Luận án Hội họa hiện thực xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam giai đoạn 1954 - 1986

Thuật ngữ Chủ nghĩa HTXHCN (trong sáng tác văn học nghệ thuật còn

được hiểu là phương pháp HTXHCN) xuất hiện trong văn học Nga Xô viết đầu

những năm 30 thế kỷ XX. Trong mỹ thuật các nước xã hội chủ nghĩa cũ, chủ

nghĩa HTXHCN cũng được đề cập nhiều. Ở Việt Nam, HTXHCN từng là

phương pháp chủ đạo, quán xuyến gần như toàn bộ sáng tác mỹ thuật cách mạng

Việt Nam trong thời gian dài với số lượng tác phẩm khá lớn và có những giá trị

nghệ thuật đáng ghi nhận, góp phần không nhỏ vào thành tựu của sự nghiệp

VHNT cách mạng nhằm xây dựng nền văn hóa mới phục vụ đông đảo quần

chúng nhân dân. Tuy nhiên, dù đã có nhiều bài báo, cuốn sách, giáo trình nghệ

thuật, hội nghị khoa học đề cập đến chủ nghĩa HTXHCN nhưng chưa có công

trình nào nghiên cứu toàn diện, có tính tổng kết khoa học về những đặc trưng và

giá trị HTXHCN trong mỹ thuật Việt Nam hiện đại nói chung và hội họa nói

riêng, nhằm đóng góp cho việc xây dựng nền văn hoá mới của xã hội Việt Nam.

Sau Cách mạng tháng 8 - 1945, hội họa Việt Nam hiện đại đã có bước

ngoặt về tư tưởng và quan niệm sáng tác: từ bút pháp Hiện thực - Ấn tượng ảnh

hưởng từ nghệ thuật Pháp trong các thế hệ họa sĩ trường CĐMTĐD với quan

niệm nghệ thuật vị nghệ thuật chuyển sang sáng tác theo HTXHCN theo nghệ

thuật vị nhân sinh, có tính tuyên truyền, dễ hiểu, cổ động phục vụ kháng chiến,

cách mạng và giai cấp công - nông - binh

pdf 234 trang kiennguyen 20/08/2022 6380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Hội họa hiện thực xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam giai đoạn 1954 - 1986", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Hội họa hiện thực xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam giai đoạn 1954 - 1986

Luận án Hội họa hiện thực xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam giai đoạn 1954 - 1986
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH 
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM 
***** 
Phạm Trung 
HỘI HỌA HIỆN THỰC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM 
(1954 - 1986) 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT 
Hà Nội - 2021 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH 
 VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM 
----------------------- 
Phạm Trung 
HỘI HỌA HIỆN THỰC XÃ HỘI C Ủ NGHĨA Ở VIỆT NAM 
GIAI ĐOẠN 1954 - 1986 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT 
Hà Nội - 2022 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊ 
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM 
***** 
Phạm Trung 
HỘI HỌA HIỆN THỰC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM 
(1954 - 1986) 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH 
 VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM 
----------------------- 
HỘI HỌA HIỆN THỰC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM 
GIAI ĐOẠN 1954 - 1986 
Ngành: Lý luận và lịch sử mỹ thuật 
Mã số: 9210101 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT 
 Người hướng dẫn khoa học: 
 PGS.TS Nguyễn Văn Cương 
Hà Nội - 2022 
PGS.TS Lê Bá Dũng 
i 
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan bản luận án tiến sĩ Hội họa Hiện thực xã hội chủ nghĩa 
ở Việt Nam giai đoạn 1954 - 1986 là công trình do tôi nghiên cứu thực hiện. 
Những vấn đề nghiên cứu cùng những ý kiến tham khảo, tài liệu đều có chú 
thích nguồn cụ thể. 
Tôi xin chịu trách nhiệm về những nội dung trong luận án. 
Hà Nội, ngày tháng năm 2022 
 Tác giả luận án 
 Phạm Trung 
ii 
MỤC LỤC 
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. i 
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................iv 
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 
Chương 1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ 
HỘI HỌA HTXHCN Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1954 - 1986................................................8 
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu.................................................................. 8 
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về HTXHCN trong văn học nghệ thuật ............................. 8 
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về HTXHCN trong mỹ thuật ................................ 13 
 Đánh giá chung .................................................................................................... 20 
1.2. Cơ sở lý luận ................................................................................................ 20 
1.2.1. Khái niệm cơ bản của đề tài ...................................................................... 20 
1.2.2. Lý thuyết nghiên cứu ................................................................................. 26 
1.3. Khái quát về hội họa HTXHCN ở Việt Nam giai đoạn 1954 - 1986 ....... 30 
1.3.1. Bối cảnh chính trị, xã hội và văn hóa Việt Nam giai đoạn 1954 - 1986 ........ 30 
1.3.2. Quá trình tiếp biến ảnh hưởng của phương pháp HTXHCN vào đường 
lối văn nghệ Việt Nam .......................................................................................... 32 
1.3.3. Sự hình thành hội hoạ Hiện thực xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.............. 35 
1.3.4. Chủ thể sáng tạo của hội họa Hiện thực xã hội chủ nghĩa ....................... 39 
Tiểu kết ................................................................................................................ 46 
Chương 2. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT CỦA HỘI HỌA HIỆN 
THỰC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1954 -1986..47 
2.1. Nội dung nghệ thuật của Hội họa HTXHCN ở Việt Nam giai đoạn 1954 -
1986) ..................................................................................................................... 47 
2.1.1. Đề tài ........................................................................................................... 47 
2.1.2. Hình tượng nghệ thuật ............................................................................... 61 
2.2. Hình thức nghệ thuật của Hội họa HTXHCN ở Việt Nam giai đoạn 1954 - 
1986 ....................................................................................................................... 71 
2.2.1. Bố cục ......................................................................................................... 71 
2.2.2. Không gian.................................................................................................. 75 
iii 
2.2.3. Đường nét ................................................................................................... 81 
2.2.4. Màu sắc ....................................................................................................... 83 
2.2.5. Chất liệu và kỹ thuật .................................................................................. 86 
2.2.6. Thủ pháp tạo hình ....................................................................................... 98 
Tiểu kết .............................................................................................................. 104 
Chương 3. ĐẶC TRƯNG, GIÁ TRỊ VÀ BÀN LUẬN VỀ HỘI HỌA HIỆN THỰC 
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1954 - 1986 ............................ 105 
3.1. Đặc trưng của hội hoạ Hiện thực xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam giai đoạn 
1954 - 1986 ......................................................................................................... 105 
3.1.1. Tính tạo hình hàn lâm, kết hợp phẩm chất nghệ thuật dân gian ............ 105 
3.1.2. Tính lãng mạn cách mạng ........................................................................ 109 
3.1.3. Tính giai cấp ............................................................................................. 115 
3.1.4. Tính dân tộc .............................................................................................. 119 
3.1.5. Tính phong trào ........................................................................................ 122 
3.2. Giá trị của hội hoạ Hiện thực xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam giai đoạn 1954 - 
1986 ..................................................................................................................... 125 
3.2.1. Giá trị lịch sử ............................................................................................ 129 
3.2.2. Giá trị văn hóa .......................................................................................... 127 
3.2.3. Giá trị nghệ thuật ...................................................................................... 125 
3.3. Bàn luận về hội họa Hiện thực xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam giai đoạn 
1954 - 1986 trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam hiện đại ................................. 131 
3.3.1 Sự tương đồng, khác biệt của hội họa giai đoạn 1925 - 1945 và hội họa 
HTXHCN giai đoạn 1954 - 1986 .................................................................... 131 
3.3.2. Từ tinh thần yêu nước đến với chủ nghĩa xã hội .................................... 137 
3.3.3. Sự chuyển biến của hội họa HTXHCN ở Việt Nam .............................. 140 
Tiểu kết .............................................................................................................. 147 
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 148 
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ....................... 152 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 153 
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 154 
iv 
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 
CĐMTĐD Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương 
ĐHMT Đại học Mỹ thuật 
H Hình 
HTXHCN Hiện thực Xã hội chủ nghĩa 
NCS Nghiên cứu sinh 
Nxb Nhà xuất bản 
PBMT Phê bình mỹ thuật 
PL Phụ lục 
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh 
tr Trang 
VHNT Văn học Nghệ thuật 
XHCN Xã hội chủ nghĩa 
1 
MỞ ĐẦU 
1. Lý do lựa chọn đề tài 
Thuật ngữ Chủ nghĩa HTXHCN (trong sáng tác văn học nghệ thuật còn 
được hiểu là phương pháp HTXHCN) xuất hiện trong văn học Nga Xô viết đầu 
những năm 30 thế kỷ XX. Trong mỹ thuật các nước xã hội chủ nghĩa cũ, chủ 
nghĩa HTXHCN cũng được đề cập nhiều. Ở Việt Nam, HTXHCN từng là 
phương pháp chủ đạo, quán xuyến gần như toàn bộ sáng tác mỹ thuật cách mạng 
Việt Nam trong thời gian dài với số lượng tác phẩm khá lớn và có những giá trị 
nghệ thuật đáng ghi nhận, góp phần không nhỏ vào thành tựu của sự nghiệp 
VHNT cách mạng nhằm xây dựng nền văn hóa mới phục vụ đông đảo quần 
chúng nhân dân. Tuy nhiên, dù đã có nhiều bài báo, cuốn sách, giáo trình nghệ 
thuật, hội nghị khoa học đề cập đến chủ nghĩa HTXHCN nhưng chưa có công 
trình nào nghiên cứu toàn diện, có tính tổng kết khoa học về những đặc trưng và 
giá trị HTXHCN trong mỹ thuật Việt Nam hiện đại nói chung và hội họa nói 
riêng, nhằm đóng góp cho việc xây dựng nền văn hoá mới của xã hội Việt Nam. 
Sau Cách mạng tháng 8 - 1945, hội họa Việt Nam hiện đại đã có bước 
ngoặt về tư tưởng và quan niệm sáng tác: từ bút pháp Hiện thực - Ấn tượng ảnh 
hưởng từ nghệ thuật Pháp trong các thế hệ họa sĩ trường CĐMTĐD với quan 
niệm nghệ thuật vị nghệ thuật chuyển sang sáng tác theo HTXHCN theo nghệ 
thuật vị nhân sinh, có tính tuyên truyền, dễ hiểu, cổ động phục vụ kháng chiến, 
cách mạng và giai cấp công - nông - binh. 
Do hoàn cảnh lịch sử, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống 
Mỹ, trước yêu cầu của cách mạng, các quan điểm lý luận văn nghệ Mác xít đã 
được tiếp thu vào Việt Nam. Những đặc điểm của HTXHCN được áp dụng trong 
văn học nghệ thuật nói chung và mỹ thuật nói riêng đã có tác dụng nhất định 
trong sự nghiệp xây dựng nền mỹ thuật cách mạng, cổ vũ cho công cuộc đấu 
tranh giành độc lập dân tộc và kiến thiết đất nước. Mỹ thuật HTXHCN ở Việt 
Nam trong quá trình tiếp nhận ảnh hưởng vừa có những yếu tố tương đồng nền 
2 
mỹ thuật Liên Xô, Trung Quốc, vừa có những đặc điểm khác biệt, điều đó được 
thể hiện thông qua đặc trưng tạo hình, hệ thống hình tượng của các tác phẩm. 
Cho đến nay, qua nhiều biến thiên của xã hội, trong sự phát triển đa dạng 
của các loại hình nghệ thuật thị giác, các hình thức nghệ thuật mới thì Hội họa 
HTXHCN đã trở thành ký ức lịch sử, di sản mỹ thuật, gắn với hai cuộc kháng 
chiến của dân tộc. 
Sự nghiên cứu, đánh giá khách quan nội dung và hình thức của hội họa 
HTXHCN trên lĩnh vực lý luận và phương pháp sáng tác là điều cần thiết, góp 
phần rút ra những kinh nghiệm học thuật, đặt ra vấn đề bảo tồn và lưu giữ những 
giá trị, thành tựu nghệ thuật nhằm phục vụ cho việc xây dựng một nền mỹ thuật 
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong giai đoạn hội nhập quốc tế. 
Với tất cả những lý do nêu trên, NCS lựa chọn đề tài Hội họa hiện thực xã 
hội chủ nghĩa ở Việt Nam giai đoạn 1954 - 1986 làm luận án tiến sĩ nghệ thuật 
học, nhằm tập hợp, hệ thống hóa, xác định những đặc trưng, giá trị tiêu biểu của 
hội họa HTXHCN, phân tích đánh giá nội dung và hình thức nghệ thuật trong 
việc áp dụng các yếu tố HTXHCN trong hội họa Việt Nam. Nghiên cứu góp 
phầ ... tín 
ngưỡng thờ Mẫu cũng có thể là một nét đặc trưng khác của tâm lý dân tộc. 
Nhìn chung hình tượng nghệ thuật của hội hoạ giai đoạn này để lại những 
dấu ấn nhất định trong nền mỹ thuật Việt Nam nói chung, và hội hoạ HTXHCN 
nói riêng. Đó là những dấu ấn đẹp, chân thành, đáng kể, có giá trị lịch sử một 
thời. 
Chỉ sau này, càng về giai đoạn cuối, nó dần trở nên rập khuôn, nhàm 
chán, mất dần thực tế và do đó cũng mất đi hiện thực sống động. 
 223 
4. Trích nội dung tác giả luận án phỏng vấn Họa sĩ Lê Huy Tiếp 
(Nguyên Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật Hội Mỹ thuật Việt Nam). 
- Tác giả: Xin họa sĩ cho biết nhận định của ông về đặc trưng tạo hình 
của hội họa HTXHCN ở Việt Nam (1954 - 1986) 
- Họa sĩ Lê Huy Tiếp: Thực sự khái niệm HTXHCN trong hội họa ở Việt 
Nam có lẽ khó để mà nói một cách chi tiết vì khái niệm hiện thực rất rõ ràng là 
vẽ con người thực, việc thực, rồi những sự vật, hiện tượng đời sống thường ngày 
chứ nói HTXHCN thì khái niệm ấy đối với người Việt thực sự ra cũng rất mơ 
hồ. Từ khi mà học tập quan điểm về “vẽ cho ai, vẽ cho quần chúng lao động” rồi 
hình ảnh đất nước đổi mới sau năm 1954 thì tất nhiên ca ngợi cuộc sống hòa 
bình là chính và cái HTXHCN ở Việt Nam có ít các hình tượng bi kịch mà nghệ 
thuật ở các nước XHCN khác thường đưa vào, có tính chất tráng ca ở trong đó. 
Chúng ta chủ yếu đưa vào, có thể nói là hình ảnh hiện thực vui vẻ, ca ngợi cuộc 
sống mới, trên công trường mọi người đang đào đất, gánh đất, xúc đất rồi công 
nhân đang quai búa chủ yếu những hình ảnh mang tính chất diễn tả bên ngoài, 
không phải có ý tứ gì sâu sắc, những cái mang tính chất triết lý, triết học của 
cuộc cách mạng, hoặc là tính tráng ca, bi kịch trong HTXHCN ở nước ta không 
có, dù ở châu Âu cũng có. Vì là đất nước chủ yếu làm nông nghiệp cho nên phần 
lớn hình ảnh của hội họa HTXHCN ở Việt Nam chủ yếu là về nông nghiệp. Tổ 
đổi công, cấy lúa ngoài đồng, gặt lúa, một số khác ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh 
với thiếu niên nhi đồng, một số có nữa thì đề cập đến tình quân dân. Có thể nói, 
HTXHCN ở Việt Nam có một vài cái có tính chất tráng ca nhưng cũng có thể ít. 
Ví dụ như Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ của Nguyễn Sáng hay là đấu tranh 
chống càn của Huỳnh Văn Gấm. Vì là cuộc kháng chiến liên tục, rất lâu dài ở 
chiến trường Miền Nam cho nên HTXHCN còn phản ánh cuộc đấu tranh vì 
thống nhất đất nước, nhớ nhung Miền Nam như bà mẹ tiễn con tập kết ra Bắc 
hay mong ngày trở về quê hương. Tất cả những hình ảnh ấy, được các giới họa sĩ 
Việt Nam rất để ý đến và một điều nữa ta không thể không nói đến một đội ngũ 
 224 
họa sĩ đi vào chiến trường miền Nam, một lực lượng rất lớn các họa sĩ đi vào 
Miền Nam để ghi chép lại cuộc kháng chiến chống Mỹ, ngoài việc các họa sĩ ở 
phía Bắc, làm việc ghi chép và diễn tả lại những hành động xây dựng xã hội chủ 
nghĩa ở Miền Bắc. Mỹ thuật Việt Nam nằm ở trong thời kỳ chiến tranh khá lâu 
và một giai đoạn tranh tạo hình phải nhường cho những công tác tuyên truyền 
như tranh cổ động, tranh địch vận cho nên nếu nói đến HTXHCN ở Việt Nam 
cần phải nói đến hoạt động mỹ thuật trong kháng chiến như thế nào. 
Và chúng ta tính đến những năm 1990, có thể nói HTXHCN ở Việt Nam 
sau năm 1975 đã có những bước ngoặt rất lớn, bởi vì thông tin từ quốc tế đến với 
họa sĩ Việt Nam cũng được dễ dàng hơn, tiếp nhận nhiều trào lưu hơn cũng như 
việc năm 1990, phe XHCN ở Đông Âu, Liên Xô sụp đổ thì HTXHCN không còn 
được đặt ra một cách rõ ràng và thay vào đấy HTXHCN được thay vào bằng một 
thứ chủ nghĩa hiện thực chung chung. Và lúc bấy giờ có những trào lưu khác 
thay vào hình thức HTXHCN như hiện thực giả tưởng (fantasy realism), hiện 
thực ảnh (photo realism), hiện thực cường thực (Hyperealism) từ năm 90, có 
thể nói là chúng ta không đặt ra vấn đề HTXHCN nữa, mà có thể nói ngay từ 
năm 1985, khi ông Nguyễn Văn Linh cùng với nghị quyết Trung Ương V của 
Đảng thì đã đổi mới cách nhìn về nghệ thuật và cởi mở hơn, vì thế cho nên cái 
HTXHCN không gò bó cứng nhắc như những gì trường mỹ thuật Việt Nam đã bị 
ảnh hưởng rất là nhiều của các chuyên gia Liên Xô trước đây, cũng như những 
bài về VHNT của Trung Quốc ảnh hưởng đến Việt Nam trong cuộc Đại cách 
mạng văn hóa hay trong làn sóng Đại nhảy vọt, thì cũng không còn ảnh hưởng 
đến Việt Nam nữa. 
- Tác giả: Cảm ơn họa sĩ, thế còn họa sĩ đánh giá về các thành tựu nghệ 
thuật của hội họa HTXHCN.? 
- Họa sĩ Lê Huy Tiếp: Tất nhiên, HTXHCN rất là gần với cái trình độ 
nhận thức, tiếp thu của phần lớn người dân Việt Nam và rất gần gũi để phục vụ 
cho những yêu cầu chính trị của đất nước trong một giai đoạn dài. 
 225 
 - Tác giả: Vậy còn hạn chế? 
- Họa sĩ Lê Huy Tiếp: Cái hạn chế là trong một giai đoạn, chúng ta đặt 
phục vụ nhân dân, phục vụ chiến trường là mối quan tâm hàng đầu thì cái cá 
nhân của mỗi họa sĩ bị hạn chế đi khá nhiều. Hạn chế ở đây, về hình thức biểu 
hiện, hạn chế ở việc quá cứng nhắc, giáo điều ở trong học thuật của chúng ta và 
có thể nói cái điều này rõ ràng trong các cuộc tranh luận của giới phê bình 
nghiên cứu mỹ thuật Việt Nam đã xảy ra. Một trong những cái ảnh hưởng không 
chỉ đối với nền hội họa mà nói chung về VHNT, ngay vụ đánh Nhân Văn Giai 
Phẩm của chúng ta cũng làm cho sáng tạo của người nghệ sĩ bị hạn chế và mãi 
cho đến sau này khi năm 1985 có nghị quyết của Đảng về đổi mới cách nhìn, 
cách đánh giá thế nào là HTXHCN, thế nào là hiện thực vì nhân dân thì chúng ta 
mới có những thay đổi tích cực 
5. Trích nội dung tác giả luận án phỏng vấn Họa sĩ Trần Nguyên Đán, 
(Nguyên Phó Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam). 
- Tác giả: Xin ông cho biết nhìn nhận về hội họa HTXHCN ở Việt Nam 
- Họa sĩ Trần Nguyên Đán: Quan niệm của riêng tôi, nói về nghệ thuật 
xã hội chủ nghĩa thì có một cái đặc điểm là các tác giả điêu khắc, hội họa, đồ họa 
thì đều hướng đề tài nghệ thuật về phục vụ dân sinh. Các đề tài thường ca ngợi 
những người lao động, người tiên tiến, ở ngoài mặt trận hay là trên biên giới. 
tinh thần chung các họa sĩ cùng sáng tác và quan niệm đó cũng là định hướng 
của đường lối nghệ thuật của nhà nước. Còn cái chủ nghĩa hiện thực phê phán thì 
cũng ít, bởi vì đa số với tinh thần chung là nêu gương, ca ngợi những thành tích, 
những cá nhân, cách vẽ cũng gần gũi với thực tế. Quan niệm của riêng tôi và tôi 
cũng hiểu ngắn gọn là nghệ thuật HTXHCN trên tinh thần như thế. 
 226 
- Tác giả: Ông đánh giá thế nào về đặc điểm nghệ thuật bố cục của hội 
họa HTXHCN ở Việt Nam. 
- Họa sĩ Trần Nguyên Đán: Thực ra mỗi tác giả, họa sĩ có cách đặt vấn 
đề khác nhau chứ không đồng nhất, không có bố cục đồng loạt theo kiểu này hay 
kiểu kia. Những cái chính là các họa sĩ muốn nhấn mạnh những người có thành 
tích, người dũng cảm hay công nhân Người ta đưa những nhân vật đó vào 
trọng tâm của bức tranh, là điểm nhấn, có thể hình to lên, chiếm vị trí mà gần 
như trọng tâm ở bức tranh. Tất cả chi tiết xung quanh thì phải phục vụ cho tiêu 
đề để ca ngợi hay tôn vinh những người chiến sĩ, cá nhân tiên tiến có những 
phục vụ nhân dân. Quan niệm về HTXHCN là thế. Suốt thời gian chống Mỹ cứu 
nước, ở miền Bắc, hồi đó là chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cho nên nói 
chung, văn nghệ sĩ mới theo hướng đó, còn ở trong Nam thì lại khác. Chính thể 
khác thì hoạt động nghệ thuật kiểu khác. 
- Tác giả: Theo ông, màu sắc của hội họa HTXHCN có đặc điểm gì khác 
- Họa sĩ Trần Nguyên Đán: Theo tôi, màu sắc hội họa HTXHCN đa số 
tôn trọng tự nhiên, từ màu sắc đến hòa sắc chứ còn vẽ lòe loẹt xanh đỏ tím vàng 
thì không có, mà tập trung diễn tả cái màu mà người ta nhìn thấy và người ta 
quan sát thấy gần với hiện thực. Nói chung là xu hướng phần nhiều bám vào 
thực tế rồi theo đuổi với thực tế, và bằng các bút pháp riêng thì mỗi người có 
cách biểu hiện khác nhau chứ không có phá cách. 
Việt Nam mình ít điều kiện để các họa sĩ có thông tin về các xu hướng, 
các quan điểm nghệ thuật của thế giới thì cũng chỉ có nghe ngóng, được xem 
phớt qua thôi chứ cũng không có điều kiện tìm hiểu nhiều. Trong phạm vi chưa 
được mở rộng tiếp cận và thiếu thông tin và lại bó hẹp trong một quốc gia (chẳng 
hạn ở tầm nhìn miền Bắc thời đó) thì không hiểu được các xu hướng nghệ thuật 
của thế giới. Đồng thời, đối với họa sĩ lúc đó lại có quan niệm là: ruộng rẫy là 
chiến trường, cuốc cày là vũ khí, nhà nông là chiến sĩ Bởi lúc đó tập trung vào 
định hướng, quan điểm chung, họa sĩ gắn bó với công việc như thế. 
 227 
Sau này khi mà Việt Nam thống nhất, nhất là thời kỳ hiện nay tiếp cận với 
mặt bằng thế giới thì những cái đó, nó sẽ khác đi. Đồng thời, họa sĩ cũng có 
nhiều hướng và đa sắc đa dạng nhiều hơn. 
 - Tác giả: Theo ông, thì thành tựu của hội họa HTXHCN trong Mỹ thuật 
Việt Nam hiện đại như thế nào? 
- Họa sĩ Trần Nguyên Đán: Vị trí nào thì để cho những người làm 
nghiên cứu, lịch sử sắp xếp nhưng tôi chỉ thấy nó nở rộ, phát triển và mạnh mẽ ở 
giai đoạn suốt thời gian chống Pháp và chống Mỹ, còn giai đoạn sau sẽ có sự 
chuyển đổi. Ở đây, tôi không nói là biến đổi mà là sự chuyển đổi. Cái đó là hợp 
quy luật thôi, nhất là hiện nay tiếp cận với nghệ thuật thế giới, mọi cái sẽ xoay 
chiều theo tinh thần mới. Cũng vẫn có một số người vẫn theo đuổi. Thực ra họa 
sĩ thì mỗi người năng khiếu, bút pháp hay thế mạnh của mình. Ví dụ những 
người trừu tượng bây giờ mà vẽ hiện thực thì cũng có nhưng cái không đạt. Hay 
những người vẽ hiện thực nhiều giờ chạy đua, học theo vẽ trừu tượng thì cũng 
chưa chắc đạt. Họa sĩ thì phải biết sức mạnh của mình là cái gì, cái gì mình làm 
tốt hơn. Hiện nay thì có tự do tìm và phát huy cái cá nhân hơn và cũng tự do cả 
đến đề tài, vấn đề sáng tác không theo định hướng nào. Còn có những cuộc vận 
động thì một số họa sĩ có tinh thần chung xây dựng thì người ta vẫn vẽ định 
hướng ở thời gian nào đấy, đề tài, hay yêu cầu nào đó thì người ta cũng có thể 
đáp ứng được. 
 - Tác giả: Vậy thì hạn chế của hội họa HTXHCN là gì? 
- Họa sĩ Trần Nguyên Đán: Nghệ thuật nào cũng có trào lưu và đỉnh cao 
của nó, xã hội thay đổi biến động. Tôi cho rằng thay đổi đó là không phải chiều 
hướng đi xuống mà đó là quy luật của sự phát triển và thích nghi với hoàn cảnh 
mới, quan niệm mới. Cái đó mở ra sự sáng tạo, tìm tòi. Đối với họa sĩ, chủ quan 
được phát huy tối đa, thích vẽ đề tài, bút pháp, quan niệm nào, được tự do tư 
tưởng. Cái đó rất là tuyệt vời. Được tự do, được tự mình định hướng cho mình. 
 228 
Tôi cũng thấy hội họa HTXHCN có hạn chế chứ, ở đây có thể có một số 
hợp với sở trường. Ví dụ vẽ hiện thực có thể hợp sở trường một số họa sĩ chứ 
không phải là cái sức mạnh của toàn thể họa sĩ đâu, bởi vì có những người trực 
họa tốt thì khi về làm tác phẩm, rời môi trường đó ra thì hết cảm xúc. Còn có 
những họa sĩ đi trực hoạ chỉ lấy những nét khái quát, tinh thần chung xong về 
phát triển lên và người ta có khả năng để đẩy tác phẩm đi xa. Tôi nghĩ là ngoài ra 
sự hạn chế là bởi vì họa sĩ mà không có sở trường về tạo hình theo lối đó hay 
không có cảm xúc mạnh chẳng hạn, nếu mà cứ phát triển mãi, cứ bám lại lối đó 
và không thay đổi thì cũng sẽ có hạn chế, và đó là điều tất nhiên 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_hoi_hoa_hien_thuc_xa_hoi_chu_nghia_o_viet_nam_giai_d.pdf
  • pdfcong van Pham Trung.pdf
  • pdfTom tat luan an.pdf
  • pdfthong tin ket luan moi tieng Anh.pdf
  • pdfThong tin ket luan moi tieng Viet.pdf
  • pdfTrich yeu luan an tieng Anh.pdf
  • pdfTrich yeu luan an tieng Viet.pdf