Luận án Nghiên cứu xây dựng một số tiêu chuẩn giám định hiệu quả huấn luyện thể lực trong thời kỳ chuẩn bị của đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa
Huấn luyện (HL) thể thao là một quá trình phức tạp, thể thao thành tích cao ở nước ta hiện nay chưa được đầu tư tốt. Việc đầu tư chỉ phát triển tự phát của từng vùng miền, do vậy rất khó để xây dựng một cách khoa học, hệ thống, hoàn chỉnh một quy trình đào tạo tài năng thể thao ở các môn, trong đó công tác giám định HL vận động viên (VĐV) đóng vai trò quan trọng và được sự quan tâm của các nhà chuyên môn.
Bóng chuyền là môn thể thao được nhiều người yêu thích trên thế giới, phù hợp với mọi lứa tuổi giới tính. Bóng chuyền được chơi và tổ chức thi đấu với nhiều hình thức, nội dung khác nhau, như trong nhà, trên bãi biển, dưới nước.v.v. Thi đấu bóng chuyền nói riêng đã trở thành một hoạt động của nền văn hoá của xã hội. Tại nước ta hiện nay thi đấu bóng chuyền đỉnh cao cũng được xã hội quan tâm và theo dõi, để có một trận thi đấu bóng chuyền hay, sôi nổi, cuốn hút khán giả thì chính VĐV phải là những người ưu tú, nhiệt huyết được trang bị kỹ - chiến thuật, tâm lý, đặc biệt trong đó vấn đề về thể lực phải thật tốt, chương trình HL mang tính khoa học và chú trọng tăng cường HL thể lực đã trở thành nhận thức chung. Tuy nhiên yêu cầu hiện nay không chỉ về HL khoa học hóa mà còn là công tác bảo đảm vật chất kỹ thuật cho việc huấn luyện, công tác giám định hiệu quả trong chương trình huấn luyện.
Giám định là công việc kiểm tra, đánh giá chung với hầu hết đối tượng giám định liên quan đến sự đo lường, kiểm tra và các tiêu chuẩn đánh giá áp dụng để xác nhận chắc chắn các thông số kỹ thuật đặc trưng liên quan đến đối tượng giám định. Kết quả giám định thông thường được so sánh với các yêu cầu và tiêu chuẩn đã đưa ra nhằm xây dựng mục tiêu đã định với đối tượng giám định.
Giám định công tác quá trình HL thể lực nghĩa là giám sát để kiểm soát toàn bộ quá trình HL thể lực từ lượng vận động (LVĐ), khả năng thích nghi của VĐV đến những thay đổi về trạng thái thể lực của họ. Giám định là công việc quản lý chuyên môn khoa học giúp quản lý chặt chẽ các quá trình hoạt động và thông tin từ công tác này sẽ giúp nhà quản lý nhà đầu tư kiểm soát được chất lượng VĐV, giúp huấn luyện viên (HLV) định hướng tuyển chọn, HL, đánh giá kế hoạch, điều chỉnh HL để liên tục nâng cao thành tích chuyên môn. Việc tuyển chọn giám định HL cũng có sự khác nhau, không thể dùng một tiêu chuẩn cụ thể để làm thước đo đánh giá cho tất cả các môn thể thao, phải có các chỉ tiêu đánh giá cho từng môn thể thao cụ thể.
Theo Nguyễn Thành Lâm giám định huấn luyện thể thao là việc sử dụng các phương pháp, biện pháp, phương tiện kiểm tra, xem xét phân tích đánh giá kết quả tập luyện của vận động viên sau một quá trình huấn luyện (kiểm tra định kỳ). [31]
Có thể khẳng định rằng, kết quả của các công trình nghiên cứu trong nước đã công bố, dù ở lĩnh vực này hay lĩnh vực khác, tuy chưa nhiều song chúng là cơ sở ban đầu hết sức đáng quý, cả về mặt tư liệu lẫn về mặt định hướng và về phương pháp nghiên cứu. Song phần lớn các tác giả chỉ mới dừng lại ở mức độ xác định các chỉ tiêu, đánh giá trình độ tập luyện của vận động viên bằng phương pháp, phương tiện truyền thống.
Thực tế đào tạo VĐV bóng chuyền hiện nay tại nước ta về công tác quản lý HL và giám định khoa học vẫn còn nhiều hạn chế. Ban HL làm toàn bộ công việc từ HL chuyên môn đến đời sống sinh hoạt của VĐV, không có ban chuyên môn kiểm tra đánh giá dẫn đến trong thời gian qua trình độ bóng chuyền chuyên nghiệp của chúng ta chưa có sự chuyển biến mạnh mẽ. Đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa là một đội bóng giàu truyền thống là một trong những đội luôn ở trong nhóm sáu hạng đầu của giải vô địch Quốc gia trong 10 năm gần đây. Tuy nhiên bên cạnh thành tích đã đạt được nhưng HL thể lực vẫn còn nhiều hạn chế. Đặc biệt cho tới thời điểm hiện nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu đầy đủ về các tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện nói chung và trình độ thể lực nói riêng cho VĐV Bóng chuyền các cấp, cũng như giám sát và kiểm soát quá trình HL thể lực cho VĐV bóng chuyền ở nước ta hiện nay.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu xây dựng một số tiêu chuẩn giám định hiệu quả huấn luyện thể lực trong thời kỳ chuẩn bị của đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH & TRẦN THỊ CẢNG “NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MỘT SỐ TIÊU CHUẨN GIÁM ĐỊNH HIỆU QUẢ HUẤN LUYỆN THỂ LỰC TRONG THỜI KỲ CHUẨN BỊ CỦA ĐỘI BÓNG CHUYỀN NAM SANEST KHÁNH HÒA” LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH & TRẦN THỊ CẢNG “NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MỘT SỐ TIÊU CHUẨN GIÁM ĐỊNH HIỆU QUẢ HUẤN LUYỆN THỂ LỰC TRONG THỜI KỲ CHUẨN BỊ CỦA ĐỘI BÓNG CHUYỀN NAM SANEST KHÁNH HÒA.” Ngành: Giáo dục học Mã số: 9140101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS NGUYỄN HIỆP 2. PGS.TS ĐÀM TUẤN KHÔI TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Thuật ngữ tiếng Việt Ký hiệu viết tắt Bóng chuyền BC Câu lạc bộ CLB Chỉ số chiều cao với CSCCV Đại học TDTT ĐH TDTT Giai đoạn chuẩn bị chung GĐ CBC Giai đoạn chuẩn bị chuyên môn GĐ CBCM Huấn luyện HL Huấn luyện thể thao HLTT Huấn luyện viên HLV Khánh hòa KH Lượng vận động LVĐ Nằm ngửa gập bụng NNGB Thể dục thể thao TDTT Vận động viên VĐV DANH MỤC CÁC BẢNG BẢNG NỘI DUNG TRANG Bảng 1.1 Hệ thống đánh giá tập luyện 6 Bảng 1.2 Cường độ, số lần lập lại của LVĐ và tác dụng 21 Bảng 1.3 Tác dụng của phương pháp HL khác nhau đối với việc tăng trưởng các hệ thống năng lượng (%). 38 Bảng 1.4 Các thành phần sản sinh năng lượng trong cơ thể 40 Bảng 1.5 Mẫu phân chia thời kỳ, Giai đoạn của kế hoạch năm 42 Bảng 1.6 Nội dung huấn luyện ở thời kỳ chuẩn bị ở một số môn thể thao 45 Bảng 3.1 Tỷ lệ % thành phần đối tượng phỏng vấn thực trạng nhận thức của Ban huấn luyện các đội mạnh bóng chuyền Việt Nam về công tác giám định. 69 Bảng 3.2 Kết quả phỏng vấn thực trạng nhận thức của ban HL các đội mạnh bóng chuyền nam Việt Nam về giám định huấn luyện thể lực. Sau 70 Bảng 3.3a Kết quả phỏng vấn thực trạng công tác giám định thể lực của các đội bóng chuyền nam hạng mạnh Việt Nam. 72 Bảng 3.3b Kết quả phỏng vấn thực trạng công tác giám định thể lực của các đội bóng chuyền nam hạng mạnh Việt Nam. Sau 73 Bảng 3.4 Bảng tỷ lệ thành phần đối tượng phỏng vấn 83 Bảng 3.5 Kết quả phỏng vấn lựa chọn các test kiểm tra, đánh giá đánh giá thực trạng hình thái, thể lực, chức năng sinh lý, sinh hóa và tâm lý của đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa Sau 84 Bảng 3.6 Chỉ số, test đánh giá hình thái, thể lực, chức năng sinh lý, sinh hóa và tâm lý của VĐV Bóng chuyền nam đội Sanest Khánh Hòa. 85 Bảng 3.7 Kết quả kiểm định Wilcoxon. Sau 86 Bảng 3.8 Thực trạng hình thái của VĐV Bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa. 87 Bảng 3.9 Thực trạng thể lực của VĐV Bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa. Sau 90 Bảng 3.10 Thực trạng chức năng sinh lý, sinh hóa máu của VĐV Bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa. Sau 90 Bảng 3.11 Thực trạng tâm lý của VĐV Bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa. 93 Bảng 3.12 Kết quả so sánh các chỉ số hình thái của đội Sanest Khanh Hòa với các đội Quân Đoàn 4, tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan 99 Bảng 3.13 Kết quả so sánh các test thể lực của đội Sanest Khánh Hòa với các đội Quân Đoàn 4, tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan 100 Bảng 3.14 Kết quả so sánh các chỉ số, test chức năng sinh lý, sinh hóa máu của đội Sanest Khanh Hòa với các đội tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan 101 Bảng 3.15 Kết quả so sánh các test tâm lý của đội Sanest Khánh Hòa với tuyển Việt Nam 102 Bảng 3.16 Đề xuất thay đổi tổng quát tỷ trọng lượng vận động huấn luyện qua các giai đoạn của chu kỳ HL 1 và 2, năm 2017 Sau 107 Bảng 3.17 Đề xuất điều chỉnh lượng vận động chi tiết theo cấu trúc thời kỳ và giai đoạn của chu kỳ một trong kế hoạch huấn luyện năm 2017 của đội bóng chuyền Sanest Khánh Hòa. Sau 107 Bảng 3.18 Đề xuất điều chỉnh lượng vận động chi tiết theo cấu trúc giai đoạn của thời kỳ chuẩn bị chu kỳ một trong kế hoạch huấn luyện năm 2017 của đội bóng chuyền Sanest Khánh Hòa. Sau 107 Bảng 3.19 Đề xuất điều chỉnh lượng vận động chi tiết theo cấu trúc giai đoạn của thời kỳ thi đấu chu kỳ một trong kế hoạch huấn luyện năm 2017 của đội bóng chuyền Sanest Khánh Hòa. Sau 107 Bảng 3.20 Nhịp tăng trưởng các chỉ số hình thái cuối giai đoạn chuẩn bị chung trong thời kỳ chuẩn bị của Nam VĐV đội bóng chuyền Sanest Khánh Hòa. 108 Bảng 3.21 Nhịp tăng trưởng các chỉ số hình thái theo nhóm chủ công, phụ công, chuyền hai và libero GĐ CBC trong TK CB của Nam VĐV đội bóng chuyền Sanest Khánh Hòa. Sau 110 Bảng 3.22 Nhịp tăng trưởng các test thể lực cuối giai đoạn chuẩn bị chung trong thời kỳ chuẩn bị của Nam VĐV đội bóng chuyền Sanest Khánh Hòa. Sau 111 Bảng 3.23 Nhịp tăng trưởng các test thể lực nhóm chủ công giai đoạn chuẩn bị chung trong thời kỳ chuẩn bị của đội bóng chuyền Sanest Khánh Hòa. Sau 112 Bảng 3.24 Nhịp tăng trưởng các test thể lực nhóm phụ công giai đoạn chuẩn bị chung trong thời kỳ chuẩn bị của đội bóng chuyền Sanest Khánh Hòa. Sau 112 Bảng 3.25 Nhịp tăng trưởng các test thể lực nhóm chuyền hai và libero giai đoạn chuẩn bị chung trong thời kỳ chuẩn bị của đội bóng chuyền Sanest Khánh Hòa. Sau 113 Bảng 3.26 Nhịp tăng trưởng các chỉ số chức năng sinh lý, sinh hóa cuối giai đoạn chuẩn bị chung trong thời kỳ chuẩn bị của Nam VĐV đội bóng chuyền Sanest Khánh Hòa. Sau 113 Bảng 3.27 Nhịp tăng trưởng các chỉ số sinh lý và sinh hóa máu của nhóm chủ công, phụ công, chuyền hai và libero GĐ CBC trong thời kỳ chuẩn bị của đội bóng chuyền Sanest Khánh Hòa. Sau 113 Bảng 3.28 Nhịp tăng trưởng các test tâm lý cuối giai đoạn chuẩn bị chung trong thời kỳ chuẩn bị của Nam VĐV đội bóng chuyền Sanest Khánh Hòa. 115 Bảng 3.29 Nhịp tăng trưởng các test tâm lý của nhóm chủ công, phụ công, chuyền hai và libero GĐ CBC trong TK CB đội bóng chuyền Sanest Khánh Hòa. 116 Bảng 3.30 Nhịp tăng trưởng các chỉ số hình thái cuối giai đoạn chuẩn bị chuyên môn trong thời kỳ chuẩn bị của Nam VĐV đội bóng chuyền Sanest Khánh Hòa. 117 Bảng 3.31 Nhịp tăng trưởng các chỉ số hình thái của nhóm chủ công, phụ công, chuyền hai và libero cuối GĐ chuẩn bị chuyên môn trong thời kỳ chuẩn bị của đội bóng chuyền Sanest Khánh Hòa. 118 Bảng 3.32 Nhịp tăng trưởng các test thể lực sau giai đoạn chuẩn bị chuyên môn trong thời kỳ chuẩn bị của Nam VĐV đội bóng chuyền Sanest Khánh Hòa. Sau 119 Bảng 3.33 Nhịp tăng trưởng các test thể lực nhóm chủ công cuối giai đoạn chuẩn bị chuyên môn trong thời kỳ chuẩn bị đội bóng chuyền Sanest Khánh Hòa. Sau 120 Bảng 3.34 Nhịp tăng trưởng các test thể lực nhóm phụ công cuối giai đoạn chuẩn bị chuyên môn trong thời kỳ chuẩn bị đội bóng chuyền Sanest Khánh Hòa. Sau 120 Bảng 3.35 Nhịp tăng trưởng các test thể lực nhóm chuyền hai và libero cuối giai đoạn chuẩn bị chuyên môn trong thời kỳ chuẩn bị đội bóng chuyền Sanest Khánh Hòa. Sau 120 Bảng 3.36 Nhịp tăng trưởng các chỉ số chức năng sinh lý, sinh hóa cuối giai đoạn chuẩn bị chuyên môn trong thời kỳ chuẩn bị của Nam VĐV đội bóng chuyền Sanest Khánh Hòa. 121 Bảng 3.37 Nhịp tăng trưởng các chỉ số sinh lý và sinh hóa máu nhóm chủ công, phụ công, chuyền hai, libero cuối giai đoạn chuẩn bị chuyên môn trong thời kỳ chuẩn bị đội bóng chuyền Sanest Khánh Hòa. Sau 124 Bảng 3.38 Nhịp tăng trưởng các test tâm lý cuối giai đoạn chuẩn bị chuyên môn trong thời kỳ chuẩn bị của Nam VĐV đội bóng chuyền Sanest Khánh Hòa. 131 Bảng 3.39 Nhịp tăng trưởng các test tâm lý nhóm chủ công, phụ công, chuyền hai, libero cuối GD CBCM trong TK CB đội bóng chuyền Sanest Khánh Hòa. 132 Bảng 3.40 Kiểm định phân phối chuẩn Shapyro – Winki các chỉ số và test dùng trong giám định huấn luyện thể lực cho đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa ở thời điểm ban đầu (n=12) Sau 139 Bảng 3.41 Kiểm định phân phối chuẩn Shapyro – Winki các chỉ số và test dùng trong giám định huấn luyện thể lực cho đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa ở thời điểm cuối giai đoạn chuẩn bị chung (n=12) Sau 140 Bảng 3.42 Kiểm định phân phối chuẩn Shapyro – Winki các chỉ số và test dùng trong giám định huấn luyện thể lực cho đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa ở thời điểm cuối giai đoạn chuẩn bị chuyên môn (n=12) Sau 140 Bảng 3.43 Bảng thang điểm 10 các test thể lực thời điểm ban đầu của đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa. Sau 141 Bảng 3.44 Bảng thang điểm 10 các test thể lực thời điểm cuối GĐCBC của đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa. Sau 141 Bảng 3.45 Bảng thang điểm 10 các test thể lực cuối GĐCBCM của đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa. Sau 141 Bảng 3.46 Bảng phân loại tổng hợp các test thể lực của nam VĐV bóng chuyền Sanest Khánh Hòa 142 Bảng 3.47 Bảng vào điểm, phân loại thời điểm ban đầu của nam VĐV bóng chuyền Sanest Khánh Hòa 142 Bảng 3.48 Bảng vào điểm, phân loại thời điểm cuối giai đoạn chuẩn bị chung của nam VĐV bóng chuyền Sanest Khánh Hòa 143 Bảng 3.49 Bảng vào điểm, phân loại thời điểm cuối giai đoạn chuẩn bị chuyên môn của nam VĐV bóng chuyền Sanest Khánh Hòa. 144 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH NỘI DUNG TRANG Hình 1.1 Mối quan hệ giữa các tố chất thể lực. 18 Hình 1.2 Bài tập HL tốc độ phản xạ đơn giản 28 Hình 1.3 Bài tập HL tốc độ phản xạ phức tạp 28 Hình 1.4 Các bài tập nâng cao kỹ thuật động tác. 32 Hình 1.5 HL sức bền trong các môn bóng. 33 Hình 1.6 Các bài tập vòng tròn. 33 Hình 2.1 Test ngồi với. 62 Hình 2.2 Test chạy cây thông 63 Hình 2.3 Test Bronco square 63 Hình 2.4 Test Lăn ngã Bronco 64 Hình 2.5 Test Lăn ngã Bronco 64 Biểu đồ 1.1 Tương quan chiều cao và thành tích thi đấu các đội bóng chuyền nam hàng đầu thế giới từ Olympic 1968 đến Olympic 2012 (FIVB). 12 Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ % thành phần đối tượng phỏng vấn thực trạng nhận thức của Ban huấn luyện các đội mạnh bóng chuyền Việt Nam về công tác giám định. 70 Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ thành phần đối tượng phỏng vấn. 84 Biểu đồ 3.3 Nhịp tăng trưởng các chỉ số hình thái cuối giai đoạn chuẩn bị chung của Nam VĐV đội bóng chuyền Sanest Khánh Hòa. 110 Biểu đồ 3.4 Nhịp tăng trưởng các test thể lực cuối giai đoạn chuẩn bị chung của Nam VĐV đội bóng chuyền Sanest Khánh Hòa. 112 Biểu đồ 3.5 Nhịp tăng trưởng các chỉ số chức năng sinh lý cuối giai đoạn chuẩn bị chung của Nam VĐV đội bóng chuyền Sanest Khánh Hòa. Sau 113 Biểu đồ 3.6 Sự biến đổi các chỉ số sinh hóa máu cuối giai đoạn chuẩn bị chung của Nam VĐV đội bóng chuyền Sanest Khánh Hòa. Sau 113 Biểu đồ 3.7 Nhịp tăng trưởng các test tâm lý cuối giai đoạn chuẩn bị chung của Nam VĐV đội bóng chuyền Sanest Khánh Hòa. 115 Biểu đồ 3.8 Nhịp tăng trưởng các chỉ số hình thái cuối giai đoạn chuẩn bị chuyên môn của Nam VĐV đội bóng chuyền Sanest Khánh Hòa. 117 Biểu đồ 3.9 Nhịp tăng trưởng các test thể lực sau giai đoạn chuẩn bị chuyên môn của Nam VĐV đội bóng chuyền Sanest Khánh Hòa. Sau 119 Biểu đồ 3.10 Sự biến đổi các chỉ số chức năng sinh lý cuối giai đoạn chuẩn bị chuyên môn ... nhóm cơ lưng. Dụng cụ: Thảm cao su kích thước 1m x 2m. Phương pháp tiến hành: VĐV được kiểm tra ngồi trên thảm, chân co 900 ở khớp gối, bàn chân áp sát sàn thảm, lòng bàn tay áp chặt sau đầu, các ngón tay đan chéo vào nhau, khủy tay chạm đùi. Người giúp đỡ hỗ trợ bằng cách ngồi lên mu bàn chân, đối diện VĐV được kiểm tra, 2 tay gữ ở phần dưới cẳng chân, nhằm không cho bàn chân VĐV kiểm tra xê dịch hoặc tách ra khỏi sàn. Khi có lệnh, VĐV kiểm tra nằm ngửa, 2 bả vai chạm sàn, sau đó gập bụng chuyển thành ngồi, 2 khủy tay chạm đùi; thực hiện động tác gập dao động đến 900, mỗi lần ngả người, co bụng được tính một lần, yêu cầu VĐV làm đúng kỹ thuật, tính ố lần đạt được trong 30s. 6. Bật chắn bóng bằng 2 tay (cm): Mục đích: Đánh giá sức mạnh bộc phát cơ chân. Dụng cụ đo: Thước đo Vertec. Phương pháp thực hiên: Đứng 2 chân rộng, 2 tay ở tư thế giống động tác chắn bóng, hạ thấp trọng tâm, thực hiện đạp đất bật nhảy, thành tích là mức 2 tay chạm thước đo, thực hiện 3 lần, lấy thành tích cao nhất. 7. Bật đập bóng (cm): Mục đích: Đánh giá sức mạnh bộc phát cơ chân và thực hiện kỹ thuật đập bóng của VĐV bóng chuyền. Dụng cụ: Thước đo và máy tính. Cách thực hiện: VĐV đứng cách thước bật nhảy từ 3 – 5m, chạy đà dùng sức 1 chân giậm nhảy lên cao nhất đón bóng để đập. Thành tích là khoản cách thẳng đứng từ mặt đất đến điểm chạm cao nhất đập bóng. Người thực hiện làm 3 lần, kết quả là thành tích tốt nhất. 8. Bật nhảy 50 lần (cm): Mục đích: Đánh giá sức mạnh bền bật nhảy. Dụng cụ đo: Thước đo bật với và máy tính. Cách tiến hành: VĐV thực hiện test giống như cách thực hiện test bật cao có đà, được thực hiện bởi 3 VĐV người trước và người sau đứng theo hàng dọc thực hiện bật nhảy với lên thước đo bật nhảy liên tục 50 lần mỗi VĐV. Trong quá trình các VĐV thực hiện bật nhảy liên tục thì có 33 người xác định thành tích gồm: Người thứ nhất đứng quan sát chiều cao bật với của VĐV vừa đạt được đọc lại cho một người thứ hai ghi lại vào máy tính và người thứ ba kiểm soát người thứ nhất và người thứ hai để tránh sai sót. 9. Bật nhảy phản xạ (Drop Jump): Mục đích: Đo chiều cao bật nhảy, thời gian phản xạ khi bật, thời gian bay trên không gian (độ dừng), là các thông số rất quan trọng trong bật nhảy đập bóng và chắn bóng của các VĐV. Dụng cụ đo: Bosco Ergo Jump System, hộp cao 30cm. Phương pháp thực hiện: Đứng thẳng trên hộp, 2 tay đặt tại hông giữ tại đó trong suốt quá trình thực hiện, bước chân thuận ra khỏi hộp đặt xuống thảm cao su, chân còn lại bước theo, khi cả 2 chân chạm thảm, thực hiện gập gối, hạ trọng tâm cơ thể, bật cao mạnh và nhanh nhất có thể. Các thông số đo: Thời gian bay trên không, thời gian tiếp xúc thảm, độ cao bật nhảy. Kiểm tra 2 lần, lấy kết quả lần cao nhất. 10. Chạy 5m XPC: sân BC nhỏ, các VĐV cần năng lực tốc độ trên đoạn ngắn. 11. Chạy 10m XPC: sân BC nhỏ, các VĐV cần năng lực tốc độ trên đoạn ngắn. Mục đích: Cả hai test Chạy 5m, 10m XPC đều dùng để xác định gia tốc, đánh giá tốc độ di chuyển trên đoạn ngắn, rất cần thiết trong thi đấu BC, đồng thời là chỉ số đáng tin cậy của tốc độ, linh hoạt, nhanh nhẹn, thực hiện 3 lần, lấy thành tích cao nhất. Dụng cụ đo: bộ Mart Speed, đường chạy, vạch mức. Hình 2.12: Thiết bị Smart Speed. Phương pháp đo: Xuất phát tư thế tĩnh, chân trước chân sau, chân trước có thể nằm trên hoặc phía sau vạch xuất phát. Tư thế này phải được giữ yên trong khoảng 2 giây, thực hiện 2 lần chạy, ghi lại thành tích tốt nhất. VĐV thực hiện chạy cự ly 5m; 10m xuất phát cao, bộ Mat Speed sẽ xác định thời gian cự ly chạy 0 – 5m, 0 – 10m. 12. Ngồi Với (cm): Mục đích: Đánh giá biên độ gập thân về phía trước, VĐV ngồi bệt, duỗi thẳng gối, 2 chân áp sát vào bục gỗ, 2 bàn tay đặt chồng lên nhau, vươn tay về phía trước dọc theo thước đo trên hộp, vươn càng xa càng tốt, thực hiện 3 lần, lấy thành tích cao nhất. Dụng cụ đo: Hình 2.13: Minh họa test ngồi với. Bảng 2.12: Phân loại độ dẻo thân người trưởng thành. Nam Nữ cm inches cm inches Xếp loại > +27 > +10.5 > +30 > +11.5 Rất tốt +17 > +27 +6.5 > +10.5 +21 > +30 +8.0 > +11.5 Tốt +6 > +16 +2.5 > +6.0 +11 > +20 +4.5 > +7.5 Khá 0 > +5 0 > +2.0 +1 >+10 +0.5 > +4.0 Trung bình -8 > -1 -3.0 > -0.5 -7 > 0 -2.5 > 0 Yếu -20 > -9 -7.5 > -3.5 -15 > -8 -6.0 > -3.0 Kém < -20 <-8.0 < -15 < -6.0 (Thành tích có dấu (-) khi hai bàn tay chưa quá mũi bàn chân). 13. Ưỡn lưng (cm): Mục đích: Xác định sức mạnh lưng, một yếu tố quan trọng của thăng bằng cơ thể, tạo lực trong động tác đập bóng. Dụng cụ: - Băng ghế dài có bọc nệm, dụng cụ Trunk Flexion Meters. Phương pháp thực hiện: VĐV nằm sấp, giữ chân thẳng, 2 mũi bàn chân chạm đất, 2 tay đặt sau lưng, thực hiện ưỡn lưng và đầu càng cao càng tốt, thực hiện 3 lần, lấy thành tích cao nhất.Thành tích tính bằng thước đo từ mặt đất đến ngang cằm. Bảng 2.12: Phân loại độ ưỡn thân người trưởng thành [165]. Xếp loại (cm) Rất tốt >30 Tốt 20 - 29 Trung bình 10 - 19 Kém 9 cm 14. Linh hoạt và phản xạ chân (lần): Test di chuyển bước nhảy 9 ô trong thời gian 20 giây, đánh giá năng lực linh hoạt và phản xạ bước chân. Cách 1: chân phải nhảy từ 1 – 2 – 3 – 4 – 1 Cách 2: chân trái nhảy từ 2 – 4 – 3 – 1 – 2 Thành tích là số lần nhảy vào các ô trong thời gian 20 giây, thực hiện mỗi cách 2 lần, lấy thành tích cao nhất. 4 3 1 2 Hình 2.13: Vị trí nhảy test linh hoạt và phản xạ chân. 15. Test chạy cây thông (s): Mục đích: Đánh giá tốc độ di chuyển, khả năng xoay trở linh hoạt. G F D E B C J I A * IB = JC = BD = DF = CE = EG = 3 mét. * IJ = FG = 9 mét. * IA = AJ = 4.5 mét. Hình 2.23: Test chạy cây thông Cách thực hiện: Vận động viên đứng sau vạch xuất phát tại A chạy lên B tay hoặc chân chạm điểm B, chạy trở về A, chạm điểm A, tiếp tục chạy lên C à A à D à A à E à A à F à A à G à A kết thúc. Cách đánh giá thành tích: tính thời gian từ lúc bắt đầu di chuyển cho đến khi VĐV chạy từ điểm G về đến A. Người đo thời gian đứng ở góc sân trên vạch xuất phát, khi VĐV chạm đích thì bấm đồng hồ kết thúc. 16. Chạy 9-3-6-3-9 (s) - Địa điểm: Nhà tập Bóng chuyền - Mục đích: Đánh giá tốc độ di chuyển chuyên môn trong sân Bóng. - Dụng cụ: Sân Bóng chuyền và đồng hồ bấm giờ, sổ ghi chép. - Cách thực hiện: Sinh viên đứng ở vạch cuối sân Bóng chuyền khi nghe hiệu lệnh thì chạy tốc độ tay chạm vạch 9m giữa sân, sau đó di chuyển ngược lại chạm vào vạch 3m, tiếp tục chạm vào vạch 3m sân bên kia và chạy lên chạm vạch giữa sân, sau đó chạy kết thúc về phía sân bên kia. Kết quả đo bằng giây. 17. Test di động biến hướng (s): Mục đích: Đánh giá khả năng linh hoạt, di động biến hướng nhanh. Phương pháp tiến hành: Điểm mốc là 3 vạch song song, cách nhau 5 mét, VĐV xuất phát ở vạch trung tâm, khi có hiệu lệnh, VĐV di chuyển sáng phải, tay hay chân phải chạm vạch, di chuyển về vạch trung tâm, đổi hướng di động khi qua vạch giữa, chạm vạch bên trái, di chuyển ngang trong bóng chuyền. Thực hiện càng nhanh càng tốt. Thực hiện 3 lần, kết quả là thành tích tốt nhất. 18. Test Bronco square: x a d c b Hình 2.20: Hình minh họa Test Bronco square Mô tả: VĐV thực hiện theo trình tự sau: Bắt đầu: VĐV bắt đầu ở tư thế phòng thủ ở điểm trung tâm của sân, tay chạm điểm mốc và thực hiện kỹ thuật lăn ngã khi có hiệu lệnh xuất phát. Chạy đến a thực hiện kỹ thuật lăn ngã. Chạy đến b thực hiện kỹ thuật lăn ngã. Chạy đến c thực hiện bật chắn 3 lần liên tục trên lưới. Thực hiện chạy đà đập bóng số 4 một lần tại c Chạy đến d thực hiện 3 lần bật chắn. Thực hiện chạy đà đập bóng số 2 một lần tại d. Chạy về điểm xuất phát/ kết thúc chạm tay vào điểm trung tâm. Những điều lưu ý: Bắt đầu và kết thúc đồng hồ bấm giây khi VĐV chạm điểm trung tâm. Gối VĐV phải chạm sàn khi thực hiện KT lăn ngã. Thời gian nghỉ giữa 2 lần kiểm tra là 45 giây. Thời gian tham khảo: 18 -> 24 giây (Liên đoàn bóng chuyền Mỹ) 19. Test Lăn ngã Bronco: x a b Hình 2.21: Hình minh họa Test Lăn ngã Bronco Mô tả: Thực hiện theo trình tự sau: Bắt đầu: Ở tư thế phòng thủ, chạm điểm mốc (điểm trung tâm) và thực hiện kỹ thuật lăn ngã, chạy đến a thực hiện kỹ thuật lăn ngã 1 lần, chạy đế b thực hiện kỹ thuật lăn ngã 1 lần, chạy về chạm điểm xuất phát/ kết thúc. Những điểm lưu ý Bắt đầu và kết thúc đồng hồ bấm khi VĐV chạm điểm mốc. Nghỉ 30 giây giữa 2 lần kiểm tra. Kết quả là giá trị trung bình của 2 lần kiểm tra. Kết quả tham khảo: 6.5 à 8,0 giây. b a 20. Test chắn bóng Bronco Hình 2.22: Hình minh họa Test Lăn ngã Bronco Bắt đầu: Ở tư thế phòng thủ, tay chạm điểm mốc và thực hiện kỹ thuật lăn ngã khi có hiệu lệnh xuất phát, sau đó chạy đến a thực hiện chắn bóng 3 lần liên tiếp, chạy đến b thực hiện chắn bóng 3 lần liên tiếp, chạy về chạm điểm xuất phát/ kết thúc. Những điểm lưu ý: Thời gian bắt đầu và kết thúc đồng hồ bấm giây khi VĐV chạm điểm trung tâm. Bật chắn hết sức (Có 2 người cầm bóng ở 2 điểm bật chắn, độ cao của bóng = chiều cao + 45cm cho nhóm libero và chuyền 2; chiều cao cơ thể + 50cm cho nhóm tấn công, người thực hiện chạm bóng bằng 2 tay). Nghỉ 30s giữa 2 lần kiểm tra. Kết quả là trung bình cộng của 2 lần kiểm tra. Kết quả tham khảo: 7,5 -> 9,5s. 21. Test Cooper (m): Mục đích: Đánh giá năng lực hoạt động của VĐV trong 12 phút, đánh giá năng lực hệ thống tuần hoàn hô hấp, năng lực cơ thể hoạt động hiếu khí (sức bền). Dụng cụ: Đồng hồ bấm giờ và các cột mốc đánh dấu cự ly (50m đánh dấu một cột mốc) Phương pháp tiến hành: VĐV vào vị trí xuất phát. Khi có hiệu lệnh xuất phát mỗi VĐV chạy suốt 12 phút tính quãng đường VĐV chạy được. Hình 2.13: Test Cooper (m) 22. Test 505 test: Mục đích: Đây là test đánh giá sức nhanh và khả năng quay 1800) của hai chân khi chay. Dụng cụ: Market, đường chạy, thước dây, đồng hồ, giấy bút ghi chép. Phương pháp tiến hành: Đặt các Marker theo hình vẽ. VĐV xuất phát tại vị trí A chạy tốc độ cao đến vị trí C, thời gian được tính khi chạy qua điểm B (từ A đến B để bắt tốc độ cao), khi đến C quay lại chạy về B, kết thúc. Thực hiện 2 lần lấy thành tích cao nhất. Hình 2.14: Ảnh minh họa 505 tes 23. T test (s): Mục đích: Đánh giá khả năng linh hoạt, chuyển hướng của VĐV. Phương pháp thực hiện: Dùng máy đo tốc độ đoạn để tiến hành kiểm tra (đặt cổng xuất phát và đích theo quy định) Đặt các cọc theo hình vẽ (điểm tính thời gian đặt tại vị trí A). VĐV xuất phát tại vị trí A chạy nhanh đến (B) tay chạm đáy cọc; di chuyển ngang tới (C) tay chạm đáy cọc, tiếp tuc di chuyển ngang đến (D) tay chạm đáy cọc, sau đó di chuyển ngang về (B) tay chạm cọc và chạy lui về (A), kết thúc. Thực hiện 2 lần lấy thành tích cao nhất. Hình 2.15: Ảnh minh họa T test Phụ lục 15: Đề xuất điều chỉnh tỷ trọng lượng vận động chi tiết trong huấn luyện trong VĐV Bóng chuyền theo thời kỳ, giai đoạn, tuần và giáo án tập của chu kỳ I trong kết hoạch huấn luyện năm 2017 của đội nam bóng chuyền Sanest Khánh Hòa Phụ lục 16: Đề xuất điều chỉnh tỷ trọng lượng vận động chi tiết trong huấn luyện trong VĐV Bóng chuyền theo thời kỳ, giai đoạn, tuần và giáo án tập của chu kỳ II trong kết hoạch huấn luyện năm 2017 của đội nam bóng chuyền Sanest Khánh Hòa
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_xay_dung_mot_so_tieu_chuan_giam_dinh_hieu.doc
- Toan van LATS cua NCS Tran Thi Cang.pdf
- Tom tat LATS cua NCS Tran Thi Cang.doc
- Trang thong tin LATS của NCS Tran Thi Cang.doc