Luận án Hoạt động của Đảng Cộng Sản Pháp từ năm 1945 đến năm 1991

Là một trong số những đảng cộng sản (ĐCS) được thành lập sớm ở

châu Âu cũng như trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, ĐCS

Pháp đã luôn kiên trung trong cuộc đấu tranh bảo vệ các lợi ích thiết thực của

giai cấp công nhân và của các tầng lớp nhân dân lao động; phấn đấu vì hòa

bình, dân chủ và tiến bộ xã hội. Qua nhiều thế hệ trưởng thành và phát triển từ

cái nôi di sản cách mạng, vững vàng trong kháng chiến chống phát xít, luôn

trung thành với cuộc đấu tranh vì công lý, tự do, đoàn kết, hòa bình, ĐCS

Pháp đã tôi luyện nên một bản sắc cộng sản của riêng mình, luôn thể hiện

mong muốn thúc đẩy và phát huy tiềm năng của người lao động trong xã hội.

Hơn nữa từ năm 1945 đến năm 1991, ĐCS Pháp là một trong số những

tổ chức đảng ở châu Âu đã trực tiếp lãnh đạo phong trào công nhân (PTCN)

đấu tranh chống lại giới chủ tư bản nhằm bảo vệ những lợi ích thiết thực của

người lao động, phấn đấu vì hoà bình, dân chủ và tiến bộ xã hội. Trong suốt

chiều dài lịch sử đó, ĐCS Pháp đã giành được vị trí đứng đầu trong lực lượng

cánh tả và có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của PTCN Pháp

nói riêng, PTCN châu Âu nói chung. Có thể nói rằng, những điều chỉnh của

giới chủ tư bản đối với người lao động tại các nước châu Âu nói chung, ở

Pháp nói riêng từ năm 1945 đến năm 1991 có một phần nguyên nhân từ cuộc

đấu tranh không mệt mỏi của nhân dân lao động ở đây và sự đóng góp của

ĐCS Pháp. Do đó, việc nghiên cứu hoạt động của ĐCS Pháp từ năm 1945 đến

năm 1991 sẽ góp phần làm giàu thêm nhận thức và kinh nghiệm lãnh đạo của

ĐCS trong cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng

con người, thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

(GCCN) trong sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc và nhân loại.

pdf 181 trang kiennguyen 19/08/2022 5760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Hoạt động của Đảng Cộng Sản Pháp từ năm 1945 đến năm 1991", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Hoạt động của Đảng Cộng Sản Pháp từ năm 1945 đến năm 1991

Luận án Hoạt động của Đảng Cộng Sản Pháp từ năm 1945 đến năm 1991
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH 
NGUYỄN THỊ MINH THẢO 
HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN PHÁP 
TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ 
NGÀNH: LỊCH SỬ PHONG TRÀO CỘNG SẢN, 
CÔNG NHÂN QUỐC TẾ VÀ GIẢI PHÓNG DÂN TỘC 
Mã số: 922 90 12 
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 
1. PGS, TS THÁI VĂN LONG 
2. TS NGUYỄN VĂN DU 
HÀ NỘI - 2021
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. 
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc 
rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. 
Tác giả luận án 
Nguyễn Thị Minh Thảo 
MỤC LỤC 
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .............................................. 7 
1.1. Những vấn đề liên quan đến đề tài đã được nghiên cứu ................................ 7 
1.2. Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu ................................................... 24 
Chương 2: MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ NHỮNG NHÂN TỐ CHỦ YẾU TÁC 
ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN PHÁP TỪ NĂM 1945 ĐẾN 
NĂM 1991 ......................................................................................................................... 27 
2.1. Một số khái niệm .......................................................................................... 27 
2.2. Những nhân tố chủ yếu tác động đến hoạt động của Đảng Cộng sản Pháp 
từ năm 1945 đến năm 1991 ................................................................................. 31 
Chương 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN PHÁP TỪ 
NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991 ............................................................................................ 59 
3.1. Hoạt động lý luận ......................................................................................... 60 
3.2. Hoạt động tổ chức ........................................................................................ 71 
3.3. Các hoạt động khác ...................................................................................... 79 
3.4. Nhận xét về hoạt động của Đảng Cộng sản Pháp (1945-1991) ................. 104 
Chương 4: ĐÓNG GÓP CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN PHÁP ĐỐI VỚI PHONG 
TRÀO CỘNG SẢN, CÔNG NHÂN QUỐC TẾ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991 . 113 
4.1. Đóng góp về mặt lý luận của Đảng Cộng sản Pháp ................................... 113 
4.2. Đóng góp về mặt thực tiễn của Đảng Cộng sản Pháp ................................ 124 
4.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ hoạt động của Đảng Cộng sản Pháp (1945-
1991) đối với Đảng Cộng sản Việt Nam ........................................................... 138 
KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 145 
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG 
BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................ 148 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 149 
PHỤ LỤC ........................................................................................................................ 162 
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 
Chữ viết tắt Viết đầy đủ 
(Tiếng Anh/ Tiếng 
Pháp) 
Viết đầy đủ 
(Tiếng Việt) 
BCHTW Ban chấp hành trung ương 
CGT Confédération générale 
du travail 
Tổng liên đoàn lao động 
CHDC Cộng hòa dân chủ 
CHLB Cộng hòa liên bang 
CNCS Chủ nghĩa cộng sản 
CNĐQ Chủ nghĩa đế quốc 
CNTB Chủ nghĩa tư bản 
CNXH Chủ nghĩa xã hội 
CSCN Cộng sản chủ nghĩa 
ĐCS Đảng Cộng sản 
ĐQ Đế quốc 
ĐQCN Đế quốc chủ nghĩa 
FGDS Fédération de la gauche 
démocrate et socialiste 
Liên minh cánh tả dân chủ và 
XHCN 
FN Le Front national Mặt trận quốc gia 
FNDIP La Fédération Nationale 
des Déportés et Internés 
Patriotiques 
Liên hiệp quốc gia của những 
người yêu nước bị lưu đày và 
bị giam giữ 
FP Front populaire Phong trào Mặt trận nhân dân 
GCCN Giai cấp công nhân 
GCTS Giai cấp tư sản 
GCVS Giai cấp vô sản 
FNDIRP Fédération Nationale des 
Déportés et Internés 
Résistants Patriotiques 
Liên hiệp quốc gia của những 
người yêu nước bị lưu lưu đày 
và những người kháng chiến 
yêu nước bị giam giữ 
MRP Mouvement républicain 
populaire 
Phong trào cộng hòa bình dân 
NATO North Atlantic Treaty 
Organization 
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây 
Dương 
PCF Parti Communiste 
Francais 
Đảng Cộng sản Pháp 
POF Parti ouvrier francais Đảng Công nhân Pháp 
PS Parti socialiste Đảng Xã hội 
PTCN Phong trào công nhân 
PTCNQT Phong trào công nhân quốc tế 
PTCS Phong trào cộng sản 
PTCSQT Phong trào cộng sản quốc tế 
PTCS,CN Phong trào cộng sản và công 
nhân 
PTCS,CNQT Phong trào cộng sản và công 
nhân quốc tế 
RPF Rassemblement du 
peuple français 
Đảng Tập hợp nhân dân Pháp 
SFIO Section francaise de 
l’Internationale ouvrière 
Chi bộ Pháp của Quốc tế công 
nhân 
SI Socialist International Quốc tế xã hội 
TBCN Tư bản chủ nghĩa 
TBPT Tư bản phát triển 
UDR Union des démocrates 
pour la République 
Liên minh những người dân 
chủ vì nền Cộng hòa 
UJRF Union de la jeunesse 
républicaine de France 
Liên đoàn thanh niên cộng hòa 
Pháp 
XHCN Xã hội chủ nghĩa 
1 
MỞ ĐẦU 
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 
Là một trong số những đảng cộng sản (ĐCS) được thành lập sớm ở 
châu Âu cũng như trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, ĐCS 
Pháp đã luôn kiên trung trong cuộc đấu tranh bảo vệ các lợi ích thiết thực của 
giai cấp công nhân và của các tầng lớp nhân dân lao động; phấn đấu vì hòa 
bình, dân chủ và tiến bộ xã hội. Qua nhiều thế hệ trưởng thành và phát triển từ 
cái nôi di sản cách mạng, vững vàng trong kháng chiến chống phát xít, luôn 
trung thành với cuộc đấu tranh vì công lý, tự do, đoàn kết, hòa bình, ĐCS 
Pháp đã tôi luyện nên một bản sắc cộng sản của riêng mình, luôn thể hiện 
mong muốn thúc đẩy và phát huy tiềm năng của người lao động trong xã hội. 
Hơn nữa từ năm 1945 đến năm 1991, ĐCS Pháp là một trong số những 
tổ chức đảng ở châu Âu đã trực tiếp lãnh đạo phong trào công nhân (PTCN) 
đấu tranh chống lại giới chủ tư bản nhằm bảo vệ những lợi ích thiết thực của 
người lao động, phấn đấu vì hoà bình, dân chủ và tiến bộ xã hội. Trong suốt 
chiều dài lịch sử đó, ĐCS Pháp đã giành được vị trí đứng đầu trong lực lượng 
cánh tả và có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của PTCN Pháp 
nói riêng, PTCN châu Âu nói chung. Có thể nói rằng, những điều chỉnh của 
giới chủ tư bản đối với người lao động tại các nước châu Âu nói chung, ở 
Pháp nói riêng từ năm 1945 đến năm 1991 có một phần nguyên nhân từ cuộc 
đấu tranh không mệt mỏi của nhân dân lao động ở đây và sự đóng góp của 
ĐCS Pháp. Do đó, việc nghiên cứu hoạt động của ĐCS Pháp từ năm 1945 đến 
năm 1991 sẽ góp phần làm giàu thêm nhận thức và kinh nghiệm lãnh đạo của 
ĐCS trong cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng 
con người, thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân 
(GCCN) trong sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc và nhân loại. 
2 
Thực tiễn đổi mới, mở cửa hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng theo 
hướng đa phương của Việt Nam cho thấy, việc nghiên cứu về hệ thống chính 
trị, về đảng chính trị của các nước trên thế giới, nhất là một đảng chính trị 
như ĐCS Pháp (ra đời ở đất nước đã áp đặt chế độ thực dân tại Việt Nam 
trong suốt hơn nửa thế kỷ), nhằm có cách nhìn khách quan và nhận thức đúng 
đắn về bản chất của các nhà nước tư sản hiện đại, của hệ thống chính trị cũng 
như các đảng chính trị ở các nước tư bản phương Tây để từ đó đúc rút kinh 
nghiệm nhằm vận dụng trong quá trình đổi mới phương thức lãnh đạo của 
Đảng Cộng sản Việt Nam, là một việc làm cần thiết. 
Từ những lý do nêu trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài "Hoạt động của 
Đảng Cộng sản Pháp từ năm 1945 đến năm 1991" để viết luận án tiến sĩ 
lịch sử, chuyên ngành Lịch sử phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và giải 
phóng dân tộc. 
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án 
2.1. Mục đích của luận án 
 Mục đích của luận án là làm rõ thực trạng hoạt động của ĐCS Pháp từ 
năm 1945 đến năm 1991: những thành tựu đạt được, những vấn đề đặt ra; từ 
đó rút ra những nhận xét, đồng thời chỉ ra những đóng góp của ĐCS Pháp đối 
với phong trào cộng sản, công nhân quốc tế (PTCS,CNQT). 
2.2. Nhiệm vụ của luận án 
- Phân tích những nhân tố chủ yếu tác động đến hoạt động của ĐCS 
Pháp từ năm 1945 đến năm 1991. 
- Phân tích hoạt động của ĐCS Pháp từ năm 1945 đến năm 1991. 
- Nhận xét về hoạt động của ĐCS Pháp từ năm 1945 đến năm 1991. 
- Phân tích những đóng góp của ĐCS Pháp đối với PTCS,CNQT thể 
hiện trước hết và trực tiếp nhất qua những đóng góp đối với phong trào cộng 
sản, công nhân (PTCS,CN) Tây Âu, đồng thời rút ra một số bài học kinh 
nghiệm đối với ĐCS Việt Nam. 
3 
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 
3.1. Đối tượng nghiên cứu 
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hoạt động của ĐCS Pháp từ năm 
1945 đến năm 1991. 
3.2. Phạm vi nghiên cứu 
Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu quá trình hoạt động của 
ĐCS Pháp từ năm 1945 đến năm 1991 trên ba nội dung chính: hoạt động lý 
luận, hoạt động tổ chức và các hoạt động khác (bao gồm: đấu tranh nghị 
trường, hoạt động trong phong trào công nhân và công đoàn, đấu tranh cho 
hòa bình, tiến bộ xã hội, giải phóng dân tộc); những đóng góp đối với 
PTCS,CNQT (thể hiện qua đóng góp với PTCS,CN Tây Âu và rút ra một số 
bài học kinh nghiệm đối với ĐCS Việt Nam). 
Về không gian: ĐCS Pháp là đảng chính trị có ảnh hưởng lớn trong 
PTCS,CN Tây Âu, luôn chủ trương ủng hộ, đoàn kết, mở rộng hợp tác với 
GCCN và nhân dân lao động ở các nước Tây Âu và thế giới trong cuộc đấu 
tranh cho hòa bình, độc lập, giải phóng dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Vì 
vậy, khi nghiên cứu hoạt động của ĐCS Pháp từ năm 1945 đến năm 1991, 
luận án tập trung trọng điểm nghiên cứu ở các nước tư bản chủ nghĩa (TBCN) 
Tây Âu và mở rộng vào hai quốc gia thuộc địa cũ của đế quốc Pháp là Việt 
Nam, Angiêri, trong đó tập trung một dung lượng nhất định cho mối quan hệ 
của ĐCS Pháp với ĐCS Việt Nam thời kỳ này. 
Về thời gian: Luận án giới hạn sự nghiên cứu từ năm 1945 (là thời 
điểm kết thúc Chiến tranh thế giới thứ Hai) đến năm 1991 (là thời điểm ĐCS 
Liên Xô giải tán và PTCS,CNQT lâm vào khủng hoảng trầm trọng). Tuy 
nhiên, luận án cũng khái quát hoạt động của ĐCS Pháp từ khi ra đời (năm 
1920) đến trước khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ Hai (năm 1945) làm cơ 
sở phân tích cho thời kỳ từ năm 1945 đến năm 1991. 
4 
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 
4.1. Cơ sở lý luận: Luận án dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - 
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm, những nhận định đánh 
giá của ĐCS Việt Nam về PTCS,CNQT; các chủ trương, chính sách nêu trong 
cương lĩnh, văn kiện, nghị quyết và các phát biểu của lãnh đạo ĐCS Pháp. 
Tác giả coi đây là nguồn cung cấp những căn cứ lý luận, khoa học và thực 
tiễn giúp cho việc định hướng tư tưởng khi nghiên cứu đề tài luận án. 
Mọi nhận định, đánh giá trong luận án sẽ được xây dựng t ... ết các nước châu Âu (trừ 
Albanie) đã cùng nhau ký Hiệp ước tuyên bố về 
các nguyên tắc mà các quốc gia tham gia phải 
tuân thủ trong quan hệ lẫn nhau, còn gọi là Hiệp 
ước Helsinki. 
Latin La-tinh Khu phố cổ ở Quận VI, Paris (Pháp). Nơi tập 
trung các cơ sở giáo dục nổi tiếng của nước 
Pháp. 
Lip Li-pơ Chi nhánh công ty sản xuất đồng hồ của Thụy 
Sĩ đặt ở tỉnh Besançon (Pháp). Nơi diễn ra cuộc 
bãi công năm 1972 
Madrid Ma-đrít Thủ đô Tây Ban Nha 
Marseille Mác-xây Một hải cảng ở miền Nam nước Pháp. Nơi diễn 
ra cuộc đình công vào năm 1950 của công nhân 
khuân vác để từ chối vận chuyển vũ khí lên tàu 
đi Đông Dương. 
Massif Central Ma-síp Xoong-
than 
Vùng núi nằm ở miền Trung-Nam nước Pháp. 
Là vùng núi rộng nhất nước Pháp 
Melun Mơ-loong Một xã thuộc tỉnh Seine-et-Marne, vùng Ile-de-
France, Pháp. Nơi diễn ra cuộc đàm phán 
(6/1960) giữa phái đoàn Chính phủ lâm thời 
Cộng hòa Angiêri và Chính quyền De Gaulle về 
chấm dứt chiến tranh tại Angiêri 
Nantes Năng-tơ Thành phố lớn thứ 6 nước Pháp, , thuộc tỉnh 
Loire-Atlantique và thuộc vùng hành chính 
Pays de la Loire, phía Tây nước Pháp 
Nord-Pas-de-
Calais 
Noóc - Pa - đơ 
- Ca-le 
Vùng ở phía Bắc nước Pháp, bao gồm hai tỉnh: 
Nord và Pas-de-Calais. 
Paris Pa-ri Thủ đô nước Pháp 
Provence Prô-văng-xơ Vùng nằm ở phía Đông Nam nước Pháp 
Renault Rơ-nô Nhà máy sản xuất ôtô, ở vùng Boulogne-
171 
Billancourt, Pháp. Nơi diễn ra cuộc tổng bãi 
công của công nhân vào tháng Năm 1968 
Saint-Pierre-des-
Corps 
Xanh Pi-e đề 
Co 
Nhà ga xe lửa thộc tỉnh Indre-et-Loire, miền 
Tây nước Pháp. Nơi Raymonde Dien nằm trên 
đường ray ngăn cản đoàn tàu chở vũ khí sang 
Đông Dương. 
Sillon Rhodanien Xi-ông Rô-đa-
niêng 
Vùng nằm giữa một bên là Massif Central và 
một bên là dãy An-pơ (Alpes) và Giu-ra (Jura). 
Đây là con đường giao lưu chủ yếu của văn 
minh Địa Trung Hải tới miền Bắc của châu Âu 
Sud Aviation Xuýt A-vi-a-si-
ông 
Nhà máy sản xuất máy bay, tỉnh Nantes, phía 
Tây nước Pháp. 
Toulon Tu-lông Một thành phố miền Nam nước Pháp 
Tours Tua Tỉnh lỵ thuộc tỉnh Indre-et-Loire, vùng Centre-
Val de Loire, Pháp. Nơi diễn ra đại hội thành 
lập ra ĐCS Pháp - Đại hội Tours - vào tháng 
12/1920. 
Varsovie Vác-sa-va Thủ đô Ba Lan. Tại đây, các nước XHCN châu 
Âu là Liên Xô, Anbani, Bungari Hunggari, 
CHDC Đức, Ba Lan, Rumani đã ký kết hiệp 
ước hữu nghị, hợp tác và tương trợ vào ngày 
14/5/1955, còn gọi là Hiệp ước Vác-sa-va. 
Vichy Vi-si Một xã thuộc tỉnh Allier, vùng Auvergne-
Rhône-Alpes, Pháp. Nơi đặt đại bản doanh của 
Chính phủ cấu kết với phát xít trong thời kỳ 
nước Pháp bị chiếm đóng. Còn được gọi là 
Chính phủ Vi-si. 
172 
PHỤ LỤC 6 
BẢNG PHIÊN ÂM TÊN RIÊNG SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN 
Nguyên gốc Tiếng 
Pháp/ Tiếng Anh 
Phiên âm tiếng Việt 
sử dụng trong luận án 
Ghi chú 
Vincent Auriol Vanh-xăng Ô-ri-ôn (1884-1966). Đảng viên Đảng Xã hội 
Pháp. Tổng thống đầu tiên của Nền Cộng 
hòa thứ tư của Pháp (1/1947-1/1954) 
Simone de 
Beauvoir 
Xi-môn đờ Bô-voa (1908-1986). Nhà văn, hoạt động trong 
phong trào nữ quyền. Hoạt động tích cực 
trong phong trào đấu tranh chống các tội 
ác chiến tranh tại Việt Nam. Là thành 
viên của Tòa án quốc tế xét xử các tội ác 
chiến tranh , còn có tên là Tòa án Russel 
hay Tòa án Russel-Sartre 
François Billoux Phrăng-xoa Bi-u (1903-1978). Đảng viên ĐCS Pháp. Bộ 
trưởng Bộ Y tế công cộng (9/1944-
11/1945); Bộ trưởng Bộ Kinh tế quốc gia 
(11/1945-1/1946); Bộ trưởng Bộ Tái 
thiết và đô thị (1/1946-6/1946; 6/1946-
12/1946); Bộ trưởng Bộ Quốc phòng 
(1/1947-5/1947). 
Léon Blum Lê-ông Bli-um (1872-1950). Lãnh đạo của SFIO. Chủ 
tịch Hội đồng bộ trưởng Pháp, tức là 
người đứng đầu chính phủ Pháp (6/1936-
5/1937; 3/1938-4/1938); Chủ tịch Chính 
phủ lâm thời Cộng hòa Pháp (Thủ tướng 
chính phủ) (12/1946 - 1/1947). 
Marie-George 
Buffet 
Ma-ri Gióoc-giơ Bu-
phê 
Sinh năm 1949. Bí thư toàn quốc ĐCS 
Pháp (10/2001-6/2010) 
Jacques Chaban 
Delmas 
Giắc Sa-ban Đen-mát (1915-2000). Chính trị gia, theo chủ 
nghĩa De Gaulle. Giữ chức Chủ tịch 
Quốc hội 3 nhiệm kỳ (1958-1969, 1978-
1981, 1986-1988). Là ứng viên tư sản 
tranh cử tổng thống năm 1974 
Ambroise Croizat Am-broa-dơ Croa-gia (1901-1951). Đảng viên ĐCS Pháp. Bộ 
trưởng Bộ Lao động và An ninh xã hội 
(1/1946 – 2/1946; 1/1947-5/1947) 
Charles De Gaulle Sác-lơ Đờ Gôn (1890-1970). Chủ tịch Chính phủ lâm 
thời Cộng hòa Pháp (6/1944-1/1946); 
173 
Tổng thống nước Cộng hòa Pháp 
(1/1959-4/1969). 
Gaston Defferre Ga-xtông Đe-phe-rơ (1910-1986). Đảng viên Đảng Xã hội 
Pháp. Ứng cử viên của Đảng Xã hội 
trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1969. 
Raymonde Dien Ray-mông Điêng Sinh năm 1929. Đảng viên ĐCS Pháp. 
Jacques Duclos Giắc Đuy-clô (1896-1975). Ủy viên Bộ chính trị ĐCS 
Pháp (từ 1931-1975). Ứng cử viên của 
ĐCS trong cuộc bầu cử tổng thống năm 
1969. 
Laurent Fabius Lô-răng Pha-bi-út Sinh năm 1946. Đảng viên Đảng Xã hội 
Pháp. Thủ tướng Pháp (7/1984-3/1986). 
Étienne Fajon Ê-chiên Pha-giông (1906-1991). Từng giữ chức Ủy viên 
BCHTW ĐCS Pháp, Chủ nhiệm báo 
Nhân đạo. 
Léo Figuères Lê-ô Phi-ghe (1918-2011). Nhà văn, nhà báo. Ủy viên 
Trung ương ĐCS Pháp (1945-1976). 
Tổng thư ký Liên đoàn thanh niên cộng 
hòa Pháp (UJRF) và là Tổng biên tập tờ 
Avant-Garde (tạm dịch: Tiền phong) và 
sau đó là tờ Les Cahiers du communisme 
(tạm dịch: Tập san chủ nghĩa cộng sản) - 
tạp chí lý luận của UJRF. 
Charles Fiterman Sác-lơ Phi-tê-măng Sinh năm 1933. Thành viên Ban Bí thư 
ĐCS Pháp. Giữ chức Bộ trưởng Nhà 
nước phụ trách Giao thông (1981-1984) 
trong Chính phủ của Thủ tướng Pierre 
Mauroy. 
Charles Fourniau Sác-lơ Phuốc-ni-ô (1911-2010). Nhà báo. Đảng viên ĐCS 
Pháp. Từng giữ chức Ủy viên Ủy ban 
toàn quốc hành động để ủng hộ nhân dân 
Việt Nam đi đến thắng lợi, Tổng thư ký 
Hội hữu nghị Pháp - Việt 
Valéry Giscard 
d’Estaing 
Va-lê-ri Gi-xca-rơ Đe-
xtanh 
Sinh năm 1926. Thuộc cánh hữu. Tổng 
thống Pháp (nhiệm kỳ 5/1974 -5/1981 ) 
Aimé Halbeher E-mê A-be-ơ Sinh năm 1936. Đảng viên ĐCS Pháp. 
Được bầu vào chức Tổng thư ký Tổng 
liên đoàn lao động CGT của tập đoàn 
nhà máy Renault France (3/1967). 
Robert Hue Rô-be Uy Sinh năm 1946. Bí thư toàn quốc ĐCS 
Pháp (1994 - 2001), Chủ tịch ĐCS Pháp 
174 
(2001 -2003) 
Lyndon B. Johnson Lin-đơn Giôn-xơn (1908-1973). Tổng thống thứ 36 của Hợp 
chúng quốc Hoa Kỳ (11/1963-1/1969). 
Frédéric Joliot-
Curie 
Phrê-đrích Giô-li-ô 
Qui-ri 
(1900-1958). Nhà vật lý, hóa học Pháp, 
đoạt giải Nobel hóa học (1935). Đảng 
viên ĐCS Pháp. Được bầu giữ chức ủy 
viên trung ương ĐCS Pháp (1956). Chủ 
tịch Hội đồng hòa bình thế giới (Conseil 
mondial de la paix) (1949-1958) 
Jean Kanapa Giăng Ca-na-pa (1921-1978). Nhà văn, trí thức. Lãnh đạo 
cấp cao của ĐCS Pháp. 
Joseph Laniel Giô-dép La-ni-en (1889-1975). Chủ tịch Hội đồng Bộ 
trưởng Pháp (từ 6/1953- 6/1954). Là 
người sáng lập Đảng Cộng hòa tự do 
(PRL) - đảng cánh hữu 
Anicet Le Pors A-ni-xê Lơ Po Sinh năm 1931. Đảng viên ĐCS Pháp. 
Bộ trưởng ủy quyền phụ trách Công vụ 
và cải cách hành chính (1981-1984), 
Quốc vụ khanh (secrétaire d'Etat) phụ 
trách Công vụ và cải cách hành chính 
(1985-1988) trong Chính phủ của Thủ 
tướng Pierre Mauroy 
Georges Marchais Gioóc-giơ Mác-se (1920-1997). Bí thư toàn quốc ĐCS 
Pháp (từ 1972 – 1994) 
Georges Marrane Gioóc-giơ Ma-ran (1888-1976). Đảng viên ĐCS Pháp. Bộ 
trưởng Bộ Y tế công cộng và nhân dân 
(1/1947-5/1947) 
Roger Martelli Rô-giơ Mác-tơ-li Sinh năm 1950. Nhà sử học và chính trị 
học. Từng tham gia vào Ban lãnh đạo 
ĐCS Pháp. Được bầu giữ chức Ủy viên 
TW ĐCS Pháp tại Đại hội XXIV 
(2/1982), Tháng 2/2010, ông ra khỏi 
ĐCS Pháp. 
Henri Martin Hăng-ri Mác-tanh (1927-2015). Từng giữ chức Ủy viên 
BCHTW ĐCS Pháp, Ủy viên Ủy ban 
toàn quốc hành động để ủng hộ nhân dân 
Việt Nam đi đến thắng lợi, Chủ tịch Hội 
Hữu nghị Pháp - Việt. 
Pierre Mauroy Pi-e Mô-roi (Mô-rua) (1928-2013). Thủ tướng Pháp (1981–
1984) dưới thời Tổng thống F. 
Mitterrand. 
175 
Pierre Mendès-
France 
Pi-e Măng-đét – 
Phrăng-xơ 
(1907-1982). Lãnh đạo Đảng Xã hội 
thống nhất (Parti socialiste unifié, PSU), 
thuộc nhóm cấp tiến. Chủ tịch Hội đồng 
bộ trưởng (Thủ tướng) (6/1954-2/1955) 
dưới thời Tổng thống René Coty. 
Francois Mitterand Phrăng-xoa Mít-tơ-
răng 
(1916-1996). Tổng bí thư Đảng Xã hội 
Pháp (1971-1981). Tổng thống Pháp 
(1981-1995). 
Guy Mollet Ghi Mô-lê (1905-1975). Lãnh tụ Đảng Xã hội Pháp, 
thuộc cánh hữu của Đảng Xã hội (đảng 
Xã hội “cũ”, trước 1971) 
Philippe Pétain Phi-líp Pê-tanh (1856-1951). Thống chế quân đội Pháp. 
Từ 1940-1944, là người đứng đầu chính 
phủ Vichy - chính phủ đã ký hiệp định 
đình chiến, đầu hàng phát-xít Đức. 
Georges Pompidou Gióoc-giơ Pôm-pi-đu (1911-1974). Phái Đờ Gôn. Tổng thống 
Pháp (6/1969 – 5/ 1974) 
Jack Ralite Giắc Ra-lít (1928-2017). Đảng viên ĐCS Pháp. Bộ 
trưởng Bộ Y tế (1981-1984). 
Paul Ramadier Pôn Ra-ma-đi-ê (1888-1961). Đảng viên Đảng Xã hội 
Pháp. Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng (Thủ 
tướng) (1/1947-11/1947) thay cho người 
tiền nhiệm là ông Léon Blum. 
Marcel Rigout Mác-xen Ri-gu (1928-2014). Đảng viên ĐCS Pháp. Bộ 
trưởng Bộ Lao động (1981-1984). 
Waldeck Rochet Van-đéc Rô-sê (1905-1983). Tổng Bí thư ĐCS Pháp 
(1964 - 1970). 
Jean-Paul Sartre Giăng Pôn Xác-tơ-rơ (1905-1980). Nhà văn, nhà triết học 
người Pháp. Hoạt động tích cực trong 
phong trào đấu tranh chống các tội ác 
chiến tranh tại Việt Nam. Đồng sáng lập 
và là chủ tịch điều hành của Tòa án quốc 
tế xét xử các tội ác chiến tranh, còn có 
tên là Tòa án Russel hay Tòa án Russel-
Sartre 
Jean-Pierre 
Chevènemen 
Giăng Pi-e Sơ-ve-nơ-
măng (Sê-ven-man) 
Sinh năm 1939. Thủ lĩnh của nhóm 
SERES - câu lạc bộ cánh tả trong Đảng 
Xã hội Pháp 
Georges Séguy Gioóc-giơ Xê-ghi (1927-2016). Đảng viên ĐCS Pháp. 
Tổng thư ký CGT (1967 - 1982) 
Laurent Schwartz Lô-răng Sơ-vác (1915-2002). Nhà toán học người Pháp. 
176 
Hoạt động tích cực trong phong trào đấu 
tranh chống các tội ác chiến tranh tại 
Việt Nam. Là thành viên của Tòa án 
quốc tế xét xử các tội ác chiến tranh - 
còn gọi là Tòa án Russel hoặc Tòa án 
Russel-Sartre. 
Alexey Stakhanov A-lếch-xây Xta-kha-
nốp 
(1906-1977). Thợ mỏ. Anh hùng lao 
động Liên Xô năm 1970 
Maurice Thorez Mô-ri-xơ Tô-rê (1900-1964). Gia nhập CGT và SFIO 
(1919) và sau đó là một trong những 
đảng viên sáng lập ĐCS Pháp (1920). Bí 
thư toàn quốc ĐCS Pháp (7/1930-
5/1964). Từ 1945-1947, ông giữ nhiều 
trọng trách trong Chính phủ Pháp như 
Quốc vụ khanh (ministre d’Etat), Phó 
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Là nghị sĩ 
vùng Seine (từ 1945 –1964). 
Charles Joseph 
Tillon 
Sác-lơ Giô-dép Ti-ông (1897-1993). Đảng viên ĐCS Pháp. Giữ 
chức Bộ trưởng Bộ Tái thiết và Phát triển 
đô thị (1/1947-5/1947) 
Pierre Zarka Pi-e Da-rơ-ka Sinh năm 1948. Đảng viên ĐCS Pháp (ra 
khỏi Đảng năm 2010). Giữ chức Bí thư 
toàn quốc của Liên đoàn thanh niên cộng 
sản (UEC) từ 1971-1973; Tổng thư ký 
Phong trào Thanh niên cộng sản Pháp 
(MJCF) năm 1979. Ủy viên Ban Bí thư 
ĐCS Pháp từ 1990-2000; Giám đốc Báo 
“Nhân đạo" từ 1994-2000. 

File đính kèm:

  • pdfhoat_dong_cua_dang_cong_san_phap_tu_nam_1945_den_nam_1991.pdf
  • pdf2-1 Tom tat luan an Tieng Viet - Nguyen Thi Minh Thao.pdf
  • pdfNguyễn Thị Minh Thảo.pdf