Luận án Nghiên cứu ứng xử của cấu kiện bê tông cốt thép sử dụng cốt liệu xỉ thép
Thép được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp, xây dựng, sản xuất
chế tạo máy móc thiết bị, hàng gia dụng, y học, an ninh quốc phòng, Sản lượng
thép đã tăng trưởng rất nhanh, đặc biệt trong nửa sau của thế kỷ 20. Quá trình phát
triển của ngành công nghiệp luyện kim Việt Nam có thể chia làm 3 giai đoạn [1]:
- Giai đoạn trước năm 1996: Ở giai đoạn này nền kinh tế cả nước nói chung,
ngành luyện kim nói riêng gặp rất nhiều khó khăn, kinh tế đất nước lâm vào
khủng hoảng, sản xuất kinh doanh theo kế hoạch hóa tập trung, bao cấp, qui
mô nền kinh tế còn rất nhỏ, nên ngành luyện kim không phát triển được và chỉ
duy trì mức sản lượng khoảng 100 nghìn tấn/năm. Sau năm 1987, ngành thép
bắt đầu có tăng trưởng, sản lượng thép trong nước vượt mức trên 100 nghìn
tấn/năm.
- Giai đoạn 1996 – 2006: Ngành thép có mức độ tăng trưởng khá cao, đổi mới
và đầu tư chiều sâu, có nhiều cơ sở liên doanh. Đây là giai đoạn có tốc độ tăng
trưởng cao nhất với nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư sản xuất và gia
công thép ở trong nước rất đa dạng. Trong giai đoạn này có nhiều cơ sở cán
thép công suất trên 100 nghìn tấn/năm đi vào hoạt động. Đến năm 2006, sản
lượng phôi thép trong cả nước đã đạt trên 1.8 triệu tấn phôi/năm, sản lượng
thép xây dựng đạt xấp xỉ 3.5 triệu tấn/năm.
- Giai đoạn 2007 đến nay: Từ tháng 1/2007, Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương
mại thế giới (WTO), sản lượng thép có sự tăng trưởng cao, nhiều nhà đầu tư
trong nước, nước ngoài đã đầu tư với quy mô công suất lớn, vốn đầu tư tăng
cao, chủ yếu tập trung vào luyện kim đen, sản xuất thép xây dựng.
Song song với sự phát triển của ngành thép thì lượng xỉ thép, một sản phẩm phụ
trong quá trình luyện thép, được tạo ra ngày càng nhiều. Riêng ở khu vực phía Nam
(tập trung chủ yếu ở tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu) khối lượng xỉ thép do các nhà máy thép
sản xuất thải ra ước tính khoảng 0,3 - 0,5 triệu tấn/năm. Nếu không có giải pháp tái-2-
sử dụng nguồn xỉ thép này thì việc bảo quản sẽ tốn rất nhiều chi phí và lãng phí quỹ
đất để lưu trữ.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu ứng xử của cấu kiện bê tông cốt thép sử dụng cốt liệu xỉ thép
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ THUÝ HẰNG NGHIÊN CỨU ỨNG XỬ CỦA CẤU KIỆN BÊ TÔNG CỐT THÉP SỬ DỤNG CỐT LIỆU XỈ THÉP LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: CƠ KỸ THUẬT Tp. Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ THUÝ HẰNG NGHIÊN CỨU ỨNG XỬ CỦA CẤU KIỆN BÊ TÔNG CỐT THÉP SỬ DỤNG CỐT LIỆU XỈ THÉP NGÀNH: CƠ KỸ THUẬT - 9520101 Người hướng dẫn khoa học 1: PGS. TS. PHAN ĐỨC HÙNG Người hướng dẫn khoa học 2: TS. TRẦN VĂN TIẾNG Tp. Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2021 -i- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 08 năm 2021 Nguyễn Thị Thúy Hằng -ii- LỜI CẢM ƠN Sau thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật thành phố Hồ Chí Minh, Nghiên cứu sinh (NCS) đã hoàn thành luận án “Nghiên cứu ứng xử của cấu kiện bê tông cốt thép sử dụng cốt liệu xỉ thép”. Để hoàn thành luận án này, NCS xin được gửi lời tri ân sâu sắc nhất đến hai Thầy hướng dẫn khoa học là PGS.TS Phan Đức Hùng và TS Trần Văn Tiếng. Hai Thầy đã tận tình chỉ bảo, định hướng nghiên cứu ban đầu và trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin chân thành cảm ơn tập thể Khoa Xây Dựng, Phòng Đào tạo; Phòng Thí nghiệm Vật liệu xây dựng Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật thành phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ NCS thực hiện luận án. Xin cảm ơn đến các thầy cô trong Khoa Xây dựng đã động viên, nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp các tài liệu quý báu để NCS hoàn thành luận án này. Trân trọng cảm ơn! Tp. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 08 năm 2021 Nguyễn Thị Thúy Hằng -iii- TÓM TẮT Luận án gồm 6 chương, đối tượng nghiên cứu là xỉ thép được tái chế từ công nghệ luyện thép điện hồ quang từ các nhà máy thép ở khu công nghiệp Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu. Các nghiên cứu tổng quan được nghiên cứu sinh đề cập cho thấy khả năng ứng dụng rộng rãi của xỉ thép ở trong nước và trên thế giới. Một trong những ứng dụng khả thi của xỉ thép đó là làm cốt liệu lớn trong bê tông xi măng. Từ đó, luận án tập trung nghiên cứu ứng xử của vật liệu bê tông xi măng, cấu kiện bê tông cốt thép sử dụng cốt liệu lớn xỉ thép. Và để có thể ứng dụng loại vật liệu này hiệu quả hơn, luận án xây dựng một mô hình ứng xử sử dụng phương pháp phần tử rời rạc để mô phỏng ứng xử của bê tông xỉ thép. Thành phần hóa học và tính chất cơ lý của bê tông xỉ thép, phương pháp lựa chọn thành phần bê tông xỉ thép được được làm sáng tỏ ở chương 2. Kết quả cho thấy xỉ thép hoàn toàn phù hợp để là cốt liệu lớn cho bê tông. Tiếp đó, các nghiên cứu thực nghiệm về ứng xử nén và kéo cơ học của bê tông xỉ thép được trình bày ở chương 3, với các nội dung chủ yếu như sau: Quan hệ giữa ứng xuất và biến dạng; Module đàn hồi và hệ số Poisson; Dạng phá hoại của bê tông xỉ thép; Sự phát triển của cường độ chịu nén theo thời gian; Ảnh hưởng của kích thước và hình dạng của mẫu thử đến cường độ chịu nén; Ảnh hưởng của tỷ lệ nước trên xi măng đến cường độ bê tông; Ảnh hưởng của kích thước và hình dạng mẫu thử đến cường độ kéo của BTXT khi bị ép chẻ; Cường độ kéo khi uốn. Nội dung của chương 4 là nghiên cứu ứng xử của cấu kiện dầm bê tông cốt thép sử dụng cốt liệu xỉ thép (có kích thước lớn: 200x300x3300mm). Các lý thuyết tính toán của bê tông cốt thép thường được dùng để: Phân tích ứng xử uốn của dầm bê tông cốt thép dùng cốt liệu lớn là xỉ thép; Phân tích sự phát triển vết nứt trong các dầm; Tính toán, so sánh độ cong, độ võng và biến dạng uốn của dầm; Tính toán mô men kháng uốn và sức kháng cắt của dầm; Bên cạnh việc nghiên cứu thực nghiệm về ứng xử của bê tông xỉ thép. Chương 5 của luận án còn thực hiện việc xây dựng và hiệu chỉnh luật ứng xử nhằm ứng dụng cho việc mô phỏng tính toán số ứng xử của bê tông xỉ thép. Mô hình mô phỏng số sẽ -iv- được xây dựng dựa trên nền tảng phương pháp phần tử rời rạc. Mô hình số ban đầu sẽ được ứng dụng để mô phỏng ứng xử của bê tông xỉ thép trong thí nghiệm nén – kéo một trục. Khả năng của mô hình số sẽ được kiểm chứng thông qua việc so sánh kết quả mô phỏng với với kết quả thực nghiệm. Kết quả mô phỏng số sẽ được phân tích dưới dạng mối quan hệ ứng suất – biến dạng và cả sự phát triển vết nứt bên trong mẫu vật liệu. -v- SUMMARY There are six chapters in this dissertation. The research object is to recycle steel slag collected from electric arc furnace steelmaking in Phu My, Ba Ria - Vung Tau industrial zones. The previous researches mentioned in the dissertation showed the widespread applicability of steel slag in both Vietnam and worldwide. Moreover, one of its feasible applications is used as a coarse aggregate of cement concrete. Thus, the dissertation studies the behavior of steel slag concrete and steel slag concrete structures using the Discrete Element Method. The chemical composition, physical and mechanical properties of steel slag, the method of choosing the composition of steel slag concrete are clarified in Chapter 2. The results show that the steel slag can use as a coarse aggregate of cement concrete. Additionally, many experimental studies were performed to investigate the compressive together with tensile behaviors of the steel slag concrete, with the following principal contents: The relationship between stress and strain; Modulus and Poisson’s ratio; Failure surface of steel slag concrete; The relationship between compressive strength vs age; Size and shape-dependent compressive strength of the steel-slag concrete; Effect of the added water amount on compressive strength of steel-slag concrete; Influence of specimen size and shape on splitting resistances of steel slag concrete; Flexural strength of plain; Next, the content of chapter 4 includes the behavior of reinforced concrete beams using the steel slag aggregate (a big size beam with dimension 200x300x3300mm), including: Flexural behaviors of reinforced steel slag concrete beam; Crack patterns of the tested beams; Compare the curvature, deflection, and flexural strain between the steel slag aggregate beams and the traditional beams; Estimating moment resistance of the tested beams. In addition, chapter 5 of the dissertation also suggests and improves some behavior rules of the steel slag aggregate beams to apply for the numerical simulation. These numerical simulation models are based on the discrete element methods applied to simulate steel slag concrete's behavior in the uniaxial compressive and -vi- tensile test. The numerical models are verified by comparing simulation results with experimental results. The numerical simulation results will be analyzed in stress- strain relationships and crack growth inside the specimens -vii- MỤC LỤC Trang tựa Trang Lời cam đoan ................................................................................................................ i Lời cảm ơn .................................................................................................................. ii Tóm tắt ...................................................................................................................... iii Summary ..................................................................................................................... v Mục lục ...................................................................................................................... vii Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu ....................................................................... xii Danh sách các hình ................................................................................................... xiv Danh sách các bảng .................................................................................................xvii Mở đầu ........................................................................................................................ 1 .................................................................................................................... 5 Tổng quan về linh vực nghiên cứu .............................................................................. 5 Các vấn đề chung ................................................................................................. 5 1.1.1. Công nghệ sản xuất thép ................................................................................... 5 1.1.2. Quá trình hình thành xỉ thép.............................................................................. 6 1.1.3. Khả năng tái chế - ứng dụng xỉ thép ................................................................. 6 Tổng quan về tình hình nghiên cứu xỉ thép ở trong và ngoài nước ..................... 7 1.2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài .................................................................. 7 Tính chất hóa học của xỉ thép ........................................................................ 7 Tính chất cơ lý của xỉ thép ........................................................................... 10 Các nghiên cứu sử dụng xỉ thép làm cốt liệu lớn cho bê tông ..................... 13 Nghiên cứu mô phỏng số ............................................................................. 21 1.2.2. Tình hình nghiên cứu ứng dụng xỉ thép ở trong nước .................................... 25 Các nghiên cứu về xỉ thép ............................................................................ 25 Các nghiên cứu về mô phỏng số dùng phương pháp phần tử rời rạc .......... 26 1.2.3. Nhận xét: ......................................................................................................... 26 -viii- Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 29 Mục tiêu của đề tài ............................................................................................. 31 1.4.1. Mục tiêu tổng quát: ......................................................................................... 31 1.4.2. Mục tiêu cụ thể: ............................................................................................... 31 Xác định giới hạn của đề tài. .............................................................................. 31 Phương pháp nghiên cứu. ................................................................................... 31 Sơ đồ tổng quát của đề tài .................................................................................. 32 Kết luận Chương 1 ............................................................................................. 33 .................................................................................................................. 35 Nghiên cứu các chỉ tiêu cơ lý của xỉ thép và thiết kế thành phần bê tông dùng cốt liệu xỉ thép ................... ... avina, Marijana Serdar et al., "Steel slag as a valuable material for concrete production," Technical Gazette, vol. 21, p. 1081 -1088, 2014. [84] T. V. Miền and T. N. P. Nhi, "Nghiên cứu các tính chất của bê tông sử dụng cốt liệu xỉ sắt," Tạp chí Xây Dựng, vol. 7, p. 125-128, 2014. [85] Bụi lò tồn đọng không nơi xử lý (2013). https://plo.vn/thoi-su/chat-thai-doc- hai-nganh-thep-di-dau-bai-1-bui-lo-ton-dong-khong-noi-xu-ly-292954.html [86] Bà Rịa – Vũng Tàu: Chật vật bài toán xử lý xỉ thép (2018). https://baotainguyenmoitruong.vn/ba-ria-vung-tau-chat-vat-bai-toan-xu-ly- xi-thep-238151.html [87] K. Ziauddin, M. Hadeel, A.-O. Khalaf et al., "Review of steel slag utilization in Saudi Arabia," The 6 Saudi Engineering Conference, KFUPMth, vol. 3, p. 369–381, 2003. [88] P. Ziemkiewicz and J. Skousen, "Steel Slag in Acid Mine Drainage Treatment and Control," Journal American Society of Mining and Reclamation, vol. 1999, p. 651-656, 1999. [89] Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử, TCVN 7572:2006, Bộ Khoa học và Công nghệ, 2006. -137- [90] Standard Practice for Selecting Proportions for Normal, Heavyweight, and Mass Concrete, ACI 211.1-91, American Concrete Institute, 1991. [91] F.-y. LIN and K. HU, "The Design of Concrete Mix by the DREUX-GORISSE Method," Yunnan Water Power, p. 63-67, 2013. [92] L. N. S Yousfi, M. Saidani, and H. Hadjab, "The use of the dreux-gorisse method in the preparation of concrete mixes: an automatic approach," Asian Journal of Civil Engineering, vol. 15, p. 79-94, 2014. [93] A. Merida, F. Kharchi, and R. Chaid, "Measure of the Chloride Permeability of the Pozzolana concrete in Sulphate Middle," Procedia-Social Behavioral Sciences, vol. 195, p. 2668-2674, 2015. [94] P. D. Hữu, N. X. Quảng, and M. Đ. Lộc, "Vật liệu xây dựng," ed: NXB Giao thông vận tải, 2008. [95] Chỉ dẫn kỹ thuật chọn thành phần bê tông các loại, Quyết định số 778/1998/QĐ-BXD, B. X. Dựng, Hà Nội, 1998. [96] Xi măng - Phương pháp thử - Xác định cường độ, TCVN 6016:2011, Bộ Khoa học và Công nghệ, 2011. [97] Xi măng - Phương pháp xác định độ mịn, TCVN 4030:2003, Bộ Khoa học và Công nghệ, 2003. [98] Xi măng - Phương pháp xác định thời gian đông kết và độ ổn định thể tích, TCVN 6017:2015, Bộ Khoa học và Công nghệ, 2015. [99] Hỗn hợp bê tông nặng và bê tông nặng - lấy mẫu, chế tạo và bảo dưỡng mẫu thử, TCVN 3105 : 1993, Bộ Khoa học và Công nghệ, 1993. [100] Hỗn hợp bê tông nặng và bê tông nặng - Phương pháp thử độ sụt, TCVN 3106 : 1993, Bộ Khoa học và Công nghệ, 1993. [101] Bê tông nặng-Phương pháp xác định cường độ nén, TCVN 3118 : 1993, Bộ Khoa học và Công nghệ, 1993. [102] Standard test method for static modulus of elasticity Poisson’s ratio of concrete in compression, ASTM C469-14, ASTM International, West Conshohocken, PA, USA, 2014. [103] H. Zhang, B. Šavija, and E. Schlangen, "Combined experimental and numerical study on micro-cube indentation splitting test of cement paste," Engineering Fracture Mechanics, vol. 199, p. 773-786, 2018. [104] Phạm Duy Hữu. Bê tông cường độ cao và chất lượng cao. NXB Xây dựng, 2008. [105] Steven H. Kosmatka, Beatrix Kerkhoff, and William C. Panarese. Design and Control of Concrete Mixtures. Portland Cement Association, 2003. [106] Joseph F. Lamond and James H. Pielert. Significance of Tests and Properties of Concrete and Concrete-Making Materials. ASTM International, 2006. [107] Stress-Strain Behaviour of Concrete School of Civil Engineering, Purdue University. [108] D. L. Nguyen, D. K. Thai, T. T. Ngo et al., "Weibull modulus from size effect of high-performance fiber-reinforced concrete under compression and flexure," Cons Build. Mater, vol. 226, p. 743-758, 2019. -138- [109] D. L. Nguyen and D. J. Kim, "Sensitivity of various steel-fiber types to compressive behavior of ultra–high–performance fiber–reinforced concretes". in Proceedings of the Proceedings of AFGC-ACI-fib-RILEM International Symposium on Ultra-High Performance Fibre-Reinforced Concrete, UHPFRC Montpellier, France, 2017, p. 45 - 52. [110] A. Rađenović, J. Malina, and T. Sofilić, "Characterization of ladle furnace slag from carbon steel production as a potential adsorbent," Advances in Materials Science Engineering, vol. 2013, p. 2013. [111] Z. P. Bažant, "Size effect on structural strength: a review," Archive of Applied Mechanics, vol. 69, p. 703-725, 1999. [112] Z. Bazant, J.-H. Kim, I. Daniel et al., "Size effect on compression strength of fiber composites failing by kink band propagation," International Journal of Fracture, vol. 95, p. 103-141, 1999. [113] Z. P. Bažant and Y. Xiang, "Size effect in compression fracture: splitting crack band propagation," Journal of engineering mechanics, vol. 123, p. 162-172, 1997. [114] D. Mordehai, S.-W. Lee, B. Backes et al., "Size effect in compression of single-crystal gold microparticles," Acta Materialia, vol. 59, p. 5202-5215, 2011. [115] D. L. Nguyen, D. J. Kim, G. S. Ryu et al., "Size effect on flexural behavior of ultra-high-performance hybrid fiber-reinforced concrete," Composites Part B: Engineering, vol. 45, p. 1104-1116, 2013. [116] D. L. Nguyen, G. S. Ryu, K. T. Koh et al., "Size and geometry dependent tensile behavior of ultra-high-performance fiber-reinforced concrete," Composites Part B: Engineering, vol. 58, p. 279-292, 2014. [117] J. Song, D. L. Nguyen, C. Manathamsombat et al., "Effect of fiber volume content on electromechanical behavior of strain-hardening steel-fiber- reinforced cementitious composites," Journal of Composite Materials, vol. 49, p. 3621-3634, 2015. [118] D.-L. Nguyen, D.-K. Thai, and D.-J. Kim, "Direct tension-dependent flexural behavior of ultra-high-performance fiber-reinforced concretes," vol. 52, p. 121-134, 2017. [119] W. Weibull. A Statistical Theory of the Strength of Materials. Generalstabens litografiska anstalts förlag, 1939. [120] Z. P. Bažant, "Size Effect in Blunt Fracture: Concrete, Rock, Metal," Journal of Engineering Mechanics, vol. 110, p. 518-535, 1984. [121] J. Fládr, I. Broukalová, and P. And Bílý, "Determination of Conversion Factors for Compressive Strength of HPFRC Measured on Specimens of Different Dimensions". in Proceedings of the AFGC-ACI-fib-RILEM International Symposium, Bagneux, France, 2013, p. 731-738. [122] J.-K. Kim and S.-T. Yi, "Application of size effect to compressive strength of concrete members," Sadhana, vol. 27, p. 467, 2002. [123] Z. P. Bazant and J. Planas. Fracture and size effect in concrete and other quasibrittle materials. CRC press, 1997. -139- [124] D. G. Badagha and C. K. Modhera, "Experimental Approach to Enhance the Indirect Split Tensile Strength for Cylindrical and Cubic Specimen for Various Fibrous Mortars under Different Environment Conditions," Indian Journal of Science and Technology, vol. 8, p. 1-7, 2015. [125] D.-L. Nguyen, D.-K. Thai, and D. J. Kim, "Direct tension-dependent flexural behavior of ultra-high-performance fiber-reinforced concretes," The Journal of Strain Analysis for Engineering Design, vol. 52, p. 121-134, 2017. [126] D. J. Hannant, K. J. Buckley, and J. Croft, "The effect of aggregate size on the use of the cylinder splitting test as a measure of tensile strength," Matériaux et Construction, vol. 6, p. 15-21, 1973. [127] F. A. Oluokun, E. G. Burdette, and J. H. Deatherage, "Splitting Tensile Strength and Compressive Strength Relationships at Early Ages," Materials Journal, vol. 88, p. 115-121, 1991. [128] V. Kadleček and S. Modrý, "Size effect of test specimens on tensile splitting strength of concrete: General relation," Materials and Structures, vol. 35, p. 28-34, 2002. [129] D6272–10: Standard Test Method for Flexural Properties of Unreinforced and Reinforced Plastics and Electrical Insulating Materials by Four Point Bending, A. International, West Conshohocken, PA, 2010. [130] N. D. Liêm, "Sức kháng uốn của dầm btct theo tiêu chuẩn thiết kế cầu đường bộ tcvn 11823-5:2017 với nhiều trường hợp cốt thép thanh chịu kéo và nén. . T6/2016, tr 69-72," Tạp chí Giao thông vận tải, vol. 59, p. 89-82, 2018. [131] F. Mujika, "On the difference between flexural moduli obtained by three-point and four-point bending tests," Polymer Testing, vol. 25, p. 214-220, 2006. [132] M. Yokesh and J. A. Christadoss, "Study of shear behavior of sandwich wall panel," International Advanced Research Journal in Science, vol. 5, p. 39-47, 2018. [133] Standard test methods for flexural properties of unreinforced and reinforced plastics and electrical insulating materials, ASTM D790, ASTM International, West Conshohocken. PA, 1997. [134] T. T. Truyền and N. X. Huy. Phá hủy, rạn nứt bê tông cơ học và ứng dụng. Nhà xuất bản Xây dựng, 2011. [135] D.-L. Nguyen, V.-T. Tran, N.-T. Tran et al., "Evaluating Load-Carrying Capacity of Short Composite Beam Using Strain-Hardening HPFRC," KSCE Journal of Civil Engineering, vol. 25, p. 1410-1423, 2021. [136] Phùng Ngọc Dũng and L. T. T. Hà, "Phân tích và thiết kế dầm bê tông cốt thép chịu uốn trên tiết diện nghiêng theo ACI 318, EUROCODE 2 VÀ TCVN 5574: 2012," Tạp chí KHCN Xâ dựng, vol. 3/2014, p. 63-72, 2014. [137] Nguyễn Thị Thuý Hằng, Nguyễn Hồng Vũ, Phan Đức Hùng et al., "Ứng xử chịu uốn của dầm bê tông cốt thép cốt liệu xỉ thép," Người Xây Dựng, p. 2015. [138] V. H. Nghiệp. Thiết kế kết cấu bê tông cốt thép theo tiêu chuẩn ACI 318 – 2014. NXB Giao thông vận tải, 2017. [139] D. L. Nguyen, D. J. Kim, and D. K. Thai, "Enhancing Damage-Sensing Capacity of Strain-Hardening Macro-Steel Fiber-Reinforced Concrete by -140- Adding Low Amount of Discrete Carbons," Materials (Basel), vol. 12, p. 2019. [140] Thiết kế kết cấu bê tông và bê tông cốt thép, TCVN 5574:2018, Viện Khoa học Công nghệ Xây, 2018. [141] S. Timoshenko. History of strength of materials: with a brief account of the history of theory of elasticity and theory of structures. Courier Corporation, 1983. [142] S. U. Pillai and D. Menon. Reinforced concrete design. Tata McGraw-Hill Publishing Company Limited, 2003. [143] J. Feng, X. Zhang, T. Li et al., "Simulation and Analysis of Movement of Alfalfa Seeds in the Air Screen Cleaner on EDEM". in Proceedings of the 2015 ASABE Annual International Meeting, 2015, p. 1. [144] S. Hentz, L. Daudeville, and F. V. Donzé, "Identification and validation of a discrete element model for concrete," Journal of engineering mechanics, vol. 130, p. 709-719, 2004. [145] YADE-Open Source Discrete Element Method https://yade-dem.org/doc/ [146] S. Sinaie, A. Heidarpour, X.-L. Zhao et al., "Effect of size on the response of cylindrical concrete samples under cyclic loading," vol. 84, p. 399-408, 2015. [147] N. T. T. Hang, N. X. Khanh, and T. V. Tieng, "Discrete Element Modeling of Steel Slag Concrete". in Proceedings of the International Conference on Engineering Research and Applications, 2018, p. 284-290.
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_ung_xu_cua_cau_kien_be_tong_cot_thep_su_d.pdf
- Tom tat luan an tieng Anh NGUYEN HANG 11_09_2021 (1).pdf
- Tom tat luan an tieng Viet NGUYEN HANG 11_09_2021.pdf
- Trang thong tin LA tieng Anh Nguyen Hang 11_09_2021 (1).docx
- Trang thong tin LA tieng Việt Nguyen Hang 11_09_2021.docx