÓM LƯỢC VẤN ĐỀ CHÍNH CỦA CHƯƠNG 1 ................................................. 17 
CHƯƠNG 2.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SINH KẾ BỀN VỮNG CỦA 
HỘ NÔNG DÂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VÙNG ĐẦM PHÁ VEN BIỂN .... 18 
2.1. Cơ sở lý luận về sinh kế bền vững ..................................................................... 18 
2.1.1. Khái niệm về sinh kế ....................................................................................... 18 
vi 
2.1.2. Khái niệm về sinh kế bền vững ....................................................................... 19 
2.1.3. Khung sinh kế bền vững ................................................................................. 20 
2.1.4. Tính bền vững của sinh kế .............................................................................. 25 
2.2. Cơ sở lý luận về hộ nông dân nuôi trồng thủy sản vùng đầm phá ..................... 26 
2.2.1. Khái niệm, đặc điểm nuôi trồng thủy sản ....................................................... 26 
2.2.2. Các hình thức nuôi trồng thuỷ sản .................................................................. 29 
2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản ............................................. 31 
2.3. Cơ sở lý luận về sinh kế bền vững của các hộ nông dân nuôi trồng thủy sản 
vùng đầm phá ............................................................................................................ 33 
2.3.1. Khái niệm sinh kế bền vững của hộ nông dân nuôi trồng thủy sản ................ 33 
2.3.2. Quan điểm tiếp cận sinh kế bền vững trong hoạt động nuôi trồng thủy sản ... 33 
2.3.3. Cách tính chỉ số bền vững ............................................................................... 34 
2.4. Kinh nghiệm phát triển sinh kế bền vững của hộ nuôi trồng thủy sản trên thế 
giới và Việt Nam ....................................................................................................... 39 
2.4.1. Kinh nghiệm một số nước trên thế giới .......................................................... 39 
2.4.2. Kinh nghiệm trong nước ................................................................................. 41 
2.4.3. Bài học rút ra cho vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế .................................. 42 
TÓM LƯỢC VẤN ĐỀ CHÍNH CỦA CHƯƠNG 2 ................................................. 43 
CHƯƠNG 3.ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 ................................................................................................................................... 45 
3.1. Điều kiện tự nhiên vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế ................................... 45 
3.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................................... 45 
3.1.2. Điều kiện khí hậu ............................................................................................ 46 
3.1.3. Chế độ thủy văn .............................................................................................. 47 
3.1.4. Đặc điểm nguồn nước nuôi trồng thủy sản vùng đầm phá ............................. 48 
3.2. Khung phân tích sinh kế bền vững của hộ nông dân nuôi trồng thủy sản ở vùng 
đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế .................................................................................. 50 
3.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 51 
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................... 51 
vii 
3.3.2. Chỉ tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 53 
3.4. Phương pháp phân tích dữ liệu .......................................................................... 60 
3.4.1. Phương pháp thống kê mô tả ........................................................................... 60 
3.4.2. Phương pháp hạch toán k ... lời) Và đánh giá vai trò của các tổ chức hội 
dưới đây đối với nghề NTTS của ông bà 
Tổ chức xã hội đoàn thể 
Vui lòng chọn  
nếu có 
Vai trò đối với nghề 
NTTS (*) 
1. Hội nông dân xã 
2. Hội phụ nữ xã 
3. Hội cựu chiến binh 
4. Đoàn thanh niên 
5. Xã viên Hợp tác xã 
6. Những tổ chức xã hội khác 
(ghi rõ: ) 
Chú ý: (*) ghi vào 1 – hoàn toàn không ảnh hưởng; 2 Ảnh hưởng ít; 3 - ảnh hưởng 
trung bình; 4 – ảnh hưởng khá tốt và 5 - ảnh hưởng rất hiệu quả/rất tốt đến nghề nuôi 
trồng thủy sản 
5.2. Khi gia đình có người Đau/Ốm ông bà có gặp khó khăn gì trong khám chữa 
bệnh không? 
 1. Có 0. Không 2. Không chắc chắn 
5.3. Nếu CÓ, xin vui lòng liết kê những khó khăn trong việc khám chữa bệnh? 
Có thể có nhiều câu trả lời: 
 1. Chất lượng khám chữa bệnh tại địa phương không tốt, 
 2. Đi lại khó khăn do giao thông 
 3. Chi phí khám chữa bệnh cao không chi tra được 
 4. Nguyên nhân khác:.......................................................................... 
5.4. Gia đình Ông bà có con, cháu phải bỏ học phổ thông (Tính từ Cấp 1 đến 
Cấp 3) giữa chừng không? 
 1. Có 0. Không 2. Không chắc chắn 
5.5. Nếu CÓ, Có mấy người bỏ học ở các cấp học phổ thông và Bỏ học ở lớp mấy? 
Số cháu bỏ học:................cháu: 
Cháu 1: Bỏ học lúc lớp:................. Cháu 2: Bỏ học lúc lớp:........................ 
Cháu 3: Bỏ học lúc lớp:................. Cháu 4: Bỏ học lúc lớp:..................... 
5.6. Hiện nay gia đình của ông bà được xã xếp loại hộ nào? 
 1. Nghèo 2. Cận nghèo 3. Trung bình 4. Khá 5. Hộ giàu 
172 
5.7. Nếu thuộc nhóm Hộ nghèo và Cận nghèo, xin ông bà cho biết gia đình 
thuộc nhóm hộ nghèo và cận nghèo từ năm nào? 
Năm được xã xếp vào nhóm hộ nghèo và cận nghèo:.................................................. 
5.8. Từ khi bị xếp vào nhóm hộ nghèo và cận nghèo, Ông Bà có nổ lực để 
thoát nghèo không? 
 1. Có 0. Không 2. Không chắc chắn 
5.9. Theo Ông bà, vì sao Ông bà không thoát được khỏi nhỏm hộ nghèo và cận 
nghèo? Có thể chọn nhiều câu trả lời. 
 1. Thiếu lao động 
 2. Thiếu vốn sản xuất 
 3. Gặp rủi ro thời tiết, khí hậu 
 4. Gặp rủi ro dịch bệnh 
 5. Gặp rủi ro bệnh tật của các thành viên trong gia đình 
 6. Thiếu kiến thức và phương án làm ăn 
 7. Thiếu đất và mặt nước nuôi trồng thủy sản, 
 8: Nguyên nhân khác:............................................................................................... 
5.10. Gia đình Ông Bà đã từng thuộc nhóm hộ nghèo và cận nghèo không? 
 1. Có 0. Không 2. Không chắc chắn 
5.11. Nếu có, Ông bà đã làm gì để thoát nghèo? (có thể chọn nhiều câu trả lời) 
 1. Mở rộng NTTS 
 2. Vay vốn đầu tư thâm canh NTTS 
 3. Áp dụng sinh kế mới:............................. 
 4. Đi xuất khẩu lao động và di cư lao động gửi về 
 5. Tăng cường đánh bắt nguồn lợi thủy sản 
 6. Thuê thêm đất, mặt nước 
 7. Nguyên nhân khác:............................................................................................... 
5.12. Xin ông bà liệt kê ra 3 khó khăn lớn nhất đang ảnh hưởng đên sinh kế 
NTTS của Ông bà hiện nay trên vùng đầm phá Tam giang: 
Khó khăn thứ nhất:........................................................................................................ 
Khó khăn thứ hai: ......................................................................................................... 
Khó khăn thứ ba: .......................................................................................................... 
 PHẦN VI: THÔNG TIN VỀ CÁC NGUỒN VỐN SINH KẾ VÀ CÁC YẾU 
TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐO LƯỜNG SINH KẾ BỀN VỮNG 
* Mã phiếu phỏng vấn các chuyên gia: 
Mã phiếu 1: Phiếu phỏng vấn các chuyên gia toàn vùng đầm phá tỉnh Thừa thiên 
Huế 
Mã phiếu 2: phỏng vấn chuyên gia đối với hộ nuôi chuyên canh tại đầm phá tỉnh 
Thừa thiên Huế 
Mã phiếu 3: phỏng vấn chuyên gia đối với hộ nuôi xen ghép tại đầm phá tỉnh Thừa 
thiên Huế 
Mã phiếu 4: phỏng vấn chuyên gia đối với hộ nuôi cá lồng tại đầm phá tỉnh Thừa 
thiên Huế 
173 
Mã phiếu 5: phiếu phỏng vấn chuyên gia đối với nhóm hộ có hoạt động sinh kế 
nông nghiệp vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế 
Mã phiếu 6: phiếu phỏng vấn chuyên gia đối với nhóm hộ có hoạt động sinh kế lâm 
nghiệp vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế 
Mã phiếu 7: phiếu phỏng vấn chuyên gia đối với nhóm hộ có hoạt động sinh kế 
thủy sản vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế 
Mã phiếu 8: phiếu phỏng vấn chuyên gia đối với nhóm hộ có hoạt động sinh kế 
dịch vụ thủy sản vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế 
Mã phiếu 9: phiếu phỏng vấn chuyên gia đối với nhóm hộ có hoạt động sinh kế 
hoạt động phi nông nghiệp khác vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế 
PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN VỀ CÁC NGUỒN VỐN SINH KẾ VÀ CÁC 
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐO LƯỜNG SINH KẾ BỀN VỮNG 
Phiếu phỏng vấn các chuyên gia. Mã phiếu: .(Từ 1 – 9) 
Họ và tên chuyên gia: 
Chức vụ: 
Nơi công tác:. 
Xin chào quý chuyên gia, hiện chúng tôi đang thực hiện Luận án “Sinh kế bền vững 
của các hộ nông dân nuôi thủy sản vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế”. Rất mong 
sự hợp tác của quý chuyên gia để tạo điều kiện cho chúng tôi có thể hoàn thành tốt 
luận án này. Xin chân thành cám ơn sự hợp tác của quý chuyên gia! 
Quý Chuyên gia ghi điểm cho mỗi ô theo thang đánh giá sau: 
Bảng 1. Thang đánh giá tầm quan trọng tương đối của các tiêu chí. 
Mức quan trọng Giá 
trị 
Giải thích 
Quan trọng như nhau 
Quan trọng như nhau đến quan trọng hơn một 
ít 
1 
2 
Hai hoạt động đóng góp như nhau 
Quan trọng hơn một ít 
Quan trọng hơn một ít đến quan trọng hơn 
3 
4 
Kinh nghiệm và sự phán quyết có ưu 
tiên vừa phải cho một hoạt động 
Quan trọng hơn 
Quan trọng đến quan trọng hơn nhiều 
5 
6 
Kinh nghiệm và sự phán quyết có ưu 
tiên mạnh cho một hoạt động 
Quan trọng hơn nhiều 
Quan trọng hơn nhiều đến rất quan trọng 
7 
8 
Một hoạt động rất quan trọng 
Rất quan trọng 9 Được ưu tiên ở mức cao nhất có thể 
Hay dùng bảng sau 
174 
I. Tiêu chí kinh tế 
Tiêu chí 1: Mức thu nhập bình quân trên đầu người/ năm. 
Tiêu chí 2: Lượng lương thực bình quân trên đầu người/ năm. 
Tiêu chí 3: Thu từ các khoản hỗ trợ. 
Tiêu chí 4: Loại nhà ở. 
Tiêu chí 5: Số công trình phụ. 
Tiêu chí 6: Giá trị lưới cụ, các ngư cụ, lồng nuôi và các vật dụng khác phục vụ NTTS. 
Tiêu chí 7: Giá trị máy bơm nước, giàn sục khí. 
Tiêu chí 8: Giá trị các phương tiện vận tải phục vụ NTTS: các loại xe, thuyền, ghe. 
Tiêu chí 9: Số lao động có việc làm trong gia đình. 
Tiêu chí 10: Số lao động được đào tạo nghề. 
So sánh tầm quan trọng tương đối giữa các tiêu chí 
Tiêu 
chí 1 
Tiêu chí 
2 
Tiêu 
chí 3 
Tiêu 
chí 4 
Tiêu 
chí 5 
Tiêu 
chí 6 
Tiêu 
chí 7 
Tiêu 
chí 8 
Tiêu 
chí 9 
Tiêu 
chí 10 
Tiêu chí 1 1 
Tiêu chí 2 1 
Tiêu chí 3 1 
Tiêu chí 4 1 
Tiêu chí 5 1 
Tiêu chí 6 1 
Tiêu chí 7 1 
Tiêu chí 8 1 
Tiêu chí 9 1 
Tiêu chí 10 1 
II. Tiêu chí xã hội 
Tiêu chí 1: Trình độ văn hóa của chủ hộ. 
Tiêu chí 2: Tỷ lệ lao động nữ có việc làm. 
Tiêu chí 3: Tỷ lệ người tham gia vào các tổ chức đoàn thể xã hội ở địa phương 
Tiêu chí 4: Tỷ lệ người tham gia vào BHYT. 
Tiêu chí 5: Số phương tiện cập nhật thông tin. 
Tiêu chí 6: Số lần tham gia sinh hoạt cộng đồng. 
Tiêu chí 7: Số tháng được hỗ trợ sản xuất. 
Tiêu chí 8: Khoảng cách từ nhà đến trung tâm. 
So sánh tầm quan trọng tương đối giữa các tiêu chí 
Tiêu 
chí 1 
Tiêu 
chí 2 
Tiêu 
chí 3 
Tiêu 
chí 4 
Tiêu 
chí 5 
Tiêu 
chí 6 
Tiêu 
chí 7 
Tiêu 
chí 8 
Tiêu chí 1 1 
Tiêu chí 2 1 
Tiêu chí 3 1 
Tiêu chí 4 1 
Tiêu chí 5 1 
Tiêu chí 6 1 
Tiêu chí 7 1 
Tiêu chí 8 1 
175 
III. Tiêu chí môi trường 
Tiêu chí 1: Diện tích mặt nước NTTS. 
Tiêu chí 2: Tình trạng nguồn nước. 
Tiêu chí 3: Cường độ khai thác. 
Tiêu chí 4: Số loài sản phẩm được khai thác. 
Tiêu chí 5: Tỷ lệ người tham gia tuyên truyền. 
So sánh tầm quan trọng tương đối giữa các tiêu chí 
 Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí 3 Tiêu chí 4 Tiêu chí 5 
Tiêu chí 1 1 
Tiêu chí 2 1 
Tiêu chí 3 1 
Tiêu chí 4 1 
Tiêu chí 5 1 
IV. Tiêu chí thể chế chính sách 
Tiêu chí 1: Các cơ quan địa phương hỗ trợ việc thực hiện thành công hoạt động 
sinh kế. 
Tiêu chí 2: Các hoạt động sinh kế mà gia trình được hỗ trợ thành công. 
Tiêu chí 3: Vai trò của chính quyền địa phương trong việc chuyển đổi sinh kế. 
Tiêu chí 4: Chính sách tuyên truyền bảo vệ biển, bảo vệ môi trường. 
Tiêu chí 5: Quy trình hoạch định chính sách có sự tham gia của người dân. 
So sánh tầm quan trọng tương đối giữa các tiêu chí 
 Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí 3 Tiêu chí 4 Tiêu chí 5 
Tiêu chí 1 1 
Tiêu chí 2 1 
Tiêu chí 3 1 
Tiêu chí 4 1 
Tiêu chí 5 1 
KẾT THÚC PHỎNG VẤN VÀ XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN 
176 
* Mã phiếu phỏng vấn đối với hộ nông dân: 
Mã phiếu 10: phiếu phỏng vấn đối với nhóm hộ nuôi chuyên canh vùng đầm phá 
tỉnh Thừa Thiên Huế 
Mã phiếu 11: phiếu phỏng vấn đối với nhóm hộ nuôi xen nghép vùng đầm phá tỉnh 
Thừa Thiên Huế 
Mã phiếu 12: phiếu phỏng vấn đối với nhóm hộ nuôi cá lồng vùng đầm phá tỉnh 
Thừa Thiên Huế 
PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN VỀ CÁC NGUỒN VỐN SINH KẾ VÀ CÁC 
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐO LƯỜNG SINH KẾ BỀN VỮNG 
Phiếu phỏng vấn các hộ nông dân. Mã phiếu: .(Từ 10 – 12) 
Họ và tên nông hộ: 
Nơi ở: 
I. TIÊU CHÍ KINH TẾ 
1.1. Mức thu nhập bình quân trên đầu người/ năm: 60.000 triệu đồng 
1.2. Lượng lương thực bình quân trên đầu người/ năm: 50 kg 
1.3. Thu từ các khoản hỗ trợ: 3 triệu đồng 
1.4. Loại nhà ở:500 triệu đồng 
1.5. Số công trình phụ0công trình 
1.6. Giá trị lưới cụ, các ngư cụ, lồng nuôi và các vật dụng khác phục vụ NTTS: 
50triệu đồng 
1.7. Giá trị máy bơm nước, giàn sục khí:10..triệu đồng 
1.8. Giá trị các phương tiện vận tải phục vụ NTTS: các loại xe, thuyền, ghe: 
15triệu đồng 
1.9. Số lao động có việc làm trong gia đình:2.lao động 
1.10. Số lao động được đào tạo nghề:2.lao động 
II. TIÊU CHÍ XÃ HỘI 
2.1. Trình độ văn hóa của chủ hộ:12năm 
2.2. Tỷ lệ lao động nữ có việc làm:100..% 
2.3. Tỷ lệ người tham gia vào các tổ chức đoàn thể xã hội ở địa phương: 
50..% 
2.4. Tỷ lệ người tham gia vào BHYT:...100.% 
2.5. Số phương tiện cập nhật thông tin:.2...cái/chiếc 
2.6. Số lần tham gia sinh hoạt cộng đồng:..3...lần 
2.7. Số tháng được hỗ trợ sản xuất:1tháng 
2.8. Khoảng cách từ nhà đến trung tâm:4.km 
III. TIÊU CHÍ MÔI TRƯỜNG 
3.1. Diện tích mặt nước NTTS:5sào 
3.2. Tình trạng nguồn nước:0,7 .hệ số 
177 
3.3. Cường độ khai thác:3..lần 
3.4. Số loài sản phẩm được khai thác:4.loài 
3.5. Tỷ lệ người tham gia tuyên truyền:0..% 
IV. TIÊU CHÍ VỀ THỂ CHẾ CHÍNH SÁCH 
4.1. Các cơ quan địa phương hỗ trợ việc thực hiện thành công hoạt động sinh 
kế:.2....số chính sách 
4.2. Các hoạt động sinh kế mà gia trình được hỗ trợ thành công:2số hoạt động 
Thang đo từ 1 đến 5: 1- Không ảnh hưởng; 
 2 - Ảnh hưởng một phần; 
 3 - Không có ý kiến; 
 4 - Ảnh hưởng tương đối nhiều; 
 5 - Ảnh hưởng rất nhiều. 
4.3. Vai trò của chính quyền địa phương trong việc chuyển đổi sinh 
kế:..4.. 
4.4. Chính sách tuyên truyền bảo vệ biển, bảo vệ môi trường: ............ 2.. 
4.5. Quy trình hoạch định chính sách có sự tham gia của người dân:..1 
KẾT THÚC PHỎNG VẤN VÀ XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_sinh_ke_ben_vung_cua_ho_nong_dan_nuoi_tro.pdf
  • docx2TTLA_NguyenThiThuHuong.docx
  • docx3TTLA_EL_NguyenThiThuHuong.docx
  • doc4Donggopmoi_NguyenthiThuHuong.doc