Luận án Nghiên cứu về cảm tính nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Theo tài chính hành vi, tâm lý nhà đầu tư là một yếu tố ảnh hưởng đến giá hay
tỷ suất sinh lời chứng khoán. Cảm tính nhà đầu tư là một hình thái tâm lý tồn tại sẵn
trong mỗi cá nhân. Nghiên cứu về cảm tính là hướng nghiên cứu mới trong tài chính
hành vi, giúp đo lường cường độ tâm lý mà hướng nghiên cứu trước đó chưa thể thực
hiện được.
Tác động của cảm tính trên thị trường chứng khoán đã được nghiên cứu ở các
thị trường phát triển và mới nổi, nhưng thị trường cận biên hiện vẫn còn đang bị bỏ
ngõ. Cảm tính nhà đầu tư có mối tương quan nghịch với tỷ suất sinh lời tương lai
chứng khoán, đồng thời sự thay đổi cảm tính lại có mối tương quan thuận với tỷ suất
sinh lời vượt trội của chứng khoán. Chỉ số cảm tính nhà đầu tư cũng có khả năng dự
báo tỷ suất sinh lời tương lai đối với các chứng khoán khó định giá, khó kinh doanh
chênh lệch giá.
Hiện tại, cảm tính nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung
và tại sàn HOSE nói riêng vẫn chưa được đo lường bằng chỉ số cảm tính hỗn hợp.
Nghiên cứu này được thực hiện vì điều đó. Kết quả cho thấy, chỉ số cảm tính nhà đầu
tư trên HOSE (HSI) luôn được cấu thành bởi các thành phần như: số lượng chứng
khoán niêm yết lần đầu, giá trị giao dịch toàn thị trường, phần bù cổ tức, số chứng
khoán tăng giá so với giảm giá. Khi loại bỏ giai đoạn đầu thị trường quá bất thường
do mới thành lập thì chỉ số cảm tính trên HOSE còn được cấu thành bởi TSSL ngày
đầu tiên niêm yết. Giá trị giao dịch nhà đầu tư nước ngoài, nét đặc trưng của TTCK
cận biên, cũng là một nhân tố của HSI. Có bằng chứng về ảnh hưởng của sự thay đổi
mức độ chỉ số HSI đến TSSL vượt trội chứng khoán. Có mối tương quan nghịch giữa
trạng thái cảm tính nhà đầu tư ở hiện tại và TSSL tương lai chứng khoán, nhưng mối
tương quan này được thể hiện ổn định nhất ở kỳ hạn t+3. Chỉ số HSI có khả năng dự
báo tỷ suất sinh lời tương lai chứng khoán nhưng chúng không thuộc nhóm chứng
khoán khó định giá, khó kinh doanh chênh lệch giá. Nhiều bằng chứng trong nghiên
cứu này cho thấy rằng nhà đầu trên HOSE có khuynh hướng rất e ngại rủi ro và ưa
thích chứng khoán an toàn. Đây là nét đặc trưng tâm lý của giới đầu tư trên HOSEcũng như trên TTCK Việt Nam. Kết luận cuối cùng, trong điều kiện TTCK đã đi vào
hoạt động ổn định sau thời gian mới thành lập, chỉ số HSI được đo lường bằng mô
hình 6 nhân tố (NFDL, RFDL, TOR, ADV/DEC, CMB và FOT) có điều chỉnh tác
động của yếu tố vĩ mô nền kinh tế là phù hợp nhất.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu về cảm tính nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ----------------------- ĐOÀN THỊ CẨM VÂN NGHIÊN CỨU VỀ CẢM TÍNH NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH -------------------------------- ĐOÀN THỊ CẨM VÂN NGHIÊN CỨU VỀ CẢM TÍNH NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Chuyên ngành: Ngân hàng Mã số: 9340201 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS Trương Thị Hồng 2. TS. Trần Thị Mộng Tuyết Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “Nghiên cứu về cảm tính nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam” là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Trương Thị Hồng và TS. Trần Thị Mộng Tuyết. Các số liệu được sử dụng trong nghiên cứu này có nguồn gốc rõ ràng, hợp pháp. Kết quả nghiên cứu và kết luận trong luận án hoàn toàn là trung thực. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm pháp về tính pháp lý trong quá trình nghiên cứu khoa học của luận án này. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 01 năm 2022 Nghiên cứu sinh ĐOÀN THỊ CẨM VÂN LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin chân thành gửi lời biết ơn và sự kính trọng tới hai Cô hướng dẫn khoa học của tôi là PGS.TS Trương Thị Hồng và TS. Trần Thị Mộng Tuyết. Sự tận tâm, nhiệt tình và luôn giúp đỡ về chuyên môn của hai Cô là nguồn động lực quý báo tiếp sức cho tôi để thực hiện luận án này. Điều đặc biệt tôi luôn trân quý là sự quan tâm, thấu hiểu và động viên về mặt tinh thần của hai Cô dành cho tôi, điều đó đã truyền lửa thêm cho tôi hoàn thành công việc nghiên cứu của mình. Tôi cũng xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô trong các Hội đồng đánh giá luận án từ cấp Đề cương cho đến Hội đồng cấp cơ sở, phản biện độc lập. Cảm ơn quý Thầy, Cô đã nhiệt tình đóng góp ý kiến và chỉ ra những mặt còn hạn chế trong quá trình nghiên cứu của tôi qua các cấp để nghiên cứu này có thể được hoàn thiện đến giai đoạn hiện tại. Xin chân thành cảm ơn đến bạn bè, đồng nghiệp trong đơn vị nơi tôi công tác đã luôn tạo điều kiện cho tôi để hoàn thành công việc nghiên cứu. Lời cảm ơn sau cùng tôi muốn dành cho những người thân yêu của tôi: chồng và con gái tôi, chị gái của tôi. Cảm ơn mọi người luôn tin tưởng tôi, ủng hộ tôi, tạo điều kiện cho tôi có thể hoàn thành ước mơ của mình và hoàn thành luận án. Sự động viên của mọi người chính là nguồn động lực chính để tôi tiếp bước trên con đường học thuật của chính mình. Sự thành công của tôi cho đến thời điểm hiện tại luôn có sự đóng góp rất lớn của anh, con và chị. Xin một lần nữa gửi lời yêu thương và cảm ơn đến mọi người bằng lời nói tận trái tim của tôi. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 01 năm 2022 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ iii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ....................................................................... iv TÓM TẮT CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ............................................................................................. 1 1.1. BỐI CẢNH VÀ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................... 1 1.1.1. Bối cảnh lý thuyết và nghiên cứu trên thế giới ................................................. 1 1.1.2. Bối cảnh nghiên cứu và thực tiễn thị trường chứng khoán Việt Nam .............. 3 1.2. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 6 1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................... 7 1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát ......................................................................... 7 1.3.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể ............................................................................... 7 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................ 7 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................ 7 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 8 1.4.2.1. Phạm vi về không gian nghiên cứu ......................................................... 8 1.4.2.2. Phạm vi về thời gian nghiên cứu ............................................................. 9 1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................... 10 1.6. CÁC ĐÓNG GÓP MỚI CỦA NGHIÊN CỨU .................................................... 11 1.6.1. Đóng góp về khía cạnh học thuật .................................................................... 11 1.6.2. Đóng góp về khía cạnh thực tiễn ..................................................................... 12 1.7. KẾT CẤU NGHIÊN CỨU .................................................................................... 13 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 14 2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................................. 14 2.1.1. Khung lý thuyết tài chính truyền thống .......................................................... 14 2.1.1.1. Mô hình của Fama và French – mô hình mở rộng ................................ 14 2.1.1.2. Lý thuyết thị trường hiệu quả (Efficient Market Hypothesis –EMH) ... 17 2.1.1.3. Thị trường có thật sự hiệu quả - hạn chế của Lý thuyết EMH .............. 18 2.1.2. Khung lý thuyết tài chính hành vi ................................................................... 20 2.1.3. Cảm tính nhà đầu tư là một phạm trù thuộc về tâm lý .................................... 21 2.1.4. Khái quát cảm tính nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán .......................... 23 2.1.4.1. Khái niệm cảm tính nhà đầu tư ............................................................. 23 2.1.4.2. Phương pháp đo lường cảm tính nhà đầu tư ......................................... 25 2.1.4.3. Các nhân tố thể hiện cảm tính nhà đầu tư ............................................. 27 2.1.5. Lý thuyết về tác động cảm tính nhà đầu tư đến thị trường chứng khoán ....... 35 2.1.5.1. Chứng khoán khó định giá, khó kinh doanh chênh lệch giá ................. 35 2.1.5.2. Lý thuyết về sự tác động của cảm tính nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán ............................................................................................................ 36 2.2. TÓM LƯỢC CÁC NGHIÊN CỨU VỀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CẢM TÍNH NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ............................... 40 2.2.1. Phương thức đo lường cảm tính nhà đầu tư trong thực tiễn ........................... 40 2.2.2. Ảnh hưởng của cảm tính trên thị trường chứng khoán ................................... 43 2.2.2.1 Sự thay đổi cảm tính là một nhân tố trực tiếp ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời vượt trội chứng khoán ............................................................................. 44 2.2.2.2 Cảm tính ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời tương lai chứng khoán .......... 48 2.2.2.3 Khả năng dự báo tỷ suất sinh lời tương lai chứng khoán ....................... 52 2.3 KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG LẤP ĐẦY KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU ..................................................................................................... 55 2.4. CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH TRONG NGHIÊN CỨU .................... 57 2.4.1. Giả thuyết nghiên cứu thứ 1 ............................................................................ 57 2.4.2. Giả thuyết nghiên cứu thứ 2: ........................................................................... 66 2.4.3. Giả thuyết nghiên cứu thứ 3 ............................................................................ 67 2.4.4. Giả thuyết nghiên cứu thứ 4 ............................................................................ 68 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................. 70 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ...... 71 3.1. QUI TRÌNH NGHIÊN CỨU ................................................................................. 71 3.2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT ............................................................ 71 3.2.1. Mô hình đo lường mức độ cảm tính nhà đầu tư .............................................. 71 3.2.2. Mô hình phân tích ảnh hưởng cảm tính trên thị trường chứng khoán ............ 73 3.3. MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 73 3.3.1. Đo lường cảm tính nhà đầu tư trên HOSE (HSI – HOSE Sentiment Index) .. 73 3.3.1.1. Cách xác định các nhân tố đo lường chỉ số cảm tính HSI..................... 74 3.3.1.2. Mô hình thực nghiệm đo lường cảm tính nhà đầu tư trên HOSE ......... 77 3.3.1.3. Các bước thực hiện đo lường cảm tính nhà đầu tư trên HOSE ............. 78 3.3.2. Phân tích ảnh hưởng của sự thay đổi cảm tính nhà đầu tư đến tỷ suất sinh lời vượt trội chứng khoán .................................................................................. 79 3.3.3. Phân tích mối tương quan giữa trạng thái cảm tính nhà đầu tư với tỷ suất sinh lời tương lai chứng khoán ............................................................................ 82 3.3.3.1. Các bước phân tích ................................................................................ 82 3.3.3.2. Đặc tính công ty của chứng khoán ........................................................ 83 3.3.4. Mô hình thực nghiệm phân tích khả năng dự báo của chỉ số cảm tính ........... 84 3.4. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 86 3.4.1. Nguồn dữ liệu nghiên cứu ............................................................................... 86 3.4.2. Khái quát dữ liệu nghiên cứu và đặc tính của các công ty trên HOSE ........... 86 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................. 90 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................... 91 4.1. NHÂN TỐ THỂ HIỆN VÀ MÔ HÌNH ĐO LƯỜNG CHỈ CẢM TÍNH NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN HOSE ................................................................................................. 91 4.1.1. Mô hình đo lường chỉ số cảm tính nhà đầu tư trên HOSE (2007 – 2016) ...... 91 4.1.1.1. Mô hình năm nhân tố............................................................................. 91 4.1.1.2. Mô hình sáu nhân tố ..................................................................... ... tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 20/7/2000. Phiên giao dịch chứng khoán tập trung đầu tiên được tổ chức tại Trung tâm vào ngày 28/7/2000. Đến ngày 11/5/2007 Trung tâm được chuyển đổi thành Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (Hochiminh Stock Exchange – HOSE) theo quyết định số 599/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Bên cạnh đó, ngày 08/3/2005 Trung tâm GDCK Hà Nội cũng chính thức đi vào hoạt động theo quyết định số 127/1998/QĐ-TTg. Sở giao dịch CK Hà Nội (Hanoi Stock Exchange – HNX) được ra đời dựa theo quyết định số 01/2009/QĐ-TTg trên cơ sở chuyển đổi, tổ chức lại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội. Giai đoạn 2000 – 2005 Được thành lập bởi quyết định số 127/1998/QĐ-TTg, Trung tâm GDCK TP. Hồ Chí Minh là tiền thân của Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE – HoChiMinh Stock Exchange) hiện nay chính thức đi vào hoạt động vào ngày 20/7/2000. Sau 20 năm hoạt động, thị trường HOSE đã trãi qua rất nhiều biến động thăng trầm khác nhau. Tuy nhiên, nó vẫn khẳng định vai trò quan trọng của mình trong việc huy động vốn cho sự phát triển của nền kinh tế nước nhà. Diễn biến của thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung và giao dịch tại HOSE đã đi qua một chặng đường không quá dài nhưng lại là một giai đoạn sàn lọc rất khắc xlvi nghiệt, đồng thời cũng là một giai đoạn phát triển vượt bậc. Trong suốt giai đoạn phát triển đó, cũng đã có những thời điểm thị trường dường như vấp phải những cú sốc đáng kể, gây ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả, tâm lý của nhà đầu tư, ảnh hưởng đến tiến trình phát triển chung của thị trường và có những giai đoạn tưởng chừng thị trường chứng khoán đi vào bế tắc của sự phát triển. Điển hình là giai đoạn năm năm đầu hoạt động của thị trường. Trong suốt 5 năm đó, HOSE chỉ tạo được một lần đột phá về lượng giao dịch và giá cả hàng hóa trên thị trường vào đầu năm 2001, nhưng đây lại là một đợt tăng trưởng không bền vững bởi sự tăng trưởng này chỉ kéo dài trong thời gian có 4 tháng và sau đó đã giảm trả lại gần như hết những gì đã tăng trưởng. Nguyên nhân chính được xác định bởi sự nghèo nàn về số lượng hàng hoá niêm yết, sự yếu kém về chất lượng hàng hóa, giới hạn bởi lượng nhà đầu tư tham dự thị trường và đặc biệt là sự bế tắc trong việc đưa hàng hóa mới niêm yết. Nguyên nhân sâu xa hơn của những bế tắc đó chính bởi việc hạn chế hiểu biết về chứng khoán và thị trường chứng khoán của các nhà quản trị doanh nghiệp, của nhà đầu tư, từ đó dẫn đến sự e ngại trong việc phát hành chứng khoán ra công chúng, đưa cổ phiếu công ty lên niêm yết thị trường hay việc thực hiện các chiến lược đầu tư sai lầm của nhà đầu tư. Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu Hình 20.1 Diễn biến chỉ số giá TTCK tại HOSE (VN-Index) giai đoạn 2000 – 2016 0 200 400 600 800 1,000 1,200 VN Index xlvii Sau những bế tắc đó, nhà điều hành thị trường đã có những giải pháp tích cực nhằm kích thích thị trường và giúp thị trường đi đúng hướng, phát huy hết vai trò tích cực của nó đối với nền kinh tế. Bắt đầu bằng chính sách giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp niêm yết lần đầu trong giai đoạn 2004-2006 đã tháo gỡ dần những khó khăn của thị trường. Trong năm 2005, HOSE đã đề xuất cổ phần hóa thông qua Trung tâm giao dịch chứng khoán nhiều doanh nghiệp nhà nước, điển hình là cuộc đấu giá đầu tiên rất thành công của công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) mở đầu cho một giai đoạn phát triển tích cực của thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung và Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Trong những năm tiếp theo, diễn biến trên HOSE tạm chia ra thành hai giai đoạn. Giai đoạn 2006-2009 Đây được xem là giai đoạn tăng trưởng nóng của thị trường chứng khoán Việt Nam. Năm 2006 đánh dấu làn sóng tham gia niêm yết ồ ạt của các doanh nghiệp lớn của Việt Nam. Sự phát triển nhanh chóng về số lượng niêm yết và giao dịch đã đưa thị trường phát triển lên một bậc mới. Đến ngày 8/8/2007 Trung tâm giao dịch chứng khoán TP HCM đã được nâng cấp và đổi tên thành Sở giao dịch chứng khoán TP HCM. Sở giao dịch đã áp dụng phương thức khớp lệnh liên tục thay cho khớp lệnh từng đợt để nhằm đáp ứng nhu cầu của giới đầu tư tham dự thị trường. Thanh màu nhạt: SL CK niêm yết mới – Thanh màu sậm: SL CK niêm yết luỹ kế Nguồn: HOSE (2020) Hình 20.2 Số lượng công ty niêm yết tại Sở GDCK HOSE giai đoạn 2000 - 2016 5 11 20 22 25 32 106 138 170 196 274 301 308 301 305 307 320 5 5 10 2 4 6 74 32 32 52 81 30 14 4 9 19 19 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 xlviii Tại thời điểm đó, khối ngoại luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các nhà đầu tư trong nước, nhà quản lý thị trường và cả nhà quản lý của các doanh nghiệp niêm yết bởi họ được đánh giá là những nhà đầu tư có năng lực tài chính mạnh, có kinh nghiệm và kiến thức đầu tư. Có một số quan điểm cho rằng, họ chính là những người dẫn dắt thị trường trong giai đoạn đó. Vì thế, năm 2007 là năm đầu tiên công bố công khai về giá trị và khối lượng của khối ngoại trong mỗi ngày giao dịch. Tuy nhiên, sự tăng trưởng nóng của thị trường chứng khoán Việt Nam không được kéo dài quá lâu bởi sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới. Điều đó đã làm ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của thị trường chứng khoán, tổng vốn huy động qua thị trường trong năm 2008 chỉ đạt 20.000 tỷ đồng, giảm hơn 50% so với năm 2007. Tình hình kinh tế trong nước cũng thiếu ổn định, lạm phát tăng kỷ lục, thâm hụt thương mại lớn dẫn đến sự mất cân đối trong tài chính vĩ mô đã khiến Chính phủ phải thắt chặt tiền tệ, ngân hàng siết vốn đổ vào chứng khoán. Tác động tiêu cực bởi nền kinh tế trong và ngoài nước đã làm giá chứng khoán giảm sâu. Giá trị vốn hóa thị trường trên HOSE trong năm 2008 đạt khoảng 169 nghìn tỷ đồng, giảm 53% so với năm 2007. Giao dịch chứng khoán trong năm 2009 cũng được phục hồi hơn so với năm 2008 nhưng vẫn chưa đáng kể. Sau hơn 1 năm khủng hoảng, giao dịch của nhóm nhà đầu tư nước ngoài không còn ảnh hưởng nhiều đến thị trường. Đến thời điểm cuối năm chỉ số VN Index tăng trở lại và đạt mức 494,77 điểm, tăng 56,76 % so với cuối năm 2008. Giai đoạn 2010 – 2016 Hoạt động của TTCK Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2016 được đánh giá phát triển ổn định hơn các giai đoạn trước đó. Sang năm 2010, hoạt động của thị trường đã tăng trưởng nhưng vẫn không đáng kể. Vốn hóa thị trường năm 2010 đạt 591.345 tỷ đồng, tăng 19,68% so với năm trước. Tuy nhiên, sự khởi sắc không được duy trì lâu. Sang năm 2011, vốn hóa thị trường giảm 23,28% so với năm trước, VN-Index trong năm nay cũng sụt giảm mạnh, chỉ đạt 351,55 điểm vào thời điểm cuối năm, giảm 134,42 điểm, tương đương 38,23% so với mốc khởi điểm 485,97 vào đầu năm. xlix Thị trường đi xuống dẫn đến hệ quả là thanh khoản sụt giảm, khiến nhiều cổ phiếu đã mất 80-90% giá trị so với đầu năm. Sau giai đoạn này, TTCK Việt Nam đã bước sang giai đoạn phát triển rõ nét hơn và ổn định hơn bởi sự khởi sắc trở lại của nền kinh tế trong và ngoài nước. Đồng thời hàng loạt các giải pháp kích thích sự tăng trưởng của thị trường lần lượt được đưa đã góp phần đưa giá trị giao dịch và khối lượng giao dịch gia tăng liên tục ở những năm tiếp theo. Để cung cấp thông tin một cách tốt hơn về tình hình giao dịch của thị trường, tháng 2/2012, HOSE công bố chỉ số giá của một danh mục chuẩn VN30. Một số thay đổi về phương thức giao dịch cũng đã được áp dụng như kéo dài thời gian giao dih, mở lệnh thị trường (MP), điều chỉnh biên độ giao động giá nhằm kích thích mức thanh khoản thị trường. Tuy nhiên thị trường cũng bị gánh chịu một số thông tin xấu như: sự kiện bất ổn trên biển Đông, nó ảnh hưởng đến tâm lý NĐT trên thị trường. Trong năm 2014, HOSE đã cho ra đời thêm 4 chỉ số mới là VNAllshare, VN100, VNMidcap và VNSmallcap. Tuy nhiên, vai trò của giới đầu tư nước ngoài đã có dấu hiệu suy giảm bởi mức mua ròng của họ sụt giảm mạnh trong cả 2 năm 2014 và 2015. Năm 2005 TTCK trong nước tiếp tục bị ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế thế giới như: giá dầu thế giới sụt giảm mạnh, sự phá giá đồng nhân dân tệ của chính phủ Trung Quốc. và đây cũng là năm mà số lượng công ty niêm yết trên sàn hủy niêm yết cao nhất (17 công ty). Nguyên nhân của hiện tượng này là do việc tái cấu trúc hoặc kinh doanh thua lỗ của các công ty. Chính vì thế đây cũng được xem là thời điểm sàn lọc lại chất lượng hàng hóa trên thị trường. Đà tăng trưởng của các chỉ số thống kê thị trường cũng tiếp tục được duy trì mặc dù mức gia tăng không lớn. Tình hình tích cực này được kéo dài sang đến năm 2016. Một vấn đề nổi bật khác của giai đoạn này là sự chuẩn bị cho việc đi vào hoạt động của TTCK phái sinh. Tính đến cuối năm 2016, có 320 mã cổ phiếu được niêm yết trên sàn và có 74 công ty thành viên tham gia giao dịch. Giá trị vốn hóa thị trường đạt 1.491 nghìn tỷ, chiếm 31,5% GDP của cả nước. Các chỉ số giá trên thị trường đều giữ đà tăng ổn định. Tổng giá trị giao dịch trong năm nay đạt 613.122 tỷ đồng, tăng 25,79%, đây là l năm có giá trị giao dịch cao nhất từ năm 2005 đến nay. Vào ngày 24/10/2016, HOSE tiếp tục công bố chỉ số VNX Allshare, giúp NĐT có cái nhìn tổng quát hơn về thị trường cổ phiếu niêm yết. Nguồn: Sở giao dịch chứng khoán HOSE – Báo cáo thường niên 2006 – 2016 Hình 20.3 Giao dịch ròng của NĐT nước ngoài tại HOSE giai đoạn 2006 -2016 Tóm lại, từ 2006 đến 2016 giao dịch tại SGDCK HOSE luôn phát triển mặc dù chịu sự ảnh hưởng rất nhiều từ tình hình kinh tế, chính trị cả trong và ngoài nước. HOSE luôn giữ vững được vai trò đầu tàu của mình trong khả năng huy động vốn đáp ứng sự phát triển của doanh nghiệp và của cả nền kinh tế. Tuy đã trải qua nhiều biến cố nhưng thị trường vẫn luôn phát triển mạnh. Bên cạnh sự phát triển thị trường vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết để đảm bảo cho sự phát triển bền vững trong tương lai, một trong những vấn đề quan trọng đó là sự minh bạch, công khai, công bằng trong việc công bố thông tin và giao dịch trên thị trường. -10000 -5000 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 i PHỤ LỤC 21. CÁC MỐC THAY ĐỔI VỀ QUI ĐỊNH VỐN ĐIỀU LỆ TỐI THIỂU NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH HOSE Thời gian thực thi Văn bản qui định Mức vốn tối thiểu niêm yết (tỷ đồng) Trước 12/2003 48/1998/NĐ-CP 10 12/2003 144/2003/NĐ-CP 5 04/02/2007 14/2007/NĐ-CP 80 15/09/2012 58/2012/NĐ-CP 120 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp PHỤ LỤC 22 – TỔNG HỢP KHẢ NĂNG DỰ BÁO TỶ SUẤT SINH LỜI TƯƠNG LAI CỦA CÁC CHỈ SỐ CẢM TÍNH NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG HOSE Đặc tính chứng khoán HSI_0716 HSI_0716 HSI_1016 HSI_1016 HSI_F1016 t-1 t-3 t-3 t-2 t-3 t-2 t-3 t-2 t-3 Qui mô TB x x Nhỏ x x x Thời gian NY Lâu x x x x x Biến động giá Cao x TB x x x x x x Thấp x x x Cấu trúc vốn Nợ TB x Nợ ít x x x Cấu trúc TS Nhiều TSCĐ x x x Hiệu quả KD LN cao x x x x x x x LN - TB x x x x x Hiệu quả ĐT Có cổ tức x x x x Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_ve_cam_tinh_nha_dau_tu_tren_thi_truong_ch.pdf
- 1. Đóng_góp_mới (VN).pdf
- 2. Đóng_góp_mới (EN).pdf
- 3. Danh_mục_bài_báo. docx.pdf
- 4. Tóm tắt (EN).pdf
- 5. Tóm_tắt (VN).pdf