Luận án Nghiên cứu trả công lao động tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam
Trả công lao động được nghiên cứu với nhiều góc độ tiếp cận và tên gọi khác
nhau như: tiền lương, tiền công, thù lao lao động, đãi ngộ lao động, Bắt đầu từ giữa
thế kỷ 17 với việc đi tìm bản chất của tiền lương – tiền công, các nhà kinh tế học cổ điển
Anh như W. Petty, A. Smith, D. Ricardo đã đồng tình với quan điểm “tiền lương là giá
cả của lao động”. Nhưng phải đến đầu thế kỷ 19, K. Marx mới tìm ra được bản chất thực
sự của tiền lương và “tiền lương chính là giá cả của sức lao động”. Sau này các công
trình nghiên cứu về TCLĐ đã được thực hiện dựa trên học thuyết tiền lương của K.
Marx. Nhưng trong môi trường cạnh tranh và kinh doanh hiện đại như hiện nay thì
tiền lương không chỉ đơn thuần là giá cả sức lao động mà nó còn phản ánh mối quan
hệ lao động giữa NSDLĐ và NLĐ (Bộ Luật lao động, 2019; Phạm Công Đoàn, 2012;
Trần Kim Dung, 2015) và trả công không chỉ là khoản chi phí mà tổ chức trả cho NLĐ
nhằm bù đắp lại lao động quá khứ của họ mà còn là khoản đầu tư cho những năng lực
tương lai mà NLĐ có thể mang lại (F. Herzberg, 1959; Lê Quân, 2016). Hay nói cách
khác TCLĐ phải vừa bù đắp được sức lao động đã bỏ ra vừa phải đảm bảo tái sản xuất
sức lao động giản đơn và mở rộng.
Theo chiều dài về thời gian, tiếp cận TCLĐ theo quản trị và cấu trúc cũng đã có
nhiều thay đổi. Trả công lao động theo tiếp cận quản trị được Thomas B. Wilson (2003)
mô tả “TCLĐ là những chính sách, chương trình và thực hiện trả công cho NLĐ của tổ
chức tương xứng với những đóng góp của họ đối với sứ mệnh, mục tiêu của tổ chức”.
Trong nghiên cứu của Bob (2011) cũng đề cập “TCLĐ được xây dựng dựa trên quan
điểm và chiến lược TCLĐ, bao gồm việc phối hợp chính sách, chiến lược, nguyên tắc
hướng dẫn, cấu trúc, phương pháp và được quản lý nhằm đưa ra, duy trì các dạng, mức
trả lương, phúc lợi và các dạng khác của TCLĐ”. TCLĐ theo Bob (2011) bao gồm việc
đo lường giá trị công việc; thiết lập và duy trì hệ thống trả lương; trả lương theo hiệu
suất; trả lương theo năng lực và kỹ năng; và cung cấp các khoản phúc lợi cho NLĐ. M.
Armstrong (2006, 2015) đồng tình với các quan điểm trên và khẳng định “TCLĐ là việc
xây dựng và triển khai các chiến lược và chính sách nhằm mục đích trả công cho NLĐ
công bằng, rõ ràng và nhất quán, tương xứng với giá trị mà họ tạo ra cho tổ chức và giúp
tổ chức đạt được các mục tiêu chiến lược. TCLĐ là quá trình gồm hoạch định, triển khai
và duy trì hệ thống nhằm mục đích đạt được mục tiêu của tổ chức và các bên liên quan”.
Với tiếp cận cấu trúc, Fernander (1998) mô tả "TCLĐ là tất cả các khoản mà
NSDLĐ đưa ra để trả cho NLĐ”; TCLĐ là thuật ngữ đã được áp dụng để mô tả một
chiến lược TCLĐ mang các thành phần bổ sung như cơ hội học tập và phát triển, cùng
với các khía cạnh của môi trường làm việc, và các gói phúc lợi (Armstrong & Brown,
2001). Do đó, trong cấu trúc của TCLĐ không chỉ bao gồm các thành phần truyền thống2
có thể định lượng như TLCĐ, TLBĐ, TT và PL mà còn nhiều khoản phi tài chính như
đạt được mục tiêu, sự chuyên nghiệp, cơ hội nghề nghiệp, học tập và phát triển, động
lực bên trong được tạo ra bởi chính công việc và chất lượng môi trường làm việc do tổ
chức cung cấp (Thompson, 2002; Manus & Graham, 2003; Zhou Jiang, Qian Xiao &
Henan Qi, 2009; Bob, 2011; Armstrong, 2015). Cách tiếp cận này được coi là một trong
những phương pháp phản ánh cách sử dụng lao động có thể thu hút, động viên, giữ chân
và gắn kết nhân tài, để đạt được lợi thế cạnh tranh và tạo ra các kết quả kinh doanh tốt
(WorldatWork, 2010; Armstrong, 2015)
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu trả công lao động tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI --------------------------- PHẠM THỊ THANH HÀ NGHIÊN CỨU TRẢ CÔNG LAO ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội, Năm 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI --------------------------- PHẠM THỊ THANH HÀ NGHIÊN CỨU TRẢ CÔNG LAO ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã số : 9340101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS Nguyễn Thị Minh Nhàn 2. TS Nguyễn Thị Liên Hà Nội, Năm 2021 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ “Nghiên cứu trả công lao động tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin, dữ liệu, số liệu, luận cứ sử dụng trong luận án là trung thực và có trích dẫn nguồn gốc rõ ràng. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những gì cam đoan ở trên. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Nghiên cứu sinh Phạm Thị Thanh Hà ii LỜI CẢM ƠN Luận án được thực hiện dưới sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cô giáo, các nhà khoa học, các cơ quan, tổ chức, bạn bè và đồng nghiệp. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban giám hiệu Trường Đại học Thương mại, Phòng Quản lý Sau đại học, Khoa Quản trị nhân lực, Bộ môn Kinh tế nguồn nhân lực, Bộ môn Quản trị nhân lực doanh nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận án. Đặc biệt, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS Nguyễn Thị Minh Nhàn và TS Nguyễn Thị Liên là những người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tình, tâm huyết, trách nhiệm, giúp đỡ, định hướng cho tôi hoàn thành luận án. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo, nhà quản trị và các cán bộ, nhân viên Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã nhiệt tình cung cấp tài liệu, hỗ trợ thu thập dữ liệu, thảo luận, trao đổi thông tin để tôi thực hiện luận án. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận án. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Nghiên cứu sinh Phạm Thị Thanh Hà iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................................... ii MỤC LỤC ............................................................................................................................... iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................... vi DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................................ viii DANH MỤC HÌNH ................................................................................................................ x DANH MỤC HỘP ................................................................................................................ xii PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1 2. Tổng quan nghiên cứu .......................................................................................... 3 3. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu..17 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 18 5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 18 6. Những đóng góp mới của luận án ...................................................................... 23 7. Kết cấu của luận án ............................................................................................. 23 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRẢ CÔNG LAO ĐỘNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ....................................................................................................... 24 1.1. Đặc điểm lao động của ngân hàng thương mại và khái niệm trả công lao động trong ngân hàng thương mại .................................................................................... 24 1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại và đặc điểm lao động của ngân hàng thương mại ............................................................................................................................. 24 1.1.2. Khái niệm trả công lao động trong ngân hàng thương mại ............................ 27 1.2. Quá trình trả công lao động trong ngân hàng thương mại29 1.2.1. Hoạch định trả công lao động..29 1.2.2. Triển khai trả công lao động ........................................................................... 32 1.2.3. Đánh giá trả công lao động..40 1.3. Cấu trúc trả công lao động trong ngân hàng thương mại ............................ 43 1.3.1. Các khoản tài chính ......................................................................................... 43 1.3.2. Các khoản phi tài chính ................................................................................... 51 1.4. Ảnh hưởng của các yếu tố đến trả công lao động trong ngân hàng thương mại ............................................................................................................................ 55 1.4.1. Một số yếu tố ảnh hưởng đến trả công lao động trong ngân hàng thương mại ................................................................................................................................... 55 iv 1.4.2. Mô hình ảnh hưởng của các yếu tố đến trả công lao động trong ngân hàng thương mại ................................................................................................................ 61 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TRẢ CÔNG LAO ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM .................... 64 2.1. Tổng quan về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam ................................................................................................................................... 64 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ................................................................... 64 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của BIDV ................................................................. 65 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của BIDV.65 2.1.4. Đặc điểm lao động của BIDV..66 2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV giai đoạn 2016-2020..69 2.2. Thực trạng quá trình trả công lao động tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam...70 2.2.1. Thực trạng hoạch định trả công lao động tại BIDV.70 2.2.2. Thực trạng triển khai trả công lao động tại BIDV.77 2.2.3. Thực trạng đánh giá trả công lao động tại BIDV90 2.3. Thục trạng cấu trúc trả công lao động tại Ngân hàng Thương mại Đầu tư và Phát triển Việt Nam93 2.3.1. Thực trạng về các khoản tài chính tại BIDV93 2.3.2. Thực trạng về các khoản phi tài chính tại BIDV ..........................................102 2.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến trả công lao động tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam .....................................................110 2.4.1. Kiểm định mô hình ảnh hưởng của các yếu tố đến trả công lao động tại BIDV .................................................................................................................................110 2.4.2. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến trả công lao động tại BIDV.113 2.5. Đánh giá chung về thực trạng trả công lao động tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam .............................................................118 2.5.1. Những thành công và nguyên nhân ...............................................................118 2.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân ....................................................................118 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TRẢ CÔNG LAO ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM .... 123 3.1. Chiến lược phát triển của BIDV giai đoạn 2020 – 2025 và tầm nhìn năm 2030 .................................................................................................................................124 3.2. Đề xuất quan điểm nhằm hoàn thiện trả công lao động tại BIDV ............125 3.2.1. Hoàn thiện trả công lao động để trở thành công cụ cạnh tranh nguồn nhân lực....125 v 3.2.2. Hoàn thiện trả công lao động theo hướng đảm bảo tính toàn diện, trọng điểm.125 3.2.3. Hoàn thiện trả công lao động phải phù hợp với mục tiêu chiến lược.125 3.2.4. Hoàn thiện trả công lao động gắn với việc hình thành và phát triển văn hóa tổ chức.....126 3.2.5. Hoàn thiện trả công lao động phải đảm bảo sự công bằng, chính xác đối với tất cả người lao động....126 3.3. Giải pháp hoàn thiện quá trình trả công lao động tại BIDV .....................127 3.3.1. Hoàn thiện hoạch định trả công lao động tại BIDV ......................................127 3.3.2. Hoàn thiện triển khai trả công lao động tại BIDV ........................................134 3.3.3. Hoàn thiện đánh giá trả công lao động tại BIDV............................................138 3.4. Giải pháp hoàn thiện cấu trúc trả công lao động tại BIDV .......................141 3.4.1. Hoàn thiện các khoản tài chính tại BIDV .....................................................141 3.4.2. Hoàn thiện các khoản phi tài chính tại BIDV ...............................................145 3.5. Cải thiện các yếu tố nội tại nhằm hoàn thiện trả công lao động tại BIDV .149 3.5.1. Nâng cao hiệu quả hoạt động tạo nền tảng tài chính vững chắc cho trả công lao động .........................................................................................................................149 3.5.2. Củng cố đội ngũ và nâng cao năng lực của cán bộ đảm trách trả công lao động tại BIDV ..................................................................................................................150 3.5.3. Tăng tính kết nối giữa chiến lược nguồn nhân lực với trả công lao động ....152 3.5.4. Xây dựng và phát triển văn hóa tổ chức nhằm tạo môi trường và chất xúc tác cho việc TCLĐ hiệu quả .........................................................................................153 3.6. Kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước về việc hoàn thiện các quy định liên quan đến trả công lao động ....................................................154 3.6.1. Đối với Quốc hội, Chính phủ.154 3.6.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước.........................................................................156 KẾT LUẬN ............................................................................................................158 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH K ... lượng, chất lượng hoàn thành công việc. Việc nâng lương được thực hiện dựa trên mức độ đánh giá hoàn thành công việc của người lao động. Đối với các cán bộ có thành tích đặc biệt xuất sắc, có sáng kiến và đưa vào áp dụng mang lại hiệu quả cao, được Ban Lãnh đạo Vietcombank khen thưởng sẽ được nâng bậc lương vị trí công việc trước hạn. Vietcombank áp dụng cơ chế lương chuyên gia, với mức lương rất cạnh tranh đối người lao động có trình độ cao nhằm tuyển dụng được lao động cần thiết cho một số lĩnh vực đặc thù, các dự án chuyển đổi nâng cao năng lực quản trị và hoạt động. - Phúc lợi: Để tạo động lực cho người lao động, ngoài những cơ chế đãi ngộ trực tiếp về tài chính, Vietcombank xây dựng và triển khai nhiều chương trình đào tạo trong và ngoài nước cho người lao động để nâng cao năng lực chuyên môn và tạo sự gắn kết giữa người lao động và Ngân hàng. Ngân hàng tổ chức thăm hỏi và trợ cấp ốm đau, bệnh tật, thai sản cho người lao động; tặng hoa và quà người lao động nghỉ hưu theo chế độ; tặng quà cho bố mẹ đẻ, bố mẹ vợ/chồng của người lao động nhân ngày Quốc tế người cao tuổi,... Chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội Vietcombank đã thực hiện việc đóng Bảo hiểm xã hội cho 100% cán bộ ký Hợp đồng lao động từ 01 năm trở lên đang làm việc tại cơ quan, giải quyết nhanh chóng, kịp thời các chế độ Bảo hiểm xã hội như: thai sản, ốm đau,... cho cán bộ. Đối với lao động thời vụ, Vietcombank thực hiện đóng Bảo hiểm xã hội cho người lao động ký Hợp đồng từ 01 tháng trở lên theo quy định. Người lao động nghỉ chế độ hưu trí được hưởng mức trợ cấp phù hợp, mức trợ cấp này được tính trên cơ sở tiền lương đóng bảo hiểm xã hội và số năm công tác của cán bộ. Ngoài ra, Ngân hàng thực hiện trích nộp bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đầy đủ theo đúng quy định của Nhà nước. - Môi trường làm việc: Vietcombank tiếp tục khẳng định vị thế là ngân hàng có môi trường làm việc hấp dẫn nhất khi được bình chọn xếp thứ 1 toàn ngành ngân hàng, xếp thứ 2 toàn thị trường Việt Nam với thứ hạng tăng thêm 2 bậc so với năm 2017 và trong Top 50 doanh nghiệp Việt có thương hiệu nhà tuyển dụng hấp dẫn nhất. Anphabe đánh giá: “Đây không chỉ là thành quả riêng của các cấp quản lý và bộ phận nhân sự, mà còn là minh chứng cho nỗ lực của từng nhân viên Vietcombank trong việc cùng nhau xây dựng một môi trường làm việc lý tưởng và lan tỏa những tình cảm tích cực của Công ty ra bên ngoài”. Môi trường làm việc tại Vietcombank được đánh giá là chuyên nghiệp, năng động, thoải mái, không quá áp lực và luôn tạo điều kiện cho NLĐ được sáng tạo, cống hiến hết mình. Vietcombank luôn nỗ lực xây dựng môi trường làm việc gắn bó, hạnh phúc. Vietcombank cũng được đánh giá là ngân hàng có cơ sở vật chất, hạ tầng, trang thiết bị vào loại hiện đại nhất trong số các ngân hàng tại Việt Nam. Theo kết quả khảo sát mức độ gắn kết của cán bộ (EES) năm 2018 do Công ty Nielsen thực hiện, điểm chỉ tiêu EES bình quân đạt 92,45 - thể hiện mức độ gắn kết cao của nhân viên với ngân hàng. Tỉ lệ nhân viên nghỉ việc/tổng số lao động cuối năm 2018 là 3,12%, đến ngày 30-6-2019 chỉ là 1,62%. - Đào tạo và bồi dưỡng: Trong những năm qua, công tác đào tạo, phát triển kiến thức chuyên môn của nguồn nhân lực tại Vietcombank được chú trọng đẩy mạnh, từ đó đã có những chuyển biến tích cực. Đội ngũ nhân viên được quan tâm cả về số lượng và chất lượng. Tỷ lệ đại học và sau đại học có xu hướng tăng, trong đó tỷ lệ ĐH chiếm 79,2% (2017) trong các cấp bậc. Số lượng nhân viên được tham gia đào tạo cũng ngày càng tăng qua các năm, tổng số CBNV tham gia khóa học chuyên môn, nghiệp vụ năm 2015 là 81 người và năm 2017 là 134 người. Sau mỗi khóa học cũng như các kỳ kiểm tra trình độ chuyên môn, nghiệp vụ hằng năm từ chi nhánh và Trung tâm đào tạo, NH sẽ đánh giá được trình độ nhân viên của mình ở mức nào để từ đó có kế hoạch đào tạo thích hợp nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp 13 vụ của nhân viên. Các nhân viên đều được tham gia các khóa học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Qua mỗi năm, các khóa học đều tăng nhằm phát triển chuyên môn, nghiệp vụ cho nhân viên đủ để đáp ứng công việc. NH đã chú trọng đến việc nâng cao kỹ 14 năng cho nhân viên bằng việc tổ chức các khóa học nhiều hơn, tạo điều kiện cho nhân viên được học tập, rèn luyện với số lượng người tham gia tăng theo các năm. NH luôn tạo điều kiện cho nhân viên trải nghiệm, sáng tạo, khám phá những gì họ muốn để họ có thể tìm ra cách thức mới và tốt hơn trong công việc; khuyến khích phát triển tư duy cá nhân và sáng tạo nhóm; việc học tập theo nhóm, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau sẽ góp phần nâng cao trình độ của nhân viên một cách nhanh chóng hơn. Điều này thể hiện rõ trong kế hoạch thực hiện hằng năm của mỗi phòng ban. Mỗi cá nhân phải đăng ký tối thiểu 1 sáng kiến trong năm, điều này giúp cho các cá nhân khi làm việc luôn suy nghĩ đổi mới cách làm việc, thực hiện được những sáng tạo trong công việc mình đang làm. * Chương trình KPI và cách tính lương hiệu quả tại Vietcombank Tại Vietcombank KPI được chia thành 2 loại: KPI tăng trưởng: Là những KPI có kết quả thực hiện càng cao càng tốt (doanh thu, lợi nhuận, doanh số bán hàng) và KPI hạn chế: Là những KPI có kết quả thực hiện cáng thấp càng tốt (các khoản phải thu khó đòi,). Bộ chỉ tiêu KPI thuộc 2 khía cạnh: KPI định tính và KPI định lượng (xem Hình 2). Hình 2. Chỉ tiêu đo lường KPI của Vietcombank Nguồn: Ban Tổ chức Nhân sự Vietcombank Công thức tính điểm KPI KPI = KPI tài chính + KPI khách hàng + KPI quy trình + KPI con người + KPI quản trị rủi ro Tùy thuộc nhiệm vụ của mỗi vị trí cá nhân trong từng Phòng/Ban; mục tiêu, chiến lược phát triển của đơn vị, tỷ trọng của từng chỉ tiêu KPI (Tài chính, Khách hàng, Quy trình, Con người, Quản trị rủi ro) có thể thay đổi. Công thức tính điểm KPI tài chính và KPI khách hàng - Đối với KPI tăng trưởng: Đối với các chỉ tiêu kế hoạch hoạt động kinh doanh được giao tăng trưởng (Doanh thu, doanh số bán hàng, lợi nhuận) điểm KPI được tính theo công thức sau (điểm thưởng tối đa bằng 20% trọng số KPI): + Nếu Thực hiện ≤ 0: ĐKPI= 0 + Nếu Thực hiện > 0: ĐKPI= MIN Trong đó: + ĐKPI: Điểm KPI + TKPI: Trọng số của chỉ tiêu KPI + Thực hiện: Số thực hiện của chỉ tiêu KPI + Kế hoạch: Kế hoạch được giao đối với chỉ tiêu KPI - Đối với KPI hạn chế: Đối với các chỉ tiêu kế hoạch (các khoản phải thu khó đòi): ĐKPI= MAX Trong đó: + ĐKPI: Điểm KPI + TKPI: Trọng số của chỉ tiêu KPI + Thực hiện: Giá trị/tỷ lệ thực hiện + Kế hoạch: Mục tiêu kế hoạch + Giá trị 1/1/20xx: Giá trị thực hiện tại đầu năm thực hiện. Công thức tính điểm KPI quy trình - Chỉ tiêu mức độ hoàn thành các công việc được giao thường xuyên: - Chỉ tiêu đánh giá về chất lượng công việc được giao đột xuất: => Điểm KPI quy trình= KPITX + KPIDX Công thức tính điểm KPI con người - Tỷ lệ cán bộ được đào tạo và đạt/tổng số của ĐVTV. - Ý thức chấp hành nội quy lao động và văn hóa ĐVTV. Công thức tính điểm KPI QTRR - Số lần vi phạm các quy định của ĐVTV. - Số lần vi phạm được sửa/Tổng số khuyến nghị: Cách tính lương dựa trên KPI: Tiền lương thực lĩnh của NLĐ được tính theo công thức trình bày trong Hình 3. Hình 3. Công thức tính tiền lương thực lĩnh của NLĐ tại Vietcombank Nguồn: Ban Tổ chức Nhân sự của Vietcombank Tiền lương cố định hàng tháng (V1): Là tiền lương hàng tháng của cán bộ quản lý và cán bộ nhân viên nhận được. Tiền lương này được xác định dựa vào tiền lương vị trí công việc, hệ số điều chỉnh vùng và các loại phụ cấp khác (nếu có). Tiền lương vị trí công việc được xác định cho từng vị trí công việc như cán bộ quản lý cấp cao, cán bộ quản lý cấp trung và cán bộ giữ chức vụ, chuyên gia, chuyên viên, nhân viên. Hệ số điều chỉnh vùng: phụ thuộc sự phân bổ các Phòng/Ban thuộc đơn vị tại các vùng miền, địa bàn khác nhau. Các loại phụ cấp khác: phụ cấp trách nhiệm/độc hại, phụ cấp khu vực, phụ cấp Đảng, Đoàn Tiền lương hiệu quả (V2): Là tiền lương trả cho cán bộ quản lý và cán bộ nhân viên dựa trên hiệu quả kinh doanh của đơn vị và kết quả đánh giá hệ thống quản lý hiệu quả làm việc (PMS) của từng cán bộ và mức đóng góp trong kết quả hoạt động của đơn vị. Hệ thống quản lý hiệu quả làm việc (PMS): là một quy trình tổng thể được xây dựng với mục tiêu thúc đẩy sự phát triển của cá nhân cán bộ nhân viên, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh của tổ chức. Kết quả PMS: Định kỳ hàng quý và cuối năm, đơn vị thực hiện tổng hợp đánh giá hiệu quả hoạt động trên cơ sở các chỉ tiêu KPI của từng Phòng/Ban và của từng cá nhân. Kết quả đạt được của từng Phòng/Ban và của từng cá nhân được phân loại theo 5 cấp độ từ cao đến thấp tương ứng với xếp loại A, B, C, D, E. Tỷ lệ phân bổ (Tpb): được sử dụng để phân loại Phòng/Ban và cá nhân vào 5 cấp độ A, B, C, D, E trên cơ sở kết quả đánh giá hiệu quả hoạt động PMS (xem bảng 4). Bảng 4. Tỷ lệ phân bổ tại Vietcombank Chỉ tiêu Xếp hạng Tỷ lệ Điểm hoàn thành PMS ≥ 100% A 1.3 90% ≤ Điểm hoàn thành PMS < 100% B 1.1 80% ≤ Điểm hoàn thành PMS < 90% C 1.0 60% ≤ Điểm hoàn thành PMS < 80% D 0.9 Điểm hoàn thành PMS < 60% E 0.7 Nguồn: Ban Tổ chức Nhân sự Vietcombank Cơ sở phân phối V2 đến các Phòng/Ban: Quỹ lương hiệu quả được phân phối của nhóm cán bộ nhân viên tại đơn vị; Hệ số hiệu quả theo mức xếp loại của Phòng/Ban trên cơ sở đánh giá PMS; Hệ số lương vị trí công việc trong ngạch lương của các cán bộ thuộc Phòng/Ban; Ngày công cơ bản trong kỳ phân phối. Cơ sở phân phối V2 đến từng cán bộ: Quỹ lương hiệu quả được phân phối của Phòng/Ban; Hệ số hiệu quả theo mức xếp loại của từng cán bộ trên cơ sở đánh giá PMS của cán bộ theo mức xếp loại của Phòng/Ban; Điểm hoàn thành PMS của từng cán bộ; Hệ số lương vị trí công việc trong ngạch lương của các cán bộ thuộc Phòng/Ban; Ngày công cơ bản trong kỳ phân phối. Tỷ lệ phân bổ (Tpb) đối với Phòng/Ban: Phân loại Phòng/Ban vào 5 cấp độ A, B, C, D, E và được sử dụng trong phân phối tiền lương hiệu quả. Tỷ lệ phân bổ đối với phòng/ban theo các cấp độ tại Vietcombank được trình bày trong Bảng 5. Bảng 5. Tỷ lệ phân bổ đối với phòng/ban theo các cấp độ tại Vietcombank Xếp loại Phòng Xếp loại đơn vị HTXS (A) HTT (B) HT (C) KHT (D) KHT (E) HTXS A 20% 66% 9-14% 0%-5% 0% HTT B 20% 66% 6% 0%-5% 0%-5% HT C 15% 61% 11% 0%-10% 0%-5% KHT D 10% 56% 16% 0%-10% 0%-10% Nguồn: Ban Tổ chức Nhân sự Vietcombank Tỷ lệ phân bổ (Tpb) đối với cá nhân: Phân loại cá nhân vào 5 cấp độ A, B, C, D, E và được sử dụng trong phân phối tiền lương hiệu quả. Tỷ lệ phân bổ được trình bày trong bảng 6. Bảng 6. Tỷ lệ phân bổ đối với cá nhân thao các cấp độ tại Vietcombank Tỷ lệ số nhân viên/Tổng số cán bộ trong phòng/ban Xếp loại Phòng/Ban HTXS (A) HTT (B) HT (C) KHT (D) KHT (E) HTXS A 20% 15% 10% 5% 0%-5% HTT B 66% 60% 55% 50% 45% HT C 9%-14% 15%-25% 20%-35% 30%-40% 40%-50% KHT D 0%-5% 0%-5% 0%-10% 5%-10% 5%-10% KHT E 0%-5% 0%-5% 0%-5% 0%-5% 0%-5% Nguồn: Ban Tổ chức Nhân sự Vietcombank
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_tra_cong_lao_dong_tai_ngan_hang_thuong_ma.pdf
- Tóm tắt LATS Tiếng Anh_ Phạm Thị Thanh Hà_29AQTKD.docx
- Tóm tắt LATS Tiếng Việt_Phạm Thị Thanh Hà_29AQTKD.docx
- Thông tin những điểm mới của LATS Phạm Thị Thanh Hà. Khóa 29A-Tiếng Anh.docx
- Thông tin những điểm mới của LATS Phạm Thị Thanh Hà. Khóa 29A-Tiếng Việt.doc