Luận án Phân tích các nhân tố tác động đến thu nhập của hộ sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh - Nghiên cứu trường hợp hộ sản xuất Chả mực Hạ Long

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và biến đổi khí hậu sâu rộng như hiện nay, xu

hướng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, kể cả ở thị trường nội địa lẫn

xuất khẩu ngày càng gia tăng, do đó, phát triển sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn

thực sự trở thành vấn đề cấp thiết. Mô hình phát triển nông nghiệp theo hướng nông

sản sạch dưới hình thức sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý (CDĐL) trong những thập niên

gần đây nhận được sự quan tâm lớn tại nhiều thị trường trên thế giới, như Châu Âu

(cuối những năm 90), Malaysia (từ năm 2002), Nhật Bản (năm 2005), ASEAN và

Trung Quốc (năm 2006) hay GlobalGap Thái Lan (năm 2007).

Thực tế cho thấy, việc phát triển sản xuất sản phẩm mang CDĐL đã mang lại

những lợi ích đáng kể không chỉ về mặt kinh tế cho các hộ sản xuất và ngân sách

địa phương mà còn giúp duy trì và phát huy các giá trị truyền thống quý báu của

nhiều vùng miền. Việt Nam cũng coi đây là hướng đi đúng đắn cần được chú trọng

đầu tư nhằm đảm bảo tính hiệu quả và bền vững trong sản xuất nông nghiệp cho

các hộ sản xuất. Đến nay, với gần 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sở hữu trí

tuệ (SHTT), Việt Nam luôn xác định CDĐL là một giải pháp quan trọng trong xây

dựng thương hiệu cho sản phẩm nhằm nâng cao giá trị kinh tế và hiệu quả sản

xuất, từ đó, giúp cải thiện thu nhập cho hộ sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, bảo

hộ CDĐL giúp tạo ra sức ép xã hội lớn hơn đối với nạn hàng giả, hàng nhái, song

song với đó là nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng cũng như người sản xuất,

kinh doanh.

Nhận thức được lợi ích đáng kể và tác động tích cực của hoạt động sản xuất sản

phẩm mang CDĐL trên các phương diện kinh tế – xã hội – văn hóa, rất nhiều tỉnh

thành trong cả nước đã nỗ lực xúc tiến xây dựng hồ sơ và xin giấy chứng nhận bảo

hộ cho đặc sản mang CDĐL của địa phương mình. Theo số liệu thống kê của Cục

SHTT, tính đến tháng 10/2019, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH & CN) Việt Nam

đã cấp chứng nhận bảo hộ cho 76 sản phẩm mang CDĐL bao gồm 70 sản phẩm của

Việt Nam và 6 sản phẩm của nước ngoài. Cùng trong xu hướng đó của thế giới cũng

như của Việt Nam, tỉnh Quảng Ninh đã và đang tập trung đầu tư nhiều nguồn lực mũi2

nhọn cho phát triển chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP), trong đó

các sản phẩm mang CDĐL được xác định đóng vai trò then chốt. Tính đến cuối năm

2016, Quảng Ninh đã đăng ký bảo hộ CDĐL thành công cho bốn sản phẩm tiêu biểu

của tỉnh bao gồm: Chả mực Hạ Long, Mai vàng Yên Tử, Ngán Quảng Ninh và Sá

Sùng Vân Đồn. Có thể nói, việc ghi danh trên bản đồ CDĐL quốc gia đã góp phần

tác động tích cực tới hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm mang CDĐL trên

địa bàn tỉnh. Theo đó, thương hiệu sản phẩm ngày càng vươn xa, thị trường tiêu thụ

dần được mở rộng. Bên cạnh đó, số lượng lao động và cơ sở chế biến cũng như thu

nhập của hộ sản xuất sản phẩm mang CDĐL tại Quảng Ninh đều có sự gia tăng qua

các năm.

pdf 182 trang kiennguyen 6160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Phân tích các nhân tố tác động đến thu nhập của hộ sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh - Nghiên cứu trường hợp hộ sản xuất Chả mực Hạ Long", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Phân tích các nhân tố tác động đến thu nhập của hộ sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh - Nghiên cứu trường hợp hộ sản xuất Chả mực Hạ Long

Luận án Phân tích các nhân tố tác động đến thu nhập của hộ sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh - Nghiên cứu trường hợp hộ sản xuất Chả mực Hạ Long
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH 
––––––––––––––––––––––––––– 
NGUYỄN VÂN THỊNH 
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU NHẬP 
CỦA HỘ SẢN XUẤT SẢN PHẨM MANG CHỈ DẪN ĐỊA LÝ 
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH 
Nghiên cứu trường hợp hộ sản xuất Chả mực Hạ Long 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ 
THÁI NGUYÊN - 2021 
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH 
––––––––––––––––––––––––––– 
NGUYỄN VÂN THỊNH 
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU NHẬP 
CỦA HỘ SẢN XUẤT SẢN PHẨM MANG CHỈ DẪN ĐỊA LÝ 
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH 
Nghiên cứu trường hợp hộ sản xuất Chả mực Hạ Long 
Ngành: Quản lý kinh tế 
Mã số: 934 04 10 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ 
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 
PGS.TS. NGUYỄN KHÁNH DOANH 
THÁI NGUYÊN - 2021
i 
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi là Nguyễn Vân Thịnh, nghiên cứu sinh khóa 6, Trường Đại học Kinh 
tế & Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên, chuyên ngành Quản lý Kinh 
tế. Tôi xin cam đoan: 
1. Bản Luận án này do cá nhân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn 
của PGS.TS Nguyễn Khánh Doanh. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ 
nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam. 
2. Các số liệu và kết quả trình bày trong Luận án này là trung thực và 
khách quan. 
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam 
kết này. 
 Thái Nguyên, tháng 6 năm 2021 
 Người viết cam đoan 
 Nguyễn Vân Thịnh 
ii 
LỜI CẢM ƠN 
Để có được những kết quả như ngày hôm nay, tôi xin trân trọng cảm ơn 
Đảng ủy, Ban Giám hiệu, BCN khoa Quản lý – Luật, các Phòng, Khoa, Bộ môn 
và tập thể cán bộ, giảng viên Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh 
– Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và 
nghiên cứu. 
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn, 
PGS.TS Nguyễn Khánh Doanh, người đã dành nhiều thời gian tận tình chỉ bảo, định 
hướng và khuyến khích tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện Luận án. 
Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo và chuyên viên Phòng Kinh tế – 
UBND TP Hạ Long, Sở Công thương, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông 
nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh, Hội sản xuất và kinh doanh 
Chả mực Hạ Long, Phòng Kinh tế thị xã Quảng Yên đã hỗ trợ, giúp đỡ và tạo 
điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu. 
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các Thầy, Cô trong Hội 
đồng bảo vệ đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho Luận án. 
Trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện Luận án, tôi đã nhận được sự động 
viên, chia sẻ, giúp đỡ của gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp. Tôi xin 
được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc. 
Xin trân trọng cảm ơn! 
 Thái Nguyên, tháng 6 năm 2021 
 Nghiên cứu sinh 
 Nguyễn Vân Thịnh 
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 
iii 
Chữ viết tắt Tên đầy đủ tiếng Anh Tên đầy đủ tiếng Việt 
CASRAD Center for Agrarian 
Systems Research and 
Development 
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hệ 
thống Nông nghiệp 
CDĐL Chỉ dẫn địa lý 
EFA Exploratory Factor 
Analysis 
Phương pháp phân tích nhân tố khám phá 
FAC Factor Nhân tố 
GI Geographical Indication Chỉ dẫn địa lý 
HSXKD Hội sản xuất và kinh doanh 
INAO The National Institute of 
Origin and Quality 
Viện quốc gia về chất lượng và nguồn gốc 
(của Pháp) 
KH & CN Khoa học và Công nghệ 
KHKT Khoa học Kỹ thuật 
NN & PTNT Nông nghiệp & Phát triển nông thôn 
OCOP One Commune One 
Product 
Chương trình mỗi xã, phường một sản 
phẩm 
OLS Ordinary Least Squares Phương pháp bình phương nhỏ nhất 
SHCN Sở hữu công nghiệp 
SHTT Sở hữu trí tuệ 
TGXXHH Tên gọi xuất xứ hàng hóa 
TP Thành phố 
TRIPs Trade-Related Aspects of 
Intellectual Property Rights 
Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến 
thương mại của quyền sở hữu trí tuệ 
UBND Ủy ban Nhân dân 
VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm 
WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới 
MỤC LỤC 
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i 
iv 
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii 
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................... ii 
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii 
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... viii 
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. ix 
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1 
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 2 
2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................... 2 
2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 3 
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài .......................................................... 3 
3.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................... 3 
3.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 3 
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................ 3 
5. Đóng góp của luận án .............................................................................................. 4 
6. Bố cục của luận án .................................................................................................. 5 
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ...................................... 6 
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ....................................................................... 6 
1.1.1. Tác động của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đối với kinh tế - xã hội:.............. 6 
1.1.2. Các nhân tố tác động đến thu nhập của hộ sản xuất nói chung, hộ sản xuất 
sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý nói riêng ........................................................... 9 
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ....................................................................... 14 
1.2.1. Sinh kế của hộ sản xuất nông nghiệp nói chung, hộ sản xuất sản phẩm mang 
chỉ dẫn địa lý nói riêng dưới góc nhìn kinh tế học ......................................... 14 
1.2.2. Các nhóm yếu tố chính ảnh hưởng đến sinh kế của hộ sản xuất .................... 16 
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC 
ĐỘNG ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ SẢN XUẤT SẢN PHẨM MANG 
CHỈ DẪN ĐỊA LÝ ........................................................................................ 21 
2.1. Cơ sở lý luận về các nhân tố tác động đến thu nhập của hộ sản xuất sản phẩm 
mang chỉ dẫn địa lý ........................................................................................ 21 
2.1.1. Khái niệm về chỉ dẫn địa lý và sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý ....................... 21 
2.1.2. Đặc điểm của chỉ dẫn địa lý và sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý ...................... 23 
v 
2.1.3. Vai trò của chỉ dẫn địa lý và sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý ........................... 26 
2.1.4. Những vấn đề lý luận cơ bản về thu nhập của hộ sản xuất sản phẩm mang 
chỉ dẫn địa lý .................................................................................................. 28 
2.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn 
địa lý ............................................................................................................... 31 
2.2. Cơ sở thực tiễn về các nhân tố tác động đến thu nhập của hộ sản xuất sản phẩm 
mang chỉ dẫn địa lý ........................................................................................ 36 
2.2.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới .............................................. 36 
2.2.2. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước ............................................ 40 
2.2.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Quảng Ninh ..................................................... 43 
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 45 
3.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 45 
3.2. Cách tiếp cận ...................................................................................................... 47 
3.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 49 
3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin ...................................................................... 49 
3.3.2. Phương pháp phân tích thông tin .................................................................... 54 
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU NHẬP 
CỦA HỘ SẢN XUẤT CHẢ MỰC HẠ LONG .......................................... 61 
4.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu ............................................................................. 61 
4.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................................... 62 
4.1.2. Khí hậu ............................................................................................................ 62 
4.1.3. Dân số và lao động .......................................................................................... 63 
4.1.4. Tài nguyên thiên nhiên .................................................................................... 66 
4.1.5. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................ 67 
4.2. Khái quát về Chả mực Hạ long .......................................................................... 67 
4.2.1. Lịch sử hình thành và danh tiếng sản phẩm .................................................... 67 
4.2.2. Quy trình sản xuất ........................................................................................... 69 
4.2.3. Quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh Chả mực Hạ Long ...... 74 
4.3. Thực trạng sản xuất và thu nhập của các hộ sản xuất Chả mực Hạ Long ......... 77 
4.3.1. Số lượng các cơ sở sản xuất Chả mực Hạ Long giai đoạn 2013 – 2019 ........ 79 
vi 
4.3.2. Năng suất lao động, chi phí sản xuất và thị trường tiêu thụ của hộ sản xuất 
Chả mực Hạ Long giai đoạn 2013 - 2019 ...................................................... 81 
4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ sản xuất chả mực trên địa bàn tỉnh 
Quảng Ninh .................................................................................................... 93 
4.4.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha .. ... o nhất. 
 (1: Hoàn toàn Không; 2: Hầu như Không; 3: Ít tác động; 4: Tác động nhiều; 5: 
Tác động rất lớn) 
Tiêu chí Mức độ tác động 
1 2 3 4 5 
1. Tuổi của chủ hộ 
2. Kinh nghiệm sản xuất 
3. Trình độ học vấn 
4. Số lượng lao động trong hộ 
5. Vốn đầu tư 
6. Vị trí đất sản xuất kinh doanh của hộ 
7. Điều kiện tự nhiên 
8. Hệ thống giao thông 
9. Sự quản lý của các cơ quan nhà nước 
10. Sự tham gia vào các tổ chức, lớp tập huấn 
11. Xu hướng tiêu dùng 
12. Thị trường tiêu thụ sản phẩm 
13. Mức sẵn lòng chi trả của khách hàng 
14. Hoạt động quảng bá, xây dựng phát triển 
thương hiệu, xúc tiến thương mại 
15. Tiến bộ khoa học kỹ thuật 
16. Hoạt động của HSXKD Chả mực Hạ Long 
17. Chính sách về bảo hộ CDĐL 
18. Chi phí sản xuất 
19. Năng suất lao động 
2.9. Xin Anh/chị cho biết CHI PHÍ phát sinh bình quân năm đối với hoạt động sản 
xuất Chả mực của gia đình anh/chị? 
ĐVT: Triệu đồng/ năm 
Năm 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 
1. Chi phí nhân công 
2. Chi phí đầu tư 
3. Chi phí nguyên vật liệu 
4. Chi phí vận chuyển 
5. Chi phí điện nước 
6. Chi phí lưu 
7. Chi phí quản lý kho 
8. Chi phí thuê cửa hàng 
9. Chi phí thuế 
10. Lãi vay 
11. Chi phí khác 
2.10. Xin cho biết Chi phí sinh hoạt bình quân mỗi năm của gia đình anh/chị? 
 triệu đồng/năm 
2.11. Đánh giá của anh/chị về SỰ THAY ĐỔI về sản lượng, giá bán và thu nhập của 
gia đình anh/chị SAU KHI Chả mực Hạ Long được công nhận chỉ dẫn địa lý? 
Sản lượng:  Tăng  Không đổi  Giảm 
Giá bán:  Tăng  Không đổi  Giảm 
Thu nhập:  Tăng  Không đổi  Giảm 
2.12. Xin Anh/chị cho biết Quy trình khai thác, chế biến, sản xuất Chả mực thay đổi 
như thế nào SAU KHI Chả mực Hạ Long được công nhận chỉ dẫn địa lý? 
 Khắt khe hơn  Dễ dàng hơn  Không đổi 
2.13. Theo Anh/chị, chứng nhận CDĐL cấp cho Chả mực Hạ Long có tác động như 
thế nào đối với hoạt động sản xuất sản phẩm Chả mực trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh? 
Vui lòng tích vào (các) ô tương ứng: 
 Tác động tích cực đến hình ảnh của sản phẩm 
 Làm tăng số lượng người mua sản phẩm 
 Làm Giá bán Chả mực nhìn chung CAO HƠN so với trước 
 Làm Giá bán của Chả mực Hạ Long CAO HƠN hẳn so với các sản phẩm 
cùng loại 
 Khiến tình trạng Hàng giả, Hàng nhái gia tăng 
 Đòi hỏi chi phí sản xuất cao hơn (nhằm cạnh tranh và đảm bảo các tiêu 
chí như với Chả mực Hạ Long) 
 Làm ít khách hàng đi (đối với các loại Chả mực không có CDĐL) 
 Chả mực không có CDĐL khó được tiêu thụ hơn 
 Các tác động khác (nếu có xin vui lòng ghi rõ): 
..
.................................... 
2.14. Khi tham gia sản xuất Chả mực Hạ Long, anh/chị thấy mình được hưởng 
những lợi thế gì so với những hộ sản xuất chả mực khác trên địa bàn tỉnh? 
 Được hỗ trợ về vốn, kỹ thuật và quảng bá, phát triển thương hiệu 
 Có thể bán sản phẩm với mức giá cao hơn 
 Thu hút được nhiều hơn lượng khách hàng sẵn lòng chi trả 
 Được chính quyền và HSXKD bảo vệ quyền lợi 
 Không được hỗ trợ gì 
 Ý kiến khác (vui lòng ghi rõ): 
..
................................... 
2.15. Khi sản xuất Chả mực Hạ Long, anh/chị gặp phải những rào cản, khó khăn gì? 
 Chi phí đầu tư cao để đáp ứng các yêu cầu khắt khe về sản phẩm 
 Tình trạng hàng nhái, hàng kém chất lượng gia tăng làm ảnh hưởng 
 đến hình ảnh sản phẩm 
 Phụ thuộc rất lớn vào nguồn mực nguyên liệu 
 Giá thành không cạnh tranh so với các sản phẩm cùng loại 
 Ý kiến khác (vui lòng ghi rõ): 
..
.............................. 
2.16. Sau khi Chả mực Hạ Long được công nhận CDĐL, gia đình anh/chị gặp khó khăn 
gì trong hoạt động sản xuất Chả mực (đối với hộ sản xuất Chả mực thông thường)? 
 Chi phí đầu tư cao hơn để đảm bảo các tiêu chí đạt bằng hoặc gần với của 
Chả mực 
 Hạ Long 
 Lượng khách hàng giảm đi (do chuyển sang dùng Chả mực Hạ Long) 
 Khó tăng giá bán dù chi phí đầu vào tăng 
 Không/ Ít nhận được sự hỗ trợ từ các cơ quan có thẩm quyền (so với các 
hộ sản xuất Chả mực Hạ Long) 
 Ý kiến khác (vui lòng ghi rõ): 
..
.............................. 
Câu 2.17a. Cơ sở sản xuất Chả mực của gia đình Anh/ chị có biết và có tham gia 
HSXKD không? 
 Có biết và có tham gia 
 Có biết nhưng không tham gia 
 Không biết 
Câu 2.17b. Vui lòng cho biết lý do cơ sở sản xuất của Anh/ chị Không tham gia 
HSXKD? 
 Không biết thông tin 
 Không có nhu cầu 
 Không đáp ứng tiêu chí thành viên để tham gia 
Câu 2.18a: Anh/chị vui lòng cho biết HSXKD và các cơ quan quản lý có những chính 
sách hỗ trợ như thế nào với thành viên của hội? (ví dụ: về vốn, kỹ thuật, phương tiện, 
lớp tập huấn, hoạt động quảng bá) 
 Không có chính sách hỗ trợ gì (từ sau khi được công nhận CDĐL) 
 Hỗ trợ về vốn và kỹ thuật 
 Hỗ trợ hoạt động bảo hộ, quảng bá, phát triển thương hiệu 
 Hỗ trợ về cơ sở hạ tầng 
 Ý kiến khác (vui lòng ghi rõ): 
..
................................... 
Câu 2.18b: Những chính sách đó có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động sản xuất 
Chả mực của hộ gia đình Anh/chị? 
 Làm Thuận lợi hơn  Gây Khó khăn hơn  Không ảnh hưởng gì 
Xin chân thành Cảm ơn Anh/chị! 
PHIẾU KHẢO SÁT (Số 2) 
Tôi đang thu thập thông tin để thực hiện đề tài nghiên cứu về “Mức sẵn lòng 
chi trả cho sản phẩm Chả mực được sản xuất tại tỉnh Quảng Ninh”. Rất mong sự 
hợp tác chia sẻ của quý Anh/Chị. Những thông tin Anh/Chị chia sẻ sẽ được bảo mật 
và chỉ được sử dụng để phục vụ cho nghiên cứu này. 
Phần 1: Thông tin chung về khách hàng 
+) Tên chủ hộ: ................................................................ Giới tính: ........................... 
+) Tuổi chủ hộ: .............................................................. SĐT: .................................. 
+) Trình độ học vấn của chủ hộ: .............................................................................. 
+) Nơi cư trú thường xuyên:  
Phần 2: Mức sẵn lòng chi trả cho sản phẩm Chả mực 
2.1. Anh/chị vui lòng cho biết tần suất mua sản phẩm Chả mực của gia đình? 
 Rất thường xuyên  Thi thoảng  Hiếm khi  Lần đầu tiên 
2.2a. Anh/ chị mua Chả mực với mục đích gì? 
 Để làm thức ăn cho gia đình  Làm hàng ăn/ kinh doanh 
 Làm quà tặng  Ăn cho biết vì nghe danh tiếng đã lâu 
2.2b. Anh/ chị thường mua Chả mực với số lượng ra sao? 
 0,5-1kg/ lần  2-4 kg/ lần  5kg trở lên/ lần 
2.3. Anh/chị thường mua loại Chả mực nào? 
 Chả mực Hạ Long  Chả mực Vân Đồn  Chả mực Quảng Yên 
2.4. Khi mua Chả mực, Anh/ chị đánh giá mức độ quan trọng của các tiêu chí sau ra 
sao (vui lòng đánh số theo thứ tự tăng dần, trong đó 1 tương ứng với mức quan trọng 
nhất) 
 Giá bán cạnh tranh 
 Chất lượng của sản phẩm, đặc biệt là vấn đề VSATTP 
 Hình thức bao bì, nhãn mác của sản phẩm 
 Thương hiệu, danh tiếng của sản phẩm 
 Sự thuận tiện, thói quen mua hàng 
 Mối quan hệ với người bán, thái độ phục vụ 
 Yêu cầu của khách hàng (đối với những người kinh doanh dịch vụ hàng ăn) 
2.5. Anh/ chị có biết thông tin về việc Chả mực của Tp Hạ Long được công nhận bảo 
hộ Chỉ dẫn địa lý (CDĐL) hay không? 
 Không biết  Có biết  Có nghe nói nhưng không để tâm lắm 
2.6. Hành vi tiêu dùng Chả mực của anh/chị thay đổi như thế nào sau khi Chả mực 
Hạ Long được công nhận CDĐL? 
 Chỉ tin dùng và tìm mua Chả mực Hạ Long 
 Hạn chế mua các loại Chả mực không có CDĐL “Hạ Long” 
 Không thay đổi so với trước đó 
2.7. Anh/ chị đánh giá như thê nào về chất lượng và giá bán của Chả mực Hạ Long 
so với các loại Chả mực khác? 
 Không có sự khác biệt đáng kể về chất lượng trong khi giá bán cao hơn hẳn. 
 Chất lượng Chả mực của một số hộ sản xuất cá thể tại Tp Hạ Long không có gì 
hơn, thậm chí không bằng Chả mực ở một số nơi khác trong tỉnh nhưng vẫn được 
hưởng lợi vì nằm trong khu vực sở hữu CDĐL. 
 Chả mực Hạ Long tại các cơ sở sản xuất nổi tiếng thực sự thơm ngon, đảm bảo 
VSATTP, tương xứng với mức giá bán cao hơn. 
2.8. Anh/chị có sẵn lòng trả mức giá cao hơn (15-20%) cho sản phẩm Chả mực Hạ 
Long chính hiệu, đảm bảo VSATTP hay không? 
 Sẵn lòng. Vì sức khỏe của gia đình khi tiêu dùng sản phẩm mới là điều quan trọng 
nhất. 
 Sẵn lòng, đặc biệt khi mua làm quà biếu hoặc làm cơm đãi khách. 
 Tùy trường hợp. Thông thường sẽ lựa chọn mua Chả mực (không mang CDĐL) 
của những cơ sở uy tín vì giá thấp hơn khá nhiều mà chất lượng vẫn đảm bảo. 
 Tùy trường hợp. Không nhiều khách hàng (đặc biệt là khách du lịch) không phân 
biệt được Chả mực Hạ Long với chả mực thông thường trên bàn ăn. 
Xin chân thành Cảm ơn Anh/chị! 
TÌNH HÌNH ĐĂNG KÝ VÀ CẤP CHỨNG NHẬN CHỈ DẪN ĐỊA LÝ Ở VIỆT 
NAM GIAI ĐOẠN 1997-2016 
Năm 
Đơn 
Tổng 
Số đơn 
Văn bằng 
được cấp Tổng số Văn 
bằng được 
cấp Việt Nam Nước ngoài Việt Nam 
Nước 
ngoài 
1997 01 05 06 - - - 
1998 - 01 01 - - - 
2000 01 - 01 - - - 
2001 02 01 03 02 - 02 
2002 02 - 02 - 01 01 
2003 12 - 12 - - - 
2004 03 - 03 - - - 
2005 02 - 02 01 - 01 
2006 04 01 05 02 - 02 
2007 03 01 04 06 01 07 
2008 07 01 08 02 - 02 
2009 06 - 06 03 - 03 
2010 07 - 07 05 01 06 
2011 05 01 06 05 - 05 
2012 07 - 07 05 - 05 
2013 03 01 04 06 - 06 
2014 02 - 02 05 01 06 
2015 04 03 07 01 - 01
2016 09 - 09 05 02 07 
Tổng 80 15 95 48 06 54 
(Nguồn: Cục SHTT Việt Nam, tháng 2/2017) 
DANH SÁCH CHỈ DẪN ĐỊA LÝ ĐƯỢC BẢO HỘ TẠI VIỆT NAM 
(cập nhật đến tháng 6/2018) 
STT 
(theo trình tự 
số CDĐL) 
Chỉ dẫn địa lý Sản phẩm 
1 Phú Quốc Nước mắm 
2 Mộc Châu Chè Shan tuyết 
3 Cognac Rượu mạnh 
4 Buôn Ma Thuột Cà phê nhân 
5 Đoan Hùng Bưởi quả 
6 Bình Thuận Quả thanh long 
7 Lạng Sơn Hoa hồi 
8 Pisco Rượu 
9 Thanh Hà Quả vải thiều 
10 Phan Thiết Nước mắm 
11 Hải Hậu Gạo Tám Xoan 
12 Vinh Quả cam 
13 Tân Cương Chè 
14 Hồng Dân Gạo Một Bụi Đỏ 
15 Lục Ngạn Vải Thiều 
16 Hòa Lộc Xoài Cát 
17 Đại Hoàng Chuối Ngự 
18 Văn Yên Quế vỏ 
19 Hậu Lộc Mắm tôm 
20 Huế Nón lá 
21 Bắc Kạn Hồng không hạt 
22 Phúc Trạch Quả bưởi 
23 Scotch whisky Rượu mạnh 
24 Tiên Lãng Thuốc lào 
STT 
(theo trình tự 
số CDĐL) 
Chỉ dẫn địa lý Sản phẩm 
25 Bảy Núi Gạo Nàng Nhen Thơm 
26 Trùng Khánh Hạt dẻ 
27 Bà Đen Mãng cầu (Na) 
28 Nga Sơn Cói 
29 Trà My Quế vỏ 
30 Ninh Thuận Nho 
31 Tân Triều Bưởi 
32 Bảo Lâm Hồng không hạt 
33 Bắc Kạn Quýt 
34 Yên Châu Xoài tròn 
35 Mèo Vạc Mật ong bạc hà 
36 Bình Minh Bưởi Năm Roi 
37 Hạ Long Chả mực 
38 Bạc Liêu Muối ăn 
39 Luận Văn Quả bưởi 
40 Yên Tử Hoa Mai Vàng 
41 Quảng Ninh Con Ngán 
42 Isan Thái Lan Tơ tằm truyền thống 
43 Điện Biên Gạo 
44 Vĩnh Kim Vú sữa Lò Rèn 
45 Quảng Trị Tiêu 
46 Cao Phong Cam quả 
47 Vân Đồn Sá sùng 
48 Long Khánh Quả chôm chôm 
49 Ngọc Linh Sâm củ 
50 Vĩnh Bảo Thuốc lào 
STT 
(theo trình tự 
số CDĐL) 
Chỉ dẫn địa lý Sản phẩm 
51 Thường Xuân Quế 
52 Hà Giang Cam sành 
53 Kampong Speu Đường thốt nốt (Cam-pu-chia) 
54 Kampot Hạt tiêu (Cam-pu-chia) 
55 Hưng Yên Nhãn lồng 
56 Quản Bạ Hồng không hạt 
57 Xín Mần Gạo tẻ già dui 
58 Sơn La Cà phê 
59 Ninh Thuận Thịt cừu 
60 Thẩm Dương Gạo nếp Khẩu Tan Đón 
61 Mường Lò Gạo 
62 Bến Tre Bưởi da xanh 
63 Bến Tre Dừa uống nước xiêm xanh 
64 Bà Rịa – Vũng Tàu Hạt tiêu đen 
65 Ô Loan Sò huyết 
66 Bình Phước Hạt điều 
(Nguồn: Cục SHTT Việt Nam, tháng 8/2018) 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_phan_tich_cac_nhan_to_tac_dong_den_thu_nhap_cua_ho_s.pdf
  • pdfCamScanner 12-17-2021 17.34.pdf
  • pdfTÓM TẮT LA. NGUYỄN VÂN THỊNH. K6 QLKT.pdf
  • docTÓM TẮT LA.TIENG ANH.NGUYỄN VÂN THỊNH.doc
  • docxTRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN. Nguyễn Vân Thịnh.docx